-Vì
sao nhà thơ Trần Mạnh Hảo dùng tia chớp đề làm hình ảnh đại diện cho đất nước?
Theo tôi có lẽ bởi vì tia chớp có vẻ đẹp hùng vĩ nhất , bởi vì tia chớp có năng lương rất lớn, và bởi
vì tia chớp có đường đi sáng rực và ngoằn ngoèo. Dùng hình ảnh tia chớp làm đại
diện cho đất nước, Trần Manh Hảo muốn tôn vinh đất nước, muốn hóa hình đất nước
vào hiện tượng thiên nhiên kỳ vỹ, để người
đọc thấy đất nước qua 5 giác quan và qua tâm linh của mình.
2- Tập trường thi của Trần Mạnh Hảo có chủ
đề chung là
“Đất
Nước Hình Tia Chớp”, trong đó có 9 tiêu đề riêng, mỗi tiêu đề dùng một cụm từ
khác nhau. Trong 9 cụm từ đó thì 5 cụm từ có chữ mẹ và 4 cụm từ không có chữ mẹ.
Thế nhưng mở đầu các đoạn thơ có tiêu đề không có chữ mẹ đó, nhà thơ đều có nhắc
đến mẹ. Như thế ta có thể hiểu được, với
trường thi “Đất Nước Hình Tia Chớp”, nhà thơ Trần Mạnh Hảo viết về mẹ
mình hay mẹ mối người trong chúng ta là việc nhỏ, việc lớn trong trường thi nầy
là nhà thơ viết về người mẹ lớn hơn, đó là Mẹ của quê hương, hay nói chính xác
hơn là Mẹ Việt Nam.
3-Bây giờ mời đi vào
chương một có tiêu đề: “Trong Nhà Có Mẹ”
Đoạn
thơ nầy Trần Mạnh Hảo viết về sự gian nan của mẹ khi sinh ra và nuôi mình lớn
khôn. Tất nhiên để nuôi con lớn khôn, mẹ phải chịu nhọc nhằn, mẹ phải mò cua bắt
ốc thì mẹ mới được đưa vào thơ là lẽ tự nhiên . Không mấy thi sĩ nào đưa người
mẹ giàu sang phú quý vào thơ cả. Thế nhưng khác với nhiều tác giả, nhà thơ Trần
Mạnh Hảo hóa hình đất nước như tia chớp vào dáng dấp tiều tụy. gầy còm của mẹ
mình một cách quá ư là tự nhiên:
Khi
mẹ nuôi con đất nước cong hình cái cày
Đất
nước mãi là hình chữ S
Đất
nước kẽo kà kẽo kẹt
Đất
nước là mẹ đây
Vậy
theo thơ thì mẹ, nhỏ là cái cày, là sợi dây coi nôi, nhưng mẹ lớn lao, chính là đất nước Việt Nạm.
Từ đó ta suy ra mẹ đối với Trần Mạnh Hảo cũng mang hình tia chớp trên bầu trời
quê hương yêu dấu.
4- Bây giờ mời đi vào
chương hai có tiêu đề “Khúc Đàn Bầu”:
Biển
sinh ra đã bạc đầu
Mẹ
ru một khúc đàn bầu cho con
Một
dây một trái đất tròn
Mỗi
hồn núi ngỡ một hòn vọng phu
Bây
giờ nhà thơ Trần Mạnh Hảo lại biến hóa tiếng hát ru con của mẹ thành tiếng đàn
bầu, lồng chiếc đàn bầu trong sự vĩ đại
của sông núi và trong hình tượng hòn vọng phu chơ vơ trên vách đá. Bằng 4 câu thơ, Trần Mạnh Hảo đã đưa mẹ trong
nhạc, mẹ trong ca dao, mẹ trong văn hóa dân gian và mẹ trong huyền thoại vào
thơ, khiến cho không mấy ai đọc thơ mà không nhớ đến tình mẹ bao la, không se lòng với “Biển sinh
ra đã bạc đầu” như tóc mẹ.
5- Bây giờ xin đi vào
chương ba với tiêu đề “Mẹ Cho Con Trái
Thị”:
“Trái
thị rớt bị bà già” trong chuyện dân gian Tấm Cám ngày xưa. Nay nhà thơ Trần Mạnh
Hảo đưa vào trường thi của mình dể làm hình ảnh của mẹ “Từ trong giọt lệ đi
ra/Gánh đau thương tưởng chẳng là đau thương”. Trái thị ngày xưa rơi vào tay bà
già, bà cất chớ bà không ăn. Trái thị ngày nay rơi vào tay Trần Mạnh Hảo, và
nhà thơ đã ăn trái thị, ăn để nhả ra những câu thơ tuyệt vời cho mẹ mình và cho
mẹ Việt Nam:
Trái
thị vàng mặt trăng con ăn
Cô
Tấm đó hay là mẹ đó
Trái
đất này hay trái đất ngày xưa?
…
Lịch sử trong trái thị
Lịch
sử chín mỗi ngày
Trái
thị con cầm trên tay
Có
giống trái đất nầy dài rộng?
Mẹ
ơi qua nghìn biến động
Mẹ
lại về trồng lúa trồng dâu
Đất
nước cúa con mang hồn dây bí dây bầu.
6- Xin mời đi vào chương bốn có tiêu đề
“Ngọn Lửa”:
Không
phải lên trời ăn cắp lửa
Không
phải xin hàng xóm xa gần
Bếp
tro trấu như tấm lòng lịch sử
Mẹ
truyền lịch sử mấy ngàn năm
Tiêu
đề là “Ngọn Lửa” không có chữ mẹ, nhưng đoạn trường thi nầy tác giả viết về mẹ
đẹp không khác gì tia chớp ngoằn ngoèo rực sáng chứa đầy năng lượng. Nhà
thơ viết; “Mẹ mặc áo xanh mẹ mặc áo
chàm/Đất nước bỗng mang dáng hình tia chớp”, hay nhà thơ viết: “Mẹ ơi, mẹ hãy
ngắm nhìn đất nước/ Sao giống vô cùng ngọn lửa con soi?”. Ngọn lửa con soi là
ai? Đó chính là mẹ. Với hai câu thơ nầy nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã đồng hóa đất
nước và mẹ mình là một.
7- Xin mời đi vào chương 5
có tiêu đề “Thương Nhau Cởi Áo Cho Nhau”.
Đọc
cái tiêu đê, tất nhiên ta biết ngay đoạn trường thi nầy nhà thơ viết cho tình
yêu. Em trong “Thương Nhau Cởi áo cho Nhau” thật đẹp, vừa nhu mì vừa dịu hiền,
mang hình ảnh của những mỹ nhân trong cổ tích Việt Nam: “Là khi chàng Tú Uyên mơ/Dáng
Kiều người đẹp bao giờ hiện ra”, “Là khi Từ Thức đi qua/Suốt hang động biết có
là yêu thượng”, “Là em con gái Hùng Vương/Sơn tình lường trước đoạn đường phải
qua”. Nhà thơ tả em đẹp với dáng hình của
người trong cổ tích, và rồi cái nết đánh chết không chừa, Trần Mạnh Hảo lồng em
trong khung kính của mẹ, nghĩa là cũng hóa thân em trong tia chớp hình đất nước
quê hương:
Biết
em từ thuở Hùng Vương
Lưng
ong thắt đáy như lưng nước mình
Dẫu
từng đi suốt chiến chinh
Mà
sao đất nước vẫn hình dáng em
…Chiếc
khăn hoa lý bay lên
Theo
hình đất nước nằm bên biển đầy
…Đất
nước mang hình vành khuyên
Khi
em mười tám cái duyên đậm đà
…Thương
nhau thì nhớ đừng quên
Về
xin phep mẹ mà lên qua cầu
Nước
mình cởi áo cho nhau
Thương
nhau thì đến bạc đầu còn thương.
Nhà
thơ Trần Mạnh Hảo đã ví tình anh và em, tình em và anh không khác chi tình
chúng ta với đất nước, cởi áo cho nhau và bạc đầu còn thương.
8- Bây giờ xin mời đi vào chương 6 có tiêu
đề “ Những Lời Ru Mẹ”
Tất
nhiên trong đoạn trưởng thi nầy nhà thơ Trần Mạnh Hảo ẩn dụ lời ru của đất nước
trong lời ru của mẹ. Mẹ chỉ sống trăm năm nhưng trong thơ lời ru của mẹ sống đến
ngàn năm:
Mẹ
ru một tiếng ầu ơ
Mà
nghìn năm đến bây giờ còn ngân
Trở
mình trên võng con lăn
Nghe
như trái đất nghiêng dần một bên
…Người
hy sinh tự ngàn xưa
Khi
nằm xuống đất vẫn mơ chuyện đời
Mẹ
ru người đã khuất rồi
Ngủ
say trong đất những lời tái sinh
9- Mời xem chương 7 có tiêu đề “Ngọn Gió Của
Mẹ”:
Trong
đoạn trường thi nầy, mẹ chính là nguồn cội của gió. Con “là gió tìm về vòm cây
mẹ/ Mẹ chính là nguồn cội gió khai sinh”, “Trong chiêm bao con biến thành ngọn
gió”, “Hơi thở cúa đôi ta nối nhau thành ngọn gió/ Trái tim ta gõ mãi của mong
chờ”. Như vậy ta thấy qua thơ, tác giả là ngọn gió đi phiêu lưu, ngọn gió của
cơn mơ, của ước vọng, ngọn gió của tình yêu, tất cả phát xuất từ mẹ và sẽ tìm
quay về với mẹ. Như vậy mẹ khác chi là quê hương, là đất nước, là tổ quốc, là
giống nòi tiềm tàng, di truyền trong dòng máu
của ta, mà dầu ta đi bốn phương trời, cũng không quên được một lời Mẹ Việt
Nam.
10- Mời xem chương 8 có
tiêu đề là “Thời Chúng Con Yêu Nhau”
Thời
chúng con yêu nhau trong trường thi nầy là thời chiến tranh ly loạn, khói lửa
và đạn bon tàn khốc. Thế nhưng tình yêu của họ là thứ tình yêu “cao hơn sự chết/Hơn
cả sự sông hai ta là sự sống giống nòi”. Nhà thơ ước vọng ngàn sau không có lại
cái thời yêu nhau trong gian khổ nữa:
Thời
anh yêu em ngàn sau rồi chẳng có
Hơn
chuyện cô Tấm kia, hơn cách trở Kim Kiều
Hàng
vạn người đi không trở về thành phố
Dãy
Trường Sơn sừng sững tạc phù điêu
Đoạn
trường thi nầy không thấy nói về mẹ nhưng đọc thơ, trong chúng ta ai cũng biết
lòng mẹ lúc nầy đau đớn biêt bao.
11- Mời xem chương thứ 9
có tiêu đề “Mẹ Sinh Nhiều Con Trai”;
Đây
là chương cuối của trường thi, như là kết luận làm sáng tỏ chủ ý của người cầm
bút, nhà thơ viết về mẹ Âu Cơ, viết về con cháu Lạc Hồng và khẳng định, và hứa
hẹn trung thành, hãnh diện về VIệt Nam,
tổ quốc mà “Mẹ đã tìm ra dãi đất mang hình
tia chớp/Chọn vùng tâm bão để sinh con”:
Mẹ
ơi, bất kỳ từ điểm nào trên trái đất
Ai
cũng thấy mẹ sinh nhiều con trai
Khi
đất nước VIệt Nam dáng hình tia chớp
Rạch
chân trời một lối đến tương lai
12- Kết Luận:
Trường
thi “Đất Nước Hình Tin Chớp” in trên gần 100 trang giấy, có đến ngàn câu thơ,
người viết bài nầy chỉ trích ra vài chục câu và viêt trên vài trang giấy thì chỉ
như phi ngựa xem hoa cũng chưa thật là đúng. Nhà thơ Trần Mạnh Hảo là bóng núi
trong nền văn học hiện nay, Châu Thạch viết về ông chỉ như là tên hầu trà đứng
vòng tay nói leo vào bàn nghị luận. Vậy sự sai trật chắc chắn là có, mong được
mọi người thứ lỗi.
Vói
tôi, trường thi “Đất Nước Hình Tia Chớp” của Trần Mạnh Hảo là một anh hùng ca.
Anh hùng ca bởi vì đó là một bản trường thi có đủ tính chất là một tác phẩm tự
sự có dung lượng lớn, bộc lô tính tịch cực, có chủ đề mang tính chất toàn dân tộc
Việt Nam.
Đọc
trường thi của Trần Mạnh Hảo, từng câu thơ hùng hồn, lời thơ gói trọn hình ảnh
bình dị của con người, của cuộc sống, nhưng lại chứa trong đó ý nghĩa cao vời của non sông, của đất nước, của niềm kiêu hảnh dân tộc. Tiếng thơ như tiếng gió bay qua
trùng dương, bay qua đại ngàn, bay trên sa mạc, trên sự thăng trầm của lịch sử,
sáng như tia chớp trên bầu trời. Mỗi câu thơ trong “Đất Nước Hình Tia Chớp” như
một xúc tu của hình tia chớp ấy tỏa sắc màu trên không gian.
Thật
tình tôi viết về thơ Trần Mạnh Hảo, cố lắm thì cũng chỉ như thằng mù tả voi mà
thôi. Thế nhưng tôi vẫn viết, vì đọc thơ Trần Mạnh Hảo, tôi thấy mình trẻ lại
như thời xa xưa còn cầm sung./.
Châu Thạch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét