Thứ Bảy, 15 tháng 5, 2021

BẠN VĂN VIẾT VỀ “NỖI NIỀM GỬI BẠN”, “TRƯỜNG SƠN VÀ MIỀN QUÊ”, “MỘT THOÁNG ĐƯỜNG THI” CỦA LÊ VĂN HY

 



        NGUYỄN VĂN MINH GIỚI THIỆU “NỖI NIỀM GỬI BẠN” CỦA LÊ VĂN HY

        Là phóng viên Việt Nam Thông tấn xã (nay         (TTXVN) biệt phái sang quân đội, anh Lê Văn Hy đã gửi trọn tình cảm của mình vào những trang hồi ức những năm tháng đánh Mỹ trên một chiến trường  vô cùng gian khổ, ác liệt – chiến trường Tây Nguyên.

       Những hồi ức làm báo thời đánh Mỹ của Lê văn hy, được ghi lại trong khoảng thời gian gần 6 năm  từ 1968 - 1973, khi bước chân của anh đã đi khắp nẻo đường rừng của ba tỉnh Kon tum, Gia Lai, Đăc Lắc, tới rất nhiều đơn vị, gặp rất nhiều cán bộ, chiến sĩ để tìm hiểu, đưa tin và viết về họ - viết về những hành động và người anh hùng thời đanhá Mỹ. Những đồng đội, đồng chí, bạn bè, những đơn vị và những địa danh ở chiến trường xưa được anh ghi với tất cả tám lòng yêu thương và khâm phục làm sống dậy bao kỷ niệm “ngọt bùi đắng cay” thời đánh Mỹ ở Tây nguyen. Những năm tháng sống chiến đấu công tác trên một chiến trường gian khổ ác liệt nhất nhưng mọi người đều lạc quan tin tưởng vào thắng lợi, tình đồng chí, đồng đội sâu lắng và dạt dào yêu thương không thể nào quên:

              Tây Nguyên ơi! Ai đã một làn qua đó

              Suốt cuộc đời nghĩ lại vẫn thương nhau,

       Văn anh không chắt lọc khúc triết tinh khôn  mà mộc mạc dân dã  chân tình như hạt lúa củ khoai trên cánh đồng chiêm trũng Nam Định quê anh có pha chút hương rừng gió núi. Đọc anh không có những từ ngữ, những hình ảnh đã được đẽo gọt công phu, tinh tế mà bắt gặp ở đó tình người, tình đồng đội gian lao mà anh dũng. Cái quý nhất còn đọng lại của những hồi ức làm báo thời đánh Mỹ là ở chỗ đó.

       Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc./.

       Đại tá Nguyễn Văn Minh

Chủ nhiệm bộ môn lịch sử chống Mỹ, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam - Bộ Quốc phòng (nguyên là đồng nghiệp của Lê Văn Hy ở chiến trường B3 Tây Nguyên):

 

“TRƯỜNG SƠN VÀ MIỀN QUÊ”- Nơi giao thoa của thơ và báo.

       Thơ là một bộ môn nghệ thuật, nó biến ảo khôn cùng qua sự chắt lọc cua ngôn ngữ, những câu chữ có tính biểu đạt và liên tưởng sâu sắc và đa chiều nhát, gợi mở nhất sẽ tự gọi nhau về để xếp lại thành thơ. Báo thì ngắn gọn càng chứa nhiều thông tin nhát với lượng chữ dùng ít nhất. Xem ra nghề báo với nghiệp thơ cũng chỉ xoay trong số phận từng con chữ. Với người vừa làm báo vừa làm thơ như Lê văn Hy liệu có thể coi là một lợi thế chăng? Tôi mang trong đầu câu hỏi áy khi nhận lời viết lời tựa cho tạp thơ “Trường Sơn và Miền quê” của ông. Đây là tập thơ đầu tay của Nhà báo – Dịch giả Lê văn Hy sau hàng loạt những cuốn sách vê báo chí, phê bình, dịch thuạt  mà ông đã xuát bản trước đó.

       Trường Sơn và miền quê như những trang nhật ký của hôm qua  hôm nay được dồn nén trong khuôn khổ vàn luật dịu dàng của những thể thơ truyền thống. Đúng như tên gọi của tập thơ, những sáng tác thơ của Lê văn Hy trong Trường Sơn và Miền quê được chia thành hai mảng chính. Một mảng là thăm thẳm những kỷ niệm buồn vui của chiến trường, mảng còn lại là những cảm xúc về quê hương đất nước trong cuộc sống. Xin cùng người lính nhà báo Lê Văn Hy ngược dòng ký ức về với ngày xưa nghe tiếng mưa rừng Tây Nguyên trên mái tăng của người chiến sĩ:

              Đắng cay chua ngọt đã từng

       Vẫn không quên vị mưa rừng Tây Nguyên

                     (Nhớ mùa mưa ở rừng)

       Kìa trước mắt ta đã hiện lên hàng ngàn cánh võng, giấc ngủ của người lính đong đưa theo lời ru của ngàn xanh:

              Rừng khuya nghiêng ngả đất trời

       Lời ru thắm giọt sương rơi đại ngàn

                                  (Nằm võng ở rừng)

       Xúc động hơn khi ta chạm cái tết ở chiến trường, những năm tháng ấy, chỉ vài bánh lương khô, vài bát rượu sắn và tình đồng chí đồng đội mà làm dịu di nỗi nhớ quê hương:

              Mâm cao cỗ đầy nào có gì đâu

              Bình rượu sắn, bánh lương khô, cá suối

              Dịu nỗi nhớ quê bằng tình đồng đội

                                      (Nhớ Tết ở chiến trường)

       Mảng thơ về Trường Sơn không nhiều nhưng cũng đủ để người đọc nhận ra chất thơ thấp thoáng ẩn mình dưới cái vỏ giản dị của ngôn ngữ báo chí nơi ông.

       Đến với những sáng tác của ông về cuộc sống hôm nay có vẻ như chữ nghĩa tròn trịa hơn, ngọt ngao hơn, thi vị hơn:

              Ao làng nước bỗng xanh trong

       Trường làng trống đã thong dong đổ hồi

              Thu mang hương cúc đến rồi

       Đường quê cỏ cũng dịu lời mùa sang

                                   (Mùa Thu vè thôn quê)

       Nhiều bài thơ ngắn của ông thiên về sự chiêm nghiệm, phải chăng do ảnh hưởng của những cuốn sách ông dịch hay tư tưởng của các bậc túc nho đã ít nhiều chuyển hóa vào trong ý tứ thơ ông. Xin hãy nghe ông luận về cái sự đủ từ chuyện ăn:

                     Thủ than vi đại trên đời

              Gói trong chữ đủ mà thôi có gì

                                  (ăn )

       Câu thơ phảng phất tư tưởng của Lão Tử  trong Đạo Đức Kinh  “Tri túc tri chỉ” (biết đủ biết dừng).

       Thơ tình của Lê văn Hy không nồng nàn, vồn vã, không “biến yêu thương thành hành động“, nó cứ dìu dịu trong nỗi trăn trở của tình yêu:

              Bây giờ em đã lên bà

       Với tôi giờ cũng đã là lên ông

              Về thăm lại xóm bên sông

       Chỉ riêng nỗi nhớ là không thấy già

                                         (Nỗi nhớ)

       Tình yêu trong thơ vốn đã đa dạng có thể nhà báo Lê văn Hy lại thêm vào từ điển của tình yêu một khái niệm nữa chăng? Với ông tình yêu là vụng dại nhưng tôi chắc chắn rằng đó là sự vụng dại mà muôn đời mơ ước có được, phải không ông?

              Khoảng cách trời tối rạng

              Được đo bằng một đêm

              Tình yêu anh và em

              Được đo bằng vụng dại

                           (khoảng cách)

              Dịu dàng một thoáng Đường thi

              Mùa vui đang biếc đường đi, lối về

       Nhà báo, Nhà Phê bình văn học Lê văn Hy là một cây bút quen thuộc của hội VHNT Nam Định. Vốn tinh thông Hán học, lại là người của văn chương, nên Đường thi cũng ít nhiều xuất hiện trong những tập sách đã xuất bản của ông. Đường thi cái thể thơ Hàn lâm bác học luôn là những thách thức thật sự đối với người làm thơ. Ơn trời, người viết bài này cũng đã được đọc khá nhiều bài thơ, tập thơ viết theo lối Đường thi của các tác giả hôm nay. Cái hay, cái chưa hay trong những sáng tác ấy thì còn có nhiều diều phải bàn nhưng thực sự vui mừng bởi Đường thi vẫn có sự tiếp nối trong cái ồn ã của cuộc sống và văn chương hôm nay. Mừng lắm bởi một dòng thơ độc đáo không bị thát truyền.

       Với Nhà báo Lê văn Hy, Đường thi chỉ là thể thơ điểm xuyết trong những tập sách đã in của ông. Mùa Hè năm Nhâm thìn này ông cho ra mắt thi huynh thi hữu và bạn đọc tạp thơ “Một thoáng Đường thi”, nội dung là cả trăm bài thơ Đường gói những cảm xúc về quê hương đất nước, về niềm tự hào dân tộc về những niềm vui của miền thơ trong buổi xế chiều... Đọc hết cả trăm bài Đường thi có lẽ người đọc ít khi nhận thấy dấu vết của nỗi buồn. Phải chăng Lê Văn Hy đang mượn Đường thi để gửi Niềm vui và niềm tin đến với bạn đọc bằng những điều dung dị mộc mạc của cuộc sống.

       Đó chính là sứ mệnh và giá trị đích thực của văn chương. Trong tập thơ này Lê Văn Hy làm chủ ngôn ngữ và cấu tứ thơ tốt hơn khi viết những bài tứ tuyệt. Ở những bài thơ ngắn này ông luôn tạo được sự bất ngờ và những liên tưởng đa chiều cho người đọc:

                     E ấp kiêu sa mấy chị Hằng

                     Thế mà cam chịu gấu ăn trăng

                     Bốn mươi năm trước phòng the kín

                     Người đến đây rồi ai nhớ chăng?

                                  (Hỏi chị Hằng)

       Hay ở một bài khác, những cảnh sắc cũa cõi trần mà ngỡ chốn bồng lai được mở ra trong cái rét tháng ba dìu dịu:

                     Hoa gạo chùa làng đỏ đến san

                     Bánh trôi hàn thực trắng vô ngàn

                     Hoa đào năm ngoái vừa khoe quả

                     Trời vẫn không quên rét tái xuân

                                  (Tháng Ba)

       Đường thi vốn không phải nghiệp của người viết báo, càng không phải nghề của người làm phê bình và dịch thuật văn chương, có lẽ bởi vậy nên đôi chỗ ý tứ câu chữ của ông còn bị ép vần hoặc chưa chặt chẽ về niêm luật lắm. Xin bạn đọc và thi hữu gần xa chia xẻ cùng ông. Kìa giữa chợ đời, chợ thơ ồn ã vẫn cứ vang lên tiếng nói tiếng mời của lòng nhân hậu:

                     Chợ quê ồn ã là như thế

                     Mà vãn nghe vang rõ tiếng mời

                                  (Đi chợ Lời)

             

                                  Nguyễn Thế Kiên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét