Cuốn phim tôi thích nhất, xem đi, xem lại nhiều lần nhất là Bố Già (The Godfather). Khi phát hành (năm 1972) Bố Già đã trở thành bộ phim ăn khách nhất tính cho đến thời điểm đó với doanh thu hơn 5 triệu USD trong tuần đầu và hơn 81 triệu USD cho lần phát hành đầu tiên, 134 triệu USD cho lần phát hành tiếp theo. Bố Già đã giành được 3 giải Oscar, 5 giải Quả Cầu Vàng, 1 giải Grammy và nhiều giải khác. Sau này bộ phim được coi là một trong những tác phẩm hay nhất của lịch sử điện ảnh.
Khoảng
14, 15 năm trước và rồi đầu năm 2015, khi phim Bố Già được chiếu đi chiếu lại
liên tục, có khi suốt ngày (marathon), ở giữa có cả phần phát biểu của các diễn
viên chính và những người liên quan đến việc sản xuất bộ phim, tôi ghi nhận được
một chi tiết lý thú.
Đó
là sau khi phim Bố Già được trình chiếu một thời gian, báo chí đã tiết lộ những
số liệu của chính phủ cho biết “tệ nạn băng đảng đã gia tăng ở mức độ đáng lo
ngại.” Số lượng băng đảng nhiều hơn trước. Loại băng đảng lớn càng “đồ sộ” hơn,
tổ chức chặt chẽ hơn. Thành viên của mỗi băng đảng đông hơn, trong đó con số
thành viên mới đã tăng trưởng mạnh mẽ hơn rất nhiều.
Ai
cũng biết băng đảng là xấu xa, tội lỗi. Bước vào là tay dính chàm, phạm đủ loại
tôi ác. Từ tống tiền, kinh doanh khách sạn, sòng bài, cá độ, đĩ điếm, ma túy… đến
giết người, có khi hàng loạt, kể cả anh em ruột thịt. (Gia đình Ông Trùm
Corleon không dính đến ma tuý). Rồi còn tù tội chết chóc lúc nào cũng rình rập,
đợi chờ, mặc cảm tội lỗi lúc nào cũng ám ảnh lương tâm.
Như
vậy tại sao đám thanh niên trẻ - sau khi xem Bố Già - lại hăng hái gia nhập các
băng đảng Mafia? Sức hấp dẫn của Bố Già ở chỗ nào? Một số nhà báo đã đưa ra mười
mấy lý do. Tôi chỉ xin ghi ở đây vài lý do chính:
1/
Giúp đỡ người cô thế, yếu đuối.
2/
Đãi ngộ tốt những người làm việc cho mình.
3/
Đã hứa là giữ lời.
4/
Coi gia đình là quan trọng nhất.
5/
Thiết lập tình bằng hữu bằng sự tôn trọng, công việc và lòng tin.
6/
Không hành động theo cảm tính.
7/
Vũ lực là lựa chọn sau cùng.
- ………………………
Trong
phim, đạo diễn đã khéo léo phô diễn những tính tốt, tính anh hùng mã thượng của
Ông Trùm. Mặt trái của Mafia xuất hiện ít hơn.
Là
một nước mà Tự Do Ngôn Luận được tôn trọng và bảo vệ tối đa, chính phủ Mỹ (dù rất
muốn) cũng không có quyền thu hồi hoặc cấm chiếu phim Bố Già với lý do là nó đã
tác hại đến vấn đề tội phạm của quốc gia. Nhà chức trách đã phải tìm một giải
pháp khác.
Đó
là gợi ý (hoặc ngầm yểm trợ) để giới phim ảnh làm những bộ phim khác, lột trần
bộ mặt thật của Mafia để giải độc. Những bộ phim GoodFellas (Chiến Hữu)(1). The Making of the Mob
(Sự Hình Thành Của Mob)(2)…
được sản xuất đã có hiệu quả này.
Nhớ
Rừng của Thế Lữ cũng gần giống như vậy. Có tốt, có xấu. Cái tốt của con hổ được
tài thơ của tác giả hết sức phô trương. Cái xấu tuy khá rõ ràng nhưng ít người
để ý.
Nhà
thơ Thế Lữ mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để “gửi gắm nỗi niềm”
nên chúng ta có phép ẩn dụ:
Cái
được nói đến: Lời con hổ trong vườn bách thú.
Cái
được ngụ ý: Nỗi niềm của tác giả.
Như
vậy con hổ trong Nhớ Rừng là con hổ thật, bị nhốt trong vườn bách thú và tác giả
đã mượn nó làm hình tượng để nói lên tâm sự của mình.
Châu
Thạch Đánh Tráo Hình Tượng Của Bài Thơ Nhớ Rừng:
Châu
Thạch cho rằng:
Trong
nền văn hoá dân gian Việt, hình tượng của con vật hung bạo, tàn ác là con Sói,
còn hình tượng của Hổ mang ý nghĩa nhân đạo, quyền uy khiến Hổ sở hửu một phẩm
hạnh rất cao để trở thành linh vật của tôn giáo.
Vậy
khi Thế Lữ đưa con Hổ vào bài thơ là đưa một linh vật có bản chất tốt nên không
bao giờ có “cái tính muốn làm bạo chúa đã là máu thịt, đã là bản chất của loài
hổ.” như lời kết tội Hổ trong bài viết của nhà thơ Phạm Đức Nhì.
https://phudoanlagi.blogspot.com/2022/01/nhan-nam-dan-bien-ho-cho-nho-rung-tho.html
Khi
bình tán và tranh cãi về Nhớ Rừng, vì không muốn đụng đến “cái xấu ghê hồn” của
con hổ - nghĩa là phải đối phó với “tính thống nhất của hình tượng” trong bài
thơ, anh đã bắn bỏ con hổ của Thế Lữ để lôi từ nhiều nền văn hóa trên thế giới
trong đó có “nền văn hóa dân gian Việt” một con hổ đặc biệt - một linh vật - nhốt
vào vườn bách thú và bình tán.
Châu
Thạch đã lươn lẹo và “ma giáo” đánh tráo hình tượng của bài thơ Nhớ Rừng.
Đây
là lối tranh cãi không chính trực. Những lập luận của anh – do hình tượng bài
thơ bị đánh tráo - đã đi lạc. Nếu tiếp tục đối thoại với anh sẽ chỉ là “ông nói
gà, bà nói vịt”.
Chính
vì thế trong bài viết này tôi chỉ trình bày quan điểm của mình và để độc giả
toàn quyền nhận định, phê phán.
Hai Cách Hiểu Và Bình Tán Nhớ Rừng:
Cách thứ nhất là tôn trọng
tính thống nhất của hình tượng: Nghĩa là hiểu và bàn đến cả mặt tốt lẫn mặt xấu
của con hổ. Hiểu theo cách này sẽ đụng đến một điểm “tế nhị” quan trọng mà khi
bình bài thơ Nhớ Rừng nhà thơ Vũ Quần Phương đã nhấn mạnh:
“Tự
do của con hổ là tự do của một ông chúa. “Ta biết ta chúa tể cả muôn loài”,
khát khao tự do của con hổ, qua một loạt hình tượng của bài, là khát khao ngự
trị, khát khao tước đoạt tự do của người khác. Cho nên coi con hổ trong cũi là
thân phận của dân tộc ta e có chỗ khó giải thích khi nói tới tính thống nhất của
hình tượng”.(3)
Con
hổ khao khát tự do. Nhưng nếu được tự do nó sẽ trở thành một bạo chúa, áp dụng
chế độ độc tài, ức hiếp một cách bạo tàn “thần dân” của nó.
Tại
sao lại không nên coi con hổ trong cũi là thân phận của dân tộc ta?
Dưới
ách cai trị của thực dân Pháp dân Việt Nam có rất nhiều con hổ nằm trong cũi,
trong chuồng rải rác khắp nơi trên đất nước như con hổ trong Nhớ Rừng của Thế Lữ.
Sau trận Điện Biên Phủ và Hiệp Định Genève, hổ thoát cũi, xổng chuồng lũ lượt
trở về rừng. Tùy uy tín và khả năng, mỗi con được giao một “cánh rừng” để cai
quản, để lãnh chức Chúa Sơn Lâm Thời Đại.
Nếu
về “đơn vị mới”, gặp một con nai đang nhai những chiếc lá non ở bìa rừng, con hổ
sẽ làm gì? Nó sẽ vồ ngay rồi cắn cổ, hút máu và sau đó “ăn tươi nuốt sống” con
vật bất hạnh ấy – dù biết rằng đó chính là thần dân của nó.
Còn
Chúa Sơn Lâm Thời Đại gặp thần dân của mình thì sao? Độc giả chỉ cần lấy đoạn
trên rồi thêm vào nhóm chữ “hiểu theo nghĩa bóng” thì sẽ biết.
Như
vậy, hiểu theo cách này là đã xúc phạm đến mức lăng mạ chính phủ ở Miền Bắc sau
thời kỳ Pháp thuộc. Chính vì lý do ấy Nhà thơ Vũ Quần Phương đã cảnh báo:
“Coi
con hổ trong cũi là thân phận của dân tộc ta e có chỗ khó giải thích khi nói tới
tính thống nhất của hình tượng”.
Có
điều khi đọc Nhớ Rừng độc giả vẫn thường hiểu như vậy. Ngay cả những bài luận
văn của học sinh cũng đồng loạt bình tán như thế.
Hiểu
như vậy, bình tán như thế mà dòng suy tưởng bị cắt ngang, không thể hướng về
“điểm đến đúng đắn” của nó thì quả là nỗi khổ to lớn cho tâm trí của họ.
Bài
thơ Nhớ Rừng có 2 cái bẫy thì đây là cái bẫy nguy hiểm nhất. Nhà thơ Vũ Quần
Phương đã khéo léo tránh khi bình bài thơ này. Tôi giờ chỉ còn thích văn chương
nên cũng lặng lẽ rẽ qua hướng khác.
Hiểu theo cách thứ hai là
“thả hồn vào dòng thơ để đồng cảm với tâm trạng khao khát tự do, để “ké” cái
hào khí ngất trời của con hổ nhưng lại lờ tít cái tính độc tài, tàn bạo, dã man
của nó khi được trở về núi rừng làm Chúa Sơn Lâm - dù rằng cái tính độc tài,
tàn bạo, dã man đó đã là máu thịt, là bản chất của loài hổ, không thể tách rời
thân xác của nó.
Hiểu
theo cách này là đã phạm một lỗi quan trọng trong kỹ thuật thơ: Coi thường tính
thống nhất của hình tượng - chỉ bàn mặt tốt của hình tượng, còn mặt xấu thì
tránh né.
Những
người đọc, học Nhớ Rừng và hiểu theo cách thứ hai – nghĩa là, xin lập lại, “Thả
hồn vào dòng thơ để đồng cảm với tâm trạng khao khát tự do, để “ké” cái hào khí
ngất trời của con hổ nhưng lại lờ tít cái tính độc tài, tàn bạo, dã man của nó
khi được trở về núi rừng làm Chúa Sơn Lâm” đã bị nhiễm vi khuẩn NR (Nhớ Rừng).
Khi được trao quyền cai quản một cánh rừng, làm Chúa Sơn Lâm Thời Đại, thì đúng
lúc đó căn bệnh SIDA Nhớ Rừng phát tác, bản tính độc tài, tàn bạo, dã man của
con hổ hiện ra và “thần dân” trong cánh rừng phải gánh chịu chết chóc, đau
thương.
Câu
Thơ Ngược Dòng
Cái
bẫy còn lại chỉ gói gọn trong câu thơ
“Nơi
ta không còn được thấy bao giờ”
Lúc
này tôi cũng không muốn đào sâu, khơi rộng thêm nữa mà chỉ đưa ra một lời bình
vắn tắt:
“Đây
là câu thơ dở nhất, tệ nhất của bài thơ. Nó không những là mô gò cản đường mà
còn chảy ngược với dòng chảy của tứ thơ, làm giảm đáng kể giá trị của bài thơ.
Kết Luận
Phim
Bố Già có nội dung có thể nói là “trái chiều” với chính sách của chính phủ Mỹ
nhưng nhờ quyền Tự Do Ngôn Luận bảo kê nên vẫn được lưu hành kể cả sau khi số
liệu về Băng Đảng Và Tội Phạm được tiết lộ. Chính phủ đã phải gợi ý, khuyến
khích và hỗ trợ để mấy cuốn phim như Goodfellas, The Making of the Mob … được
thực hiện để chữa cháy.
Phải
công nhận Nhớ Rừng của Thế Lữ là một bài thơ hay. Nhưng nội dung của nó cũng có
điểm “tế nhị” mà nếu bình tán không khéo sẽ dễ đụng chạm. Mức độ dân chủ tự do ở
Việt Nam dù đã “mở cửa”, “cởi trói” liên tục vẫn chưa thể so sánh với Mỹ. Vì thế
lời cảnh báo của nhà thơ Vũ Quần Phương: “Coi con hổ trong cũi là thân phận của
dân tộc ta e có chỗ khó giải thích khi nói tới tính thống nhất của hình tượng”.
tôi xin được kính cẩn tôn
vinh là lời khuyên hay nhất, quý giá nhất cho những người bình bài thơ Nhớ Rừng
ở Việt Nam.
PHẠM ĐỨC NHÌ
……………
CHÚ THÍCH:
1/
Bình Thơ Từ 100 Bài Thơ Hay Thế Kỷ XX tập hai, trang 55- NXB Giáo Dục, năm 2008
2/ https://en.wikipedia.org/wiki/Goodfellas
3/ https://en.wikipedia.org/wiki/The_Making_of_the_Mob
...............................
Trang chủ
tranmygiong.blogspot.com:
Sau khi chúng tôi đăng bài NHÂN NĂM DẦN, BIỆN HỘ CHO “NHỚ RỪNG” THƠ THẾ
LỮ của nhà nghiên cứu phê bình Châu Thạch
http://tranmygiong.blogspot.com/2022/01/nhan-nam-dan-bien-ho-cho-nho-rung-tho.html,
nhà thơ Phạm Đức Nhì gửi chúng tôi bài trả lời Nhà
nghiên cứu phê bình Châu Thạch như trên. Cảm ơn hai tác giả Châu Thạch và Phạm Đức Nhì đã gửi bài rất lý thú...
Cám ơn bác Trần Mỹ Giống. Cách cư xử của Chủ Trang Web rất công bằng. Chúc bác năm mới dồi dào sức khỏe. Chúc trang web sẽ có nhiều bài hay.
Trả lờiXóa