GS.TSKH NGUYỄN QUANG HỒNG - NHÀ NGÔN NGỮ HỌC HÀNG ĐẤU VIỆT
NAM CHƯA VIẾT ĐÚNG CÂU VĂN TIẾNG VIỆT. TRƯỚC HẾT PHẢI VIẾT ĐÚNG CÂU VĂN TIẾNG
VIỆT
Trần Mạnh Hảo
Người Việt Nam chúng ta, bất kỳ ai, khi đã cầm đến bút mực, hoặc làm nghề cầm bút, nhất nhất đều phải thể hiện tình cảm yêu mến, tôn trọng tiếng mẹ đẻ, bằng cách viết sao cho đúng câu văn tiếng Việt. Rất tiếc, việc viết không đúng tiếng Việt hiện nay đang ở mức báo động. Chúng tôi đã có nhiều bài báo chỉ ra hàng trăm câu văn viết sai văn phạm ở các giáo trình đại học khoa học nhân văn, ở các sách giáo khoa văn học và các sách văn mẫu.Việc viết chưa đúng, không đúng một câu văn tiếng Việt tuyệt nhiên không nên được coi là chuyện nhỏ. Nhất là đối với các nhà sư phạm dạy môn văn phổ thông và đại học, hoặc các vị giáo sư, thì chuyện viết sao cho đúng văn phạm tiếng Việt là điều hệ trọng, không được coi thường. Nhân báo chí đang bàn đến tác phẩm "Âm tiết và loại hình ngôn ngữ" của GS. TSKH. Nguyễn Quang Hồng - Chủ tịch Hội Ngôn Ngữ học Việt Nam, tôi tò mò đi mượn được cuốn sách này, do NXB Đại học quốc gia Hà Nội tái bản năm 2001. Chúng tôi trộm nghĩ: muốn bàn chuyện cao siêu gì chưa biết, nhưng nhiệm vụ thiết thực nhất của ngành ngôn ngữ học là giúp cho mọi người (nhất là học sinh, sinh viên) hiểu biết và thêm yêu tiếng mẹ đẻ, đặng nói-viết sao cho đúng tiếng Việt. Rất tiếc, GS. Nguyễn Quang Hồng do mải bàn đến những phạm trù ngút ngàn của ngôn ngữ học, phần nào đã quên đi việc viết sao cho đúng văn phạm. Chúng tôi chưa vội bàn đến nội dung cuốn sách đã dẫn, chỉ xin trích ra một số câu văn chưa chuẩn mực làm thí dụ, ngõ hầu khi tái bản, có thể giúp tác giả chỉnh đốn lại chăng?
Ở trang 8, sách đã dẫn (sđd), kết thúc phần "Lời dẫn", tác giả viết: "Rải rác trong các chương sách có các bảng kê và sơ đồ, chúng được đánh số theo số thứ tự của các mục tương ứng ở mỗi chương. Những ký hiệu chuyên môn được sử dụng trong sách này là phổ biến trong sách vở ngôn ngữ học, khi thực sự cần thiết, chúng sẽ được ghi chú ngay ở nơi mà chúng xuất xuất hiện". (Chữ in đậm trong bài do TMH nhấn mạnh). Câu văn thứ nhất trên chưa chuẩn mực vì thừa một từ "các", một từ "chúng", một từ "số". Nếu giữ từ: "chúng", phải chấm câu ngay sau từ "sơ đồ". Câu văn thứ hai trên thừa một từ "chúng", thừa cả một cụm từ: "ngay ở nơi mà chúng xuất hiện".
Ở trang cuối cùng 352, phần "Lời kết", tác giả viết: "Hiển nhiên là không phải tất cả mọi vấn đề có liên quan đến hiện tượng âm tiết và loại hình ngôn ngữ đều đã được đặt vào chương trình nghị sự của sách này". Câu văn này có hai điều chưa chuẩn mực vì lỗi dùng từ; không chuẩn thứ nhất ở cụm từ "tất cả mọi vấn đề": "mọi" tức là "tất cả", "tất cả" là "mọi", dùng như tác giả là lặp từ; không chuẩn thứ hai là việc dùng từ "nghị sự". "Nghị" tức nhiên là bàn. Người ta chỉ dùng từ: "nghị sự" trong các cuộc hội họp, chứ ai lại dùng cho một cuốn sách nghiên cứu. Ví dụ như ai đó viết rằng: "Nhà phê bình Hoài Thanh trong cuốn "Thi nhân Việt Nam" đã "nghị sự" cả nền thơ mới", thì có tức cười không?
Câu cuối cùng của cuốn sách, tiếp câu văn trên, tác giả (sđd) viết hết sức rườm rà, dây cà ra dây muống, tối nghĩa, lủng củng, trùng lặp khủng khiếp, một câu văn nghị luận dài cỡ nhất nước, như sau: "Mặc dù vậy, hi vọng rằng những gì mà tác giả đã cố gắng thực hiện được trong công trình này có thể sẽ bổ sung thêm cho những nhận thức đã có và góp phần thúc đẩy mọi sự tìm tòi và nghiên cứu tiếp theo xung quanh những gì có liên quan với hiện tượng âm tiết và loại hình ngôn ngữ (cơ cấu ngữ âm và cơ cấu hình thái), và qua đó mong góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề thuộc về nhận thức luận và phương pháp luận trong ngôn ngữ học đại cương và ngôn ngữ học so sánh loại hình trong mối liên quan với ngôn ngữ học miêu tả các ngôn ngữ ở phương Đông, mà trước hết là các ngôn ngữ có cơ cấu đơn lập âm tiết tính như tiếng Việt và tiếng Hán". Câu văn quá cỡ thợ mộc này lặp 8 từ "và", 6 từ "ngôn ngữ", "4 từ "những"; cần phải bỏ đi nhiều từ, thêm vào một số từ, đặng tách nó ra làm ba bốn câu văn riêng. Đây là loại câu văn điển hình của tác giả.
Ở trang 350, tác giả không chuẩn mực trong việc dùng từ và để câu văn tối nghĩa, như sau: "Từ đôi nét đại quan như vừa trình bày về nội dung của sách "Âm tiết và loại hình ngôn ngữ", có thể nhận thấy những kết luận chủ yếu của nó đã được phát biểu qua từng chương sách vốn nằm trong sự thống nhất như vậy". Một câu văn ngắn như thế mà tác giả dùng từ hai lần sai; thứ nhất, từ "đại quan" trong tiếng Việt được hiểu là quan lớn. "Đại" là lớn. "Quan" là mũ. Chắc tác giả hiểu lầm "đại quan" là điều quan trọng nhất, nên đưa vào câu văn tiếng Việt, đâm ra kỳ cục. Cái sai thứ hai của câu văn trên là ở việc tác giả dùng từ "phát biểu". "Phát biểu" là ý kiến được nói trong hội nghị, chứ ai lại dùng chỉ việc trước tác. Nói như vậy, hoá ra G.S Nguyễn Quang Hồng đã "phát biểu" ra 353 trang sách "Âm tiết và loại hình ngôn ngữ" ư? Cái sai thứ ba của câu văn trên là sự tối nghĩa, khi tác giả đang nói gà, tự nhiên lại xiên qua chuyện thóc lép, khiến người đọc cứ ngớ ra, chẳng hiểu đầu cua teo nheo ra sao cả . Vì thế, phải bỏ cụm từ "vốn nằm trong sự thống nhất như vậy" đi, câu văn mới thoát khỏi lỗi lủng củng, tối nghĩa.
Ở trang 69, tác giả viết một câu văn ngắn nhưng đã để lặp tới hai từ "mà", 3 từ "là", như sau: "Trong khi đó, cái mà chúng ta cần biết đến không phải chỉ là những gì là chung nhất cho mọi ngôn ngữ, cho tiếng nói loài người nói chung, mà còn là những gì đặc thù cho từng ngôn ngữ hoặc cho từng loại hình ngôn ngữ khác nhau." Ở trang 131, khi viết một câu văn ngắn, tác giả đã lặp tới 3 từ "và", 3 từ "trong", như sau: "Trong phạm vi của công trình này, chúng tôi sẽ cố gắng thuyết minh và hệ thống hoá những phạm trù và khái niệm cơ bản trong âm vận học cổ điển Trung Hoa, nhằm làm sáng tỏ những vấn đề đã nêu ở trên trong mối liên quan với việc phân tích và miêu tả âm vị học đối với các âm tiết đơn lập mang thanh điệu". Ở trang 12, tác giả đã sai lầm khi dùng từ "tiên nghiệm" trong câu văn sau: "Nói cách khác, nhà ngôn ngữ học ngày nay khó có thể bàn luận có hiệu quả về những hiện tượng đa dạng của âm thanh tiếng nói, nếu cứ tiếp tục sử dụng các khái niệm và thuật ngữ cơ bản của khoa học này một cách hoàn toàn tiên nghiệm, mà không cố gắng, ở mức độ nào đó, góp phần làm sáng tỏ chúng về mặt nhận thức luận cũng như về mặt phương pháp luận." "Tiên nghiệm" hiểu nôm na là trước kinh nghiệm, thường dùng trong triết học. "Tiên nghiệm " là phạm trù triết học rất quan trọng của E. Kant, chỉ những hình thức tiên thiên (a priori) của nhận thức bẩm sinh như thời gian, không gian, tính nhân quả, logic tự nhiên, sinh diệt...) có trước mọi kinh nghiệm nhân sinh. Theo ý của câu văn trên, khi" cứ tiếp tục sử dụng các khái niệm và thuật ngữ cơ bản của khoa học này" tức là sử dụng tới kinh nghiệm của con người đã đúc rút, khái quát thành khoa học, thì sao có thể gọi là "tiên nghiệm" được? Tác giả đã đưa thuật ngữ triết học vào ngôn ngữ học, nhưng lại không hiểu được ý nghĩa của nó, quả là tai hại thay!
Trong cuốn sách "Âm tiết và loại hình ngôn ngữ", còn có thể trưng ra hàng chục câu khác viết chưa đúng ngữ pháp, văn phạm tiếng Việt. Nhưng vì khuôn khổ của một bài báo không cho phép, chúng tôi tạm dừng ở đây; hẹn có dịp thuận tiện, lại bàn tiếp, hoặc có thể bàn rộng ra nội dung cuốn sách, xem nhận thức luận và phương pháp luận tác giả dùng để tiếp cận những phạm trù ngôn ngữ học đãù thật sự khoa học hay chưa? Gần đây, GS. Cao Xuân Hạo đã nhiều lần báo động sự xuống cấp của tiếng Việt trong không chỉ nói và viết, mà còn trong phương pháp nghiên cứu thiếu khoa học của chính giới ngôn ngữ học. Dù ngay cả ngành ngôn ngữ học đi nữa, muốn cứu tiếng mẹ đẻ khỏi suy thoái, trước hết phải viết đúng câu văn tiếng Việt đã, sau đó mới có thể bàn đến những phạm trù cao siêu.,.
Sài Gòn. ngày 21-4-2002
T.M.H.
“VIỆC CÓ NHỮNG SAI SÓT TRONG SGK LÀ BÌNH THƯỜNG”
(Trao đổi lại với GS. Nguyễn Đăng Mạnh)
Trần Mạnh Hảo
Báo Gia Đình và Xã Hội số 100, thứ sáu 22/8/2003 có bài trả lời phỏng vấn của GS. Nguyễn Đăng Mạnh với tiêu đề: “GS. Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Đăng Mạnh: Những phát hiện của Trần Mạnh Hảo chỉ đáng tầm dọn vườn”. Nhận thấy những đánh giá, những kết luận của GS. Nguyễn Đăng Mạnh trong bài trên còn có nhiều điều chưa chuẩn xác, chúng tôi viết bài này thưa lại cùng GS., ngõ hầu mong GS. chỉ giáo tiếp.
Trong các bài viết của mình, chúng tôi luôn luôn tuân thủ một nguyên tắc: “nói có sách, mách có chứng”, vì chân lý bao giờ cũng cụ thể. Đồng thời, chúng tôi cũng yêu cầu người tranh luận lại với chúng tôi cũng phải “nói có sách, mách có chứng”. Rất tiếc, trong bài trả lời phỏng vấn trên, GS. Nguyễn Đăng Mạnh hầu như vẫn chỉ “kết tội” chúng tôi, vu cho chúng tôi bao nhiêu là “tội” mà không hề dẫn chứng; ví như bảo Trần Mạnh Hảo chuyên đi: “nhục mạ người khác”, “quy chụp”, “lăng nhục, xuyên tạc trắng trợn”, “tha hồ la lối”, “văng mạng”, “bóp méo và xuyên tạc”, “chuyên đi rình rập”, “ác ý”, “cố tình hiểu sai”, “lăng mạ”, “hàng tôm, hàng cá”, “chửi bới lăng nhục các GS.”, “động cơ không trong sáng”… “kết tội” người khác vô cớ như trên mà không có bằng chứng có phải là “văn hóa tranh luận” của GS. Mạnh?
Trong bài trả lời phỏng vấn trên, GS. Nguyễn Đăng Mạnh đã đưa ra một dẫn chứng sai sự thật; xin ví dụ: “Tại hội nghị lý luận trên Tam Đảo, anh Hoàng Ngọc Hiến dẫn ý của Bê-I-linx-ki: Người ta có thể có những điều đê tiện nhưng họ biết được đó là những điều đê tiện, thì họ lại không phải là người đê tiện. Còn có những người luôn luôn nói đê tiện nhưng lại không có ý thức về sự đê tiện thì đó mới thực sự là đê tiện. Thế nhưng Trần Mạnh Hảo lên ngay diễn đàn bóp méo ý đó thành việc anh Hiến cổ vũ tự do đê tiện. Nói lu loa như hàng tôm, hàng cá”. GS. Nguyễn Đăng Mạnh không dự hội nghị lý luận phê bình, chúng tôi đành phải trích lại ý kiến của Nhà thơ, Nhà báo Đỗ Trung Lai là người của báo Quân Đội Nhân Dân có thu băng lời GS. Hoàng Ngọc Hiến và lời phát biểu của chúng tôi về vấn đề này; xin dẫn ra trong bài “Một đại hội nhà văn thu nhỏ” in trên số “Quân đội Nhân dân cuối tuần” ngày 24/8/2003, trang 9, cột 9, dòng thứ 27 đến dòng thứ 33 kể từ trên xuống như sau: “GS. Hoàng Ngọc Hiến: Anh Vũ Quần Phương nói anh Nguyễn Đăng Mạnh là itểu khí, hãnh tiến là không đúng. Anh Mạnh là bạn tôi. Tôi biết anh Mạnh có nhiều khuyết điểm như là nhiều khi hẹp hòi, bất công, tiểu nhân… cả đê tiện nữa! Nhưng anh ấy không tiểu khí và hãnh tiến…”. Báo Quân Đội Nhân Dân lại tường thuật tiếp lời chúng tôi như sau: “Nhà thơ Trần Mạnh Hảo: GS. Hoàng Ngọc Hiến là bạn GS. Nguyễn Đăng Mạnh. Do đó, tôi thông cảm với việc GS. có thể thương cả sự đê tiện của GS. Mạnh. Nhưng xin GS. Hiến đừng bắt cả nước phải thương sự đê tiện ấy!” (trang 12, cột 2, dòng thứ 6 đến dòng thứ 10, bài đã dẫn).
GS. Nguyễn Đăng Mạnh đưa ra dẫn chứng thứ 2 để chứng minh cho thói “bóp méo sự thật của Trần Mạnh Hảo” là không đúng sự thật. Khi phóng viên báo GĐ&XH hỏi: “Nhưng chính Trần Mạnh Hảo đã nhiều lần nói rằng có vị GS. đã lăng mạ mình bằng cách phát biểu trên báo: Trần Mạnh Hảo không có nhà và đi ra đường để “bậy”. GS. Mạnh trả lời: “Trần Mạnh Hảo đã cố tình bóp méo và xuyên tạc câu nói của anh Hoàng Như Mai!”. Chúng tôi xin chép ra đúng câu nói của GS. Hoàng Như Mai in trên báo “Tuổi trẻ Chủ nhật” như sau: “Ông Trần Mạnh Hảo không có nhà nên đi lang thang ra đường để “bậy”!”. Trong bài trả lời phỏng vấn vừa dẫn GS. Mạnh đã từng lăng mạ chúng tôi bao nhiêu điều đã kể ra trên. Trên tờ báo “Ngày Nay” ra đầu tháng 8/2003 vừa qua, GS. Mạnh còn lăng mạ chúng tôi là “hạng tư tưởng thấp kém”, “thói đố kỵ của kẻ học hành dở dang với những người có bằng cấp…” thì sao?
Khi GS. Nguyễn Đăng Mạnh bảo: “Những phát hiện của Trần Mạnh Hảo chỉ đáng tầm “dọn vườn””, là một lời ca ngợi chúng tôi quá đáng. Chúng tôi xin không dám nhận danh hiệu cao quý “người dọn vườn sách giáo khoa” đâu! Nói như thế, GS. Nguyễn Đăng Mạnh đã mặc nhiên thừa nhận trong vườn sách giáo khoa văn của ông có khá nhiều cỏ dại, nên GS. mới phong cho Trần Mạnh Hảo – tôi một học vị, học hàm cao quý là “dọn vườn”, mà lại càng cao hơn khi thành “tầm dọn vườn”. Cũng trong bài đã dẫn, GS. Mạnh lần đầu tiên dám công khai thừa nhận ông và các vị soạn SGK khác đã phải sửa chữa, viết lại SGK vì những “dọn vườn” của Trần Mạnh Hảo.
Khi phóng viên báo GĐ&XH hỏi vì sao Trần Mạnh Hảo chỉ đáng dọn vườn mà các GS. phải sửa lại, viết lại SGK, GS. Mạnh nói như sau: “Nhiều người sửa SGK nhưng không vì sợ Hảo mà là sợ một cái gì đó. Có không ít dấu hiệu khiến người ta phải ngờ như vậy. Giống như chuyện con khỉ mượn oai hùm, người ta không sợ khỉ mà sợ hổ. Chính vì thế người ta sửa cho êm chuyện”. “Xin nhắc lại là chúng tôi không sợ bản thân Trần Mạnh Hảo. Chính vì sự sửa chữa “cho yên thân” đó Trần Mạnh Hảo tưởng rằng anh ta là chân lý”. Hóa ra, GS. Mạnh và các GS. khác sửa chữa SGK sau những bài “dọn vườn” của chúng tôi không phải vì phục thiện, vì chân lý, vì đúng sai mà vì sợ “con khỉ” Trần Mạnh Hảo mượn “oai hùm”? Xin GS. hãy chỉ đích danh “con hổ” kia là ai sau khi đã “khỉ hóa Trần Mạnh Hảo”? Viết như thế mà GS. Mạnh không cho rằng ông đang xúc phạm cá nhân người khác ư? Và vì sợ bóng sợ gió “con hổ – ảo” được con khỉ thật Trần Mạnh Hảo mượn oai mà các vị đành phải “sửa cho êm chuyện”, “cho yên thân” để biến “cái đúng của mình” thành “cái sai Trần Mạnh Hảo”, rồi bắt học trò cả nước đang học “đúng” phải học “sai” cả ư? GS. Mạnh nói như thế này tôi ngờ rằng vô trách nhiệm quá! Thế tinh thần khoa học, lương tâm người thầy, sự dũng cảm đấu tranh cho lẽ phải ở đâu trong GS.?
Vì để cho “êm chuyện”, vì để “cho yên thân” mà GS. Mạnh phải hy sinh chân lý, bắt buộc phải sửa “cái đúng” của mình trong SGK đi theo “cái sai” của kẻ dọn vườn Trần Mạnh Hảo thì lương tâm người thầy ở đâu, thưa GS.?
Chính vì những lập luận kiểu này, nên GS. Mạnh đã viết: “Việc có những sai sót trong SGK là bình thường, bởi không có cái gì hoàn hảo tuyệt đối”. Đúng là không có cái gì hoàn hảo tuyệt đối trừ SGK! Vì SGK để dạy cho hàng triệu học trò cả nước, tuyệt đối không được sai, chỉ được đúng. Quan niệm “những sai sót trong SGK là bình thường” của GS. Mạnh trên có phải là quan điểm chính thống của nền giáo dục nước nhà? Than ôi, khi SGK được quyền viết sai thì còn gì nền giáo dục nữa!
Cũng với quan niệm chưa đúng trên, GS. Mạnh còn đưa ra một nguyên tắc khá kỳ lạ khác dành cho người soạn SGK: “Một điều nữa ông ta (tức Trần Mạnh Hảo) phê anh Viễn không biết viết đúng ngữ pháp, thậm chí không thạo đặt câu, GS. mà thế à. Trần Mạnh Hảo không biết rằng người viết văn có kinh nghiệm, muốn có giọng điệu riêng, đôi khi phải chấp nhận vi phạm ngữ pháp!”. GS. Mạnh đã lầm, soạn SGK không phải là viết văn, càng không cần phải có giọng điệu riêng mà phải có cách viết mô phạm, mẫu mực. Việc GS. Mạnh dành quyền cho người soạn SGK được quyền “đôi khi phải chấp nhận vi phạm ngữ pháp” có thể là một phương thức cách tân của các SGK Văn học sắp tới chăng?
Hà Nội, đêm 22/8/2003
T.M.H.
DÙ LÀ MƯỢN LỜI KẺ NƯỚC NGOÀI ĐỂ PHỦ NHẬN SẠCH
TRƠN TƯ TƯỞNG NHO GIA, TRẦN ĐÌNH SỬ LÀM SAO CÓ THỂ TIẾP NHẬN ĐƯỢC TƯ TƯỞNG VÀ
TÂM HỒN CHA ÔNG TRONG THƠ LÝ TRẦN, TRONG THƠ VĂN NGUYỄN TRÃI, NGUYỄN DU, NGUYỄN
GIA THIỀU, NGUYỄN BỈNH KHIÊM, CAO BÁ QUÁT…?
Trần
Mạnh Hảo
Trên
trang Facebook của ông Trần Đình Sử, thấy đưa ra bài: “Nho giáo là gì” của Văn
Nhất Đa (Trung Quốc) hầu như phủ nhận sạch trơn những yếu tố tích cực của Nho
giáo, xin trích sau:
Trần
Đình Sử
4
tháng 7 •
“NHO
GIÁO LÀ GÌ
Văn
Nhất Đa (nhà thơ, học giả TQ, 1899- 1946)
Nho
giáo là học thuyết của Khổng Tử nhằm cứu vãn sự sụp đổ của chế độ chiếm hữu nô
lệ TQ cổ đại. Chế độ nô lệ ở Trung Quốc bắt đầu từ đời nhà Thương, cực thịnh với
nhà Chu và suy sụp vào thời Chiến Quốc. Sinh vào thời Chiến Quốc, Khổng Tử muốn
khôi phục lại chế độ nhà Chu bằng thuyết chính danh, bằng tư tưởng trung dung,
hòa nhi bất đồng, nghĩa là muốn hòa hoãn các mâu thuẫn đối lập giữa chủ nô và
nô lệ. Chính danh là xác lập danh phận trong xã hội, chủ tớ rõ ràng. Trung dung
không phải là công bằng, mà là một vừa hai phải để bọn nô lệ chiụ được. Hòa nhi
bất đồng là phương châm làm yên lòng bọn chủ nô, thống trị. Nhân ái nghĩa là kỉ
sở bất dục vật thi ư nhân. Nhưng tư tưởng ấy đương thời không được chấp nhận.
Phải đến đời Tây Hán, Đổng Trọng Thư đưa ra Tam cương “quân, phụ, phu” thì đạo
nho mới được tiếp nhận. Cho nên nho giáo thực chất là tư tưởng nhằm duy trì
quan hệ chủ nô và nô lệ, vua và thần dân, và mấy nghìn năm nho giáo là bấy
nhiêu năm truyền bá tư tưởng nô lệ. Nho gia là tầng lớp trí thức phục vụ cho bọn
thống trị chủ nô, đứng ra điều hòa mối quan hệ quân chủ và thần dân. Nho gia
tuy là có học vị cao quý, mà thân phận thực ra đều là nô lệ, gia thần của kẻ thống
trị. Nho giáo là liều thuốc an thần đã làm cho người Trung Quốc ngủ sâu hàng mấy
nghìn năm, cho đến thời Tôn Trung Sơn.” (hết trích)
https://www.facebook.com/profile.php?id=100005255232519
Trần
Đình Sử đưa ra nhận định quá phiến diện về Nho giáo của một nhà thơ Trung Quốc
mà không hề có lời dẫn giải; rằng đây không phải là quan điểm của tôi, dẫn ra để
tham khảo, mời quý bạn cho ý kiến; hoặc là ý kiến trên chưa thấu đáo, cần phải
khách quan, phải nhìn lịch sử theo quan điểm lịch sử, không lấy thước hôm nay
đo đạc người xưa cách ta gần 3000 năm… Trần Đình Sử không nói gì, coi như “Việt
Minh làm thinh đồng ý”, có thể coi quan niệm phủ nhận sạch trơn Nho giáo trên
đây là đúng, cũng có nghĩa là quan điểm của Trần Đình Sử!
Ngày
nay, sau khi giặc Tập Cận Bình chính trị hóa học thuyết Nho gia, lợi dụng tên
tuổi vĩ đại của Khổng tử, lập hàng trăm “viện Khổng tử” trên khắp thế giới nhằm
mục đích bành trướng, thực hiện mộng bá chủ thế giới, thì chỉ nghe đến chữ “Khổng
tử” thôi, cả thế giới đã mất cảm tình.
Nho
giáo đã vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc, đến nhà Nguyễn là 1900 năm. Nho giáo
cùng “tam giáo đồng nguyên: Nho, Phật, Lão” đã thành văn hóa, lối sống Việt
Nam. Từ năm 1070 nhà Lý xây Văn Miếu thờ Chu công & Khổng tử. Hầu hết các
làng quê văn hóa nước ta đều có Văn Miếu thờ Khổng tử. Có thể kể rất nhiều nhà
nho nổi tiếng đã làm nên văn hóa Việt Nam từ nhà Đinh đến nhà Nguyễn như các vị:
“Khuông Việt, Từ Đạo Hạnh, Không Lộ thiền sư, Vạn Hạnh, Lê Văn Thịnh, Bùi Quốc
Khái, Doãn Tử Tư, Đoàn Văn Khâm, Lý Đạo Thành, Tô Hiến Thành, Mạc Đĩnh Chi, Chu
Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Võ Trường Toản, Ngô Tùng
Châu, Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Nhân Tĩnh, Nguyễn Công Trứ, Phan Thanh
Giản, Trần Tiễn Thành, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Huy Đức, Nguyễn
Thức Tự, Khiếu Năng Tĩnh, Trần Đình Phong, Lương Văn Can, Phan Bội Châu, Đặng
Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp…
Nho
giáo còn có một số mặt tiêu cực ví như trung quân quá đáng, coi thường phụ nữ
quá đáng (trọng nam khinh nữ), quá khắt khe trong việc tự do luyến ái… Quan niệm
“bình thiên hạ” khuyến khích bành trướng, cướp nước người bằng chém giết, là mặt
xấu nhất của Nho gia.
Đạo
Nhân là mặt tích cực nhất, quan trọng nhất của Chu công & Khổng tử, đưa con
người lên thờ, đã làm nên văn hóa Việt ngót 2000 năm nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
Nếu
con người không có nhân nghĩa thì khác gì con vật. Ông Trần Đình Sử là đảng
viên cộng sản, không chấp nhận lòng nhân, vì ông và các giáo sư Việt Nam hôm
nay theo “đạo duy ác”, nên các ông bài bác đạo nhân của Khổng tử là lẽ thường
tình.
Trần
Đình Sử và các GSTS hôm nay theo tư tưởng cực đoan “đấu tranh đây là trận cuối
cùng” nên ông phủ nhận thuyết trung dung của Nho giáo. Mọi tư tưởng cực đoan của
con người đều dẫn về nẻo ác. Sống khoan hòa, trung dung, “hòa nhi bất đồng”, là
thái độ sống tốt nhất mà Nho gia chọn cho cha ông ta làm nên văn hóa Việt Nam
suốt mấy nghìn năm.
Trần
Đình Sử mượn lời một ông Tầu cực đoan chống lại thuyết chính danh rất hay, rất
đúng của Khổng tử. Thành ra xã hội Việt Nam hôm nay lộn tùng phèo: vua không ra
vua, quan không ra quan, thày không ra thày, trò không ra trò… Một xã hội mà
giáo sư không ra giáo sư. Giáo sư gì mà soạn sách Tiếng Việt như ông Sử, ông
Thuyết, ông Thống không viết nổi một câu văn tiếng Việt cho đúng văn phạm, thì
quả là giáo sư không ra giáo sư là đúng rồi!
Nói
tóm lại, mượn lời ngoại bang để phủ nhận sạch trơn Nho giáo là ông Trần Đình Sử
đã phủ nhận ông cha, phủ nhận văn hóa Việt, phủ nhận “tam giáo đồng nguyên” là
hồn cốt nhân văn Việt Nam vậy.,.
Sài
Gòn ngày 16-9-2021
T.M.H.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét