Trang chủ vừa nhận được sách mới do nhà văn Nguyễn Quỳnh gửi tặng qua nhà thơ Trần Hùng Thắng:
VỀ VỚI RUỘNG ĐỒNG : Thơ / Nguyễn Quỳnh. – H.: Văn học, 2022, - 227 tr. ; 21 cm.
Nhà thơ Nguyễn Quỳnh là Hội viên Hội VHNT tỉnh Bắc Ninh. Tác
phẩm đã xuất bản: Khúc vọng hồn quê: Thơ. – H.: Nxb Hội Nhà văn, 2019.
“Về với ruộng đồng” là tập thơ thứ hai của Nguyễn Quỳnh. Tập
thơ tập hợp một trăm năm mươi sáu bài thơ, có bảy bài được phổ nhạc thành ca
khúc.
Cảm xúc, tình cảm chủ đạo của tập thơ là tình yêu miền quê nông
thôn, yêu đất và người quê, yêu người thân, đặc biệt về MẸ… Một mảng thơ viết về
chủ đề tình yêu nam nữ và yêu thơ. Tất cả các bài trong tập được sáng tác bằng
thể thơ truyền thống: Lục bát.
Tập
thơ được nhà lý luận phê bình Hồng Diệu* nổi tiếng giới thiệu thì không cần tôi
phải nói thêm gì nữa.
Tôi
đọc tập thơ với ý nghĩ: sách dày lại tuyền lục bát, hẳn sẽ nhàm chán như nhiều
tập tôi đã đọc lắm đây. Nhưng không ngờ tôi đọc hết bài này sang bài khác mà
chưa thấy nhàm chán. Càng đọc càng thích. Tôi đọc cả ngày hết tập thơ…
Ấn
tượng để lại trong đầu tôi là tác giả sáng tác thơ lục bát khá nhuần nhuyễn, làm
tôi liên tưởng tới lục bát Nguyễn Bính, lục bát Nguyễn Du, lục bát Đồng Đức Bốn…
Tần
suất hình ảnh MẸ rất cao trong hơn nửa đầu tập thơ. Có tới hai chục bài với tựa
trực tiếp viết về MẸ và ít nhất hơn năm chục lần hình ảnh mẹ xuất hiện ở các
bài thơ khác trong những trạng huống hoàn cảnh khác nhau... Khi MẸ xuất hiện
trong mơ. Khi MẸ được mô tả trực tiếp qua hồi ức. Lúc MẸ được nhắc đến bằng
liên tưởng qua sự việc tác giả bắt gặp… Hình ảnh người MẸ hiện lên rõ nét mộc mạc
chân chất, yêu con hết mực, lao động tảo tần… qua những vần thơ đầy cảm xúc và
tình cảm thiết tha của người con – tác giả.
Chủ đề MẸ tập trung ở các bài: Mẹ là một góc chân quê (tr. 47), Vắng mẹ
(tr. 54, Mẹ đã sinh anh (tr. 57), Về với mẹ (tr. 62), Thân cò (tr. 65), Giấc mơ
mồ côi (tr. 69), Bóng mẹ trên đồng (tr. 71), Vu lan nhớ mẹ (tr. 85), Đời mẹ
(tr. 95), Tôi về thăm mẹ thăm quê (tr. 97), Đói no nhớ mẹ (tr. 105), Mẹ tôi đi
bán hàng cang (tr. 106), Mẹ tôi đi chợ (tr. 111), Mẹ về trong những câu thơ
(tr. 112), Đưa mẹ ra đồng (tr. 113), À ơi tiếng mẹ (tr. 117), Nhớ lời mẹ xưa
(tr. 212)…
Tôi
rất khoái khi đọc những câu thơ như mấy câu sau đây, mà tôi bắt gặp khá nhiều
trong tập:
Trăng
vàng lấp ló miệng lu
Mẹ
tôi gánh cả mùa thu về nhà
(Mẹ tôi đi chợ. Tr. 111)
Vườn
xưa hoa bưởi ngót hương
Rêu
phong phủ kín bức tường vách ngăn
Tim
yêu đánh thức vết hằn
Cựa
mình nỗi nhớ cứ trăn trở buồn
(Xuân tháng hai… Tr. 132)
Thuyền
về đâu? Sóng về đâu?
Nước
xanh xanh mướt một màu biển xanh!
(Bai giờ. Tr. 135)
Câu
thơ héo giữa trưa hè
Xô
chiều ngã cả tiếng ve góc làng
(Tiếng ve khóc. Tr. 183)
Em
về nhốt nhớ vào thơ
Giấu
thương vào gối, cất chờ vào đêm
(Gần và xa. Tr. 189)
Giữa trời cơn nắng đành hanh
Bẻ cong bờ lũy tre xanh nhuộm vàng
(Hạ chín. Tr. 14)
Bốn mùa khoai sắn độn cơm
Bùn non thay phấn mà thương má hồng
(Sau lũy tre làng. Tr. 22)
Một số lỗi
kỹ thuật cần tránh trong tập.
Do
tác giả là nhà thơ Hội viên Hội VHNT tỉnh, chuyên thơ, nên cần tránh một số lỗi
không được phép xảy ra trong thơ nghệ thuật.
Tần
suất hình ảnh Mẹ khá cao, tập thơ tới trăm năm sáu bài nên khó tránh khỏi trùng
lặp hình ảnh, tứ thơ. Nhưng trùng lặp cả câu thơ thì… “mình đạo văn của chính
mình”:
Quê
nghèo một mái nhà tranh
Mưa
thau hứng nước, nắng thành sao đêm
(Hai
câu thơ này lặp lại ở hai bài “Đói no” (Tr. 61) và “Đói no nhớ mẹ” (Tr. 105).
Một
số câu lục bát mắc lỗi “phong yêu”. Có thể chấp nhận lỗi này đối với vần thông,
vần lân. Nhưng với vần chính thì không nên mắc, làm mất âm điệu của câu thơ. Ví
dụ câu:
Trời
cho một chút trang đài
Hay
đâu ghét đắng gét cay đọa đày.
(Kim Vân Kiều truyện. Tr. 217)
Đọc
lên thấy hai từ “cay” và “đày” làm hỏng âm điệu câu thơ, mất hay.
Lỗi
bố trí thanh không cân đối làm câu thơ thành “khổ độc” (khó đọc) cũng nên
tránh. Ví dụ quá nhiều thanh trắc liền nhau trong một câu thơ như:
Anh
chồng giã đám bạn say
Chị
vợ tóc đỏ bài tây nói cười
(Hai thước phận đời. Tr. 32)
À
ơi lòng mẹ thảo thơm
Chỗ
ướt mẹ ở ổ rơm con nằm
(À ơi tiếng mẹ. Tr. 117)
Mẹ
Đốp vác bụng mà kinh
Cất
lên tiếng mõ quan rình cửa quan
(Ánh mắt ấy. Tr. 127)
Mẹ
Đốp chẳng trải chiếu chùa
Tiếng
kinh tiếng kệ lạc mùa về đâu?
(Thị Màu nhà quê. Tr. 128)
Khi
từ thứ hai câu lục muốn dùng thanh trắc thì phải viết dưới dạng tiểu đối. Tức
câu lục chia đôi, hai vế đối nhau. Câu lục dùng từ thứ hai thanh trắc mà không
chuyển thành tiểu đối là không đạt. Làm thơ nghệ thuật quyết không để mắc lỗi
này. Ví dụ:
Giọt
lệ rơi, đắng nỗi lòng
Trông
về quê cũ anh mong từng ngày
(Mẹ đã sinh anh. Tr. 58)
(Câu
lục không đạt đối cả thanh và ý.)
Các
lỗi tương tự tôi bắt gặp nhan nhản ở thơ của nhiều nhà thơ khoác áo Nhà văn Việt
Nam. May thay, ở tập “Về với ruộng đồng” của nữ thi sĩ Nguyễn Thị Lan – Nguyễn
Quỳnh rất ít xảy ra. Tôi cố tình nhặt lỗi để Nguyễn Quỳnh bực mình mà nhớ,
không bao giờ mắc lại. Là tôi yêu thơ lục bát của Quýnh và yêu nữ sĩ đấy thôi…
Xin
trích ngẫu nhiên một vài bài trong tập bạn đọc thưởng lãm.
VỀ CỔ CHÂU
Trời
xanh mây trắng nắng vàng
Cổ
Châu Diêm Ứng mơ màng tiếng ve
Cụ
già vấn xếp áo the
Khăn
chàm gậy trúc cùng về cầu kinh
Bước
chân quá nửa gian trình
Gặp
ngay tiếng mõ vô tình đánh rơi
Lượm
lên có đủ mấy lời
Câu
cầu kinh Phật ở nơi cửa thiền
Hương
trầm khói tỏa về thiên
Mười
phần an lạc nơi miền quê xa
Tịnh
tâm ở tại lòng ta
Sân
si buông bỏ nhẹ đà bước chân
Nắng
như giọt ngọc trong ngần
Hòa
vào tháp cổ chuông ngân chốn chùa.
Chùa Dâu Thuận Thành, 8-2-2019
VỊ TẾT CHỢ QUÊ
Tôi
về phiên chợ cuối năm
Bao
nhiêu là thứ đợi nằm bán mua
Rau
hành mắm muối cà chua
Mùi
thơm vị Tết gió lùa hương cau
Tình
quê dây bí giàn bầu
Thương
nhau quên cả nỗi đau năm dài
Hồn
nhiên đứa trẻ nhà ai
Theo
bà vận áo trúc mai đợi chờ
Ông
đồ ngồi bán câu thơ
Bút
nghiên nét mực từng tờ đêm đêm
Chợ
tan nắng ngả bên thềm
Tôi
mua được chút êm đềm trong ai.
15-1-2021
VỀ VỚI RUỘNG ĐỒNG
Sinh
ra từ cuối cánh đồng
Cầy
bừa chửa biết, cấy trồng lơ mơ
Bước
chân ra phố ngẩn ngơ
Dòng
người lạ lẫm tình vờ mượn vay
Thương
mùa nắng gió heo may
Câu
thơ mẹ hát nhớ ngày nằm nôi
Phố
phường tấp nập dòng trôi
Ta
như đứa trẻ mồ côi giữa đường
Về
thôi tìm bến sông thương
Trầm
mình gột rửa bụi sương tháng ngày
Hồn
quê chuếnh choáng men say
Xòe
bàn tay nắm thơm vầy bùn non!
7-5-2019
MẸ LÀ MỘT GÓC CHÂN QUÊ
Bốn
mùa cỏ rả, rạ rơm
Mẹ
tôi mong đủ bát cơm vuông tròn
Dáng
gầy cánh vạc đầu non
Chân
trần xéo nắng dọc mòn bờ kênh
Cánh
diều ngược gió lênh đênh
Cũng
ngang đời mẹ thác ghềnh vượt qua
Đụn
rơm tích lợp mái nhà
Sáu
con một nội vào ra nằm ngồi
Tháng
năm cứ mãi lần hồi
Bây
giờ no đủ mẹ tôi đâu còn.
16-9-2019.
LẠC
Tháng
năm ôm cái lặng thầm
Chiều
hoang hoải nắng cứ chầm chậm trôi
Một
mình tôi với mình tôi
Một
trong nỗi nhớ một vời vợi xa
Một
hoàng hôn, bóng xế tà
Một
cô đơn với một ta đi về
Một
bườn cải, góc chân đê
Một
con đò với câu thề lạc nhau
Bút
nghiên vắng bóng thi hào (1)
Một
con bướm trắng sau rào ngẩn ngơ!
6-1-2020
…………..
(1)
Nhà thơ Nguyễn
Bính và bài thơ Người hàng xóm.
RƯỢU TÌNH
Tháng
năm lặng lẽ không lời
Có
trong khao khát có vời vợi mong
Chuỗi
tình đêm trải ra hong
Ngấn
trong sương lạnh để lòng bơ vơ
Đường
nào đến với câu thơ
Lỗi
vào cổ tích mộng mơ một thời
Thế
gian ở giữa miệng đời
Mấy
ai hiểu được những lời chua cay
Rượu
tình chửa uống đã say
Người
mang rượu phạt rót đầy hồn em!
13-8-2020
Cảm
ơn nhà thơ Nguyễn Quỳnh tặng sách quý. Trân trọng giới thiệu bạn đọc tìm đọc.
……………..
Chú thích:
*
Nhà văn Hồng Diệu là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Nhà báo Việt
Nam, nguyên Trưởng ban Lý luận Phê bình Tạp chí Văn nghệ Quân đội, nguyên Phó
chủ tịch hội đồng văn học dịch Hội Nhà văn Việt Nam, nguyên ủy viên Hội đồng
xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.
Ông có nhiều tác phẩm và nhiều giải thưởng trong đó có Giải thưởng Nhà nước về
Văn học nghệ thuật…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét