Thứ Năm, 25 tháng 7, 2024

"ĐAU ĐẾN LƠ NGƠ" CÙNG NGUYỄN ĐỨC HẠNH / Đặng Xuân Xuyến

 


       Đọc bài thơ "Thái Nguyên Ngày Mưa Vỡ" của nhà thơ, nhà giáo Nguyễn Đức Hạnh, bên cạnh những câu thơ lạ về tứ, mới về ngôn từ và độc, lạ, đẹp về thi ảnh khiến người đọc thích thú: "Tôi về cắn giọt em vừa qua phố / Mưa ngàn năm nhuộm trắng mái đầu", "Dốc Nhà Bò, núi Cô Kê, quán Ba Trăm lay mòn sách cũ / Bao người đẹp thành bà cụ đi bộ toàn vấp gió", "Người tôi yêu thành giọt mưa vỡ / Lăn trăm năm trong một tiếng thở dài …"... thì 2 câu thơ: "Cầu Gia Bảy nứt vì bom Mĩ / Vá víu rồi còn đau đến lơ ngơ" được tác giả sắp xếp câu chữ như viết rất chân chất tự nhiên lại làm người đọc phải chùng lòng bởi sự ám ảnh:

 

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2024

THÁI ĐỘ CHUNG CỦA XÃ HỘI VỀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH / Vũ Thị Hương Mai

 


 

Sự phát triển của xã hội hiện đại mang lại quan niệm và nội dung mới cho hệ thống giá trị truyền thống, nhiều quan niệm cổ hủ không hợp lý bị đả kích mạnh mẽ, thậm chí bị đào thải. Tình cảm, tình yêu, giới tính và hôn nhân là các lĩnh vực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ hơn cả, quan niệm giá trị mới đang trong quá trình đổi mới và hình thành một cách nhanh chóng. Trong quá trình thay đổi quan niệm diễn ra hết sức quyết liệt này, dùng quan niệm giá trị gì để giáo dục con cái, nhất là con gái là vấn đề khiến các bậc phụ huynh gặp nhiều mắc mớ. Một mặt, chúng ta không còn giáo lý và nguyên tắc sẵn có do đời trước lưu truyền lại để noi theo, mặt khác, quan niệm mới đang không ngừng tiếp tục đổi mới và hình thành, chưa có một hệ thống và quan niệm rõ ràng, nhưng cái quan trọng nhất có lẽ là sự bối rối và nghi ngờ của bố mẹ trước các quan niệm giá trị, rút cuộc xã hội tương lai sẽ là một xã hội như thế nào, mọi người phải tuân thủ chuẩn mực hành vi gì, đó còn là một ẩn số. Và ngày nay, có lẽ cả bố mẹ cũng đang chơi vơi trong vòng xoáy của quan niệm mới: có cần phải chung thủy với hôn nhân của mình không, có cần giữ gìn trinh tiết không, có nên nghi ngờ sự tồn tại của tình yêu chân chính không… Tất cả những cái đó chả dễ gì mà suy xét cho rành mạch, càng không dễ gì mà giải thích cho rõ ràng. Nhưng chúng ta có nguyên tắc cơ bản để tuân thủ, có quan niệm đạo đức cơ bản để làm cơ sở lựa chọn. Chúng ta không thể và cũng không nên để con cái lớn lên trong sự hỗn độn, không thể để cho chúng thiếu một cái khung quan niệm giá trị cơ bản và rõ ràng để tuân thủ… Để rồi phải tiêu tốn thời gian và tình cảm quý báu và những thứ quý giá nhất của cuộc đời con trẻ trong sự tự mò mẫm trên đường đời, đó là sự thiếu trách nhiệm của người làm cha mẹ.

SỢI TÌNH 1 - 2 (Thơ Lục Bát 2024) / Lê Kim Thượng

 


 

1.

 

Tơ tình mình cột với nhau

Sợi thương, sợi nhớ, sợi sầu… lắng sâu

Nắng mai lấp lánh mắt nâu

Thương sao cái thuở ban đầu… chút chăm

Vẫn là đôi mắt Lá Răm

Long lanh bóng nước, trăng rằm chênh chao

Áo Bà Ba thắm lụa đào

Dịu dàng ánh mắt, ngọt ngào bờ môi…

Bên nhau chiều xuống bồi hồi

Bên em thề thốt một đời thương em

Ru tôi bằng cánh môi mềm

Mối tình thơ trẻ êm đềm, bình an

Bên nhau, đêm ngắn vội vàng

Lời tình chưa dứt vội tàn năm canh…

Em đi, thôi thế cũng đành

Quay lưng là đã bỏ anh … thật rồi!

Tiễn em, lòng dạ rối bời

Miền xa, quê vắng, góc trời bão giông

Em qua sông rộng, đò đông

Mang theo con Sáo sổ lồng… bâng khuâng…

 

Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2024

NHÀ NGHIÊN CỨU & PHÊ BÌNH VĂN HỌC THÁI DOÃN HIỂU - NGƯỜI TÁI SINH THƠ TÔI / Đồng Thị Chúc

 



         Với nhà nghiên cứu văn học Thái Doãn Hiểu tôi coi như người Anh của mình. Trong bài này được nhà nghiên cứu cho phép, tôi xin dùng đại từ “Anh” để viết những gì tôi biết về Anh.

NHỮNG THẮC MẮC THƯỜNG GẶP VỀ CUNG TỬ - TỨC / Đặng Xuân Xuyến

 



(Trích từ TỬ VI VẤN ĐÁP của Đặng Xuân Xuyên ; Nhà xuất bản Thanh Hóa 2009)

 

THƠ XƯỚNG HỌA ĐL THÁNG 6-7/2024 / TRẦN KIỀU AM (3 bài gửi 19/7-2024)

 


 


 

         1.  BẾN TRẦN GIAN

(Họa bài Ghé Bến Trần Gian của Vũ Hoàng Chương 1915-1976)

 

Ghé bến trần gian một cuộc chơi,

Làm người danh tiếng tránh buông lơi.

Ân cần chau chuốt nên lời đẹp,

Lịch lãm chỉn chu dẫu bát vơi.

Thế sự lầm than đừng đắm mộng,

Nhân tình đen bạc chớ quên đời.

Mơ màng khói thuốc, say men đắng

Cao Rộng mong gì lộng ý khơi...

                           23/6-2024

                       Trần Kiều Am

 

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2024

CHO – TRẢ (Thơ Đường Luật 2024) / Lê Kim Thượng

 



 

                 CHO

 

Cho tình tuổi nhỏ lúc hai mươi

Cho thuở ban đầu nắng thắm tươi

Cho gió hôn môi đào chẳng nói

Cho mưa đọng mắt biếc hay cười

Cho thung lũng trắng vùi hương nhớ

Cho núi đôi hồng vướng tóc rơi

Cho bóng hình xưa chìm dĩ vãng

Cho lưu luyến mãi ở quê người

 

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2024

THƠ BÁT CÚ THÁNG 6/2024 / TRẦN KIỀU AM (8 bài)

 




Gửi ngày 10/7-2024:

 

             A.  THẾ SỰ (5 bài)

 

         1 -  LUẬT ĐỜI

 

Nhân quả từ xưa vốn luật đời,

Làm người tử tế chớ buông xuôi.

Góp công thiện nguyện luôn bền bỉ,

Giúp kẻ thiệt thua chớ đãi bôi.

Vơ vét của tham phường hống hách,

Tranh giành bổng lộc lũ tôi đòi.

Sân si buông bỏ lòng thanh thản,

Nhân quả trả vay ấy luật đời.

         1/6-2024

 

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2024

XANH RÊU 1 – 2 (Thơ Lục Bát 2024) / Lê Kim Thượng

 

       


  

1.

 

“Nhớ Quê”… nhớ nhất bóng hình

Cây Đa rợp bóng, mái Đình xanh rêu

“Nhớ Quê”… biết mấy mùa yêu

Cổng làng, giếng nước, cánh diều nghiêng chao…

Nắng sông óng ánh lụa đào

Ngàn dâu lá biếc, xanh xao góc trời

Bến sông, nước chảy bồi hồi

Sóng xô nhịp phách, ru hời thinh không

Sông quê nước chảy xuôi dòng

Chuồn chuồn rợp nắng, cánh đồng làng ta

Thoảng hương Cỏ Mật, Cỏ Gà

Trôi theo dòng nước, cánh hoa bềnh bồng…

Lúa về đòn gánh oằn cong

Tiếng kêu “kĩu… kịt”, tiếng đồng reo vang

Muộn chiều, cánh gió lang thang

Mùi hoa Sen nở, ao làng hương say

Tóc mây… dài lắm sợi mây

Em ngồi gội tóc cuối ngày tịch liêu

Mẹ về quảy gánh liêu xiêu

Đường xa, đồng vắng… đò chiều sang sông…

 

Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2024

10 BÀI THƠ NGŨ NGÔN TỨ TUYỆT CỦA TRẦN KIỀU AM

 





 Gửi ngày 6/7-2024

 

1.   CUỘC TRĂM NĂM

 

Thế thái bao lừa mị,

Nhân tình lắm oái oăm.

Giận hờn lời thắt buộc,

Để lỡ cuộc trăm năm...