Thứ Năm, 4 tháng 10, 2018

BÀN VỀ MỘT BÀI THƠ TỨ TUYỆT ĐỐI NHAU TỪNG CHỮ / Lê Văn Hy




         Đó là bài thơ có đầu đề là “Tuyệt cú” của Đỗ Phủ, một nhà thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc thời thịnh Đường.
        Nguyên văn chữ Hán như sau:

     絕句
   
兩個鸝鳴翠柳,
一行白鷺上青天。
窗含西嶺千秋雪,
門泊東吳萬里船

         



Phiên âm:

               TUYỆT CÚ

Lưỡng cá hoàng ly minh thúy liễu
Nhất hàng bạch lộ thướng thanh thiên
Song hàm Tây Lĩnh thiên thu tuyết
Môn bạc Ðông Ngô vạn lý thuyền.

                                          Đỗ Phủ

        Câu thứ nhất:  Hai con oanh vàng hót trong rặng liễu biếc.
        Câu thứ hai đối:  Một đàn cò trắng bay vút lên trời xanh.
        Câu thứ ba:  Cửa sổ ngậm tuyết nghìn năm núi Tây Lĩnh.
        Câu thứ tư đối:  Cửa chính trông rõ vạn dặm thuyền Đông Ngô.

        Đối từng cụm từ:  “Lưỡng cá hoàng ly” (Hai con oanh vàng) đối với “Nhất hàng bạch lộ” (Một đàn cò trắng), “minh thúy liễu” (hót trong rặng liễu biếc) đối với “thướng thanh thiên” (bay vút lên trời xanh), “Song” (Cửa sổ) đối với “Môn” (Cửa chính), “Tây Lĩnh” đối với “Đông Ngô”, “Thiên thu tuyết” đối với “Vạn lý thuyền”…

        Ở đây còn là đối nhau từng chữ:
        Về số từ: “Lưỡng” (hai) đối với “Nhất” (một), “Thiên” (ngàn) đối với “Vạn” (muôn)…
        Về tính từ chỉ màu sắc: “Hoàng” (vảng) đối với “Bạch” (trắng)…
       
        Trong luật thơ Đường, thơ tứ tuyệt không cần đối nhau. Bài thơ tứ tuyệt nói trên của Đỗ Phủ không chỉ đối nhau từng câu, từng cụm từ mà còn đối nhau từng chữ, mới thật là đáng bái phục vậy.

        Lê Văn Hy
(Chi hội thơ Đường luật huyện Mỹ Lộc)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét