Châu
Thạch hân hạnh nhận được thi phẩm ''EM, PHÙ SA MÙA NƯỚC NỔI" của nhà thơ
NGUYỄN CẨM THY, một thi phẩm tuyệt đẹp: ĐẸP NGƯỜI, ĐẸP SÁCH, ĐẸP THƠ. Mời quý vị
bỏ vài phút đọc lời cảm nhận của Châu Thạch dưới đây để biết về một TÌNH YÊU
MÙA NƯỚC NỔI mới lạ, yêu con người và yêu quê hương không đề cập đến sự thường
tình như bờ tre, ruộng lúa và chùm khế ngọt mà bao nhà thơ xưa và nay đã viết:
Cầm tập thơ “Em Phù Sa Mùa Mước Nổi” của Nguyễn Cẩm Thy trên tay, lòng tôi cảm thấy vui ngay khi nhìn vào trang bìa có tên tác giả và tên quyển sách.
Tên tác giả là Cẩm Thy, Cẩm là gấm và Thy là thơ. Gấm thì ai mà không quý, gấm thơ thì lại càng quý giá hơn với đời. Tên tập thơ là “EM Phù Sa Mùa Nước Nổi”, tức em là đất, theo mùa lũ trôi về đồng bằng, đem hoa màu bồi đắp cho cây trồng tươi tốt. Lấy tựa đề tập thơ như thế, tác giả Nguyễn Cẩm Thy muốn gởi vào đó ý nghĩa tự nguyện, nhà thơ tự nguyện đem những gì tốt đẹp của mình phụng hiến cho đời.
Đời
người làm thơ thì có gì tốt đẹp ngoài thơ đâu! Vậy “Em” ở đây chính là Nguyễn Cẩm Thy muốn nói, muốn đem thơ là thứ qúy nhất của mình để hóa hình,
để tan trong dòng thời gian, như phù sa tan trong dòng nước nổi, để thơ của “Em” cống hiến cho đời,
như phù sa cống hiến dinh dưởng cho hoa màu tươi tốt.
Thật
vậy, mở tiếp trang trong, đọc 2 bài thơ Khai Bút của Nguyễn Cẩm Thy, tôi thấy
hai bài thơ là một trường thi như dòng
trường giang chảy, chứa đọng những phù sa
của cuộc sống, của tình yêu, hùng vỹ dưới ánh mặt trời ban ngày và lung linh trong ánh
trăng ban đêm:
Hết
mùa hạn, em làm con nước nổi
Dâng phù sa
Thay nhựa sống nuôi cây
Anh khôn lớn từ gió Lào chớm thổi
Tươi tháng hè cồn bão rợp mây bay
…Bèo cứ dạt
hoa tím trôi từng chặng
Triều dâng cao, nguồn sinh thực cuộn về
Lòng vẫn thức đợi chờ mùa lũ cạn
Cho hạt mầm chín tới trĩu hồn quê
Hai
bài thơ khai bút “Em Phù Sa Mùa Nước Nổi” có 54 câu, Châu Thạch chỉ trích 10
câu, đủ nói lên toát yêu về một tâm hồn thơ, tâm hồn ấy như mang nguồn sinh thực
của phù sa , trôi giữa mênh mông, dạt
trong vô định, chỉ ước mong cho anh và cho đời như “Hạt mầm chín tới trĩu hồn
quê”.
Bây
giờ người viết mới thong thả dạo bước qua hết 48 luống hoa, là 48 bài
thơ khác, dừng bước lại mỗi luống, qua góc nhìn chủ quan của mình, thử ngắt một
vài đóa hoa bắt mắt.
Phù sa thì có màu không đẹp.
nhưng phù sa vào gấm thơ của Nguyễn Cẩm
Thy cuống hút tôi vào sông Cửu Long mùa
nước nổi với những đặc sắc của từ, của ý tả về một miền xa lạ đối với tôi. Phù
sa vào thơ không còn là thứ phù sa trong nước nữa, nó la linh hồn của Nguyễn Cẩm
Thy, một người đẹp tài hoa ở tỉnh Sóc Trăng, một nhà thơ được nhiều nhà thơ ái
mộ, đã chứng minh thi tài của mình qua những vần thơ mượt mà ý vị trong tác phẩm
nầy.
Trước
hết ta hãy bàn luận về “Em và tình yêu đôi lứa” trong tác phẩm nầy:
Dầu
mùa trăng/ có khi tròn khi khuyết
Thì lòng em như thuở mới giao bôi
Vẫn thương mãi/ Người mai đây sương tuyết
Hẹn trăm năm dầu chỉ phút đôi hồi
Tình em mãi theo triều lên triều xuống
Một dòng trôi/ mang thương nhớ khôn nguôi
Dầu gian khó trải tràn bao tình huống
Em trọn lòng gìn giữ nét son tươi
(Tình Em)
Đọc
bài thơ, ta hình dung được tình em thương mãi ngàn năm và lòng em mang nỗi niềm
khôn nguôi qua hình ảnh dòng trôi của mùa nước nổi. Em chỉ là người em bé nhỏ
nhưng tình em như con nước mênh mang tràn ra bờ bãi. Các nhà thơ thường vi em
như trăng như hoa như ngọc, họ ví tình anh như núi cao biển rộng, không thấy ai
ví em như dòng nước và tình em như phù ra triều lên triều xuông mang thương nhớ
không nguôi. Thơ Nguyễn Cẩm Thy khác người ở chổ đó, ở chổ đem màu sắc quê
hương vào tim mình, đêm khung cảnh quê hương quyện vào trong mọi vui buồn cuộc
sống. bằng ý thơ, tứ thơ lạ mà hay.
Không
chỉ ví em như con sông mùa nước nổi, Nguyễn Cẩm Thy còn ví em với những gì hùng
vỹ hơn nữa để bày tỏ tình yêu cao cả của mình:
Mắt
em là nhật nguyệt/Môi em là diệm sơn
…Mi em là hải trân/ Mày em là giang biên
…Tay em là cánh hạc/ Vỡ òa ngút dường bay
…Chân em là biển lớn/ Bất châp vạn triều âm
Bờ ngăn sóng dữ chấn thầm
Tàu đi tránh lối/ Đá ngầm/ Vựa sâu
(Mắt Môi
Nhật Nguyệt)
Bài
thơ có 22 câu, xuống dòng từng câu, người viết mạo muội rút còn 6 câu và đặt
xuôi dòng, mục đích toát yếu lại ý nghĩa của bài thơ muốn bày tò một tình yêu
vô đối mà nàng đem trao hết cho anh, dùng tình yêu ấy như bùa hộ mạng có đầy sức
mạnh thiên nhiên để bảo vệ cho anh. Thơ
không có lời thề, chỉ là cường diệu mắt môi… mà bày tỏ sức mạnh của tình yêu em
dành cho anh là tuyệt đỉnh.
Xuân
Diệu viết “yêu là chết trong lòng một ít”, Nguyễn Cẩm Thy là một nhà thơ, có lẽ
yêu sẽ chết trong lòng nhiều hơn một ít,
bởi nhà thơ thì lảng mạn hơn, nên cảm xúc mạnh hơn, đau khổ nhiều hơn. Thật vậy,
khi yêu, Nguyễn Cẩm Thy tuy đã tự nguyện làm phù sa mùa nước nổi, vậy mà nàng còn lo sợ mình sẽ không làm được phù
sa cho chàng, bởi nàng nhìn vào sử tình, từ thiên cổ đến nay có vô số mối tình
tan nát, rồi tưởng tượng biết đâu, giá như tình mình cũng sẽ lạc mất, cũng sẽ
biệt tin nhau:
Nếu
giả thử mai nầy mình lạc mất
Hai phương trời biền biệt bặt tin nhau
Em lặng lẽ ôm niềm đau giấu chặt
Nhìn mùa trôi từng chiếc lá thay màu
Nếu giả thử tình chôn vào thiên cổ
Xin gửi nhau một chiếc lá thu tàn
Đêm khấn nguyện
Trong lời kinh cứu khổ
Giọt thu buồn còn đọng lại từng trang
Mới giả thử mà nghe lòng hoảng sợ
Lỡ yêu thương tan nát cả đất trời
(Biết Đâu Thiên Cổ)
Những
tiếng vọng trong bài thơ “Biết đâu Thiên Cổ” như dòng chảy mênh mang trong mùa
nước nổi, đó cũng là dòng thời gian trong lịch sử tình yêu mà Nguyến Cẩm Thy
đem vào thơ hình ảnh lá trôi trên dòng nước, âm thanh giọt thu buồn rơi rụng,
âm thanh tiếng vọng kinh cầu, làm cho đọc thơ ta nghe như có chút gì xa vắng,
mênh mông, lo ấu, buồn nhẹ, nhưng tha thiết yêu thương!
Nguyễn
Cẩm Thy yêu nhiều yêu đậm và yêu ban cho, khi yêu lòng nàng tràn phăng như con
nước mang phù sa về bình nguyên rộng lớn. Tình ấy “ngây ngất như sông tràn nước
dậy”. Bởi yêu nhiều thì phập phồng lo âu tan vỡ cũng nhiều, sự lo ấu đó như
“Sóng bủa quanh ngập mộng ướt từng đêm” trong giấc ngủ của nàng. Tất cả cũng biến
thành những vần thơ rất đẹp:
Buồn biết mấy nếu mai nầy
luân lạc
Người mười phương và tình lại đôi nơi
Trang thư cũ là cánh chim lang bạt
Chữ ngu ngơ không thể thốt thay lời
Tình ngây ngất như sông tràn nước dậy
Sóng bủa quanh nhập mặn
ướt từng đêm
Rồi cuộc lữ
cũng thành trang huyền thoại
Những lời xưa thức ngủ giấc êm đềm
(Lòng Tràn Phăng Con Nước”
Vậy
“Em và tình yêu đôi lứa” trong thơ Nguyễn Cẩm Thy là thứ tình yêu luôn luôn mới,
ban cho mà không cần nhận lảnh, ngây ngất như sông tràn mùa nước nổi, như phù
sa bồi đắp cho tình đơm hoa kết trái, dầu đời em phải chịu “Sóng bủa quanh ngập
mặn ướt từng đêm”.
Bây giờ ta hãy bàn đến “Em và tình yêu quê hương”
trong thơ Nguyễn Cẩm Thy:
Nguyễn
Cẩm Thy không có quan niệm “Quê hương là chùm Khế ngọt, Quê hương là cầu tre nhỏ,
là vàng hoa bí, là bờ dâm bụt” như Đỗ Trung Quân hay “Yêu quê hương qua từng
trang sách nhỏ” như Giang Nam. Nguyễn Cẩm Thy yêu quê hương là yêu cái vẻ đẹp
thiên nhiên hùng vỹ. Đọc thơ quê hương của
Nguyễn Cẩm Thy, ta không thấy một vùng đất có bờ tre, có ao cá. có con diều mà ngược lại, ta đến một vùng đất mênh mông ,
thoáng đãng, cao rộng khiến tâm hồn ta như cánh chim bay vút lên cao, như con
thuyền bơi dọc bơi ngang trong mùa nước nổi:
Nước
từ trời
Rót chia nguồn vĩnh phúc
Đổ tràn về nuôi chín nhánh phù sa
Mang sửa mật và mang theo phú túc
Nuôi dân lành xuôi ngược mấy mùa qua
( Em phù Sa Mùa Nước Nổi 3)
Mùa nước lớn phù sa ngâm cồn đảo
Lụt ngăn đồng trăng xóa ngút chân đê
Ráng hoàng hôn nhạt dần màu thái tảo
Trăng muộn lên
Sớm lặng
Thẩm hồn quê
(Em Phù Sa Mùa
Nước Nổi 4)
Nguyễn
Cẩm Thy yêu quê hương cũng khác nhiều thi nhân khác, nhà thơ không đứng ngoài
quê hương để thương để nhớ qua bờ môi chót lưỡi. Nguyễn Cẩm Thy dầm mình trên quê hương, lặn lội
trên quê hương mà tâm hồn luôn phơi phới trên quê hương:
Chân
em ướt và tay em lạnh thấm
Nhưng tình em phơi phới
ngọt vị tha
Em lam lũ nhưng lòng dân no ấm
Em nhọc nhằn nhưng đất trổ màu hoa
Nước ngập bờ cho gạo đầy hàng quán
Cá khẳm ghe trưa sớm rộn ngày mùa
Chợ 2 buổi người vui đời mua bán
Bước em về nghe ấm dưới cơn mưa.
(Em Phù Sa Mùa Nước Nổi 3)
Xóm
làng ngập nhánh sông bờ úng thủy
Cỏ hanh hao rêu đá trải xanh cồn
Mây vẫn đến vẫn đi cơn gió chuyển
Chim co ro mái tháp trốn mưa nguồn
Người đã về cùng em mùa đoàn tụ
Thăm ruộng đồng làng mạc ngắm sao khuya
Nối phong lạp bên nhau bàn thời sự
Sách thánh hiền
Chung rượu quý
Sẽ chia
(Em phù Sa Mùa Nước Nổi 4)
Thật
ngạc nhiên và thú vị biết bao khi đọc thơ ta thấy “Em chân ướt tay run, em lam
lũ nhọc nhằn” mà vẫn “Bước em về nghe ấm dưới cơn mưa”. Càng ngạc nhiên và thú
vị hơn nữa khi đọc thơ ta thấy “Xóm làng ngập, trời mưa gió, chim co ro” mà “Người vẫn về cùng ẹm, sách thánh hiền,
chung rượu quý sẽ chía”. Với Nguyễn Cẩm Thy, không có nỗi buồn do nhọc nhằn
trên quê hương đem đến mà chỉ có niềm vui là quà tặng từ những khó nhọc kia.
Tập
thơ “Em Phù Sa Mùa Nước Nổi” của Nguyễn Cẩm Thy còn nhiều chủ đề khác nữa,
nhưng ở chủ đề nào ta cũng thấy thơ Nguyễn Cẩm Thy chan chứa một niềm vui, niềm vui đó thật lảng
mạn, lảng mạn như những con sóng êm đềm
lan trên cánh đồng mùa nước nổi. Những con sóng đó gợn trên mặt nước chứa phù
sa, mà phù sa đó như tâm hồn Nguyễn Cẩm Thy, một tâm hồn đi trên nhọc nhằn,
luôn yêu tha thiết, yêu vị tha, yêu dấn thân cho anh và cho quê hương xứ sở.
Đọc
thơ Nguyễn Cẩm Thy ta cảm thấy yêu đời, yêu đời khi nghĩ về “Vạn Đóa Hoa Hồng
Kính dâng mẹ: Xin dâng mẹ ngàn đóa hoa kính ái/Tận đáy lòng con khờ khạo ngu
ngơ/Cảm ơn mẹ đã cưu mang ngần ấy/Hiến tặng đời trang trác lạc tài hoa”, yêu đời
khi chiêm ngưỡng cuộc tình trong thơ chất phát đến quê mùa mà lảng mạn đến
ngoài tưởng tượng: “Mùa nước nổi lòng em
ươm mống đợi/ Giăng lưới tình gôm tôm cá vào khe/Em vẫn ước cuộc mộng dài vời vợi/Cho
tình khơi sóng vỗ cuối trời mê/Người hãy về cùng em bơi thuyền thúng/Thăm tuộng
đồng, thăm duềnh nước ven đê/Ngắm chiều xuống/ trăng lên/ chim về tổ. Nghe câu
ca vọng cổ đẫm câu thề”, yêu đời vì trong thơ Nguyễn Cẩm Thy còn biết bao điều
mới lạ mang đến cho ta niềm lạc quan và sự tích cực, làm cho ta cảm nhận được sức sống mạnh mẽ, sống hết
mình, sống yêu thương và sống thi vị.
Thật
tình tôi còn muốn viết dài hơn nữa, muốn trích rất nhiều thơ Nguyễn Cẩm Thy vào
đây, vì mỗi bài thơ của Cẩm Thy đem cho ta hứng phấn, truyền cho ta tình yêu đất,
yêu người, sức mạnh của niềm tin và lý trí của tâm hồn, cũng như cho ta tưởng
tương một vùng trời tuyệt đẹp phương Nam. Thế nhưng, bài có hạn, không thể viết
dài, xin ngừng bút ở đây và hẹn duyên tái ngộ còn nhiều./.
Châu Thạch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét