Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

NGƯỜI TÌNH MỘT ĐÊM - GẶP MẶT / Đỗ Anh Tuyến



Thiếu nữ (Ảnh trên mạng)

NGƯỜI TÌNH MỘT ĐÊM
  - Với những người thích tình 1 đêm –

Nào, yêu ạ, thôi về đi em ạ
Nào, môi hôn, nào tay nắm, nhịp tim rung
Đã qua rồi, một đêm đẹp vô cùng
Dù thủy chung chỉ vài giây ngắn ngủi
  

Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

Ổ RƠM: Tiểu thuyết Trần Quốc Tiến (Chương 2 - 3)


Nhà văn Trần Quốc Tiến
 
Đã đăng:

    Chương 2
Một ngày mới. Đầu tiên là từ phương Đông, nền trời xám xịt chuyển sang màu cua gạch. Rồi mặt trời nhợt nhạt nhô lên. Sương tan dần, tan đến đâu cảnh vật hiện ra đến đấy. Nhiều chục năm trôi qua, cánh đồng chỉ có bờ vùng bờ thửa, giờ lại từng ô như bàn cờ, lô nhô những cọc tre. Những cái cọc tre làm mốc ruộng vốn là bạn lâu đời của những mảnh ruộng cỏn con, nó sống dai dẳng cùng với con trâu, cái cày chìa vôi. Một thời nó lặn đi. Giờ nó lại nhô lên đứng gác cho quyền làm chủ từng ô đất nhỏ. Từ sớm, cánh đồng đã đông người. Cuộc đổi đời này bắt đầu từ những cái cọc tre và những sợi dây chuối khô buộc nối lại căng từ đầu này sang đầu kia, và từ nay tên anh, tên tôi gắn liền với mảnh ruộng và hoàn toàn chịu trách nhiệm về nó.

HOA NỞ LÀNG TÔI : Truyện dài Thủy Điền (Chương 2)


Nhà văn Thủy Điền
 
            Đã đăng :

Chương 2 : “Trung tâm sản xuất và cung cấp cây Bông Giấy giống”
 Thành viên gồm có:
Nguyễn Thanh Nhân, Trưởng ban Bảo vệ môi trường kiêm Giám đốc Trung tâm
Lê văn Sự, Phó Giám đốc và kiêm nhân viên cung cấp cây giống
Nguyễn ngọc Minh, nhân viên Kỹ thuật
Nguyễn văn Thế, nhân viên Kỹ thuật
Phạm thái Hoàng, nhân viên Kỹ thuật
Tài khoản, không
Vật liệu ban đầu, do bốn nhân viên Kỹ thuật tự nguyện cung cấp. 

Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017

TƯ TƯỞNG TÌNH CẢM KHIẾU NĂNG TĨNH QUA THƠ ÔNG / Trần Mỹ Giống - Trịnh Thị Nga


Trần Mỹ Giống (áo sẫm màu), Trịnh Thị Nga (ôm hoa)

        Khiếu Năng Tĩnh (1835 - 1920) quê xã Chân Mỹ, huyện Đại An nay là thôn Trực Mỹ, xã Yên Cường, huyện ý Yên, tỉnh Nam Định. Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, Khiếu Năng Tĩnh rất chăm chỉ học tập và sớm bộc lộ trí thông minh, học giỏi. Khoa Mậu Dần (1878), ông đỗ Cử nhân. Khoa Canh Thìn niên hiệu Tự Đức 33(1880) ông đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân. Khoa này ông đỗ Hội nguyên (đỗ đầu kỳ thi Hội). Ông làm quan trải các chức Đốc học Nam Định, Đốc học Hà Nội, thăng Quốc tử giám Tế tửu.

Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017

Liêu Trai 1 – 2 (Thơ Tình Lục Bát 2017) / Lê Kim Thượng


      
Nhà thơ Lê Kim Thượng

      1.

        Trong lòng mình đã có nhau
Thề nguyền son sắt... thắm màu yêu thương
Vườn yêu hò hẹn tơ vương
Bờ môi dịu ngọt, ngát hương tự tình
Nắng soi dáng ngọc lung linh
Nắng rơi da trắng... xuân tình đong đưa
Lời yêu thỏ thẻ sớm trưa
Tiếng yêu tràn ngập như mưa tháng mười
Tóc huyền che nửa lưng người
Nón nghiêng che nửa môi cười liêu trai
Gió đùa mái tóc suôn dài
Đường ngôi rẽ lệch, trang đài kiêu sa
Luồn đôi tay trắng nõn nà
Vuốt ve sợi tóc, mượt mà như nhung
Dỗi hờn lên mắt rưng rưng
Nắng vàng lịm tắt... người dưng tím lòng
Ngước nhìn xa vắng, mênh mông
Má hồng ửng chín... chín hồng đôi môi
Áo tà phiêu lãng trôi trôi
Ngàn hoa nắng rụng, bồi hồi thiết tha...
Em đi, nhẹ bước chân xa
Bên hiên đồng vọng lời ca âm thừa
Em đi... nước mắt như mưa
Qua sông lẻ bạn... đò đưa nghẹn ngào...


Ổ RƠM: Tiểu thuyết Trần Quốc Tiến (Chương 1)



LỜI TỰA
      Việt Nam là quê hương của cây lúa nước, cũng là quê hương của cái ổ rơm thần kì. Cây lúa nước nuôi sống cả nhân gian. Cái ổ rơm ủ ấm con người từ thời nguyên thủy đến thời văn minh. Chưa có một vật gì lại bền vững và hữu ích như cái ổ rơm Việt Nam. Trải qua bao biến thiên lịch sử, nhiều thiên niên kỉ nối tiếp đã qua đi, vật đổi sao dời, biển cạn núi mòn, đến kim cương cũng phải bốc hơi, mà cái ổ rơm vẫn nguyên vẹn như thuở ban đầu, thuỷ chung son sắt với mọi kiếp người. Vua Hùng đã từng nằm trên ổ rơm ngẫm nghĩ kế dựng nước. Các tướng lĩnh bao đời cũng nằm trên ổ rơm suy nghĩ vạch ra chiến lược cho những trận đánh rung động địa cầu. Và những người lính mỗi buổi sớm xung trận trên mình còn ấm hơi rơm, những cọng rơm còn bám vào tóc, vào áo trấn thủ để cùng ra trận. Cụ Hồ từng thao thức trên cái ổ rơm ở làng sen để tìm đường cứu nước. Và bao chiến lược thiên tài đều bắt đầu từ hơi ấm ổ rơm.
     Còn trong tình đời thì chính cái ổ rơm là cái nôi của hạnh phúc. Các phó thường dân nói rằng trên đời này đệ nhất khoái là nằm ôm vợ trên ổ rơm, đè vợ trên ổ rơm. Rồi từ cái ổ rơm ấy, hàng vạn, hàng triệu tiếng khóc chào đời cất lên. Không ít các thiên tài chui ra từ ổ rơm.
Ổ rơm Việt Nam đã thành huyền thoại. Quyển tiểu thuyết này nói về chuyện ổ rơm, sẽ dẫn bạn đọc đến với những ổ rơm của cuộc đời, những trận đồ bát quái ở trên ổ rơm, những Tiếu Lâm mới trên ổ rơm, và mọi sự đổi đời cũng bắt đầu từ cái ổ rơm.

Trần Quốc Tiến

Cơng 1

HOA NỞ LÀNG TÔI : Truyện dài Thủy Điền (Chương 1)


Nhà văn Thủy Điền
  
Chương 1: Mộng ước tuổi thơ
 
        Mẹ nó hỏi? Nhân mầy làm cái gì mà ngày nào cũng vẽ ngoằn ngoèo dưới nền đất, rồi chấp tay sau lưng đi tới, đi lui như người mất hồn vậy Nhân. 
 Đâu có gì đâu mẹ, ngồi buồn vẽ vài ba cái hình cho vui vậy thôi. Lát nữa quyét sân, sẵn tay con quơ sơ một cái là bằng phẳng trở lại ngay. 
Mầy coi vào múc cho mẹ hai lu nước, có tắm heo và rửa mấy cái chén ngay đi.
Dạ, con vào liền. 

VÀNG - THAU - MỘT - THỜI : Tiểu thuyết / Phan Đạt Ninh (Chương 22, 23,24,25 hết)



 


        Chương 22

        Thời gian lặng lẽ trôi.
        Bộ ba Sơn, Gã, Vinh bốn mươi năm rồi họ mới gặp lại nhau. Vinh với Gã thì không nói làm gì bởi họ đã là một nhà. Chỉ có Sơn là biền biệt mấy chục năm.

Chùm Tứ Tuyệt 1993 / NGUYỄN KHÔI


Nhà thơ Nguyễn Khôi

        
 1-YÊU

Vì nỗi thương nhau... chẳng nói gì
Lặng im giữa lúc phải chia ly
Ừ thì như gió trong cơn bão
Nổi sóng lòng riêng lệ đẫm mi.

Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2017

Tiếng Lòng (Bút Ký) / Thủy Điền



     
Nhà văn Thủy Điền

      Vừa đọc bài thơ "Sao anh không về thăm phố núi " Của Nhà thơ Thạch Thảo. Trí im lìm cúi mặt xuống bàn, tay che gương mặt thầm bảo: Bỗng dưng nhà thơ "Cỏ dại " nầy gợi lại trong ta một quá khứ buồn thầm kín.

Mùa Đưa Tiễn - Tiếng Vọng Buồn - Xin Giọt Nước Trời - Phế Mặc - Chạnh Lòng : Chùm thơ Lệ Hoa Trần



 
Nhà thơ Lệ Hoa Trần

Mùa Đưa Tiễn 

Tháng sáu về, buồn rơi nước mắt
Cây phượng trường trước nắng..... chơ vơ
Bao khóc, cười tay bút làm thơ
Mùa đưa tiễn, chia tay bạn cũ

Dưới bóng mát miên man lòng tự nhủ
Người đi rồi mùa hạ cũng đi theo
Chỉ còn ta năm tháng đứng quạnh hiu
Những dòng lệ từ...từ rưng...rưng chảy

Anh hỡi anh chuyện mình....ngang trái
Phượng lẫn tình mang cả nha anh
Mai có xa, xin cố giữ gìn
Có những lúc tình hồng sống dậy.

20-11-2017

Còn Nhớ Không Em? - Tận Đáy Lòng - Mơ Từng Giọt Nắng Quê Hương - Suy Ngẫm - Trên Đỉnh Phù Vân - Thà làm Thân Gỗ Bên Người - Thà Như Giọt Mưa : Chùm thơ Thủy Điền



 
Nhà thơ Thủy Điền
 
Còn Nhớ Không Em?

Thu về, gió lạnh muôn nơi
Người ơi ! Người hỡi nhớ tôi không nào
Phương xa nỗi nhớ xanh xao
Thương về quê cũ lòng đau, lệ sầu

Bên đây là xứ Anh đào
Bên kia là xứ Sen màu hồng tươi
Cách nhau một biển Đông dài
Mười năm xa cách hình hài khó quên

Nhớ người em gái cùng thôn
Nhớ từng mái tóc nụ.... giòn bình minh
Nhớ xưa một thuở chúng mình
Chiều lê gót nhỏ tỏ tình dưới thu

Thò tay em nhặt sương mù
Giơ tay anh đón lá thu giữa trời
Tay trao, tay gởi tim người
Hẹn thề ta sẽ một đời bên nhau

Giờ anh nơi xứ hoa Đào
Em nơi quê nhỏ ra vào cùng Sen
Chỉ còn nỗi nhớ thân quen
Biển Đông tình cách anh- em xa dần

Em nầy ! Thu nhớ anh không ?
Dù xa xa mấy nhưng lòng chẳng quên.

26-11-2017


VÀNG - THAU - MỘT - THỜI : Tiểu thuyết / Phan Đạt Ninh (Chương 18, 19, 20, 21)




Nhà văn Phan Đạt Ninh

        Chương 18

        Linh cảm của Gã thế mà đúng thật.
        Gã có quyết định từ Bộ điều động Gã đến nhận công tác ở Ban quản lý đường dây năm trăm ki lô vôn. Thế là Sơn và Gã mỗi đứa một nơi. Cái bộ ba ngày nào thế là tan hết. 

Tắm mưa – Hoài niệm – Sinh nhật người xưa : Chùm thơ Trần Hùng Thắng


Nhà thơ Trần Hùng Thắng
 
        Đồng xanh vang tiếng trống chèo
Hội làng tháng chín tôi theo em về
        Chùa thiêng sóng hát bên đê
Mái nghiêng nâng giải trời quê bao đời
        Nhớ mùa phượng đỏ một thời
Mắt ai lúng liếng nụ cười đung đưa
        Tan trường hai đứa say sưa
Đi xem đám rước đội mưa dưới trời
        Bao mùa xuôi ngược khắp nơi
Tôi về dự hội cùng người du ca
        Màn nhung bóng liễu thướt tha
Hút hồn tôi giữa bao la cồn cào
        Lời ca ai hát ngọt ngào
Cùng bao kỷ niệm thấm vào tim tôi
        Giật mình gặp sợi mưa rơi
Thầm mong tan hội cùng người “tắm mưa”.

        Hội Keo Hành Thiện 2017

Đọc ĐỖ HOÀNG “cảm” NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG? / Đặng Xuân Xuyến




        Nguyễn Bình Phương là nhà thơ tên tuổi nhưng tôi chưa đọc thơ (văn) của ông, đơn giản vì không có nhu cầu. Trang blog Đặng Xuân Xuyến cũng đã đăng mấy bài viết về ông, có trích dẫn thơ ông một vài đoạn, một vài bài nhưng khi đưa bài lên trang, tôi chỉ đọc lõm bõm cho việc dàn trang nên cũng mù tịt về thơ Nguyễn Bình Phương. Trong số 5 bài viết về thơ Nguyễn Bình Phương đã đăng trên blog Đặng Xuân Xuyến thì có đến 4 bài của nhà thơ Đỗ Hoàng, bạn cùng khóa Viết Văn IV với ông.

Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2017

BÁNH CHƯNG BÀ THÌN (Giai thoại làng văn) / Trần Mỹ Giống



Tác giả Trần Mỹ Giống

        Khoảng năm 1984, lần đầu đi công tác huyện Hải Hậu (tỉnh Hà Nam Ninh) tôi được họa sĩ Nguyễn Văn Chẩm (cán bộ Bảo tàng tỉnh) hẹn đi cùng. Thời đó phương tiện giao thông rất khó khăn, đường xá đâu có tốt như bây giờ. Do đi bằng xe đạp, lại nghỉ mấy chặng nên mãi 13 giờ chúng tôi mới tới nơi. Vì đã quá bữa, lại không muốn làm phiền Phòng Văn hoá nên bác Chẩm mời tôi đi ăn bánh chưng bà Thìn.

Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017

VÀNG - THAU - MỘT - THỜI : Tiểu thuyết / Phan Đạt Ninh (Chương 14, 15, 16, 17)


 


Chương 14

        Mờ sáng toàn đội của Gã đã dàn người chuẩn bị cho công việc.
        - Cánh con gái hôm nay trèo lên cột đi!
        Hai cậu thợ trẻ đang chỉnh lại quần áo, mũ bảo hộ, dây an toàn, dây thừng, mỏ lết chuẩn bị trèo lên cột nói vui.
        Cánh con gái đáp lai:
        - Không trèo để đây trèo cho? “Vênh” vừa thôi !
        - Đội trưởng Gã ơi? Bận sau trèo cột cho bọn tôi mặc quần đùi ống rộng cho mát để dễ làm nhé ? Mặc quần dài gò bó khó làm lắm! Cánh con gái góp ý thế, bảo thế!
        - Ai góp ý ? Ai bảo thế! Chỉ điêu!
        Hai cậu thợ toét ra cười rồi trèo lên cột. Những đoạn sắt ngắn được cắm dần vào các lỗ trên thân cột. Khi đã ở vị trí, họ khóa dây an toàn vào cột rồi thả đầu dây xuống để cánh nữ buộc vào xà kéo lên.

ĐẾN VỚI BÀI THƠ “CUỒNG YÊU” MANG HỒN CỐT TỬ VI CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN / Nguyễn Thanh Lâm




 
         Cuồng yêu
- Chú giải: Bài thơ này Đặng Xuân Xuyến viết tặng một số bạn đọc có hôn nhân trắc trở, không phải là bài kệ, bài phú luận sao tình dục, vì thế bạn đọc yêu thích môn tử vi chỉ nên coi là những dòng cảm thán về một số trường hợp dễ đưa hôn nhân đến thất bại, vì bài thơ chỉ đưa ra những ý nghĩa nguyên thủy của một số sao, bộ sao, chưa chịu sự tác động, chi phối của Âm Dương Ngũ Hành, của Cách-Cục, và ảnh hưởng qua lại giữa các tinh đẩu… được biểu hiện cụ thể trên từng lá số.

Ta đầu hàng! Xin tạo hóa buông tha
Mệt mỏi lắm Kiếp cư Tài hãm địa
Nát Phu-Thê bởi chềnh hềnh Cô-Quả
Sao nỡ bồi hội Phá-Phục-Hình-Riêu?

GẶP NỮ TU SĨ CỞI ÁO CÀ SA RA TRẬN / Đồng Ngọc Hoa




Nhà sư Thích Đàm Dần

       Đó là nhà sư Thích Đàm Dần, có tên khai sinh là Trần Thị Dần, sinh năm 1926 tại thôn Nho Lâm, xã Bình Minh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Cụ sinh trưởng trong một gia đình nhà nho yêu nước. Bố đẻ cụ có thời gian làm phó lý đã hô dân làng trùm chăn đập chết thằng Tây rồi dẫn người em trai đi theo Việt minh hoạt động cách mạng. Sau này người em làm đến chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam Ninh. Đó là cụ Trần Văn Soạn.

Thứ Ba, 21 tháng 11, 2017

MỘT SỐ SÁCH TRẦN MỸ GIỐNG ĐỒNG TÁC GIẢ







 

Sơn Khê 1 - 2 - 3 (Thơ Tình Lục Bát 2017) / Lê Kim Thượng

          
                                           
     1.

        Dẫu đi góc biển, chân trời
Người xa quê vẫn một đời nhớ quê
        Hồn quê nặng trĩu tình quê
Nghìn trùng xa cách... sơn khê, giang hà...
        Nhớ từng cây ớt, cây cà
Nhớ từng ngọn cỏ la đà ngậm sương
        Thương người quay gót dặm trường
Hương đồng, hương đất... vấn vương, hiền hòa...
   

Thứ Hai, 20 tháng 11, 2017

MÓN QUÀ BẤT NGỜ : Truyện ngắn Trần Mỹ Hạnh

 
Ảnh minh họa
        Hôm nay là thứ sáu ngày 23-12. Các bạn lớp 3C của Tũn reo hò đón ông già Nô En đến tặng quà. Thằng Tũn hồi hộp háo hức chờ đến lượt mình... Khi ông già Nô En đã phát hết quà, giơ tay chào lớp, thằng Tũn gục đầu xuống bàn, nước mắt tràn mi. (Tũn đâu có biết quà Nô En là do phụ huynh thuê người đóng vai ông già Nô En mang tặng cho con cháu mình. Mẹ Tũn lại quá nghèo, không có điều kiện mua quà tặng con như các gia đình khác).

          Nhìn thằng Tũn ủ rũ ra về, cô giáo chủ nhiệm trào dâng cảm xúc buồn, ân hận như mình có lỗi. Khổ thân Tũn. Bố chết tai nạn giao thông, mẹ làm công nhân vệ sinh, Tũn chẳng được sung sướng như bạn bè cùng lớp. Bộ quần áo đồng phục từ năm Tũn học lớp 1, bây giờ đã cộc cũn cỡn và bạc phếch...

DÒNG MÁU LẠC HỒNG / Đặng Xuân Xuyến







- Kính tặng nhà thơ, nhà giáo Nguyễn Duy Xuân -

Họ đâu cần nhớ
Dầu chỉ mảy may
Tư thế hiên ngang của những chàng dũng sỹ
Bỏ mình xây tháp biển Đông
Mòn mỏi đợi trông
Chút ít hiếm hoi sự thật:
- Đất biển ông cha đang bị ngoại bang cướp đoạt!

Chủ Nhật, 19 tháng 11, 2017

VỤ ÁN LỆ CHI VIÊN ĐÃ ĐƯỢC LÀM RÕ (Qua tiểu thuyết lịch sử Mỹ nhân nơi đồng cỏ của Lê Hoài Nam. NXB Hội nhà văn 8/2017) / Phạm Ngọc Khảnh




Nhà thơ Phạm Ngọc Khảnh
Xưa nay mọi sự đã qua đều căn cứ một cách khô cứng vào sử sách, kể cả những dòng trong chính sử.
Vụ án Lệ Chi Viên kéo theo  cái chết của Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ và chu di tam tộc... mãi đến năm 1464 sau 22 năm Lê Thánh Tông mới xuống chiếu giải oan với dòng thơ mờ ảo: Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo - Lòng Ức Trai sáng tựa sao Khuê. Ngoài ra không còn ai nói được lời nào cho minh bạch. Ấy là, chưa kể nhiều truyện bày đặt, lấp liếm... Chúng ta hãy đọc những dòng này trong lời bàn: “Nữ sắc làm hại người ta quá lắm. Thị Lộ chỉ là một người đàn bà thôi, Thái Tông yêu nó mà thân phải chết, Nguyễn Trãi lấy nó mà cả họ bị diệt, không đề phòng mà được ư?” ( Trang 553, ĐVSKTT tập 2 - NXB VHTT 2003). Nói thế thì quá đổ tội sống cho người ta rồi còn gì... Sách Ngô Sỹ Liên biên soạn năm Kỷ Hợi (1479) dưới sự chỉ đạo của Vua Lê Thánh Tông kể cũng kỳ lạ thật!

LỜI VÀ LỖ / Thủy Điền



 

      Thằng Quang nó nhỏ tuổi hơn mình, nhưng nó nói đúng. Tuy, nó chưa từng trải. Và, chắc có lẽ ngày nào nó cũng tới lui, gần gũi bên mình, nó đã nhìn thấy và rút ra được những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống.

Yêu Anh - Chốn Cung Buồn - Quên Người, Quên Cả Lời Xưa - Rồi Sẽ một Ngày Ta Bên Nhau : Chùm thơ Lệ Hoa Trần


 
Nhà thơ Lệ Hoa Trần

   Yêu Anh

Ngày đầu tiên gặp gỡ
Hai kẻ lạ, người xa
Em đứng, anh đi qua
Hành lang đông, chật rật

Thế mà sao đôi mắt
Cứ dội theo bóng người
Anh đã hút hồn tôi
Trong phút giây khoảnh khắc

Quả tim hồng dầy chặt
Bỗng dưng lại yếu mềm
Đứng vững trở ngả nghiêng
Như con thuyền gặp gió

Và, yêu anh từ đó
Ngày hai buổi đi, về
Đêm gối đầu muộn trể
Thao thức đợi ngày sang.

15-11-2017

Dậy Sóng - Chỉ Một Lần Anh Đến - Ao Ước - Ngựa Hoang - Vọng "Nghèo" : Chùm thơ Thủy Điền



 
Nhà thơ Thủy Điền

Dậy Sóng

Tôi ngu ngơ
Cứ nghĩ tình trầm lặng
Như mặt hồ
Lóng lánh dưới trăng
Như cơn mơ
Tình đẹp bên chàng

Ai mà Ngỡ !
Lắm khi là cơn sóng
Lúc nhởn nhơ
Lúc hung dữ, cuồng phong

Tôi cứ tưởng
Tình là tuyệt, mộng…
Nên dại khờ
Trao gởi, yêu đương

Để giờ đây
Mang nỗi đoạn trường
Và, nhận thấy
Tình là “Dậy sóng “

19-11-2017

Thứ Sáu, 17 tháng 11, 2017

CUỐI TUẦN XẢ XU PÁP : Đừng gọi anh là chú - Cách xưng hô: Thơ vui Hoàng Ngọc Trúc sưu tầm và biên soạn




ĐỪNG GỌI ANH LÀ CHÚ

                Đừng gọi anh là chú
                Anh không thích thế đâu
                Tuổi chúng mình cách nhau
                Mới gần ba con giáp
                Đợi hôm nào trời mát
                Thử cái ấy xem sao
                Nếu mà nó không vào
                Hãy gọi anh bằng chú.

VÀNG - THAU - MỘT - THỜI : Tiểu thuyết / Phan Đạt Ninh (Chương 11, 12, 13)



 


 
        Chương 11

        Sơn và Gã được bố trí ở chung một phòng nhỏ hơn hai chục mét vuông trong dãy tập thể những người độc thân.