Đa số, chữ viết các nước trên thế giới, được hình thành giản bằng cách dùng đơn tự ghép thành từ. Và do sự tiến triển cùng nhu cầu trong đời sống những đơn tự ngày càng được đơn giản hóa.
Còn
Hán văn thì khác. Nó được cấu tạo từ các nét riêng biệt để miêu tả sự việc
quanh đời sống con người. Tuy theo sự tiến bộ của con người, Hán tự cũng có
chuyển hóa dần nhưng nhìn những nét chung vẫn còn gắn bó chặt chẽ với cách viết
ban đầu. Nó vẫn chưa thể hiện được âm tiết riêng. Cho nên, họ phải viết theo
hình tượng (gọi là chữ tượng hình), hoặc ghép từ nầy với từ kia để thành từ
khác, Chẳng hạn:
1)-
Loại Chữ Tượng Hình (象形): tức
là "Tượng hình văn tự" (象形文字): có nghĩa căn cứ trên hình tượng của sự vật mà hình
thành chữ viết. Các chữ nầy rất dễ nhận biết và đơn giản. Thí dụ: Chữ Điền (田), giống như thửa ruộng; chữ Khẩu (口)giống như cái miệng,; chữ Sơn (山), giống như ba ngọn núi,…
2)-
Loại Chi, là Chỉ Sự Văn Tự (指事文字) được cải biên, hoặc thêm từ chữ chính có liên quan để
trở thành chữ khác có liên hệ đến chữ chính. Thí dụ: chữ Mộc (木) là cây, rồi thêm một gạch ngang ở dưới để hình thành
chữ Bản (本) là gốc
rể. Chỉ Sự Văn Tự còn được gọi là Biểu Ý Văn Tự (表意文字)
3)-
Loại Hội Ý, tức Hội Ý Văn Tự (會意文字), là ghép hai chữ cùng loại với nhau để chỉ sự rộng lớn,
quy mô hơn. Thí dụ: Mộc (木) là
cây. Khi ghép hai chữ Mộc lại với nhau thì thành chữ Lâm (林). Lâm là Rừng. Rừng thì có nhiều cây. Còn rừng có thật
nhiều cây là rừng rậm. Rừng Rậm gọi là Sâm Lâm (森林). Chữ Sâm ghép bằng 3 chữ Mộc (森). Sâm nghĩa là Rậm Rạp.
Trong
dân gian, khi thấy “cái gì đó” quá ít gọi là rừng thưa, nhiều thì ví như “đám rừng”.
Còn “nhiều hơn cái nhiều bình thường” thì ví như “rừng rậm”. (cười)
Ngoài
ra còn các loại khác như:
4)-
Hình Thanh Văn Tự (形聲文字).
5)-
Loại Giả Tá Văn Tự (假借文字).
6)-
Chuyển Chú Văn Tự (轉注文字):
Sáu
cách viết trên đây, gọi chung là Lục Thư (六書).
Ngoài
Lục Thư, Hán văn, còn có 214 bộ chữ căn bản, từ đó khai triển để cấu tạo thành
một chữ khác. Thí dụ: Bộ Thủy, thì chữ nào có nước đều nằm trong Bộ Thủy. Chữ
nào liên quan đến núi thì nằm trong Bộ Sơn.
Chính
vì rắc rối như thế, cho nên một số Nhà Học Giả nước ta khi dịch Hán tự (tôi
không dám nói là học chưa đến nơi, đến chốn) quá vội vàng hoặc dựa vào bản dịch
của nước khác để viết sách Việt dễ bị lầm lẫn.
Chẳng
hạn, trong cuốn Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam ở Tập I.
“Học Giả”, Tiến sĩ Lê Mạnh Thát viết:
“Không
kể các dã sử hay những thông tin bên ngoài, cứ theo chính sử Trung Quốc cũng đã
ghi là có các chính quyền phương Nam đi thông qua nước ta để đến phương Bắc, đó
là chính quyền nước Hoàng Chi, trong Tiền Hán Thư 12, tờ 4a3 ghi: ''Nguyên thủy
thứ hai (năm thứ 2 sdl), mùa xuân, nước Hoàng Chi dâng TÊ GIÁC VÀ BÒ” (trích từ tr. 17)”.
“Học
giả” Nguyễn Mạnh Thát viết như thế chỉ vì ông thấy con vật là tên TÊ NGƯU (thường
gọi Tê Giác - 犀) nên
nghĩ là hai con, mới tách ra và dịch là CON TÊ và CON BÒ.
Thực
tế đó chỉ là CON TÊ GIÁC (còn có tên khác là TÊ NGƯU). Bởi con Tê Giác giống
như Bò nên nằm trong Bộ Ngưu (牛) (một trong 214 bộ chữ như đã nói ở trên.
Trong
bộ “Hán Thư” (cũng gọi “Tiền Hán Thư), khi viết về nước Hoàng Chi tiến cống như
sau:
-
“Nguyên Thủy.... Nhị niên, Xuân, Hoàng Chi quốc hiến tê ngưu.
(Hán Thự Qu. XII. Bình đế kỉ)
Có
nghĩa: Niên hiệu Nguyên Thủy... “Năm thứ 2, mùa Xuân, nước Hoàng Chi dâng tê
ngưu”.
Hai
chữ “TÊ NGƯU” ở đây, chỉ MỘT, không là HAI con vật, nhưng ông tiến sĩ Lê Mạnh
Thát đã tách chữ, để rồi dịch TÊ là con “TÊ GIÁC” và NGƯU là con “BÒ”. Dịch như
vậy hóa ra từ MỘT trở thành HAI con vật khác nhau.
Như
đã nói ở trên, thực tế CHỈ LÀ CON TÊ GIÁC. Bởi chữ TÊ GIÁC (犀) nằm trong bộ NGƯU (牛) nên còn đọc là TÊ NGƯU.
Có
thể, ông Tiến sĩ Lê Mạnh Thát do không thông Hán tự hoặc lấy từ bản dịch nước
khác mới hiểu sai, đem về làm của mình, rồi viết sách sai.
Trong
Bộ “Từ Nguyên” giảng chữ “Tê” như sau:
-
“1. Động vật danh. Dã xưng tê ngưu. Thể đại ư ngưu...' (1. Tên gọi động vật.
Cũng gọi là tê ngưu. Thân lớn như con bò...”
Trong Bộ “Từ Hải giảng chữ “Tê” như sau:
-
1. Động vật danh. Dịch xưng “tê ngưu”... (1. Tên gọi động vật. Cũng gọi là ''tê
ngưu...”
Và trong “Bộ 'Từ Vị” ở từ mục “Tê ngưu” giảng: “là 1 động vật.”
-
Tóm lại, chữ “NGƯU” (牛) ở
trong tên gọi “Tê Ngưu” chỉ là tên để chỉ MỘT ĐỘNG VẬT có tên TÊ GIÁC hoặc TÊ
NGƯU.
Người
Trung Hoa thấy con vật nói trên thể dạng cũng giống con bò, kích thước lại cũng
lớn cho nên đặt nó vào “BỘ NGƯU” để chỉ những điểm mà họ cho là tương tự đó.
Lâu
nay, nhiều người lầm lẫn, NGƯU là con TRÂU, thực ra NGƯU là con BÒ. Con Trâu phải
gọi là THỦY NGƯU.
Mọi
người đều biết, bể học rất mênh mông, không ai có thể tự hào ta đây là kẻ thông
thái chữ nghĩa nhất thiên hạ. Cho nên cần phải học, lúc nào cũng học, lứa tuổi
nào cũng học. Học không phải để trở thành ông cống, ông nghè mà để trí óc luôn
hoạt động, để tinh thần luôn minh mẫn,… Vả lại, làm người không nên tự mãn, xem
cái ta quá lớn, lúc nào cũng nên cầu toàn vì thế, phải học.
Khổng
Tử nói: “Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư yên, trạch kỳ thiện giả nhi tùng
chi, kỳ bất thiện giả như cải chi". Nghĩa: (ba người cùng đi tất có thầy
ta vậy; ta chọn người thiện (lành) mà ta theo; còn hai người không thiện thì ta
lấy đó mà sửa mình. không làm theo điều bất thiện như họ).
Lời
nói trên từ lâu được xem là “khuông vàng thước ngọc” của nhiều người. Nhưng
theo ngu ý của kẻ viết bài nầy, thì câu trên có vấn đề. Vì:
1. Khi mới thấy ba người đi trên đường, thì làm
thế nào biết được trong ba kẻ ấy có một ngưởi thiện để tôn làm thầy và chọn kẻ ấy
mà theo?
2. Mới nhìn thấy ba người đi trên đường, làm thế
nào biết được trong đó có hai người bất lương (không thiện) và nghĩ rằng họ sẽ
làm điều bất thiện nên không theo?
3. Phải chăng Khổng Tử nhìn hình dáng của họ mà
suy luận theo ý nghĩ của ông ta? Nếu thế thì Khổng Tử lấy gì làm chuẩn để xét
đoán kẻ nào lương thiện, kẻ nào không, trong khi cuộc sống quanh ta đã từng chứng
minh, trong những kẻ mặc áo nhà tu, những “nhà đạo đức” không thiếu những tên
buôn thánh bán thần?
4. Tại sao Khổng Tử không xem tất cả ba kẻ đồng
hành kia đều là thầy mình? Trong đời chẳng có gì là tuyệt đối? Đâu phải tất cả
những kẻ mặc áo nhà tu, các “nhà đạo đức”, đều là người lương thiện? Chưa hẳn
những kẻ bị cho là bất lương kia không có điều hay, việc tốt để ta học?
Sau
đây tôi xin chứng minh lời “Thánh nhân” chưa hẳn hoàn toàn đúng!
Thời
niên thiếu, kẻ viết bài nầy đã có lần chứng kiến, ở địa phương tôi có một tên
trộm chuyên nghiệp, từng bị người dân ở đây khinh bỉ, lánh xa. Ông ta sống hẩm
hiu, đơn độc giữa tình xóm làng - dù rằng ông ta chưa một lần trộm cắp tài sản
của người cùng quê ông. Trong một vụ hỏa hoạn xảy ra, mọi người đi làm được đều
ra đồng, chỉ còn bà cụ (mẹ gia chủ) mù lòa ở nhà để ru một đứa bé gái 3, 4 tuổi
ngủ. Do bếp chụm bằng rơm rạ, cháy vách bếp, lan khắp gian nhà nhỏ, đến khi người
lân cận thấy lửa cháy vội là làng và chạy đến thì lửa cháy bốn bề, người ta bu
quanh thét gào và hô hào vào cứu người. Nhưng tất cả chỉ cứu bằng miệng. Một
người từ xa chạy tới xông vào ngọn lửa tay bồng đứa trẻ, lưng cỏng bà cụ, tay
kia lấy áo quạt lửa và chân đất chạy ra,… đó là tên trộm. Ta học ai đây?
Khi
tôi ở tù Cộng sản, đám tù xã hội khi nghe xe chuyển bạn tù từ trại khác đến. Bữa
cơm trưa ấy. “Đại bàng” ra lệnh cho tất cả đàn em, khoan ăn phần cơm trưa đó, để,
“Tụi nó từ xa đến đói bụng ăn trước, tụi bây nhịn một chút đợi nhà bếp nấu phần
tụi nó rồi lãnh ăn sau!” Trong khi, nhưng người tù một thời danh vọng, có kiến
thức đầy mình, “đạo đức” ngợp trời, không bao giờ làm được điều đó!
Trong
tù, những người “oai hùng một thuở”, dưới quyền họ không thiếu đàn em chung cảnh
ngộ, chung trại, chung lều, khi nói chuyện với nhau, họ coi nhau như cá mè một
lứa. Còn dân bụi thì không! Những kẻ bụi đời vẫn một mực tôn trọng, nghe lời bậc
đàn anh của họ. Vẫn anh anh, em em với nhau! Lạ!
Trước
lò kẹo trong tù, nơi tôi cùng Hà Văn Cót (Thám kích Tỉnh Bà Rịa; Phan Tấn Đức
(Chỉ Huy Phó Cảnh Sát Quốc Gia Quận Phước Lễ (?). Ba thằng chúng tôi lao động,
ăn ngủ nơi đó. Bên kia đường, là gian nhà, nơi cách ly (không phải biệt giam) 3
vị tu sĩ. Trong đó có 2 Trung Tá, 1 Đại Úy, họ là Sĩ quan Tuyên Úy của Quân Lực
Việt Nam Cộng Hòa.
Một
sáng, công an trực vào lò kẹo hỏi chúng tôi, “Hồi hôm các anh nghe mấy ông bên kia chửi lộn
không?” Chúng tôi đều đáp, “Dạ không!” Thế là, họ kể chúng tôi nghe. Trưa đến,
vị Đại Úy Tuyên Úy, người trẻ nhất trong đám họ (lúc ấy 41 tuổi), sang lò kẹo lấy
nước, tôi hỏi nhỏ, “Thưa,… chuyện đó có không…?” Vị Đại Úy dang rộng hai tay
ra, vỗ vỗ xuống đất, lắc đầu nói, “Anh đừng nói tới nữa, nhục lắm, nhục lắm!”
(Vị nầy có lần sang Mỹ, đến bang Georgia, đáng tiếc, hôm ấy tôi không gặp lại).
Vì sao hai vị kia chửi nhau? Chỉ vì chia cơm, chia thức ăn không đều! (Tôi biết
rõ tên tuổi và nơi họ ở rất rõ ràng, nhưng bây giờ tôi không nỡ nói. Xin lập lại,
KHÔNG NỠ, chứ chẳng phải KHÔNG DÁM).
Thế
thì, trong hoạn nạn, chúng ta nên học cách sống của những con người như kẻ trộm,
như những kẻ bụi đời, hay nên học theo cách sống của những kẻ “một thời vang
danh” hoặc của những ông tu sĩ kia?
Đó
là câu trả lời dễ dàng và cũng xin để chứng minh lời “Tam nhân đồng hành, tất hữu
ngã sư” của Khổng Tử chưa đúng hẳn. Giả sử ông ta nói, “Trong 3 kẻ đi đó, tất cả
đều là thầy của ta” có lẽ đúng hơn!
Ở đời,
không nên nhìn “bộ vó”, cử chỉ, nghề nghiệp, lời nói hoặc việc làm của ai đó rồi
đánh giá TÂM HỒN người ta như thế nầy, như thế khác. Và, cũng không nên nhìn
vào học vị cao, bằng cấp “bự”, danh vị lớn của kẻ khác mà nghĩ rằng kiến thức họ
rộng lớn bao la. Đừng nghĩ rằng họ là những con người tốt nhất đáng làm gương
cho chúng ta noi theo.
Trong
xã hội người, tất cả mọi cá nhân đều có cái hay, cái tốt lẫn trong cái dở, cái
xấu. Cũng như thế, trong những kẻ có vóc dáng xấu xí, khốn khó, sống trong cảnh
bần cùng, phải làm cả việc đê tiện… thậm chí trong đám bụi đời, trong giới đạo
chích,… vẫn có những ánh hào quang của châu báu.
Phán
xét là quyền tối thượng, xin hãy dành sự phán xét nhau cho Thiên Chúa, cho Trời,
cho Phật. Con người không nên ngạo mạn tự xem “ta đây” là kẻ có cái quyền ấy để
rồi phán xét, chê bai, khinh bỉ,… đồng loại!
Mỗi cá nhân trong cộng đồng
người, hãy cố sống sao, sống như thế nào để không tự thẹn với chính mình là điều
tốt nhất. Xin đừng biến TRÁI TIM NHÂN ÁI của mình trở thành ĐỊA NGỤC.
Kẻ
viết bài nầy luôn dặn mình không nên tự mãn, hãy cầu toàn và lúc nào cũng phải
xem sự hiểu biết của mình còn kém cỏi nên luôn luôn học hỏi; và xem những người
quanh mình đều có cái để mình học hầu bổ sung những khiếm khuyết trong đời.
Atlanta,
April, 09, 2015
Thái Quốc Mưu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét