(Ghi
nhanh mấy ý kiến của bạn đọc về Giải thưởng của tỉnh ta. Lý do tế nhị, xin
không nêu tên người phát biểu)
Cứ mỗi lần kỳ giải thưởng vận hành là dư luận lại xôn xao bàn tán. Điều đó chứng tỏ người ta vẫn còn quan tâm nhiều đến giải thưởng. Người được giải thì sung sướng, có ông bà còn “vênh cả mặt”. Kẻ không lọt vào khung giải thì ấm ức, cho là tác phẩm của mình xứng đáng lại không được giải, tác phẩm dở ẹt lại được, rồi kiến nghị, phát đơn kiện…
Nhưng
giải đã trao rồi, thời gian qua đi, dư luận cũng dịu dần. Người ta quên phứt
cái giải thưởng, cứ như tác phẩm được giải chưa từng có mặt trên đời. Trừ tác
giả, còn mấy ai nhớ được tên tác phẩm được giải, bài thơ nào, truyện nào hay…
Người không được giải bực bõ đã đành, người được giải, thậm
chí là giải cao và nhiều giải cũng tâm tư không thỏa mãn.
- Có
người gửi hai tác phẩm dự giải. Tác phẩm được nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu phê
bình ca ngợi hết lời, là tác phẩm tâm đắc nhất của tác giả thì lại bị loại. Tác
phẩm tác giả gửi cho có phong trào thì lại giải cao. Cái mình tâm đắc thì người
ta lại không tâm đắc, và ngược lại.
- Có
người chiếm hai giải, nhưng chỉ được nhận tiền một giải. Ừ thì tỉnh nghèo, chấp
nhận. Nhưng giải còn lại không được tiền mà cũng không cho tác giả cái bằng chứng
nhận nữa thì thật là hẹp hòi… Nhớ trước đây, giải thứ hai không được tiền,
nhưng vẫn được cấp bằng chứng nhận. Ôi! Tỉnh mình phát triển theo hướng “Củ mài
ăn xuống”?
- Có người gửi tập thơ mà các bài trong đó đều đã được đăng
báo Văn Nghệ, Văn nghệ Quân đội… lại bị loại khỏi giải. Tác phẩm bình bình chả
ai biết thì lại trúng giải. Vụ việc làm tác giả phải băn khoăn: Chả hiểu Ban
giám khảo chấm tác phẩm hay là chấm người, chấm cái “áo khoác” của tác giả?
- Có tập thơ bị loại ngay từ “vòng để xe” mặc dù tất cả các
bài đó đã được đăng báo, tuyển in trong nhiều tuyển thơ cấp quốc gia. Bạn đọc từng
chọn ra năm chục câu thơ hay đưa lên mạng. Tập được giải thì dở như “cứt”, bạn
đọc cũng từng chỉ ra năm chục câu “chưa sạch nước cản” mà bất cứ ai võ vẽ biết
làm thơ cũng phải thừa nhận.
- Dở nhưng người ta có vốn, có chi. Ông có không mà ấm ức? Bà
nhà văn nổi tiếng với tiểu thuyết “Dòng xoáy” chưa từng được một cái giải…
“rút” nào có lần nói rằng bà chất vấn một vị trong Ban sơ khảo, vị này thẳng thắn
bảo rằng con A nó được giải vì nó có chi, còn em có không?
- Thì đấy! Một vị trong Ban sơ khảo rỉ tai ông M là đã xếp tác
phẩm của ông loại B. Ông nhà thơ được giao viết nhận xét các tác phẩm dự giải ở
Ban trung khảo cũng xác nhận nhất trí với giải B của ông M. Vậy mà khi công bố
giải thì ông M tuột xuống giải C làm chính vị trong Ban sơ khảo tròn mắt ngạc
nhiên. Lại nảy nòi ra một ông có chức sắc ăn giải B. Đơn từ kiện tụng lên tận
trung ương. Kết cục thì tỉnh phải ra quyết định thu hồi giải B ăn gian của ông
chức sắc.
- Ôi dào, các kỳ trước đều do nội bộ chấm giải. Các vị trong
Ban giám khảo, các vị chức sắc chiếm toàn giải cao. Nhà thơ Trương Xương trước
khi chết còn nhờ nhà thơ Phạm Ngọc Khảnh ghi lại tâm tư phản đối việc vị Phó chủ
tịch kiêm Tổng biên tập Văn Nhân, kiêm trưởng bộ môn thơ quyết loại tập của
Trương Xương, cướp bằng được giải nhất (Bài đăng trên trang blog TMG)…
- Bài cảm nhận phê bình tập thơ của Trương Xương do ông Trần Mỹ
Giống viết theo đề nghị của tác giả, gửi Văn Nhân, bị ông TBT loại không dùng với
lý do “Ông Trương Xương đang phản đối việc xếp giải, đăng bài của ông bình thơ
ông ấy khác gì đổ thêm dầu vào lửa”. Sau khi Trương Xương mất, ông TBT vẫn kiên
quyết không đăng. Bài viết chỉ bình tập thơ chứ có nói gì động đến giải cũng
như ông TBT đâu. May thay, có người trong Ban biên tập Tạp chí Văn nghệ Ninh
Bình biết chuyện đã chủ động xin đăng bài của ông Trần Mỹ Giống đúng dịp Tết.
- Cao trào gay cấn giải thưởng là cuộc tranh luận trên 13 số
báo Văn Nghệ Trẻ năm 2007 mà trên trang blog TMG có bài tường thuật khá chi tiết
và khách quan. Có Ban sơ khảo đã móc ngoặc với nhau ăn chia giải. Giải A lên
trung khảo bị nhiều đơn từ kiện tụng buộc Ban lãnh đạo Hội phải nhờ ba nhà
nghiên cứu thẩm định tham khảo. Kết quả tác phẩm A bị xuống C. Ban sơ khảo và
tác giả điên cuồng phản đối ban trung khảo, quyết bảo vệ quan điểm. Cuối cùng
thì người ta nhân nhượng nhau nâng lên giải B, không có giải A. Dư luận vẫn
không hạ nhiệt trước kết quả giải B cho tác phẩm đạo văn này. Bài viết của bạn
đọc Trần Ngọc Minh chứng minh rõ ràng, chi tiết tác phẩm đoạt giải B này đạo cốt
truyện, chép văn tác phẩm của một tác giả khác cùng Hội. Kết cục thì cái kim bọc
giẻ lâu ngày cũng lòi ra: Tác giả đoạt giải B không có giải A ấy bị đuổi khỏi hội
vì tội giả danh nhà báo trung ương, tổ chức đi “trấn lột”…
- Thì tự chấm giải nó như thế, nên hai kỳ vừa rồi mới thuê
trung ương chấm. Ừ thì ai chấm cũng chả hoàn hảo được. Ngay cả các giải trung
ương cũng nhiều chuyện ồn ã đấy thôi. Gần đây nhất là giải cao của báo Văn nghệ
trao cho bài thơ “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” bị đông đảo bạn đọc sôi sục phản đối. Giám
khảo nào mà có đủ kiến thức toàn diện, lĩnh vực nào cũng giỏi? Cũng không loại
trừ các bố dự giải tìm mọi cách tác động, thậm chí là hối lộ mua chuộc. Nhưng
rõ ràng hai giải gần đây không còn hiện tượng kiện tụng, chiến đấu một mất một
còn, dư luận quyết liệt, phanh phui tiêu cực lớn như trước. Có thể coi là ổn
các cụ ạ.
- Giải của mình bèo bọt, rất bèo bọt so với các tỉnh bạn.
Nhưng người ta vẫn còn quan tâm là đáng mừng. Chẳng có giải nào hoàn hảo được
đâu. Ổn được như hai kỳ giải vừa qua là tốt rồi. Nên ghi nhận! Kết thúc các cụ
nhé!
TMG lược ghi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét