Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2021

NHỮNG AI SO DÂY CÙNG NGUYỄN DU / Trần Đức


  


        Như thế là trong văn đàn ngàn năm Văn hiến đến nay, có hai nhà thơ đã dám... "so dây" cùng Nguyễn Du?

        * Một là nhà thơ Tố Hữu - Ông từng viết:

                         Hỡi người xưa của ta nay

                Khúc vui xin lại so dây cùng Người

        * Nhà thơ thứ hai Phạm Ngọc Thái - Tập "64 BÀI THƠ HAY", Nxb Hồng Đức, 2020 trong bài "Ta khóc cho ta", vị ấy cũng viết:   

                         Quan san muôn dặm sơn hà

                Nguyễn Du người trước, tôi là người sau

        Hay là:

                         Người Đường Cổ – Tôi Tân Thơ

                 Ngàn năm văn hiến xin thưa cùng Người.

        Bài thơ "Ta khóc cho ta" này còn được in trong TUYỂN THƠ CHỌN LỌC Phạm Ngọc Thái, 2019 (tr. 260- 261).

        Vậy ta xét xem vị nào so dây được với đại thi hào Nguyễn Du vĩ đại của thi ca Việt Nam - Còn vị nào... đứt dây?

                                                     Trần Đức                            

        TRƯỚC HẾT NÓI VỀ TỐ HỮU

        Ngay bây giờ ở Việt Nam nhà nước xã hội XHCN vẫn đang tồn tại, nhưng mấy ai còn muốn đọc thơ Tố Hữu nữa đâu?  Tôi nghĩ rằng: Nếu ở nhà trường, trẻ con không phải học rồi thi cử thơ Tố Hữu, có lẽ: Tố Hữu mãi mãi sẽ đi vào quá khứ và thơ ông phủ đầy bụi... 

        Trong khi đó: Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương - Hoặc các thi nhân lớn thời tiền chiến, đặc biệt là thơ sáng tác trước cách mạng của họ: Hàn Mặc Tử (thơ trăng và thơ điên) - Chế Lan Viên (Điêu tàn và cả Di cảo) - Xuân Diệu (Thơ thơ, Gửi hương cho gió) - Huy Cận (Lửa thiêng) -  Nguyễn Bính (Chân quê), vẫn đang được lưu hành trên văn đàn, báo chí - Họ vẫn có thơ để tồn tại ngàn năm đấy chứ! 

        Mai sau, chắc chỉ khi nào văn đàn điểm lại về một thời cách mạng, người ta mới lại nhắc đến thơ và cả tên ông: Một cái bóng đã... qua đi!?

        - Sao so sánh nổi với kiệt tác KIỀU bất hủ muôn đời - Tác phẩm mọi thời đại... của Đại thi hào Nguyễn Du cơ chứ!? 

        Vậy là cung đàn thơ Tố Hữu đem so với Cụ Nguyễn đã... đứt dây.

        Chẳng qua khi đó CNXH không chỉ Việt Nam mà cả trên thế giới đang ở vào thời kỳ hưng thịnh. Thời thế xã hội đã đưa ngài ấy lên đỉnh cao chót vót của danh vọng - Một nhà thơ nhưng nắm quyền lực chính trị rất lớn!... Mỗi bài thơ, mỗi tác phẩm của ông đều được đài, báo chí cùng các phương tiện truyền thông tung hô, ca ngợi lên tít tận chín từng mây - Tố Hữu mới ngất ngưởng mà ca rằng:

          Khúc vui xin lại so dây cùng Người

        Thế, Tố Hữu có phải là người cuồng vọng không? 

        - Không! Tố Hữu không phải cuồng vọng, ông ấy chỉ  "ngộ tưởng"... cho mình là một nhà thơ vĩ đại mà thôi. 

 

        PHẠM NGỌC THÁI THÌ SAO?

        Khi buông ra những câu thơ:

                         Quan san muôn dặm sơn hà

           Nguyễn Du người trước, tôi là người sau

                          ....

                         Người Đường Cổ – Tôi Tân Thơ

        Ghê đấy chứ!? Giờ ta xem sao - Trong mối quan hệ cá nhân với xã hội... giữa Tố Hữu và Phạm Ngọc Thái: Hai con người có hai cuộc đời thi ca hoàn toàn trái ngược nhau - Khi Tố Hữu tự ca mình như thế, là lúc ông ấy đã trở thành một ông quan cách mạng lớn, rất lớn! Đứng trên đỉnh cao danh vọng và quyền lực, đang mở ra cho ông một con đường thi ca thênh thang, thì...

        PHẠM NGỌC THÁI: Ta hãy nghe nhà giáo Nguyễn Thị Hoàng - Nguyên GV trường ĐH sư phạm viết về nhà thơ:

        "Trên biển cả mênh mông đầy giông bão của xứ sở thi ca mịt mù kia... Phạm Ngọc Thái đơn thương độc mã, không ô lọng che dù, không người nâng đỡ... Người chiến binh đã qua cả một giai đoạn dài của cuộc chiến tranh xưa, giờ trên con đường thiên lý của sự nghiệp thi ca, con chiến mã vẫn từng bước, từng bước... rồi phi lên tận đỉnh của ngọn thi sơn của thi ca hiện đại Việt Nam.".

        Hay như cô giáo Nguyễn Thị Xuân - GV trường THPT Ba Đình, Hà Nội, trong bài tiểu luận "Từ một chiến binh trở thành nhà thơ danh giá" đã viết:

        "Gần mười năm chinh chiến trên chiến trường Tây Nguyên Nam Bộ, khi đất nước hòa bình rời quân ngũ trở về... lại rơi vào cảnh ngộ đau thương: Cả gia đình nhà thơ lúc đó sống ở phố Khâm Thiên, Hà Nội - Một con phố bị bom Mỹ dội bom B52 tàn phá, hủy diệt thủ đô trong 12 ngày đêm, tháng 12/1972. Ngôi nhà của gia đình bị trúng bom và người cha anh đã chết trong đống bom kinh hoàng, trấn động địa cầu ấy. Chỉ còn lại bà mẹ già đau khổ với hai đứa con (hai em trai của nhà thơ) còn dại.

        Người chiến binh ấy khi hết chiến tranh trở về cố hương thì chính gia đình mình lại bị nhà tan, cửa nát. Bản thân anh tuy may mắn thoát chết ngoài chiến trường, mang được cái xác trở về cũng... thân tàn, ma dại - Mười năm chinh chiến nghiệt ngã và bom đạn: Bị thương ba lần, ba lần đổ máu. Sức ép bom vào ngực, trở thành căn bệnh "tắc nghẽn phổi mãn tính" phải dùng thuốc khó thở đến hết đời. Mắc thêm căn bệnh chảy máu bên trong, phải cắt bỏ 2/3 dạ dầy.".

        Và cô giáo Xuân kết luận:

        - Đấy, tất cả chùm lên cuộc đời còn lại của một chiến binh khi đất nước đã hòa bình. Tưởng rằng: Những hoàn cảnh khốn cùng ấy sẽ đè bẹp người chiến binh ấy xuống?... Nhưng không! Với chí khí, nghị lực phi thường và đầy khát vọng của một thanh niên Hà Nội từ thưở còn 18, lại được tôi luyện thử thách qua cả một cuộc chiến tranh: Người chiến binh ấy đã vượt lên, đè bẹp tất cả để vươn đến chân trời cuộc sống hằng mơ ước - Phạm Ngọc Thái đã chiến thắng!

        Trong ba mươi năm lao tâm vào sáng tác thơ văn, vẫn phải cùng gia đình lăn lộn cuộc sống đời thường vì miếng cơm, tấm áo - Đến nay, anh đã cho ra đời đúng 13 tập sách: Trong đó có 2 cuốn tiểu thuyết, 11 tác phẩm là thơ và bình luận. Đồng thời tham gia cùng Hội nghệ sĩ sân khấu Thủ đô - Quốc gia... sáng tác thành công 5 vở kịch nói sân khấu lớn, nhỏ - Tuy nhiên, thi ca mới là tầm vóc, chân dung văn học căn bản của Phạm Ngọc Thái.

        Tôi trở lại với vấn đề: 

 

PHẠM NGỌC THÁI CÓ THỂ TRỞ THÀNH NGUYỄN DU CỦA THI CA HIỆN ĐẠI VIỆT NAM HAY KHÔNG?

        Hay cũng sẽ "đứt dây"... như Tố Hữu? Cũng nhà giáo Nguyễn Thị Hoàng nhận xét:

        - Năm 2014, tác giả cho xuất bản tập "Phạm Ngọc Thái chân dung nhà thơ lớn thời đại" - Tác phẩm dầy 372 trang, gồm 120 bài thơ tình và 34 bài viết của các tác giả khác bình thơ hay Phạm Ngọc Thái... Tập sách ra đời đến nay đã hơn sáu năm, giữa văn đàn của thủ đô ngàn năm Văn Việt. 

        Tiếp đến mùa xuân 2019, tại Nxb Thanh niên, anh lại cho ra đời tác phẩm "Phạm Ngọc Thái* Cánh đại bàng của thi ca đương đại VN" - Các tập sách có tầm vóc đó của anh, đến nay vẫn hiên ngang phát quang trong đương đại. 

        Nhất là khi anh xuất bản "Tuyển thơ chọn lọc* Phạm Ngọc Thái", với hơn 200 tình thơ chọn ra trong đời thi ca tác giả: Đó chính là một tuyển thi ca tầm vóc - Rồi tập "64 BÀI THƠ HAY", Nxb Hồng Đức 2020, kết tụ lại những thi phẩm tinh túy nhất trong đời thi ca của nhà thơ...  

        Qua tháng năm "con đại bàng thi ca Phạm Ngọc Thái" vẫn tung cánh bay, ngày càng cao, càng bay xa... Tác phẩm "Chân dung nhà thơ lớn thời đại" vẫn sừng sững giữa văn đàn của đất ngàn năm Thăng Long, khẳng định chân giá trị đích thực đối với nền văn học. Trên biển cả thi ca... "thân cô - thế cô", cánh buồm đơn độc Phạm Ngọc Thái vẫn giương lên vững chãi mà lao về phía chân trời. 

        Trải qua hàng chục năm, không chỉ là việc Phạm Ngọc Thái đã cho xuất bản mấy trăm bài thơ trong các tập sách, thơ anh đăng trên các trang mạng cũng nhiều. Anh đã được nhiều độc giả ở văn đàn ca ngợi thơ hay!... (chỉ một số kẻ sĩ mang lòng đố kỵ, phán bậy, nói xằng).  Sự nghiệp thi ca Phạm Ngọc Thái hiện nay, trên văn đàn phải thừa nhận đã nhiều tiếng vang và tầm vóc.

        Nhưng việc Phạm Ngọc Thái có trở thành một "Nguyễn Du của thi ca hiện đại Việt Nam" hay không?

        Có lẽ vẫn phải để thời gian phán xét?  Xưa nay, có mấy bậc cao nhân lúc đương thời tên tuổi đã được công nhận đâu?

        Đến như Nguyễn Du lúc đương thời Người cũng phải than:

                     Bất tri tam bách dư niên hậu

                     Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như

        (300 năm sau nhân thế liệu có người khóc Tố Như không?)

        Bao bậc tài danh của nước ta cũng thế thôi. Khi sống thì thân phận bị lụt lội... như Hồ Xuân Hương, Tú Xương, Nguyễn Khuyến cả đời lúp túp trong mái nhà tranh chốn quê mùa. Tới khi chết rồi đời mới vinh danh để trở thành những bậc thi nhân danh giá: Tác phẩm và tên tuổi lưu truyền tới ngàn thu.  

        Trên thế giới không ít bậc vĩ nhân số phận cũng như vậy:     

        Đại thi hào Walt Whitman của nước Mỹ chẳng hạn? Thời ông đang sống, tác phẩm "lá cỏ" của Người bị nhiều văn sĩ ở nước Mỹ dè bỉu, chê bai: Nào là thấp kém, thông tục, tầm thường... Thậm chí có kẻ còn phê phán là tập thơ rác rưởi, dâm tục... Lúc đầu bản thảo tập thơ ông không thể tìm được nhà xuất bản? Ông đành phải tìm đến nhà in tư nhân nhỏ... để cho cuốn sách ra đời. Có nhà thơ tên tuổi của nước Mỹ thời đó, ông gửi biếu? Để tỏ rõ thái độ của minh, nhà thơ này đã xé đôi cuốn sách, rồi mới gửi bưu điện trả lại cho ông.

        Dư âm xấu về cuốn sách "lá cỏ" ấy còn kéo dài mãi tới những năm sau. Người duy nhất tin vào tương lai của tác phẩm "lá cỏ" chính là bản thân Whitman. Trong bài thơ viết về thành phố New York, ông dự báo: 

        - Hỡi thành phố, sẽ có lúc Người trở nên nổi tiếng,Vì ta đã sống và viết ở đây... 

        Ông đã đúng! Chính tập Thơ "lá cỏ" đưa Walt Whitman trở thành Đại thi hào... Phong Ông là người sáng lập ra nền thơ ca mới của Mỹ.

        Trở lại vấn đề: Liệu Phạm Ngọc Thái có trở thành một Nguyễn Du của thi ca hiện đại Việt Nam không?       

        * Hay cũng sẽ "đứt dây" như Tố Hữu?

        Hoặc chỉ trở thành: Một Hàn Mặc Tử - Hồ Xuân Hương - Tú Xương - Nguyễn Khuyến - Xuân Diệu - Huy cận?

        Bản thân tôi cũng chưa dám khẳng định - Dù Phạm Ngọc Thái đã rất có tiếng trên văn đàn là thơ hay!

        Được dư luận của nhiều người nhận định: "Nhà thơ viết thơ tình hay nhất thời nay"!...

        Chắc rồi thời gian sẽ có lời giải đáp thích đáng - Nhưng đến khi nào thì chưa biết? Rất có thể sẽ như nhiều bậc cao nhân xưa:

        ĐỂ ĐẾN KIẾP SAU ĐỜI TRUY PHONG... 

        Chỉ có Thượng Đế mới biết được điều này!?

                                                                                                                                                            TRẦN ĐỨC

           Nguyên CB Viện ngôn ngữ & văn hóa dân gian

 

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét