Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2025

MỘT SỐ BIẾN THỂ THƠ LỤC BÁT

 

       


 

       Một số bạn trẻ đề nghị tôi cho biết cụ thể những biến thể của thơ lục bát. Tôi xin nêu ý kiến dưới đây, kính nhờ các cụ, các nhà thơ, nhà nghiên cứu góp ý chỉnh lý bổ sung ạ.

 

       Tổng hợp ý kiến của một số tác giả trên mạng thì lục bát có các dạng biến thể như:

       Lục bát ngắt câu, tứ bằng lục trắc, thêm vào, âm vận, trắc vận, xen kẽ và kết bài, song thất lục bát, lập thể...

 

       Tôi thiển nghĩ: Lục bát biến thể là những câu lục bát khác với luật chính.

       Tuy nhiên, riêng tôi không xếp mấy loại sau vào biến thể lục bát:

 

- Song thất lục bát: xưa nay được coi là một thể riêng không nên gọi là biến thể lục bát.

 

       - Xen kẽ và kết bài: là bài thơ theo một thể khác có xen kẽ hoặc kết bài bằng một đôi câu lục bát mà gọi là lục bát biến thể cũng không nên. Làm thế là hơi… vơ vào. 

 

       - Biến thể âm vận: Cái này không nên gọi là biến thể lục bát bởi nó đúng luật đấy chứ, nó chỉ biến âm của từ theo kiểu thơ Bút Tre thôi mà. Ví dụ:

              Gặp nhau có một nải chuồi (nải chuối)

       Mỗi cô một quả nhớ buôi ban đầu (buổi ban đầu)

                                         (Không rõ tác giả)

      

Tôi kê ra đây mấy dạng biến thể lục bát phổ biến:

 

       * Biến thể ngắt câu: Ngắt đoạn bằng cách cắt câu thơ lục bát ra từng đoạn và xuống dòng tùy yêu cầu thể hiện.    

Ví dụ:

Dại chi

ghen với người thơ

Trong đầu

toàn những mộng mơ hão huyền

Đi bên em

túi lép tiền

Được dăm ba bữa

Thì duyên cũng tàn...

              (Ghen với người thơ / Ngô Nguyễn)

 

* Biến thể đảo thanh: Từ thứ tư đổi thanh từ thứ sáu.

Ví dụ:

              Yêu em anh nắm cổ tay

       Anh hỏi câu này có lấy anh không?

                           (Ca dao)

 

* Biến thể thêm vào: Thêm một số từ trong câu thơ làm số từ nhiều hơn 6-8 nhưng vẫn giữ được vần điệu của lục bát. Ví dụ:

Anh yêu em anh lấy chân anh khoèo

Cha mẹ em có thấy anh la to bạn nghèo mình đo chân

                                  (Ca dao)

Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo

Ngũ lục sông cũng lội, thất bát đèo cũng qua

                                  (Ca dao)

 

* Biến thể trắc vận. Ví dụ:

Tò vò mà nuôi con nhện

Mai sau nó lớn nọ quện nhau đi

                           ***

Xin cảm ơn các cụ.

 

       TMG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét