Tác giả Vũ Bình Lục
MỚI RA KHỎI
TRẠI VĨNH BÌNH
Việc vua việc nước bận rộn đâu dám ngại khó nhọc,
Gió sớm hắt sương thấm ướt chinh bào.
Từ phía Nam sao Bắc Đẩu nhìn về cung khuyết nhà vua thấy
còn gần,
Nơi phương Bắc sông Ngân Hà vượt qua bao núi cao hiểm
trở.
Gió ù ù thổi, ngọn cờ nhà Hán phấp phới lướt dạt ngọn
cỏ,
Nghe tiếng ngựa rợ Hồ kêu khiến lòng rùng rợn, mà cung
đao đeo bên mình (họ) dường như phát tiếng kêu.
Nếu sớm biết đường đời nhiều gian nan nguy hiểm như thế,
Thì lúc còn trẻ tuổi đừng tự phụ cho rằng mình có thể
chịu đựng nổi những nỗi gian lao.
Dịch thơ:
Việc vua đâu quản khó khăn,
Chinh bào dường đã ướt đầm sương mai.
Trông Bắc Đẩu, ngoảnh nhớ ai,
Ngước sông Ngân, núi như dài cao hơn.
Tinh kỳ quân Hán bay vờn,
Ngựa Hồ lướt gió chập chờn cung đao.
Biết đường đời lắm gian lao,
Bình sinh chớ nói khó nào cũng qua!
(VŨ BÌNH LỤC dịch)
Theo sách ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ (ĐVSKTT), trại Vĩnh
Bình thuộc Ung châu, giáp với vùng Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn của nước ta.
Thực ra, trại Vĩnh Bình thuộc đất Quảng Tây, tức nước
NAM VIỆT của dân Bách Việt ta, thời Triệu Vũ Đế (Triệu Đà) dựng lên, trong đó
có tộc Lạc Việt nước Văn Lang, có nước Đại Việt ta thời nhà Trần. Nước Nam Việt
sau bị nhà Hán cướp mất.
Năm 40 SCN, Hai Bà Trưng khởi nghĩa, giành lại toàn bộ
đất đai nước Nam Việt, bao gồm Lưỡng Quảng và quần đảo Hải Nam thuộc Trung Quốc
ngày nay. Nhưng đến năm 43 SCN, nước Lĩnh Nam thời Hai Bà Trưng lại bị nhà Hán
cướp mất. Thời kỳ Bắc thuộc từ đó, kéo dài gần ngàn năm. Tuy nhiên, cũng không
hẳn lúc nào nước ta cũng hoàn toàn bị “Bắc thuộc”. Có khá nhiều cuộc khởi nghĩa
giành độc lập trong thời kỳ này. Ví như cuộc khởi nghĩa thành lập nước Vạn Xuân
của Lý Nam Đế chẳng hạn.
Vĩnh Bình là một trại lính kiêm trạm dịch dừng nghỉ của
các sứ đoàn nước ta thời Trần và của cả các sứ đoàn Đại Việt ở các thời kỳ
Nguyên, Minh, Thanh sau đó. Trên đường đi sứ, Nguyễn Trung Ngạn cũng đã từng
ghé dừng nghỉ ở đây.
Mở đầu bài thơ, thi nhân đã viết:
Việc vua việc nước bận rộn đâu dám ngại khó nhọc,
Gió sớm hắt sương thấm ướt chinh bào.
Hai câu đầu, tả khái quát về một chặng hành trình mới,
trên đường tiến lên phương Bắc. Từ trại Vĩnh Bình (Quảng Tây), ra đi vào lúc
sáng sớm, khi mà trời còn nhiều hơi sương, khiến cho áo “chinh bào cũng phải thấm
ướt”.
Vị Chánh sứ cưỡi ngựa, hay là đi kiệu? Không thấy mô tả
kỹ ở đây, như ở bài VŨ DOANH ĐỘNG chẳng hạn. Hoặc giả là tác giả bài thơ đã ví
việc đi sứ, như là một cuộc chiến, cho dù đó là một cuộc chiến ngoại giao? Dù
thế nào, hai câu đầu cũng cho thấy rõ địa điểm xuất phát, thời gian ra đi, và cả
cái không gian cùng cảnh ngộ của người ra đi.
Cũng chưa lấy làm thỏa mãn với giả định của mình, tôi
phải đọc lại cuốn ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ (ĐVSKTT) thấy chép: “Mùa đông, tháng
11, vua (Dụ Tông) ngự điện Thiên An, duyệt cấm quân ở Long Từ, cho Trung Ngạn
(Nguyễn Trung Ngạn) mặc chiến bào, đội mũ võ, đeo bài gỗ vuông bịt vàng”…. Có lẽ
đó cũng là chiếc áo chiến bào (chinh bào) mà Nguyễn Trung Ngạn mặc khi đi sứ lần
này chăng? Mặc dù, theo nghĩa chung, thì “chinh bào” là để chỉ chiếc áo mặc của
những kẻ lữ thứ nói chung…
Câu
3 và 4, tả thực. Mới là châu Ung, giáp với biên giới Đại Việt, nên nhìn sao Bắc
Đẩu, còn thấy xa vời vợi ở phương Bắc, do vậy, “Nhìn về cung khuyết (của triều
Trần), thấy trời còn đang ở rất gần”.
Thực
ra, đó chỉ là khoảng cách về tâm lý, hơn là khoảng cách về không gian cụ thể,
và cảm giác tâm lý: “Nơi phương Bắc sông Ngân Hà, vượt qua núi non, có cảm giác
(như núi có vẻ) cao hơn”.
Cảm giác về địa lý, cũng có thể kèm theo là cảm giác
tâm lý, khi mà mỗi bước tiến lên phương Bắc, là mỗi bước thêm gian khổ, khó
khăn, không ít hiểm nguy.
Hai câu 5 và 6, vẫn tiếp tục tả thực.
Cờ Hán phất phới lướt dạt ngọn cỏ,
Ngựa
Hồ băng băng lăm le cung đao.
Sách ĐVSKTT cho hay, năm 1355, Nguyễn Trung Ngạn được
cử làm “Kinh lược sứ” trấn Lạng Giang, “Nhập nội Đại Hành khiển, Thượng thư hữu
bật, kiêm Tri khu Mật viện, thị Kinh diên Đại học sĩ”, tước “Trụ quốc Khai huyện
Bá”.
Được biết, năm 1359, Chu Nguyên Chương đánh nhau với
Trần Hữu Lượng, chưa phân thắng bại. Trần Hữu Lượng là con trai thứ hai của
Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc, theo cha chạy sang “hàng” quân Nguyên. Cho đến
thời điểm này, Trần Hữu Lượng đã giành được chính quyền, chiếm phủ Thái Bình, mở
rộng lãnh thổ đến vùng trung lưu sông Trường Giang lúc bấy giờ. Trần Hữu Lượng
xưng Hán Đế (vua Hán), đặt tên nước là Đại Hán, đối địch với Mông Nguyên.
Đây là sách lược rất khôn khéo, nhằm thu phục sự ủng hộ
của người Hán, mà thực chất trong tay Trần Hữu Lượng là toàn bộ dân Bách Việt ở
Lưỡng Quảng, cùng với dân Hán ở phủ Thái Bình, bên kia biên giới hiện nay.
Trần Hữu Lượng đã không dưới ba lần sai sứ sang Đại Việt
yêu cầu Trần Dụ Tông hợp sức đánh quân Nguyên, rồi đánh Chu Nguyên Chương,
nhưng Dụ Tông không nghe.
Thực ra, thời vua Trần Dụ Tông trị vì, Đại Việt đã suy
yếu lắm rồi. Muốn giúp, cũng không thể. Trần Dụ Tông chỉ cho một đội quân, do
quan KINH LƯỢC SỨ LẠNG GIANG Nguyễn Trung Ngạn cầm đầu, sang thăm dò tình hình
bên kia biên giới mà thôi.
Như vậy, đội quân do Nguyễn Trung Ngạn dẫn đầu, được cử
sang bên kia biên giới, chỉ có nhiệm vụ xem xét tình hình chiến sự, thêm cả cái
việc đề phòng có thể có một lực lượng vũ trang nào đó bất ngờ tràn qua biên giới
vào Đại Việt? Thế thôi!
Nghiên cứu thơ Nguyễn Trung Ngạn, thì thấy ở thời điểm
này, đoàn quân của Nguyễn Trung Ngạn chỉ quẩn quanh ở vùng núi non rất nhiều
lam chướng, vô cùng khổ cực. Thế nên, tâm trạng nhà thơ tỏ ra rất buồn chán. Bốn
tháng sau, Nguyễn Trung Ngạn có chiếu thư của vua Dụ Tông triệu hồi về Thăng
Long.
Vậy thì “cờ Hán” ở bài thơ này, chính là cờ Hán của
quân Trần Hữu Lượng. Còn như “ngựa Hồ”, là để chỉ quân Nguyên Mông chứ không phải
chỉ là để đối với “Cờ Hán” cho chỉnh câu văn. Thời điểm này, nhà Nguyên đã bị
thất thế. Họ phải rút chạy lên phương Bắc, lập ra triều đại Bắc Nguyên. Ở Trung
Nguyên, chỉ có ba tập đoàn mới nổi dậy tranh chấp với nhau: Trần Hữu Lượng (người
Việt), Chu Nguyên Chương (người Hán) và Trương Sĩ Thành.
Nhưng qua miêu tả của tác giả, thấy rằng nước sở tại
(Triều Đại Hán tự xưng của Trần Hữu Lượng) đã có ý diễu võ giương oai trước mặt
sứ đoàn, cốt chỉ để phô trương thanh thế mà thôi chăng? Không, chính Nguyễn
Trung Ngạn đã quan sát thấy hình ảnh cuộc chiến đấu rất dữ dội của đại quân Trần
Hữu Lượng với quân Nguyên.
Cờ Hán phấp phới lướt dạt ngọn cỏ,
Ngựa Hồ băng băng lưng đeo cung đao.
Nhìn thấy rõ ràng quang cảnh cuộc chiến đấy, nhưng
Nguyễn Trung Ngạn và ngay cả Trần Dụ Tông, cũng không thể biết được bản chất sự
thật rất bí mật về nhiệm vụ của cha con Trần Ích Tắc. Tất nhiên là vậy!
Hai câu kết, thể hiện nhận thức, sự tỉnh ngộ về con đường
Danh của tác giả:
Nếu sớm biết đường đời nhiều gian nan nguy hiểm thế
này,
Lúc bình sinh đừng tự cho rằng mình có thể bền bỉ chịu
đựng được.
Đây mới chỉ là những thử thách bước đầu. Đối chiếu
hoàn cảnh lịch sử, tôi cho rằng đây là thời điểm Nguyễn Trung Ngạn đang kiêm giữ
chức KINH LƯỢC SỨ LẠNG GIANG, trấn thủ vùng biên giới phía Bắc. Ông được lệnh
vua Dụ Tông đem một đội quân nhỏ sang bên kia biên giới để theo dõi chiến sự mà
thôi.
Chuyến đi này của Nguyễn Trung Ngạn gặp rất nhiều khó
khăn, khổ ải giữa chốn núi non trùng điệp mênh mông, lam chướng nghìn trùng.
Cho nên tâm trạng nhà thơ rất buồn chán, thất vọng.
Chúng tôi xin dẫn 2 bài thơ của Nguyễn Trung Ngạn ở thời
điểm này, để sáng tỏ thêm sự thật lịch sử.
1.
BÀY TỎ NỖI
BUỒN
Giặc dã nơi hang sâu núi khe tự ý khởi binh,
Chuyến đi trong ba tháng xuân bị ách lại ở chốn biên
thành.
Ruộng trên núi đón cơn mưa, cỏ tranh xanh tốt,
Quán vùng quê thưa vắng người, chồi biếc sinh sôi.
Sứ giả chẳng đến, cành mai đành phụ ước,
Thư nhà khó gửi được, chim nhạn cũng vô tình.
Luôn nhớ về đất thần kinh, nhiều lần ngoảnh đầu trông
ngóng,
Xung quanh núi non cao ngất chặn mất tầm nhìn.
Dịch thơ:
Núi khe giặc dã khởi binh,
Chuyến đi ba tháng biên thành trở ngăn.
Sau mưa, xanh tốt cỏ tranh,
Quán quê thưa vắng, chồi xanh biếc chồi.
Sứ không, đành phụ mai rồi,
Thư nhà khó gửi, chim trời vô tâm.
Ngoảnh đầu trông đất Thăng Long,
Non cao che khuất, chẳng trông thấy gì.
(VŨ BÌNH LỤC dịch)
Các sách đều không thấy chú thích gì về xuất sứ bài
thơ này. Tuy nhiên, căn cứ vào nội dung bài thơ, tôi cho rằng, đây là bài thơ
Nguyễn Trung Ngạn viết trong lần ông được vua Trần Dụ Tông sai sang Tàu, khi
ông được ban áo chiến bào, đội mũ võ tướng, kiêm nhiệm chức Kinh Lược Sứ Lạng
Giang. Đấy là năm 1357.
Cuộc
chiến của Trần Hữu Lượng và quân Nguyên Mông đang diễn ra vô cùng quyết liệt ở
bên kia biên giới. Trần Hữu Lượng đã ba lần sai sứ yêu cầu Trần Dụ Tông giúp sức.
Đây là lần thứ 3, Nguyễn Trung Ngạn được cử sang nhà Nguyên, với nhiệm vụ chủ yếu
là xem xét tình hình biên giới, đề phòng những cuộc nổi dậy của các thế lực
quân sự, nhân nhà Nguyên đang suy yếu mà nổi dậy chiếm cứ, chống quân Nguyên và
chống nhau. Họ có thể nhân đó mà tràn sang cả nước ta. Và đó chính là xuất sứ của
bài thơ này.
Có
thể bài thơ được viết vào khoảng mùa xuân năm 1359. Nguyễn Trung Ngạn đang đóng
quân ở vùng biên giới bên nước Nguyên. Ông bị mắc kẹt ở đây đã ba tháng rồi mà
chưa nhận được thêm mệnh lệnh gì của vua, do sứ giả mang đến. Trong hoàn cảnh ốm
đau, lam chướng vất vả, công việc trì trệ không thấy biến chuyển gì, cho nên
lòng tướng quân thi nhân vô cùng buồn bã. Thư nhà khó đến. Lòng nhớ quê hương,
chỉ muốn quay về.
Buồn chán đến nỗi:
Ngoảnh đầu trông đất Thăng Long,
Núi non che khuất, nhìn không thấy gì!
Một chút tâm sự chân thành, trong cơn bĩ cực giữa bốn
bề mây mù núi non bao bọc, đã ba tháng rồi.
Thơ
Nguyễn Trung Ngạn cho hay, khoảng bốn tháng ăn chực nằm chờ ở bên kia biên giới,
vua Trần Dụ Tông mới hạ chiếu cho Nguyễn Trung Ngạn về nước. Thời điểm này,
quan KINH LƯỢC SỨ LẠNG GIANG Nguyễn Trung Ngạn đã 67 tuổi.
2.
NGHE THÁNH
CHỈ TRIỆU VỀ, CÓ CẢM XÚC
Buồn chán trong cảnh sầu, cố gắng để mà tự khoan thai,
Ngóng trông về cố hương, núi mây che khuất tầm nhìn.
Một mình đắm trong cơn say nơi gió cát,
Bốn tháng xông pha nguy hiểm giữa chướng khí sương
pha.
Phù hiệu sứ giả chưa qua khỏi trạm dịch Long Thủy,
Hồn lữ du đã trở lại Quỷ Môn Quan.
Triều đình giặc không mưu toan tiến đánh phía Nam,
Đành để cho chàng Tô tóc trắng mới trở về.
Dịch thơ:
Cảnh buồn, đành tự khoan thai,
Cố hương xa khuất, ngóng hoài trong mây.
Nơi gió cát, một mình say,
Xông pha lam chướng, đọa đày sương pha.
Trạm Long Thủy vẫn chưa qua,
Mà hồn lữ khách đã là Quỷ Môn.
Biết giặc Bắc chửa hoàn hồn,
Chàng Tô tóc bạc vùi chôn một đời.
(VŨ BÌNH LỤC dịch)
Nguyễn Trung Ngạn viết bài thơ này tiếp theo mấy bài
thơ ghi chép việc tác giả được vua Trần Dụ Tông cử sang bên kia biên giới, vào
năm 1359. Thực ra, cũng chẳng phải đi sứ gì đâu. Quân Nguyên đang đánh nhau với
Trần Hữu Lượng. Nhà Nguyên suy yếu, rút chạy lên phương Bắc, thành lập nhà Bắc
Nguyên.
Kết quả là, không có ai tiến đánh Đại Việt cả. Hán Đế
Trần Hữu Lượng cũng không có ý định đem quân Đại Việt để tranh giành ngôi vua với
Trần Dụ Tông, mặc dù việc này dễ như trở bàn tay. Biết không có vấn đề gì nguy
cấp đến an ninh Đại Việt, Trần Dụ Tông mới cho phép triệu hồi Nguyễn Trung Ngạn
về nước.
Tâm
sự tác giả đương nhiên là rất mừng vui, sau bốn tháng ăn chực nằm chờ ở trạm dịch
Long Thủy, thuộc lộ Thái Bình bên đất Quảng Tây.
Chờ đợi mãi, đã bốn tháng trời phải sống trong khổ ải và buồn
chán, bây giờ nhà vua đã cho sứ giả mang chiếu thư triệu hồi. Sao chẳng mừng
vui cho được?
Ở Trạm dịch Long Thủy xứ người, nhưng hồn quan KINH LƯỢC
SỨ LẠNG GIANG Nguyễn Trung Ngạn như thể đã về tới cửa QUỶ MÔN QUAN ở Chi Lăng rồi.
Dẫu
vậy, mới chỉ mấy tháng chịu nhiều sương gió, lam chướng khổ ải thôi, nhưng vị
quan già đã nghĩ mình như Tô Vũ nhà Hán, bị người Hung Nô giam giữ, bắt chăn dê
khổ nhục 18 năm, mái tóc đã bạc phơ rồi!
Thơ
bày tỏ tâm tình, khát khao muốn trở về cố hương, kết thúc quãng thời gian bốn
tháng, mang tiếng là sứ thần, nhưng thực chất chỉ là kẻ lữ thứ bị đọa đày trên
núi rừng nơi đất khách.
Nhận
đươc lệnh vua triều hồi, về Kinh, tâm trạng Nguyễn Trung Ngạn chẳng phải cũng
như tâm trạng Lý Bạch đời Đường nhận được lệnh ân xá, sung sướng từ biệt thành
Bạch Đế để xuôi về Giang Lăng phồn hoa đô hội hay sao?
VŨ BÌNH LỤC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét