Thứ Tư, 14 tháng 4, 2021

TRUYỆN KIỀU: SỰ TRƯỜNG TỒN VÀ SỨC LAN TỎA -THỬ TÌM HIỂU VỀ THUẬT NGỮ “KIỀU HỌC” VÀ DANH TỪ RIÊNG “HỘI KIỀU HỌC” / Lê Văn Hy

 


TRUYỆN KIỀU: SỰ TRƯỜNG TỒN VÀ SỨC LAN TỎA

         Ngày nay với phương tiện thông tin và in ấn hiện đại, việc phổ biến văn chương thật là dễ dàng thuận tiện. Nhưng ngày xưa các truyện thơ thường là chỉ lưu lại bằng cách chép tay, những tập thơ in trên bản khắc gỗ rất tốn kém và rất ít người được sử dụng... Cũng không phải các cụ ta xưa ít làm thơ. Mỗi khoa thi đều bắt buộc thí sinh phải làm thơ Đường luật. Vậy mà đến nay các tập thơ được lưu truyền lại thật ít ỏi. Các nhà khoa bảng nổi tiếng, mỗi người cũng chỉ có một vài tập thơ chữ hán. Ở ta chữ nôm bắt đầu được sử dụng từ triều đại Nhà Trần, nhưng phải đến thế kỷ thứ 18 chữ nôm mới được dùng phổ biến trong nước. Cuối triều Lê Trịnh, một loạt các tác phẩm thơ nôm ra dời như Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm, Cung oán ngam khúc của Nguyễn gia Thiều. Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng có thẻ nói là viết vào giai đoạn này (Nguyễn Du sinh năm 1765, mà sau khi sang sứ Trung Quốc, mới có tài liệu để làm ra truyện Kiều được). Cũng thời gian này, hàng loạt các tác phẩm thơ nôm khuyết danh như Tống trân Cúa hoa, Phạm tải Ngọc Hoa, Phan Trần, Hoa Tiên, Trê cóc và nhiều truyện thơ nôm khuyết danh khác. Song những tác phảm thơ nôm nói trên dần dần đã đi vào quên lãng. Trong khi hai tác phảm Kiều và Chinh phụ ngâm thì ngày càng được lan tỏa.

         Từ khi ra đời đến nay khoảng trên dưới 200 năm. Về nọi dung, không hoàn toàn được mọi tầng lớp người đời ca ngợi. Có người nói Nguyễn Du thiên về thuyết Thiên định, Phật học.

                 Cho hay muôn sự tại trời

                 Trời kia đã bắt làm người có thân

                 Bắt phong trần phải phong trần

                 Cho thanh cao mới được phần thanh cao

Rồi thì:

                                  (2)

                 Đã mang lấy nghiệp vào thân

                 Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa

Trong dan gian cũng còn lưu câu nói:

                 Đàn ông chớ kể Phan Trần

                 Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều

         Riêng nhân vật Thúy Kiều, sắc tài là thế nhưng cách cư  xử của nàng  không phải ai cũng ca ngợi mà không gợn chút chê bai. Bản thân Nàng cũng đã đôi lần  phải thốt lên những lời ăn năn hối hận:

                 Tin tôi nên quá nghe lời

                 Đem thân bách chiến làm tôi triều đình

-       Biết thân đến bước lạc loài

-       Nhị đào thà bẻ cho người tình chung

-       Xưa sao trướng gấm rủ là

-       Giờ sao tan tác như hoa giữa đường

-       Mặt sao dầy gió dạn sương

-       Thân sao bướm chán ong chường mấy thân

Rồi thì :

-       Chị từ lạc bước đến giờ

-       Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa

-       Giết chồng rồi lại lấy chồng

-       Mặt nào còn đứng ở trong cõi đời

(3)

         (mà theo quan niệm của người xưa thì làm việc gì cũng không còn phải hối hận mới là tôt. ”Hành bất hối“)

         Cho đến nay, vẫn chưa có tác phẩm thơ nôm nào được nhiều người đọc như truyện Kiều, cũng chưa có tác phẩm thơ lục bát nào viết hay như Truyện Kiều.

                 Mê gì mê đánh tổ tôm

                 Mê ngựa hậu bổ mê nôm Thúy Kiều

         Sự trường tồn của truyện Kiều đến nay đã trên dưới 200 năm. Và không chỉ là 300 năm như Nguyễn Du mong muốn:

                 Bất tri tam bách dư niên hậu

                 Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như

Mà còn lưu truyền mãi mãi:

         Ngàn năm sau nhớ Nguyễn Du

         Tiếng thơ như tiếng mẹ ru thuở nào.

                                  ( Tố Hữu )

         Về nghệ thuật, có người nói đại ý: Ở Truyện Kiều không thể nói chọn ra những câu thơ hay nhất, vì nói vậy thì những câu thơ khác cảm thấy tủi thân. Có nghĩa là trong 3.254 câu thơ Kiều. câu nào cũng xứng đáng là câu thơ hay nhất. Và cũng có nhà nghiên cứu nói rằng, những câu thơ của truyện Kiều có thể tách hộ khẩu mà ra ở riêng, thoát ra khỏi nguyên bản để thích hợp với mọi hoàn cảnh. Thật vậy.

          Thích hợp với chuyện tình yêu trai gái, thề bồi, hứa hẹn:

         Trăng thề còn đó trơ trơ

                          (4)

         Dám xa xôi mặt mà thưa thớt lòng

         - Vầng trăng ai xẻ làm đôi

         Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường

-       Vầng trăng vằng vặc giữa trời

-       Đinh ninh hai mặt một lừi song song

Thể hiện sự nhún nhường:

         Thưa rằng người dậy nhường sai

         Thân này còn dám xem ai làm thường

Khuyên người ta không nên tự phụ:

         Có tài mà cậy chi tài

         Chữ tài liền với chữ tai một vần

         Truyện Kiều chủ yếu nói về thân phận cuộc đời Nàng Kiều nhưng gắn bó quan hệ với nhiều nhân vật khác như Từ Hải, Kim Trọng, Thúy Vân, thúc sinh…

         Những nhân vật đó đều như điển hình để người ta vận dụng như một thành ngữ “chết đứng như Từ Hải“. “Ghen như Hoạn Thư“, trai lơ như Mã Giám Sinh, bạc tình như Sở Khanh. Rồi người ta lẩy Kiều, có khi nghiêm chỉnh, có khi hài hước.

                 Bắt lưng trần phải lưng trần

                 Cho may ô mới được phần may ô

         (để nói việc phân phối trong thời bao cấp)

                 Hỏi tên rằng Phạm Minh Đoan

                 Hỏi quê rằng huyện Đông Quan cũng gần

                                  (4)

         (nhà thơ Phạm Minh Đoan ở huyện Đông quan Thái Bình)

         Theo một tài liệu nghiên cứu của Unesco thì Truyện Kiều hội tụ đủ các tiêu chí Khát vọng hòa bình – Chủ nghĩa nhân văn, giá trị gia đình, truyền thống văn hóa. Thống kê cho biết truyện Kiều hiện nay đã được dịch ra 20 thứ tiếng với hơn 30 bản dịch khác nhau. Và khi truyện Kiều đã được lan truyền ra nhiều nước trên thế giới, Nguyễn Du đã được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới, thì những câu thơ trong truyện Kiều không chỉ được vận dụng giao tiếp ở Việt Nam mà là trên thế giới.

         Tổng thống Mỹ Binclintơn khi đến Việt Nam đã nói:

         Sen tàn cúc lại nở hoa,

         Và Tổng thống Mỹ Obama khi sang Việt Nam cũng vịnh hai câu thơ Kiều trong giao tiếp của mình:

                 Rằng trăm năm cũng từ đây

                 Của tin gọi một chút này làm ghi.

         Kiệt tác truyện Kiều của Nguyễn Du đã trở thành máu thịt, hồn cốt của dân tộc Việt Nam (trích Văn nghệ số Tết Bính Thân) và còn được lan tỏa rộng hơn ra thế giới  và có sức trường tồn mãi mãi ./.

 THỬ TÌM HIỂU VỀ THUẬT NGỮ “KIỀU HỌC” VÀ DANH TỪ RIÊNG “HỘI KIỀU HỌC”

         Để tìm hiểu về thuật ngữ “Kiều học”, xin được tách thuật ngữ này  ra thành 2 từ đơn âm tiết: Kiều và Học.

         Xem trong từ điển Tiếng Việt – Nhà xuất bản từ điển Bách khoa thÌ Kiều có nghĩa là xinh đẹp. Kiều bào có nghĩa là người dân nước mình sinh sống ở nước ngoài. Kiều dân có nghĩa là người cư trú ở nước này sang cư trú ở nước khác.

         Còn trong Từ điển Hán Việt –Nhà xuất bản Khoa học xã hội 1992 thì “ Kiều” còn có thêm một số nghĩa: Lông dài ở đuôi chim, cái gài đầu của phụ nữ, cây cao cành cong, cái cầu, ở đậu. Kiều chí là ý chí cao thượng, kiều cư là ở đậu nước ngoài.

         Kiều môn là cái cửa trên có vọng lâu. Kiều nhạc là ngọn núi cao. Kiều nhi là con gái yêu mến...

         Cả hai cuốn từ điển nói trên đều không thấy nói Kiều là truyện Kiều. Vậy là chỉ sau khi Nguyễn Du sáng tác Đoạn trường tân thanh thì Kiều mới là tên một cuốn truyện. Cũng xem trong hai cuốn Từ điển nói trên thì từ “học” đơn thuần chỉ là bắt chước, nghe lời thầy hay nghe sách dậy.

         Nếu kết hợp từ Kiều với một từ đơn âm nữa, ta thấy có từ Học bạ là sổ ghi điểm.

         Còn các từ khác dễ hiểu như học hỏi, học lỏm, học lực, học phí, học sinh vv…

         Có điều là Từ điển chỉ ghi Hán học là ngành khoa học nghiên cứu về học thuật Trung Quốc thời cổ. Nho học là nền học vấn của Nho gia, chứ chưa thấy nói đến thuật ngữ Kiều học. Vậy Kiều học mới chỉ có sau khi Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng CSVN cho ý kiến với Ban vận động ngày 29/3/2010,và ngày 14/7/2011 Bộ Nội vụ ra quyết định thành lập Hội Kiều học Việt Nam.

         Vây thì tổ chức của những người nghiên cứu học tập và quảng bá truyện Kiều  đã vượt qua cấp Câu lạc bộ như Câu lạc bộ thơ Việt Nam, Câu lạc bộ Unesco thơ Đường Việt Nam trước đây, lên cấp Hội có giá trị trong cả nước như Hội Nhà Văn Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam. Còn tên của Hội là Hội Kiều học cũng  rất xứng đáng có tầm ảnh hưởng trong cả nước như là một ngành khoa học nghiên cứu về học thuật của một quốc gia và một phần trên toàn thế giới như Hán học, Nho học, Phật học vv…

         Chúng ta càng tự hào bao nhiêu vì có đại thi hào Nguyễn Du, danh nhân văn hóa thế giới đã sáng tác  tác phẩm bất hủ là truyện Kiều là đỉnh cao của thơ ca cổ điển của dân tộc càng thấy vinh dự và trách nhiệm của một công dân Việt Nam đứng trong Hội Kiều học Việt Nam ./.

                                     Lê Văn Hy

                (Hội viên Hội Kiều học Nam Định)

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét