Tôi
được anh Trần Mỹ Giống tặng cho tập hồi ký: THỜI ÁO LIÍNH. Thú thật tôi không
thích đọc hồi ký vì bây giờ họ viết hồi ký thường để đánh bóng tên tuổi mình. Thế
mà đọc hồi ký của anh Trần Mỹ Giống, càng đọc càng cuốn hút tôi ở tính giản dị
chân thực như đời sống thường ngày của người lính chúng tôi.
“Từ
Côn Sơn đến Thạch Hãn” là con đường ra trận biết bao trăn trở lo lắng. Đời
người lính chúng tôi cũng vui buồn sướng khổ, băn khoăn lo nghĩ, tiêu cực cũng
có mà tích cực cũng nhiều. Cũng yêu cũng ghét. Yêu
cũng say đắm lãng mạn, cũng rất Galan… bình thường như bao con người.
Quảng
Trị vùng chiến sự ác liệt nhất với bom bầy pháo hãm anh như một hạt cát giữa
mênh mông trảng cát mà kỷ thuật tối tân huy diệt của Hoa Kỳ cũng không diệt
được chăng.
Trận đánh Cửa Việt thật là khốc liệt giành nhau từng tấc đất anh cũng bồn chồn lo lắng, lo sợ. Nhưng khi nổ súng rồi thì xông lên tiêu diệt địch càng nhiều càng tốt. Sau này cũng có người bảo là các anh cũng anh hùng, dũng cảm. Cũng có người bảo các anh cũng khát máu đấy chứ. Nhưng chúng tôi nghĩ, những người lính như chúng tôi lúc lâm trận không kịp nghĩ gì cả. Giữa làn đạn đang găm vào mình, giữa sống và chết, làm sao tiêu diệt được địch để bảo toàn mình là chính.
Trận đánh Cửa Việt thật là khốc liệt giành nhau từng tấc đất anh cũng bồn chồn lo lắng, lo sợ. Nhưng khi nổ súng rồi thì xông lên tiêu diệt địch càng nhiều càng tốt. Sau này cũng có người bảo là các anh cũng anh hùng, dũng cảm. Cũng có người bảo các anh cũng khát máu đấy chứ. Nhưng chúng tôi nghĩ, những người lính như chúng tôi lúc lâm trận không kịp nghĩ gì cả. Giữa làn đạn đang găm vào mình, giữa sống và chết, làm sao tiêu diệt được địch để bảo toàn mình là chính.
(Sau
nay có viết báo cáo thành tích là vì yêu, vì căm thù… vì này vì nọ… viết cho có
bài bản, cho văn vẻ thế thôi.)
Về với đời thường anh công tác tại thư viên tỉnhNam
Định. Anh lại cần mẫn với công việc nghiên cứu lịch sử và xuất bản các tác phẩm
giá trị: Tác giả Hán – Nôm Nam Định, Các nhà khoa bảng Nam Định… và nhiều tác
phẩm lịch sử giá trị nữa.
Về với đời thường anh công tác tại thư viên tỉnh
Đọc
hồi ký của anh lại nhớ cái buổi ban đầu ra quân trả lại quân hàm, quân hiệu một
thời máu lửa lòng không khỏi bồi hồi xao xuyến, để trở về với giảng đường đại
học quá anh ạ.
BUỔI
BAN ĐÂU
Từ chiến trường trở lại giảng
đường
Gác cây súng lại cầm ngay cây viết
Lính sinh viên một thời trận mạc
Lên giảng đường lóng ngóng nghĩ mà thương
Gác cây súng lại cầm ngay cây viết
Lính sinh viên một thời trận mạc
Lên giảng đường lóng ngóng nghĩ mà thương
Đồng đội bây giờ là những bạn
sinh viên
Áo trắng áo xanh chụm đầu học tập
Buổi sáng học văn buổi chiều luyện chữ
Những chiến binh trông rất đỗi là hiền
Áo trắng áo xanh chụm đầu học tập
Buổi sáng học văn buổi chiều luyện chữ
Những chiến binh trông rất đỗi là hiền
Nhớ đêm dã ngoại hát dưới
trăng
Kết đoàn hát vang bài đoàn kết
Hòa bình mới còn bộn bề chật vật
Buổi ban đầu biết bao nỗi khó khăn
Kết đoàn hát vang bài đoàn kết
Hòa bình mới còn bộn bề chật vật
Buổi ban đầu biết bao nỗi khó khăn
Cơm nhân dân canh loang loáng
đại dương
Đêm học bài bụng cồn cào sóng vỗ
Những ngôn từ như những câu thách đố
Nhớ mẹ thương em - thương quê hương
Đêm học bài bụng cồn cào sóng vỗ
Những ngôn từ như những câu thách đố
Nhớ mẹ thương em - thương quê hương
Bốn năm luyện rèn ông đồ cũng
đỗ
Lại bay đi khắp mỗi nẻo đường
Lên vùng cao gieo từng con chữ
Góp sức mình xây dựng quê hương!
Lại bay đi khắp mỗi nẻo đường
Lên vùng cao gieo từng con chữ
Góp sức mình xây dựng quê hương!
(CCB - TVT)
Anh
sống bình dị chân chất như một nông dân xứ lúa. Yêu quý anh, yêu quý một người
đồng đội hiền lành giản dị rất đổi nông dân. Vượt qua bao thăng trầm để vươn
lên xứng danh anh bộ đội Cụ Hồ.
Nhân
ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam , qúy trọng anh tôi viết tặng
anh bài thơ nho nhỏ:
Một
“THỜI ÁO LÍNH” đã qua
Bây giờ nhớ lại mắt nhòa lệ rơi
Chiến tranh máu lửa xa rồi
Áo xanh gửi lại về thời áo nâu!
Bây giờ nhớ lại mắt nhòa lệ rơi
Chiến tranh máu lửa xa rồi
Áo xanh gửi lại về thời áo nâu!
Chúc
anh chị và đại gia đình an lành hạnh phúc.
TRẦN VĂN THUYÊN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét