Tranmygiong.blogspot.com được lập từ tháng 12 – 2016, đến nay hơn bốn năm, đã đăng 2.800 đơn vị xuất bản với khoảng năm nghìn bài thơ, văn, nghiên cứu, phê bình của gần năm trăm tác giả cộng tác trong và ngoài nước, thu hút hàng triệu lượt người đọc.
Nhân những ngày nằm nhà chống dịch Vũ Hán, trang chủ xin trích
tuyển thơ văn của ba tác giả trên tranmygiong.blogspot.com in thành tập chơi…
(Nhà thơ Trần Đăng Tính hơn chín chục bài, Nhà giáo Đặng Hữu Sinh một bài trong
tập chuyện kể về phố thành Nam và một mẩu chuyện về Bảo Đại, Trần Mỹ Giống một
số thơ sáng tác…)
Nhà giáo dạy cấp ba Đặng Sinh và nhà thơ Trần Đăng Tính tuổi gần
bát tuần, đều ở phố Hoàng Văn Thụ (Thành phố Nam Định). Thơ văn là thú chơi của
những bậc về hưu nói chung. Đọc những câu chuyện kể về phố thành Nam của nhà
giáo Đặng Sinh, thơ của nhà thơ Trần Đăng Tính bạn đọc yêu thơ văn ít nhiều sẽ
thú vị, hiểu thêm về quê hương thành Nam, cảm nhận được tình yêu của các tác giả
đối với quê hương…
Xin trích một số tác phẩm trong tuyển thơ văn này:
THÀNH NAM QUÊ TÔI
Quê
hương tôi ở thành Nam
Sông Đào chảy mát gian nan
quê nhà
Con
đê nho nhỏ vươn xa
Lúa xanh xanh mướt mượt mà
chân đê...
Phố
phường tấp nập chân quê
Trai tài gái đảm giỏi nghề thủ
công
Dệt,
may, trạm gỗ, đúc đồng
Nam Điền làng cảnh vào không
muốn về
Chầu
văn thánh thót say mê
Tháng Ba hội Phủ nhớ về nghe
em
Tháng
Tám lịch sử không quên...
Hội đền Bảo Lộc, Rằm Giêng hội
Trần
Chợ
Rồng đông đúc chen chân
Lụa là em ướm tơ tằm em mê
Hồ
Tức Mặc lắng hồn quê
Bảo tàng cổ vật gợi về nơi
đâu?
Thành
thơi lều lá thả câu
Thú vui vào quán cùng nhau mơ
màng...
Quảng
trường Hòa Bình thênh thang
Cột cờ, vườn cảnh hào quang một
thời
Vị
Xuyên công viên xanh tươi
Bên hồ liễu rủ em ngồi mộng
mơ...
Tháp
chuông cao ẩn sương mờ
Khoái Đồng cổ kính hồn thơ
vơi đầy
Tú
Xương nằm đó có hay
Vị Hoàng lấp lánh tối ngày
đông vui
Hưng
Đạo Vương đứng thảnh thơi
Ngắm nhìn non nước đất trời
nên thơ
Sông
Lấp* xưa ai gọi đò?
Nay trường cao mọc học trò giỏi
giang
Nguyễn
Bính... Lỡ bước sang ngang**
Giọt mưa thu*** giọt lệ vàng
Đặng Phong
Đò
Quan bến cũ ai mong?
Giờ cầu cao uốn cong cong mát
lòng...
Quê
tôi gió mát trăng trong
Đất văn hiếu khách, giàu lòng
yêu thương
Khi
xa nhung nhớ quê hương
Thêm yêu đất mẹ Thiên Trường
– Thành Nam.
Trần
Đăng Tính
................
* Bài thơ Song Lấp của
Trần Tế Xương
** Lỡ bước sang
ngang: Tên bài thơ, tập thơ của Nguyễn Bính
*** Giọt mưa thu: Nhạc
phẩm nổi tiếng của Đặng Thế Phong
THĂM NHÀ THỜ ĐỔ TRÁI TIM HẢI HẬU, NAM ĐỊNH
(Điểm du lịch di tích lịch sử
văn hóa tỉnh, bãi tắm đẹp)*
Đến
thăm Hải Lý - Sương Điền
Biển xanh Hải Hậu sóng êm
dâng trào
Bờ
cát trắng, sóng xôn xao
Gió khơi mát rượi thổi vào
miên man…
Bất
chợt du khách ngỡ ngàng
Nhà thờ cổ đổ mất khoang chầu
ngồi
Vẫn
còn tòa tháp cao vời
Kiến trúc đặc sắc đẹp ơi lạ
lùng…
Cửa
vòm trái tim đặc chưng
Chóp cầu kiến tạo nhấn từng
điểm cao
Hàng
cột độc đáo đứng chào
Bốn bề thông thoáng cửa vào lối
ra.
Nhìn
gần rồi lại ngắm xa
Khách thăm chụp ảnh la đà
xung quanh
Cánh
cò lơi lả đồng xanh
Dập dờn sóng biển đến chân
nhà thờ
Nguy
cơ tháp đổ lu mờ
Kè bê tông đá không cho nước
vào
Sóng
reo sóng réo ào ào
Ra về lưu luyến biết bao…
Sương Điền.
1/5/2019
Trần Đăng
Tính
………………….
Chú thích:
* Nhà thờ đổ Trái
Tim xây dựng năm 1943 tại thôn Sương Điền, khi đó là bờ biển cách nhà thờ khoảng
4 km. Hiện nay nước biển xâm thực đến sát chân nhà thờ.
THĂM BẠN Ở THỊNH LONG
Về thăm Thịnh Long hôm nay
Đường quê lạ lẫm cảnh say
tình người...
Biển xanh dâng sóng đón mời
Gió khơi lồng lộng tình tôi dạt
dào...
Nhà anh vườn rộng lao xao
Có bưởi, có mít, có ao trước
nhà
Góc vườn xanh biếc cây na
Quả treo lủng lẳng ai mà chẳng
mê
Thanh long quả đỏ thắm ghê
Cây xanh thế lượn xum xuê khắp
vườn
Bồn non bộ cá bơi luôn
Bèo vương mặt nước vấn vương
lòng người...
Lan tím biếc, sứ hồng tươi
Tiếng chim thánh thót hồn tôi
mơ màng
Ngạt ngào hương thiết mộc lan
Ra về lòng cứ miên man nghĩa
tình...
Trần
Đăng Tính
BÊN HỒ VỊ XUYÊN
Tinh mơ se lạnh anh gặp em
Ven hồ đường lạ hóa thân
quen...
Dáng ai thon thả cao xao xuyến
Mặt hồ nổi sóng gió hờn
ghen...
Vườn cây xanh biếc xum xuê lá
Cây nối tiếp cây hoa xen hoa
Hương thơm dìu dịu bay đây đó
Líu lo chim ríu rít gần xa...
Sương sớm chưa tan cứ bước
hoài
Đường quen thân mà chẳng quen
ai...
Bỗng nhiên mắt ấy như thầm
nói
Anh nhớ bước đều chớ nhìn
ai...
Trần Đăng Tính
PHỐ
PAUL BERT
(trích)
Dưới thời Pháp thuộc và tạm chiếm (trước
1 – 7 – 1954) phố Trần Hưng Đạo ngày nay
được gọi là phố Paul Bert, tên một Toàn quyền Pháp ở Đông Dương. Sau giải phóng
1954, phố được đổi tên là phố Đinh Tiên Hoàng, rồi Trần Hưng Đạo.
Phố Paul Bert bắt đầu từ bến Đò Quan
(nay là cầu Nam Định bắc qua sông Đào) đến dốc Lò Trâu, tức là dốc ngã tư Trần
Hưng Đạo – Trường Chinh ngày nay.
Từ khi thành lập thành phố Nam Định, phố
đã là trung tâm thương mại, văn hóa của Nam Định.
Địa điểm lâu đời và nổi tiếng nhất của
phố là chợ Rồng. Có tác giả cho rằng chợ được gọi là chợ Rồng vì xây dựng vào
năm rồng (Bính thìn 1856) thời Tự Đức.
Còn theo nhà văn Lê Hoài Nam, “chợ Rồng
nằm trên địa thế long mạch, đầu rồng nghển cao về hướng bắc, đuôi quẫy xuống mạn
sông Đào nên gọi là chợ Rồng”.
Nam Định là trung tâm, là vựa thóc và sản
phẩm nông nghiệp của đồng bằng sông Hồng. Vì thế, chợ Rồng đông vui, sầm uất
không thua kém gì chợ Đông Ba của Huế, chợ Bến Thành của Sài Gòn.
Pháp xây dựng lại chợ rộng rãi, khang
trang, thoáng mát vào thập kỷ ba mươi của thế kỷ trước. Nhân dịp tuần du Bắc Hà, Bảo Đại và Nam
Phương hoàng hậu có đến dự lễ khánh thành chợ. Để nịnh Bảo Đại, quan lại Nam Định
tổ chức cuộc thi hoa hậu ngay trong chợ. Nam Phương hoàng hậu được bình chọn là
Hoa hậu. Á hậu 1 là cô Quỳnh nhà ở ngõ Trí Tân phố Cửa Trường Nam Định.
Vào thời gian ấy, khu đất ở vị trí ngân
hàng Hàng Hải trước cửa chợ ngày nay còn là bãi đất trống. Học sinh và một số
người dân được điều đến dự lễ đón tiếp Bảo Đại đứng ở khu vực này. Bảo Đại đội
khăn xếp vàng, mặc hoàng bào thêu thùa tinh xảo, quần trắng, giày uy ních đen,
cao lớn hơn hẳn quần thần. Chéo từ vai phải Bảo Đại xuống eo trái là một đai
thêu. Khi đó, công tác tổ chức và bảo vệ an ninh chưa được chu đáo và quy củ
như bây giờ, nên sau khi trao giải thưởng cuộc thi hoa hậu, quần chúng đổ xô
vào chợ xem mặt vua Bảo Đại.
Đặng Hữu Sinh
XUNG QUANH CHUYỆN BẢO ĐẠI TUẦN
DU BẮC HÀ
Trong chuyến Bảo Đại tuần du Bắc Hà,
có nhiều chuyện. Tôi xin kể hai chuyện:
1 – Bảo Đại thăm lễ hội Hang:
Ở một huyện miền núi phía tây Nghệ
An, mà vào mùa xuân hàng năm, làng vẫn mở hội. Hội có từ lâu đời, từ ngày xửa
ngày xưa. Làng có một cái hang ở xa khu dân cư đến nửa ngày đường. Hang rộng,
khô ráo, luồng gió đi thông thoáng, mát mẻ. Vào đêm hội, thanh niên nam nữ lẩn
vào hang, tìm hiểu nhau, rồi như các con thú, mỗi con đi một ngả. Người ta đồn
rằng, ở đấy thần linh cho sinh khí để khỏe mạnh cả năm.
Trên đường từ kinh đô Huế ra Hà Nội,
chả hiểu quan lại Nghệ An dỗ dành thế nào, mà ông vua trẻ Bảo Đại, khi ấy mới
ngoài 20 tuổi, cũng vi hành đến đấy một đêm.
Không phải mùa lễ hội, nhưng quan chức
sở tại cũng tổ chức lễ đón rước Bảo Đại ở hang và tổ chức lễ hội. Có vua đến
thưởng thức lễ hội cơ à, có vua đến thưởng thức hang của ta cơ à? Thanh niên
các bản nô nức kéo đến và lễ hội diễn ra náo nhiệt như thật. Nghe nói Bảo Đại
có lời khen và ngài cũng vui chơi hết mình như các thần dân của ngài.
2 – Húng quế
Trước khi Bảo Đại đến Hà Nội hai
tháng, Tổng đốc Hà Nội sức cho các làng giờ ấy, ngày ấy, tháng ấy, các làng X,
Y... được chuẩn bị đặc sản để tiến vua. Láng là một làng ở ngoại thành Hà Nội,
gần Cầu Giấy, vườn tược rộng rãi, kinh tế trù phú được giao nhiệm vụ tiến rau
thơm, cụ thể là húng Láng. Trong làng có cô Quế đẹp người, có nết hay làm. Vườn
nhà cô rộng, đất nhỏ mịn, tơi xốp, từng luống gọn gàng, từng hàng rau xanh ngắt,
thoang thoảng hương thơm. Trai làng có nhiều người theo đuổi, nhưng cô chưa ưng
ai. Người theo đuổi cô ráo riết nhất là ông lý trưởng. Khi ấy, cô khoảng gần 18
tuổi, còn ông lý đã trên 50, vào thời ấy là sắp lên cụ. Ông muốn lấy cô về làm
vợ ba giúp ông cai quản tài sản, vườn tược, trong khi bà cả, bà hai còn đang
ham hố cờ bạc. Chuyện tình duyên không xong làm lý trưởng rất tức tối. Nhân có
tờ sức kể trên, ông giao cho gia đình cô phải lo một gánh rau thơm để tiến vua.
“Rau phải ngon, sạch sẽ. Quan trên trông xuống, người ta trông vào. Nếu vua mà
không ưng ý, nhà mày phải chịu trách nhiệm đấy! Ông đe trước cho biết”.
Đến ngày giờ đã định, trương tuần cầm
lá cờ đi trước. Một đoàn kèn trống tưng bừng kéo theo. Tiếp theo là lý trưởng rồi
đến cô Quế. Cô Quế đội khăn đen mỏ quạ, mặc áo tứ thân tươi mới. Chiếc đòn gánh
cong như đòn gánh các cô bán cốm làng Vòng nhún nhẩy theo bước chân cô. Dân
làng, rồi dân phố đổ xô ra reo hò, chỉ trỏ làm cô ửng hồng đôi má, trông càng
xinh đẹp.
Đường đi trên mười cây số thì đến
dinh quan. Đã có nhiều đoàn chờ đợi đến lượt nộp lễ vật. Đến lượt làng Láng được
gọi vào. Lý trưởng sửa quần áo, bảo trương tuần cầm cờ đi trước, bảo cô Quế chuẩn
bị bước theo, rồi trịnh trọng tiến đến “báo cáo”. Vào đến nơi chả thấy ông quan
nào cả. Chỉ thấy một tên lính hướng dẫn mọi người đem lễ vật xếp vào một vị trí
nhất định, kiểm tra hàng cẩn thận và một tên lính cầm bút đứng bên.
Tên lính nhận hàng nhìn cô Quế chăm
chú rồi hỏi:
- Có lấy anh không?
- Dạ, em đâu dám lấy quan lớn.
Tên lính cả cười, bẹo má cô rồi bảo:
- Thôi về kẻo nắng.
Tên lính cầm bút ghi loằng nhoằng mấy
chữ vào tờ sức mà lý trưởng đưa ra.
- Được rồi, thôi về.
Cả đoàn uống mấy ngụm nước rồi lếch
thếch kéo nhau về.
Tưởng mọi chuyện chỉ dừng ở đấy, ai
ngờ câu chuyện trên lại kết thúc có hậu như chuyện cổ tích. Từ sau ngày ấy, có
tin đồn rằng chỉ húng “nhà Quế” là ngon tuyệt đỉnh. Quan án cho anh xe (xe kéo
tay) xuống tận nhà cô Quế chở rau húng về cho bữa giỗ. Bà phán nọ cũng cho cậu
xe xuống lấy rau cho buổi liên hoan hội tam cúc. Mỗi khi có khách sang đến lấy
hàng, hàng xóm, dân làng đổ xô đến chỉ trỏ, bàn tán. Rồi mười đồn trăm, trăm đồn
nghìn, húng nhà cô phải để dành cho nhà nọ, nhà kia. Tiền đổ vào nhà cô như nước
trời mưa. Lý trưởng gặp cô cũng phải chào hỏi tử tế.
Năm 1966 tôi được người quen bố trí gặp
bà Quế. Khi đó bà trên 40 tuổi, nhưng còn trẻ đẹp lắm, trông bà tươi tắn như
các cô nghệ sĩ hát quan họ. Bà đang là chủ nhiệm hợp tác xã rau làng Láng, bận
lắm. Kể lại chuyện trên, bà vẫn chưa hết buồn cười.
- Trong cái rủi lại có cái may, anh ạ.
– Bà bảo thế.
Từ đó húng ngon nhất Hà Nội là húng
Quế. Và bây giờ, húng ngon nhất Việt Nam cũng là húng Quế. Tôi và bạn, mỗi khi
thưởng thức những cánh húng Quế thơm ngát, lại chợt mỉm cười khi nhớ chuyện
xưa.
Đặng Hữu Sinh
ĐÊM YÊN DŨNG
Trên trời
cao
một ngôi
sao
nhấp
nháy
như
ánh mắt
người
yêu ta
thuở ấy
hẹn chờ
nhau
xao xuyến
buổi ban
đầu.
Đồi bạch
đàn
Gió lao
xao trong lá
ái êm niềm
tâm sự ngàn xưa.
Đất cựa
mình bồi hồi nhịp thở
Ấm hơi
người luống bắp, bãi dưa.
Gió tạm biệt đồi cây
Lá theo ngừng tâm sự.
Đất say nồng giấc ngủ từ lâu.
Trên trời cao
giọt sao
không ngủ.
Vẫn nhấp nháy
nhìn
vẫn
đợi chờ
chung thủy.
Hồng
Phong, Yên Dũng (Bắc Giang)- 1968
Trần Mỹ Giống
CÀNG
THƯƠNG THẰNG ÚT
Nhân Rằm
tháng Bảy
Con cháu
quây quần
Chỉ
riêng thằng út
Đường xa
phong trần
Cha sinh
thời loạn
Long
đong học hành
Chiến
trường bỏ lại
Một thời
tuổi xanh
Ước mơ đỗ
đạt
Gửi hết
vào con
Dạy con
tử tế
Trung hiếu
vẹn tròn
Hai mươi
năm học
Phấn đấu
không ngừng
Con là bảo
bối
Cả nhà
trông mong
Ngỡ bằng
Thạc sĩ
Biển trời
mênh mông
Gặp thời
thổ tả
Cá chậu
chim lồng...
Con cháu
quây quần
Càng
thương thằng út.
14-8-2016
TMG
VÔ ĐỀ
Nửa
đêm thức giấc ngỡ mình mơ
Một
khoảng trời vuông đẹp sững sờ
Dát
bạc không gian vầng nguyệt tỏ
Lung
linh nền sẫm giọt tinh mờ
Thiên
nhiên cảnh sắc nên tranh vẽ
Cuộc
sống muôn màu tựa ý thơ
Lúng
liếng hằng nga trong đáy chén
Rượu
tình chửa uống đã lơ ngơ.
TMG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét