Thứ Năm, 2 tháng 5, 2024

VƯƠNG VẤN BÓNG GIAI NHÂN / Phạm Đức Nhì

 

 


           (Tặng người phụ nữ tôi yêu)

 

Anh đã thấy một số bậc tu hành

trói gô “kẻ xa lạ” (1)

treo lên thập tự giá

đóng đinh cho đến chết

(những truyền thống đạo đức, lễ giáo

những lợi, những danh…)

để giành lại tự do

trong mỗi suy nghĩ

mỗi hơi thở

mỗi lời nói

mỗi cử động

 

Họ hành thiền

sống tự tại an nhiên

từng bước

thoát khỏi

vòng luân hồi sinh tử

 

Riêng anh

đã nhận diện được “kẻ xa lạ”

đặt nó lên thập tự giá

nhưng vẫn chưa nỡ đóng đinh

 

Dẫu đường dẫn đến

cõi tự tại an nhiên

có dài thêm mấy năm

hết cả cuộc đời này

hay thêm vài kiếp nữa

anh vẫn cam lòng chờ

Để tròn duyên tròn nợ

với tình em

 

PHẠM ĐỨC NHÌ

……………

(1) Kẻ Xa Lạ (Albert Camus)

 

4 nhận xét:

  1. Phạm Đức Nhìlúc 05:51 3 tháng 5, 2024

    Để bạn đọc thông cảm với tâm tình của nhân vật chính trong bài thơ, xin mạo muội chia sẻ chút ít trải nghiệm về Đạo:


    Để được gọi là ĐẠT ĐẠO phải qua mấy bước sau:

    1/ LÝ: “THẤY” được LÝ đạo / có thể gọi là NGỘ đạo.

    2/ SỰ: HÀNH ĐẠO / Thấy được trong cách suy nghĩ và hành xử của mình điểm nào hợp với LÝ đạo, điểm nào không.

    3/ LÝ SỰ DUNG THÔNG: Suy nghĩ và hành xử của mình hợp với LÝ đạo.

    4/ SỰ SỰ VÔ NGẠI: Bất cứ suy nghĩ và hành xử nào của mình, trong mọi tình huống (không phải đắn đo, cân nhắc) cũng đều hợp với Lý đạo.


    Tác giả mới bước được 2 bước đầu tiên.

    "Thấy" được nhưng NHIỀU LÚC vẫn bị cám dỗ.


    Trả lờiXóa
  2. Thơ viết về tình yêu,tình chồng vợ...nên chăng dùng tình đời mà phán sử cho gần gũi với người đọc dễ hiểu dễ cảm.Học nhiều nên tránh ngộ chữ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phạm Đức Nhìlúc 08:56 7 tháng 5, 2024

      Sẽ trả lời người Nặc Danh

      Xóa


    2. Thưa Người Nặc Danh,

      Dưới bài thơ Vương Vấn Bóng Giai Nhân của tôi Người có một bình luận như sau:

      Thơ viết về tình yêu, tình chồng vợ...nên chăng dùng tình đời mà phán sử cho gần gũi với người đọc dễ hiểu dễ cảm. Học nhiều nên tránh ngộ chữ.

      Và đây là trả lời của tôi:

      Thi sĩ, qua những “hoàn cảnh sống” của cuộc đời mình sẽ có nhiều trải nghiệm riêng tư – trong đó có trải nghiệm về “tình yêu, tình chồng vợ”. Cảnh đời khác nhau nên trải nghiệm cũng khác nhau. Và khi cao hứng cầm bút làm thơ, Cung Bậc Của “Tình Yêu, Tình Chồng Vợ” cũng khác nhau.

      Bài thơ của tôi cũng chỉ là một thứ “tình đời”, nhưng có lẽ là thứ tình đời hơi lạ. Sau khi được một Thiền Sư khai mở tôi đã bỏ được hết Hận Thù, lòng tham ái dục đã rơi rụng gần hết, chỉ còn một chữ Tình trong tình chồng vợ.

      Muốn đi đến chỗ an nhiên tự tại nhưng bị chữ Tình níu kéo. Như vậy, trong bài thơ của tôi chữ Tình đã chiến thắng. Thế thôi.

      Xóa