Nhà thơ Phương Tấn là một chân dung văn học sống và viết đều đẹp. Thiết nghĩ không cần giới thiệu ông nhiều ở đây để bài viết thêm dài. Bởi vì giới yêu mến thi ca không mấy ai không biết Phương Tấn, và ai không biêt Phương Tấn là một điều thiếu sót, nên tự tìm hiểu về nhà thơ để giàu thêm kiến thức.
“Lung
Linh Tình Đầu” là tập thứ 2 nằm trong “Thơ Phương Tấn Tuyển Tập 1”. Tuyển tập 1
gồm có 154 bài thơ được chọn từ 6 tập thơ, mỗi tập thơ có một tên khác nhau.
“Lung Linh Tình Đầu” có 46 bài thơ được sáng tác từ năm 1960 đến 2020, chiếm 40
trang trong gần 350 trang của tuyển tập 1.
Nhà
thơ Phương Tấn sinh năm 1946, như thế bài thơ đầu tiên trong “Lung Linh Tình Đầu”
làm năm 14 tuổi và bài thơ cuối trong “Lung Linh Tình đầu” ông làm khi đã 74 tuổi.
Bây giờ xin quý bạn đọc cùng tôi, ta hãy đi vào từng giai đoạn của “Lung Linh
Tình Đầu” thử xem nó có lung linh không và lung linh như thế nào. Tất nhiên ta
chỉ lấy một vài bài thơ tiêu biểu để cảm nhận chớ không thể đem hết 46 bài thơ
của “Lung Linh Tình Đầu” đứa vào đây được.
Trong
tập thơ “Lung Linh Tình Đầu” nhà thơ Phương Tấn còn ghi chú riêng có 3 phần. Phần
có chủ đề “Lung Linh Tình Đầu” gồm 13 bài thơ lục bát, mỗi bài 4 câu. Phần có
chủ đề “Ngọt Ngào Bướm Hót Giữa Lòng Thế Gian” gồm có 18 bài thơ lục bát, mỗi
bài 4 câu. Phần nầy đã được nhạc sĩ Lam Duy chia 18 bài thơ làm 3 phần, mỗi phần
phổ thành một ca khúc mang tên Bóng Duyên 1, Bóng Duyên 2, Bóng Duyên 3, ca sĩ
Tâm Thu trình bày. Phần thứ 3 là những bài thơ còn lại, phần nầy thơ nhiều thể
loại và không có chủ đề chung.
Bài
thơ đầu tiên của Lung Linh Tình Đầu nhà thơ Phương Tấn làm ở độ tuổi thiếu niên
(chắc là ở tuổi 14) là bài thơ “Tỏ Tình”:
Im
nghe bàn ghế thầm thì
Nghe
trong sách vở li ti là tình
Phấn
cười bảng cũng lung linh
Mực
vui chữ cũng chia tình cho em
Có
lẽ ai đọc cũng nghĩ nhà thơ tỏ tình ở tuổi 14 là một điều táo bạo. Thật ra 4
câu thơ không có chữ nào nói tác giả đã tỏ tình mà chỉ nói đến miềm vui của đồ
dùng học tập mà thôi. Đồ dùng học tập thì vô tri, vậy niềm vui đó là niềm vui của
tình yêu đến trong tâm hồn tác giả.
Tình
yêu đến trong tuổi thơ ngây đã làm cho cái nhìn tác giả hóa lung linh trên đồ
dùng học tập của mình. Như thế thơ đã nhân cách hóa bàn ghế, sách vở, phấn, mực
và chữ đều có linh hồn, và những linh hồn đó đều đáng yêu, chúng thầm thì trò
chuyện, chúng vui cười, chúng trao đổi nhau như chia cho nhau những phần quà
tình yêu đẹp lung linh trong lớp học.
Vậy
thì qua thơ ta có thể phỏng đoán chàng nam sinh Phương Tấn chưa tỏ tình với cô
nữ sinh nào đó, mà Phương Tấn chỉ tỏ bày cho dụng cụ học tập của mình biết tất
cả những lung linh của tình yêu vừa xảy ra trong tâm hồn tác giả.
Đây
là một bài thơ giống như của thần đồng thi ca, bởi những tứ thơ dùng ảo ảnh
quang học làm hoạt hình đồ dùng học tập, rất hồn nhiên, rất trẻ thơ, bày tỏ
tình yêu đầu đời của mình, gây hiệu ứng hình ảnh tươi vui, ngây thơ và trong
sáng trong lòng người đọc. Đọc thơ người ta hình dung được một cuốn phim hoạt
hình vui nhộn, làm trẻ thơ lại tất cả mọi tâm hồn.
Từ
bài thơ đầu tiên khi tình yêu chớm nở trong lòng, thơ Phương Tấn mỗi ngày mỗi
lung linh thêm. Ta có thể thấy 13 bài thơ lục bát trong chủ đề Lung Linh Tình Đầu
bày tỏ cốt cách mỗi ngày mỗi lớn nên hình hài vóc dạc, Phương Tấn thành chàng
thanh niên như cây si cao lên theo ngày tháng.
Phương
Tấn bây giờ yêu không bày tỏ với đồ dùng học tập nữa, chàng đã biết đi theo em
không khác gì “Ngày Xưa Hoàng Thị’” của Phạm Thiên Thư nhưng lời thơ rất ngắn,
để người đọc thẩm thấu ẩn dụ chứa trong mạch thơ vào tâm hồn dày tưởng tượng
tùy theo mỗi người:
Lên
xe lục cục qua cầu
Ôi
anh lẽo đẽo trông rầu rĩ ghê
Nghe
trong tiếng guốc đi về
Và
trong vành nón xum xuê là tình
(Lẽo Đẽo)
Phương
Tấn bây giờ đã thất tình, chàng đã biết sầu ngẩn ngơ vì em đã bỏ trường. Phương
Tấn bây giờ biết gởi tâm sự vào vạn vật vì tình yêu chàng lớn hơn, cao rộng
hơn, sâu đậm hơn và chững chạc hơn:
Em
xa, xa lắc xa lơ
Tôi
buồn lớp cũng ngẩn ngơ với trường
Tiếng
ve sầu rụng bên đường
Hạ
chưa hết hạ chuồn chuồn kêu thu
(Bỏ Trường)
Rồi
thì, thơ Phương Tấn qua chủ đề “Ngọt Ngào Bướm Hót Giữa Lòng Thế Gian” vụt như
cánh chim bay cao lên, đã lung linh càng lung linh trên bầu trời thi ca. Mỗi
bài thơ lục bát ngắn gọn đúng như một cánh bướm giữa lòng thế gian như chủ đề của
tác giả. Bướm mà hót là điều hiếm có trên đời:
Lượn
lờ đọt lúa giỡn cây
Tre
kêu kẻo kẹt vướng đầy bến sông
Mây
xanh xanh bướm hồng hồng
Ngọt
ngào bướm hót giữa lòng thế gian
(Bướm Hót)
Tất
nhiên đây là bài thơ tả cảnh nhưng cảnh sinh tình. Bướm thì không hót nhưng tất
cả những vẻ đẹp của lung linh tình đầu như từng cánh bướm hóa thơ. Hóa thơ thì
ngọt ngào và âm vọng, khác gì như tiếng hót của loài chim giữa thế gian nầy. Vì
vậy nhà thơ nói bướm hót là một hư cấu chứa một ẩn nghĩa xâu xa và trườu tượng
mà qua mắt đọc ta thấy cảnh trong thơ, qua trực giác ta thấy có bướm trong hồn
của thơ sâu nhiệm.
Trong
chủ đề này, Phương Tấn có những câu thơ làm rúng động con tim người đọc:
Em
cười yểu điệu mà mê
Chừng
nghe xuân động bốn bề ra hoa
(Bóng Duyên)
Đọc
hai câu thơ nầy ta tưởng như em có phép lạ diệu kỳ, chỉ nở nụ cười và chỉ có
bóng duyên của nụ cười thôi, đã làm cho động mùa xuân và bốn hướng hoa đều nở rộ.
Chắc chắn nụ cười em không làm cho hoa nở mà câu thơ của Phương Tấn đã làm động
mùa xuân hoa nở trong lòng người. Hoặc 4 câu thơ của Phương Tấn trong bài “Cõi
Mộng” đã đưa ta vào một cõi mơ hồ thụy du ngay tức khắc:
Có
người phụng phịu ghét ghê
Ngăm
nghe bỏ phứt lại mê đến già
O
từ cõi mộng bước ra
Gần
gần như bướm xa xa như người.
Chỉ
hình ảnh người con gái nũng nịu thôi, vậy mà làm cho chốn hiện thực trở thành
huyền thoại, bướm và người, người và bướm lẫn lộn trong con mắt yêu suốt một đời.
Xin
đọc một bài thơ nữa trong chủ đề nầy:
Sầu
tình, dầu lấy gàu sòng
Tát
thiên thu vẫn không mong cạn sầu
Bóng
câu khoe trúc bạc đầu
khoe
mai tàn cánh khoe màu thời gian.
(Sầu
Tình)
Tất
nhiên thiên thu không cạn sầu vì thực lòng tác giả “không mong cạn sầu” thì làm
sao sầu cạn được. Nhà thơ hảnh diện với tình yêu chung thủy của mình như trúc
khoe bạc đầu dưới trăng, như hoa mai khoe bông tàn vì trương trải với thời gian
nên không thể quên được tình, từ đó sầu tình còn chất chứa trăm năm. Bài thơ nầy
hay ở chổ diễn đạt một nghịch lý để bày ra con tim yêu vĩnh cửu, yêu vượt trên
phôi pha và bất hạnh.
Bước
qua phần cuối của tập thơ “Lung Linh Tình Đầu” gồm những bài thơ không có chủ đề
chung. Đó là những bài thơ thật sự tác giả đã “Cảm xúc, thoát hồn và ngôn ngữ
tràn ra giấy” như ông đã thổ lộ từ trang đầu tuyển tập. Phần nầy chỉ có 10 bài
thơ không nằm trong chủ đề chung, nhưng trong đó đã có 5 bài thơ rất dài viết về
Phương.
Phương
là một nhân vật lung linh nhất trong “Lung Linh Tình Đầu” của Phương Tấn. Nàng
như ngọn hải đăng soi sáng cho con thuyền tình yêu để Phương Tấn nhắm hướng
quay về. Nàng như vì sao lung linh rực rỡ trên bầu trời để con thuyền Phương Tấn
định hướng tình yêu. Nàng như “Cây cỏ đùa vui nên tóc xanh mượt” làm cho nhà
thơ Phương Tấn phải “Ai thương ai hoài riết tình lên men”. Hình tượng Phương
tuyệt đẹp, cao sang như thần như tiên đến nỗi Phương Tấn phải dùng thơ để tôn
vinh thờ phượng nàng: “Thơ thắp cho cao soi tay lụa trắng/Phương đứng bên trời
chải tóc trong mai/Nắng thả lầu cao nhỏ xuống hai vai/ Chim cũng chuyền vui reo
đầy vạt áo”.
Và
cuối cùng Phương Tấn yêu mãnh liệt, tha thiết, chân thật, cảm động. Qua bao
tháng ngày ngang trái sức sống tình yêu trong tâm hồn Phương Tấn vẫn bền bỉ, lớn
thêm trong bài thơ “Chờ Đến Thiên Thu Một Bóng Người”. Bài thơ không nói đến
tên Phương nhưng biết đâu là cũng viết cho Phương. Khổ đầu của bài thơ như sau:
Chiều
xuống sâu buông tiếng thở dài
Đêm
Sài Gòn chạm bóng thu phai
Có
cô gái nọ ngồi hong tóc
Ngỡ
gió lùa mây xỏa xuống vai.
Chỉ
cần nhắc đến Sài Gòn đã làm cho hằng triệu trái tim rung động. Hình ảnh cô gái
ngồi hong tóc như trong cổ tích, như trong Đường thi làm Sài Gòn lùi lại thời
thanh bình một thuở.
Khổ
thơ thứ hai:
Sóng
cuộn đời sông sông bạc phếch
Giang
hồ xếp vó tự bao năm
Nhớ
em mình nhớ thời yêu mệt
Ngóng
mãi bên đường bóng biệt tăm
Hình
ảnh ban đầu tuyệt đẹp đã gợi nhớ, gợi buồn không chỉ cho người ngồi ngắm đó, mà
cho cả một thế hệ của Sài Gòn đã “xếp vó tự bao năm”. Bây giờ người ngồi đó
“ngóng mãi bên đường” chờ em, cũng có thể ngóng quá khứ vàng son quay lại. Buồn
thay qúa khứ ấy biệt tăm.
Khổ
thơ thứ ba:
Ai
lỡ đưa người qua bến sông
Hình
như bến lạc sóng mênh mông
Sóng
xô thuyền mắc bờ nước lạ
Mình
kẻ lạc loài giữa gió đông.
Ai
trong thơ chính là ta. Ta ân hận vì đã đưa em qua sông, để người lạc trong mênh
mông, bị sóng xô mắc nơi bờ xa lạ. Còn ta cô đơn như kẻ lạc loài giữa gió đông.
Khổ
thơ thứ tư:
Và
như pho tượng trên triền núi
Chờ
đến thiên thu một bóng người
Chờ
đến xuân già sông rã nhánh
Ô
hay mình cứ tuổi hai mươi.
Hình
ảnh hòn vọng phu được dựng lên trong khổ cuối của bài thơ, tác giả hóa mình
thành đá để “Chờ đến thiên thu bóng một người”. “Chờ Đến Thiên Thu Bóng Một Người”
là một bài thơ lung linh trên mọi sự lung linh của tình đầu, vì nó sống mãi tuổi
hai mươi với những dòng thơ yêu say đắm, chung tình, nhớ da diết, tiếng thơ như
gió thở dài, như dòng chảy, như sóng mênh mông. Bài thơ hay trên những bài thơ
hay về sự thiên thu của mối tình hóa đá.
Cuối
cùng, tập thơ ”Lung Linh Tình Đầu” nằm trong “Thơ Phương Tấn Tuyển Tập I” là một
khuôn viên thơ lung linh sắc màu thật sự, nằm trong một vườn thơ có nhiều kỳ
hoa dị thảo. Tôi nói như thế không quá, vì sự nghiệp văn chương của nhà thơ
Phương Tấn thi thật sư là một kho tàng văn chương quý giá mà không mấy ai không
biết!
Châu Thạch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét