Sáng
nay, lang thang ngắm "phố phường" làng facebook, tôi gặp lại chàng
thi sĩ Trần Quang Đạo "đầu trần chân đất" "đi mê mải"
"dưới mưa xuân rây lộc" ngắm phố phường Hà Nội bằng tâm thế tĩnh tại
của người đã ngộ được Đạo của cõi Người, với những câu thơ phảng phất chất men
Thiền:
TRONG
MƯA XUÂN
Dưới
mưa xuân rây lộc
ta
đầu trần
mưa
cứ rơi đều
Mưa
chia không thiên vị
Ta
đi
phố
phường mờ ảo
hoa
đào
quất
hàng
quán
bay
trong mưa
Nỗi
nghèo bay lên trời
năm
đói kém
Ta
cứ đi mê mải
mắt
mua hết phố hết phường
mắt
mua hết đào hết quất
mua
hết người đẹp trên đường…
Tặng
những người chưa gặp
Mưa
cứ rơi nữa đi
chốc
nữa bên hàng cây dọc phố
ta
nẩy những nụ xuân!
Hà
Nội, 01 tháng 02/2024
TRẦN QUANG ĐẠO
Tôi
ấn tượng với 2 chữ "rây lộc" ở ngay câu thơ đầu: "Dưới mưa xuân
rây lộc" bởi 2 chữ "rây lộc" này đã khiến "mưa xuân" của
Trần Quang Đạo trở nên đặc biệt và gây ấn tượng khác hẳn với những "mưa
xuân" của các nhà thơ khác. Nhờ 2 chữ "rây lộc" mà "mưa xuân"
của Trần Quang Đạo trở thành mưa xuân của lòng nhân ái, của khát vọng tình đời.
Hình ảnh chàng thi sĩ "đầu trần" đi dưới "mưa xuân" trong
khổ thơ đầu thật ấn tượng:
"Dưới
mưa xuân rây lộc
ta
đầu trần
mưa
cứ rơi đều”
Thì
rõ, mưa rây mưa bụi hẳn sẽ "rơi đều", sẽ "chia không thiên vị"
người sang hay kẻ hèn, người "đầu trần" hay kẻ che ô, đội mũ. Sự thật
nghe đơn giản vậy nhưng phải nhờ quan sát thật kỹ, thật tỉnh mới ngộ ra được.
Nhà
thơ Trần Quang Đạo đã tách biệt câu cảm thán: "Mưa chia không thiên vị."
đứng độc lập với khổ thơ đầu để thêm nhấn mạnh sự chiêm nghiệm, ngộ thức về Đạo
của người tu tập. Và nhà thơ thản nhiên cởi bỏ "thất tình lục dục" với
những ái ố hỉ nộ, bon chen, giành giật của thói đời, kiếp người mà tĩnh tâm tự
tại đắm say cái đẹp của đất trời, của tình đời:
"Ta
đi
phố
phường mờ ảo
hoa
đào
quất
hàng
quán
bay
trong mưa"
Chỉ
bằng 14 chữ với cấu trúc 6 nhịp ngắt dòng, nhà thơ Trần Quang Đạo đã tạc tạo Hà
Nội ngày cuối năm qua những thước phim du dương tiếng nhạc, với hình ảnh “phố
phường” - “đào” - “quất’... “bay” chậm chậm dưới "mưa rây" đẹp “mờ ảo”
đến nao lòng. Tôi ngẩn người với khổ thơ 14 chữ cựa quậy, quẫy đạp, đầy nhạc, đầy
họa này!
Rồi
nhà thơ chuyển nhịp, chuyển cảnh, dẫn người đọc chuyển tâm trạng bằng 2 câu thơ
tự thoại:
"Nỗi
nghèo bay lên trời
năm
đói kém"
tự
nhắc lòng hãy thả "Nỗi nghèo bay lên trời" để trôi đi những phiền muộn
âu lo của "năm đói kém" mà tĩnh tâm an lạc với cuộc đời và 2 câu thơ
tự thoại cũng chính là nỗi lòng nhà thơ mong ước: "Nỗi nghèo bay lên trời"
để thế nhân thoát nghèo thoát cực!
Ở
khổ thơ này, nhà thơ Trần Quang Đạo dùng 2 chữ "Nỗi nghèo" để diễn tả
HIỆN TRẠNG NGHÈO KHÔNG DỄ NHÌN THẤY, hiện trạng đó không đơn giản là "cái
nghèo" vật chất dễ nhận ra, dễ nhìn thấy như ta thường nghe, thường nói mà
là tâm trạng, là niềm tin, là khát vọng của cõi nhân gian đã nhuốm màu u ám
trong bối cảnh kinh tế, xã hội cuối năm 2023 xám xịt màu hy vọng!
Nhà
thơ lại chuyển cảnh, lại dẫn người đọc phân thân vào các phân cảnh, để người đọc
ngẩn ngơ cùng nhà thơ "đi mê mải" giữa náo nhiệt phố phường, rồi đắm
mình vào vẻ đẹp lãng đãng, bảng lảng của đất trời. Nhà thơ hào phóng
"mua" hết những gì anh nhìn thấy, những gì đã lạc vào tầm mắt của anh
khiến anh ngẩn ngơ, khiến anh bị mê hoặc rồi anh lại hào phóng đem "Tặng
những người chưa gặp" những “phố” những “phường”, những “đào” những “quất”,
những “người đẹp”..., đã làm anh say đắm.
“Ta
cứ đi mê mải
mắt
mua hết phố hết phường
mắt
mua hết đào hết quất
mua
hết người đẹp trên đường…
Tặng
những người chưa gặp”
Đọc
những câu thơ thoát tục độc đáo với điệp từ "mắt mua hết"/ “mua hết”
thấm đượm lòng nhân ái, vị tha của nhà thơ Trần Quang Đạo tôi chợt nhớ tới những
câu thơ xót lòng của nữ sĩ Đoàn Thị Lam Luyến trước tình yêu bị trói buộc bởi
cái tôi chi phối, cương tỏa: "Ta muốn ôm cả đất/ Ta muốn ôm cả trời/ Mà
sao không yêu trọn/ Trái tim một con người" mà thêm khoái những câu thơ thức
ngộ đã đạt tới cảnh giới của thi sĩ họ Trần.
Bài
thơ khép lại với tiếng cổ vũ hối thúc sức sống nhân ái và phấn chấn niềm tin sự
hồi phục kinh tế ngoạn mục với những "nụ xuân" tươi mới, căng tràn sức
trẻ:
"Mưa
cứ rơi nữa đi
chốc
nữa bên hàng cây dọc phố
ta
nẩy những nụ xuân!"
Vâng,
tiếng reo hân hoan “ta nẩy những nụ xuân” đã khép lại bài thơ ấm, đẹp của tình
người, của niềm tin chân ái!
Hà
Nội, chiều 04 tháng 02-2024
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét