Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2021

BÌNH BÀI THƠ “ÁNH TRĂNG” (Sách giáo khoa Văn học lớp 9 tập II ) / Lê Văn Hy

 

       



        Ánh trăng, là một trong những bài thơ hay của Nguyễn Duy. Tôi nói “là một” vì Nguyễn Duy là Nhà thơ tương đối nổi tiếng. Tôi đã đọc tập thơ Nguyễn Duy, trao đổi với bạn bè yêu thơ  đều có một cảm nhận, thơ anh có nhiều bài hay, không phải vì chất thơ tình, mà là chất thơ chiến đấu, rất có góc cạnh gây cảm hứng cho người đọc. Ánh Trăng là bài thơ tức cảnh sinh tình, lấy cảnh để nói tâm trạng, ở đây là nhân tình thế thái.

        Từ xưa, trăng vẫn là đề tài của các Nhà thơ, Lý Bạch, Trương Kế (đơi nhà Đường ở Trung Quốc), Bác Hồ và nhiều nhà thơ Việt Nam cũng có nhiều thơ  tả về trăng.

        Với thể thơ ngũ ngôn, bài Ánh Trăng có 24 câu, * câu đầu nói về trăng đối với người, nó đã in đậm trong mỗi độ tuổi, mỗi môi trường sống, nó đi suốt thời gian, đi suốt không gian:

        Hồi nhỏ sống với đồng

        Với sông rồi với bể

        Hồi chiến tranh ở rừng

        Vầng trăng thành tri kỷ

        Người bạn TRĂNG thật mộc mạc, hôn nhiên vô tư, tình nghĩa tưởng như không khi nào quên được:

        Trần trụi với thiên nhiên

        Hồn nhiên như cây cỏ

        Ngỡ không bao giờ quên

        Cái vầng trăng tình nghĩa

        Đúng là trăng vô tư, trăng tình nghĩa, khi buồn khi vui ta thường ngắm trăng:

        Trăng tà chiếc quạ kêu sương

        Lửa chài cây bến buồn vương giấc hồ

                                            (Trương Kế)

        Buồn tình ngồi ngắm trăng suông

        Chẳng ai thương lấy thì thương lấy mình

                                         (Nguyễn Thị Đạo Tĩnh)

        Trăng tình tứ trăng hiền hòa, trăng tình nghĩa như vậy mà cũng có lúc người ta quên đi, xem trăng như người dưng qua đường. Đó là ý của 8 câu ở đoạn cuối của bài thơ. Khi người ta từ những miền quê, những rừng những biển  vè sống ở thành phố ồn ào, những nhà cao tầng cửa kính cửa chớp, đêm đêm đầy ắp ánh điện. Ở môi trường đó dù muốn hay không thì người ta cũng ít nhớ đến trăng. Phải đến khi ánh sáng của đèn điện vụt tắt, trong cái tối om của căn phòng kín, người ta phải buộc tìm về ánh sáng thiên nhiên, ánh sáng trăng.

        Thình lình đèn điện tắt

        Phòng buyn đinh tối om

        Vội bật tung cửa sổ

        Đột ngột vầng trăng tròn

        Sự xuất hiện đến ngỡ ngàng của trăng, làm người ta lại nhớ  về những đêm trăng ở đồng ở bể ở rừng  khi hòa bình cũng như thời chiến. Những kỷ niệm dồn nén từ lâu nay bừng lên làm lòng người  rung động.

        Ngửa mặt lên nhìn mặt

        Có cái gì rưng rưng

        Gặp trăng như gặp lại người tri kỷ. Nó vẫn sáng, vẫn tròn vào giữa tuần  như tình xưa luôn giữ mãi. Trăng vẫn cứ vô tư  không kể người bạn cũ đã quên mình hay còn nhớ:

        Kể chi người vô tình

        Ánh trăng im phăng phắc

        Chính sự vô tư của thiên nhiên làm người ta phải suy ngẫm, phải tự biết chính mình:

        Đủ cho ta giật mình

        Cuối cùng ở  Ánh Trăng, tác giả khuyên người ta không quên quá khứ. Cao hơn nữa là không phụ bạc quên ơn, sống chung thủy trước sau ./.

Lê Văn Hy

Nam Định

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét