Thứ Tư, 22 tháng 9, 2021

ĐỔI TÊN “MÔN VĂN” THÀNH “MÔN NGỮ VĂN”, TOAN KHOA HỌC HÓA MỌI RUNG CẢM CỦA TÂM HỒN CON NGƯỜI, NHẰM TIÊU DIỆT PHẠM TRÙ CÁI ĐẸP CỦA VĂN CHƯƠNG? HAY MỤC ĐÍCH CHÍNH CỦA NGUYỄN ĐĂNG MẠNH & TRẦN ĐÌNH SỬ “GÀ” CHO BỘ GD&ĐT ĐỔI TÊN “MÔN VĂN” THÀNH “NGỮ VĂN” ĐỂ ĐƯỢC NHIỀU LẦN SOẠN ĐI SOẠN LẠI SÁCH GIÁO KHOA, NHẰM MỤC ĐÍCH LÀM GIÀU? / Trần Mạnh Hảo

 


       Trong bài “VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NGỮ VĂN” của Trần Đình Sử (2006), ngay ở câu đầu, ông Sử đã viết chưa đúng tiếng Việt. Ông liên tục lặp đi  lặp lại từ “xác định”: xác định một đối tượng không thể xác định là văn chương- nghệ thuật của tâm hồn con người. Môn văn của cảm xúc tràn đầy, với thích thú, rung động, vừa thực tế vừa mơ hồ, nâng trí tưởng tượng tràn ra khỏi văn bản. Đây là một môn học thuộc về phạm trù “mỹ cảm của Cái Đẹp” mà các ông GS dốt đã nhốt vào cũi sắt bằng sự “ĐỌC HIỂU” thô thiển. Các ông đã giết chết môn văn bằng  một tên gọi quái đản khác là môn “NGỮ VĂN”. Ông Sử viết ngay câu đầu đã sai tiếng Việt như sau:

       “Muốn xác lập hệ thống các phương pháp dạy học ngữ văn trước tiên chúng ta cần xác định nội dung môn học, xác định các hoạt động cơ bản để đạt được kết quả của môn học, rồi từ đó mà xác định các phương pháp cụ thể đặc thù của bộ môn” (trích từ Facebook Trần Đình Sử).

       Văn tức là người. Dạy văn là dạy trẻ làm người thông qua thẩm mỹ về cái đẹp, thông qua rung động của ngôn ngữ, hình ảnh, hình tượng nghệ thuật. Văn học đang thuộc phạm trù thẩm mỹ, Nguyễn Đăng Mạnh & Trần Đình Sử lại bày ra trò gọi là tích hợp, gộp ba món: Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn thành nồi lẩu “Ngữ Văn”…

       Văn hóa Việt Nam mấy nghìn năm ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa. Khổng tử xưa từng nhắc đến từ “văn học” như sau: “Khổng tử: Về văn học thì có Tử Du, Tử Hạ…”. Nhưng “Văn học” theo nghĩa Khổng tử nói là sự tích hợp của ba món: Văn Sử Triết, gọi là văn sử triết bất phân.

       Trong “Văn tâm điêu long” của Lưu Hiệp cũng nhắc đến từ “văn học”, đồng nghĩa với quan niệm của Khổng tử là văn sử triết bất phân.

       Đỗ Phủ gọi “văn học” là “văn chương”: “Văn chương thiên cổ sự – Đắc thất thốn tâm tri” của Đỗ Phủ…)

       Nước Nhật canh tân sớm, nên năm 1868 thời Minh Trị Thiên hoàng đã lấy nghĩa của từ Literature (văn học)  của Anh để tách Văn ra khỏi Sử triết mà gọi là “văn học” mang nghĩa hiện đại, bày đầu cho Trung Hoa noi theo. Trung Hoa đến thời  Hồ Thích, Trần Độc Tú năm 1919 mới dùng từ “Văn học”, “Văn chương” theo nghĩa biệt lập như ngày nay. Ở nước ta, Phạm Quỳnh, Dương Quảng Hàm noi theo Trung Hoa cũng dùng từ “văn học”, “văn chương” theo nghĩa hiện đại.

       Lịch sử Á Đông và Việt Nam đã mất hơn 2000 năm mới tách môn Văn ra khỏi “tổ hợp Văn Sử Triết” mà thành môn học riêng biệt nhất, quan trọng nhất của thẩm mỹ cái đẹp, nên ta mới gọi dạy văn là dạy làm người: “Văn là người”, chứ ai nói “Ngữ văn là người” bao giờ!

       Bộ GD & ĐT đã mắc mưu Nguyễn Đăng Mạnh & Trần Đình Sử. Bọn này “gà“ cho bộ món lẩu tích hợp, gom ba món Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn rồi gọi là MÔN NGỮ VĂN. Bởi “bộ” ngu nên đã nghe bọn này phá môn Văn để lập nên “môn ngữ văn” đầy sai trái.

       Văn học trước hết phải kiệm lời, không trùng lắp, không sa vào công thức cứng nhắc của mệnh đề “ĐỌC HIỂU” của hai ông phá văn này. Nguyễn Đăng Mạnh đã triết học hóa văn học, gọi văn học là “tư tưởng nghệ thuật” một cách sai trái.

       Thưa ông Mạnh và ông Sử, trong chữ VĂN (môn văn) đã có cả ‘tiếng Việt” và có bài “tập làm văn” rồi, việc gì các ông còn rách việc bày ra ba món: Văn, Tiếng Việt & Tập làm văn để “tam vị nhất thể” thành “Ngữ Văn” rất phản khoa học, rất bát nháo và sai trái như thế?

       Trong “Văn” có đủ cả “Ngữ” và “Ngôn” rồi, thưa quý vị . Cũng giống như khi ta gọi loài ta là NGƯỜI là đủ. Các ông “láo sư” này lại bày ra món tích hợp rằng “NGƯỜI, TAY, MẮT” và gọi là GIỐNG NGƯỜI, ô kê!

       Cái tên “Ngữ Văn” cũng làm người ta liên tưởng đến việc hai ông Mạnh & Sử muốn tích hợp khoa ngôn ngữ học vào một rọ với môn văn thành ra “Ngữ văn”. Ngôn ngữ học là môn khoa học. Văn học là môn nghệ thuật. Khoa học hóa nghệ thuật vào công thức “ĐỌC HIỂU” là tội giết chết môn văn của Nguyễn Đăng Mạnh & Trần Đình Sử vậy!

       Để kết thúc bài viết này, chúng tôi xin quý vị tham khảo ý kiến rất hay, rất đúng của tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Ngân, trong bài: “Về tên gọi môn Văn” in trên báo Giáo dục & Thời đại tháng 10 / 2014, như sau:

       “Cuối cùng là tên môn Ngữ văn. Đây có thể hiểu là cách rút gọn của Tiếng Việt và Văn học và có lẽ những người ủng hộ cách gọi này cho rằng ngoài tiện lợi của sự ngắn gọn, tên gọi này phản ánh được sự thống nhất của Ngữ và Văn mà mục tiêu dạy tích hợp đang đặt ra. Tuy nhiên nếu để ý, chúng ta sẽ thấy Ngữ văn như tên gọi môn học hiện nay sẽ trùng với thuật ngữ “Ngữ văn”  vốn có nội dung rất khác. Thuật ngữ “Ngữ văn” theo Từ điển Tiếng Việt chỉ một khoa học hay một ngành nghiên cứu về ngôn ngữ gọi chung là Philology. Bởi vậy nếu dịch tên môn học của chúng ta (Ngữ văn) ra tiếng Anh thì người ta tưởng chúng ta dạy “Philology” ở phổ thông và do đó gây hiểu lầm rất lớn.

       Sau khi xem xét từ nhiều phương diện khác nhau, theo chúng tôi tốt nhất nên gọi môn học này là môn Văn. Cách gọi này có nhiều cái lợi.Thứ nhất nó đơn giản, ngắn gọn, phù hợp với cách nói phổ biến hiện nay, giống như chúng ta vẫn gọi Toán học là môn Toán (nhiều SGK hiện nay vẫn dùng chữ Văn 7, Văn 8, Toán 4, Toán 5 để chỉ Văn lớp 7, lớp 8, Toán lớp 4, lớp 5 và trong quyết định mới đây của chính phủ về tuyển sinh cũng dùng chữ môn Toán). Thứ hai, tên môn Văn phù hợp với xu hướng muốn dạy tích hợp đồng thời phản ánh đúng bản chất mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn học, giữa việc dạy tiếng Việt và việc dạy văn học, trong văn có ngữ và trong văn cũng có văn chương. Thứ ba, đây cũng là tên gọi đã có từ lâu (Việt văn, Quốc văn). Phản ánh truyền thống lâu đời của giáo dục Việt Nam vốn coi trọng Văn chương. Và cuối cùngcũng phải thừa nhận rằng đây là tên gọi đã trở thành quen thuộc với mọi người, với phụ huynh, với học sinh và với cả các thầy cô giáo. Thói quen nhiều khi rất có ý nghĩa, huống chi ở đây thói quen không chỉ đơn giản là thói quen mà nó cũng rất hợp lý, có cơ sở khoa học và phù hợp với tâm lý dân tộc. Người Việt hay có cách nói rút gọn. chúng ta hay gọi là học Nhạc, Họa (chứ không phải Âm nhạc, Hội họa) hay gọi là Chèo, Tuồng (chứ không phải sân khấu Chèo, sân khấu Tuồng). Có người sẽ hỏi nếu tên gọi là môn Văn thì dịch ra tiếng nước ngoài sẽ làm sao? Đây là vấn đề thú vị liên quan đến bản sắc văn hóa dân tộc, bản sắc văn hóa Việt Nam. Dịch chữ Văn ra tiếng Anh thì cũng sẽ khó như dịch chữ “Chèo”, “Tuồng” vậy. Theo chúng tôi gọi là Văn và dạy môn Văn cũng là một nét độc đáo, phản ánh bản sắc của giáo dục Việt Nam.

       Như vậy cùng với việc xác định tên môn học, chúng ta cũng đã xác định được nội dung cơ bản của môn học này – đó là dạy Văn. Trong dạy Văn có dạy tiếng Việt, trong dạy Văn cũng có dạy Văn chương, dạy Tiếng và dạy Văn chương gắn với nhau, chứ dạy Văn không có nghĩa là dạy tiếng Việt riêng cộng với dạy Văn chương riêng. Nội dung môn học được hiểu như vậy phù hợp với yêu cầu của giáo dục phổ thông, đáp ứng đòi hỏi bên cạnh việc cung cấp những tri thức về khoa học, hình thành ở trẻ em năng lực giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ, năng lực thẩm mỹ và phát triển nhân cách. Một môn học với nội dung cơ bản như trên hoàn toàn phù hợp với nhu cầu học tập của trẻ em và nhu cầu giáo dục của gia đình và xã hội đối với thế hệ trẻ, và về phương diện này, môn Văn không chỉ cần cho những học sinh chuyên Văn mà cho tất cả những kỳ thi vào đại học, kể cả vào trường Y hay Bách Khoa. Tên gọi môn Văn vừa phù hợp với tập quán, tâm lý dân tộc, vừa nói lên tính chất độc đáo, sáng tạo của chương trình học của chúng ta. Rất mong nhân đợt biên soạn lại chương trình và SGK sắp tới, những người có trách nhiệm cũng sẽ xem xét lại tên gọi môn học cho  hợp lý, hợp tình./.

              10/2014

   “Về tên gọi môn Văn”

TS. Nguyễn Thị Kim Ngân

(Bài đăng trên Báo Giáo dục - Thời đại số tháng 10/2014)

http://www.hoakimngan.net/gioi-thieu/516/ve-ten-goi-mon-van/

       Đăng bài báo rất hay này của TS. Nguyễn Thị Kim Ngân, tôi chắc ban biên tập tờ báo cũng đồng quan điểm với nhà giáo Kim Ngân là không nên đổi cái tên rất đúng là “MÔN VĂN” thành ra tên rất sai là “NGỮ VĂN”.

       Nhưng bộ GD & ĐT không biết dùng người tài như TS. Nguyễn Thị Kim Ngân, lại dùng hai ông dốt và tham tiền là Nguyễn Đăng Mạnh & Trần Đình Sử làm chủ biên sách ngụy giáo khoa có tên là “Ngữ văn”. Vì nguồn lợi nghìn tỉ VIẾT ĐI VIẾT LẠI SÁCH GIÁO KHOA MÔN VĂN đã làm hai ông Mạnh & Sử và hai ông tiếp nối  Nguyễn Minh Thuyết, Đỗ Ngọc Thống tối mắt, gây thêm tội lỗi : phải phá bỏ môn văn để viết lại toàn bộ sách giáo khoa bằng một cái tên rất ngu xuẩn, phản thẩm mỹ, phản khoa học có tên là “NGỮ VĂN” .

       Do vậy, học sinh giờ đây chán ghét môn văn vô cùng; vì thực ra dạy “Ngữ văn” như ông Sử và ông Mạnh bày đầu và hướng dẫn, có khác nào các ông đã đang và sẽ giết chết môn văn mãi mãi.,.

        Sài Gòn ngày 22-9-2021

                     T.M.H.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét