ĐÓN TẾT
(Gởi Nguyễn vô Cùng)
Kha Tiệm Ly
Chẳng hẹn mà mi lại tới rồi
Hè nhau nhằm tớ lấy đùa chơi?
Ngoài sân chủ nợ la khàn tiếng
Dưới bếp thằng cu vét lũng nồi!
Nhuận bút leo heo chờ mỏi cổ
Cháo hoa lỏng bỏng húp cầm
hơi
Người vui, ta cũng vui ra phết
Kéo xệch hai môi, Đọ! Cũng cười
./.
(Trích web datdung.com)
Lời bàn: Châu Thạch
Nếu
tôi là vị quan nào đó thì tôi sẽ hỏi tội Kha Tiệm Ly ngay, vì bài thơ “Đón tết”
tưởng như bi thảm hóa xã hội nầy. Nói đùa thế thôi, chứ tôi cũng biết vị quan
nào đó sẽ cười khề khà bên ly rượu hảo hạng, khen nhà thơ Kha Tiệm Ly nầy làm
thơ tự trào hay quá. Quan đó cũng dư biết rằng ngày tết thì dân chúng sẽ vui
chơi ba ngày, thế nhưng nhà thơ nầy thì chắc chắn sẽ túy lúy đến ba mươi ngày.
Bởi vì làm thơ trào phúng nên thi sĩ cường điệu lên đấy thôi, mà cũng nhờ vậy
nên Kha ta mới có giọng tự trào độc đáo được như thế.
Người
ta nói rượu vào thì lời ra. Nhà thơ họ Kha nầy chắc là say lắm đây, nên lời ra
của nhà thơ thì có khác, ngông ơi là ngông. Nhà thơ Kha Tiệm Ly nầy không những
ngông đội đá vá trời mà còn hỗn láo nữa. Kha dám qua mặt cụ Tú Xương là nhà thơ
trào phúng tiền bối, đã nổi danh trước đây cả trăm năm.
Kha
Tiệm Ly qua mặt cụ Tú Xương ở chỗ nào? Qua mặt cụ Tú ở chổ nầy: Cụ Tú Xương
ngày xưa cũng nghèo rớt mồng tơi nhưng vẫn còn nói trạng không nhận mình nghèo:
Anh
em đừng nghĩ tết tôi nghèo
Tiền
bạc trong kho chữa lĩnh tiêu
Rượu
cúc nhắn đem, hàng biến quấy
Trà
sen mượn hỏi giá còn kiêu
Bánh
đường sắp gói e mồm cháy
Giò
lụa toan làm sợ nắng thiu
Thôi
thế thì thôi đành tết khác
Anh
em đừng nghĩ tết tôi nghèo.
(Cảm tết)
Cụ
Tú Xương thơ hay là thế, cụ càng nghèo thơ lại càng hay. Thế mà cụ còn lấp liếm
dấu cái nghèo của mình. Cụ Tú chuẩn bị trịnh trọng đủ thứ nào tiền bạc, rượu
cúc, trà sen, bánh đường, giò lụa để đón tết, tuy rằng những thứ đó cụ chỉ nói
chống chế khỏa lấp đễ che cái sĩ diện của mình. Chẳng bằng nhà thơ cuồng sĩ Kha
Tiệm Ly ngày nay, tết mới vừa đến cửa, không những chẳng đón tết mà còn ngạo mạn
chỉ tay chưởi tết ngay, tự vạch lưng cho người biết mình chẳng có cùi xơ nào đón
tết:
Chẳng
hẹn mà mi đã đến rồi
Hè
nhau nhằm tớ lấy đùa chơi
Đã
ngạo mạn Kha Tiệm Ly còn hỗn xược nữa. Tết đến là ba ngày chúa xuân vào nhà,
người ta hương đèn hoa quả xì xụp lạy, vậy mà Kha Tiệm Ly lại dám gọi tết bằng
mi, lại kết tội tết kéo bè kéo đảng đến để diễu cợt mình.
Thần
thơ Tú Xương ngày xưa nghèo thì nghèo, nhưng cũng sắm được một mâm mứt ngon
lành đón tết:
Tết
nhất năm nay khéo thật là
Một
mâm mứt rận mới bày ra
Xanh
đồng thắng lại đen nhưng nhức
Áo
đụp bò ra béo thực thà
Kẹo
chú Sìu Châu đâu đọ được
Bánh
bà Hạnh Tú cũng thua xa
Sang
năm quyết mở ngôi hàng mứt
Lại
rưới thêm vào tý nước hoa ./.
(Sắm tết)
Nhà
thơ Kha Tiệm Ly ngày nay, thơ có hay hơn cụ Tú Xương không? Tôi không biết. Nếu
mà nói thơ Kha dỡ hơn thơ cụ Tú thì tôi sợ Kha lấy cái ngông đập vỡ đầu tôi.
Tôi biết Kha còn ngông hơn cụ Tú nữa mà. Không ngông hơn cụ tú sao được khi ba
ngày đón xuân cụ Tú còn có mâm mứt rận, chớ Kha Tiệm Ly thì cứ thây kệ nó, mặc
cho chủ nợ đứng đầy sân chưởi khan cả tiếng, trong nhà thì một thảm cảnh xảy
ra, vậy mà còn vui được mới lạ làm sao:
Ngoài
sân chủ nợ la khàn tiếng
Dưới
bếp thằng cu vét lũng nồi
…………………………………
Người
vui, ta cũng vui ra phết
Cụ
Tú Xương ngày xưa cũng ngông dở trời nhưng không dại, còn anh Kha Tiệm Ly ngày
nay vừa ngông mà lại vừa dại nữa. Ai đời thời buổi nầy mà đi chờ tiền nhuận bút
để ăn tết:
Nhuận
bút leo heo chờ mỏi cổ
Cháo
hoa lỏng bỏng húp cầm hơi
Châu
Thach tôi viết đêm viết ngày, viết đến vợ chưởi con la mà chẳng có xu nào. Kha
Tiệm Ly thì có hơn Châu Thạch nhưng chờ tiền nhuận bút để ăn tết thì còn khuya
mới có. Dại như thế nên để vợ con liên lụy, cả nhà húp cháo hoa là đáng đời.
Cụ
tú ngày xưa tuy cũng làm thơ, cũng ngông, cũng thiệt thà, nhưng cũng còn một
chút đầu óc biết kinh doanh. Ngày tết cụ sắm mâm mứt rận thấy ngon liền nghĩ
ngay ra kế hay, sẽ mở một của hàng mứt vào tết năm sau. Anh chàng Kha Tiệm Ly
ngày nay thì sao? Nghèo như thế, đói như thế mà mà không biết lo xa như cụ tú,
lại cứ tỉnh bơ chơi trò con nít. Ngày tết thấy người ta vui cười mình cũng bắt
chước cười theo. Cười không được thì dùng tay kéo xệch hai môi đọ cùng nhau,
cũng cười:
Người
vui, ta cũng vui ra phết
Kéo
xệch hai môi. Đọ! Cũng cười!
Cái cười của Kha Tiệm Ly bây giờ không còn là cái cười ngông nữa.
Cái cười nầy thế gian nhìn vào có thể nói là cái cười của thằng khờ, nhưng người
hiểu Kha Tiệm Ly, biết Kha Tiệm Ly là con người văn chương tài hoa thì chắc
cũng đau lòng xót dạ lắm.
Ô!
Hậu sinh khả úy. Nếu cụ Tú Xương biết được một trăm năm sau còn có Kha Tiệm Ly
thì chắc vui cười hả hê nơi chín suối./.
Châu
Thạch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét