Thứ Hai, 27 tháng 2, 2017

NỤ HÔN GIÀ / Phạm Mạn – HÒN TRỐNG MÁI - NHẮN NHỦ ĐÀN ÔNG / Văn Cường


Lão nhà thơ Phạm Mạn tự họa

NỤ HÔN GIÀ!

Phạm mạn

Ôi nụ hôn già đẹp bíết bao!
Tình yêu thế kỷ vẫn tuôn trào!
Da nhăn, răng rụng la đà thấp;
Tình nặng, nghĩa dày vun vút cao!
Tích tụ yêu thương cùng biển đảo;
Tỏa lan ánh sáng với trăng sao!
Ai ơi! Gì đẹp mà da diết
Hơn NỤ HÔN kia – sóng dạt dào !!!

PM

DƯỚI TÁN BẰNG LĂNG – KHOẢNH KHẮC BÊN HỒ - MẪU SƠN – CÂY THANH LONG TRÊN ĐẤT HẢI HẬU... / Nguyễn Ngọc Kiên



DƯỚI TÁN BẰNG LĂNG

Có phải em đang đợi một người?
Vô tình năm tháng cứ dần trôi
Bằng lăng cố ý gây thương nhớ
Rõ khổ thân tôi… Tội nghiệp tôi!

 

Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2017

CHUYỆN ANH CHÀNG ĐÀO HOA NỞ MUỘN / Đặng Xuân Xuyến

          Anh sinh năm 1953, ở Hà Nội, giàu lắm, có mấy cái nhà mặt phố cho thuê, toàn cỡ vài chục triệu/tháng nhưng đường vợ con của anh thì lận đận lắm. Đến tận năm anh rất luống tuổi mới biết yêu, nên vội cưới. Nghe em rể anh kể, thì “chị” sinh năm 1984, hình thức cũng thuộc diện xinh gái, khéo ăn khéo nói, người Hà Nội, gia đình cũng khá giả, kém anh “chỉ có” 31 tuổi, mà anh là con trưởng, lại ở thế độc đinh, xưa tới đó chưa từng biết chuyện gái gú là gì nên cả gia đình gật đầu tắp lự khi anh đưa “chị” về ra mắt, tuyên bố sẽ cưới “chị” làm vợ. 

Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2017

SƯƠNG KHÓI MẶT NGƯỜI (Kì 19-20)



          Tiểu thuyết PHAN ĐẠT NINH
 
          XIX

          Bà Ngần đã mồ yên mả đẹp hơn một tháng nay. Tất cả những gì mà Hội lo lắng đã theo bà Ngần nằm sâu dưới mộ. Hội cầm điện thoại gọi cho
Phượng:
          - Phượng à, em ngủ ngon những ngày qua chứ?
          Đầu máy kia Phượng lả lơi đáp lại:
          - Em bái lạy sư phụ đấy! Anh quả là “Bề trên” của em?
          - Đâu phải toàn “Bề trên” kỳ tới này anh xin làm “Bề dưới” nhé?

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017

VĂN CƯỜNG HỌA THƠ THI HỮU (Vịnh sen – Sen đất Bối Khê - Có một lão Hạc – Đùa tếu bạn già – Chơi thơ – Luyện bút)



1.   Bài xướng:   VỊNH SEN

Đầm ao hè đến mướt xanh xanh
Thẳng đứng như ô chẳng mọc cành
Ngan ngát hương thơm trưa nắng hạ
Lung linh sắc thắm giữa chiều thanh
Bao đời trong trắng không vương ố
Muôn kiếp thẳng ngay chốn nước tanh
Phảng phất hương đời ai vẫn đợi
Cho mùa nắng mới đón tình anh.
Nguyễn Đức Pha

GIÁ CỦA SỰ THÁI QUÁ: Truyện ngắn Đặng Xuân Xuyến



          Chị vỗ đét cái vào mông anh rồi trề môi, cong cớn:
          - Eo ơi, già rồi mà còn trẻ con lắm! Gần năm chục tuổi đầu rồi mà nhí nhảnh con cá cảnh lắm cơ.... Đời thủa nhà ai, tóc đã bạc trắng mái đầu rồi mà bày đặt níc nêm là em còn bé lắm... Ơ, mà chồng xưng em với ai thế... Chẳng lẽ chồng xưng em với vợ?
           Anh đỏ mặt, ấp úng:
          - Thì đặt thế cho nó lạ,... chứ em với ai đâu?

NGUYỄN NGỌC KIÊN BÌNH THƠ LÊ MAI


Nguyễn Ngọc Kiên và Lê Mai

NƯƠNG THEO NƯỚC MẮT MÀ ĐI
(Đôi điều cảm nghĩ về thơ Ngô Minh)
                                  
          Lê Mai

Làng Thượng Luật của anh toàn cát
Mẹ con anh là cát giữa mắt ĐƯỜI…
Sống sao đây khi đã mất tính người?
Lặng đi thôi! Nín đi thôi! Cát vọng.
Nước mắt người xoa cát dịu dàng trôi…
Nước mắt trong văn vắt tình người.
Cho anh những câu thơ vùi sâu trong cát đỏ
Tím lịm lòng người, hoảng loạn những giấc mơ…
Làm sống những câu thơ mà gượng dậy
Nương theo nước mắt mà trôi
Cho con chữ rạo rực sinh sôi trong cát nín
Gia sản cha dành chỉ còn có thế thôi
Lặng đi thôi! Nín đi thôi! Cát vọng.
Nước mắt người xoa cát dịu dàng trôi…
Những câu  thơ bay ra từ cát trắng
Lấp lánh tình đời, nồng ấm tình quê
Cứ nương nước mắt mà đi…
Cát vọng!
         
          Lê Mai

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2017

CHÙM TỨ TUYỆT NGUYỄN NGỌC KIÊN (Người đẹp bên dòng sông Tô – Nét chữ - Ghi ở Thánh địa Mỹ Sơn – Cây thanh long trên đất Hải Hậu quê mình)


TS Nguyễn Ngọc Kiên

NGƯỜI ĐẸP BÊN DÒNG SÔNG TÔ

Giữa hè phượng cháy rực ven sông
Mắt em xoa dịu nhưng oi nồng
Em buông câu giữa dòng xuôi ngược
Anh đã mắc vào nhẹ như không!
                      
Hà  Nội, 5/ 2016

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2017

CÁC PHƯƠNG TIỆN BIỂU THỊ KHOA TRƯƠNG TRONG “CHUYỆN LÀNG CUỘI ” CỦA LÊ LỰU


Tác giả Nguyễn Ngọc Kiên

          Nguyễn Ngọc Kiên

          Khái niệm về khoa trương
          (Xem thêm phần 1: Khoa trương trong tiểu thuyết “Chuyện Làng Cuội” của Lê Lựu)
          Khoa trương ở cấp độ từ.
          Sử dụng động từ biểu thị khoa trương
          Đó là khoa trương động thái hoặc động tác. Hay nói cách khác, tác giả sử dụng động từ để biểu thị khoa trương.  Ví dụ:
          (3) Cái bọn thời nào cũng nhanh ấy, ông cứ gí dái vào mặt bố nó, để lên cả giường thờ nhà nó, đừng hòng nhờ ông cúng vái.
          (4) Với nỗi uất hận cần được trả, nó có thể “tùng xẻo” hoặc đút chị vào rọ thả trôi sông mới hả.

BÁC TRƯỜNG CHINH – GÀ BÁO THỨC / Vương Văn Kiểm - Thơ hài hước NÓI LÁI 2 / Văn Cường


Nhà thơ Vương Văn Kiểm

BÁC TRƯỜNG CHINH

Vương Văn Kiểm

Gieo chữ, nảy vần, xoay chế độ
Lái tàu, vượt biển, vượt trùng khơi
Mở đường đổi mới, dân no ấm
“Thành kính” trong tâm triệu triệu người

    

CƯỠNG – ĐỪNG THỀ: Thơ Đặng Xuân Xuyến



CƯỠNG

Rỉ rắc mưa
Rét ngọt trở mùa
Em vê tròn ném tôi vào cơn lốc
 
Tay run rẩy
lẩy từng khuy cúc
Ngai ngái hương
thầm thĩ
em cười

Vít cổ xuống
Cong người
Em rướn...

Em!
*.

Hà Nội, 10 tháng 02/2017

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2017

NHỚ NGUYỄN BỈNH KHIÊM – VIẾNG NGHĨA TRANG BIÊN GIỚI / Văn Cường – THĂM MỘ BIÊN CƯƠNG / Phạm Huy Thông





NHỚ NGUYỄN BỈNH KHIÊM
(Tung hoành trực khán)

MÃ đáo thiên cơ đã định hình
ĐỀ phòng cấm vận, xảy đao binh
DƯƠNG gian lỗi lạc tài Ông Trọng*
CƯỚC chú uyên thâm Sấm Trạng Trình**
ANH dũng trời Nam xua nghịch tặc
HÙNG cường đất Việt đón bình minh
TẬN trung ái quốc đời nhân sĩ
THÂN DẬU NIÊN LAI KIẾN THÁI BÌNH?

Văn Cường

(*) Lý Ông Trọng
(**) Nguyễn Bỉnh Khiêm


LỐI NÓI KHOA TRƯƠNG TRONG TIỂU THUYẾT “CHUYỆN LÀNG CUỘI” CỦA LÊ LỰU



Nguyễn Ngọc Kiên

          Lời dẫn: Nhà văn Lê Lựu sinh ngày 12 tháng 12 năm 1942 tại xã Tân Châu, huyện Khoái Châu - Hưng Yên, là một nhà văn Việt Nam, thành viên của Hội nhà văn Việt Nam từ năm 1974, chuyên về tiểu thuyếttruyện ngắn, tiêu biểu là Thời xa vắng . Ông hiện nay đang đảm nhiệm chức Giám đốc của Trung tâm Văn hóa Doanh nhân tại Hà Nội. “Chuyện Làng Cuội” là cuốn tiểu thuyết lớn thứ hai của đời văn Lê Lựu.

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2017

EM VÀ BIỂN / Lê Mai – EM VÀ TÔI / Trần Hùng Thắng


Nhà thơ Lê Mai

EM VÀ BIỂN

Khi em yêu ngả đầu xuống vai anh
Biển bỗng sóng như chưa từng được sóng
Ngực bỗng thở như chưa từng được thở
Những vì sao từ đáy biển trào dâng…

Biển là gì, khi em ở bên?
Biển hẹp lắm, đại dương nào chẳng bến bờ bao bọc
Tình em giới hạn ở đâu?
Biển là gì, khi em ở bên?
Biển nông lắm, nơi sâu nhất của đại dương chỉ  trên mười cây số
Mà tình em thăm thẳm khôn cùng
Biển là gì, khi em ở bên?
Em lặng thinh biển ào ào cuộn sóng
Em xa vời, cơn bão đời gió giật cấp đảo điên…

Khi em yêu ngả đầu xuống vai anh
Biển bỗng sóng như chưa từng được sóng
Ngực bỗng thở như chưa từng được thở
Ngất ngây làm gió biển ngạt ngào say

Lê Mai

NGƯỜI DƯNG NHƯNG ĐÂU PHẢI LÀ NGƯỜI XA LẠ!



NGƯỜI DƯNG

Đã mòn con mắt lá răm
Lời yêu còn ở ngã năm chửa về
Sập sùi sũng ướt triền đê
Khạo khờ mãi nhuộm câu thề người dưng

Hội làng thì đã lưng chừng
Người dưng ơi hỡi...
Người dưng
Chả về.
*.
Hà Nội, ngày 09 tháng 02.2017
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2017

NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LÊ TRỌNG HÀM TRONG LĨNH VỰC THƯ MỤC HỌC


Tác giả Trần Mỹ Giống

          Trần Mỹ Giống

          Lê Trọng Hàm tự Quốc Ninh, hiệu Đông Giang, Nam Á Dư Phu, Nam Sử Thị, tục gọi Nhì Hàm, sinh năm Nhâm Thân (1872) (có tài liệu viết ông sinh ngày 12 - 6 năm Quý Dậu 1873), mất ngày 2 tháng 9 năm Tân Mùi (1931), quê làng Hội Khê Ngoại, huyện Giao Thuỷ nay thuộc xã Hải Vân, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
          Ông là một nhà nho yêu nước, cần cù sưu tầm tài liệu, biên soạn sách và sáng tác thơ ca tuyên truyền lòng yêu nước trong nhân dân. Tính ông rất hào hiệp, thường chu cấp tiền gạo cho học sinh nghèo ăn học và nuôi các nhà nho trong nhà viết sách.

Thứ Năm, 16 tháng 2, 2017

VĂN TẾ ĐỒNG BÀO VÀ CHIẾN SĨ TỬ TRẬN TRONG CUỘC CHIẾN TRANH VỆ QUỐC THÁNG 2 NĂM 1979



Soạn giả: Lâm Khang
Năm soạn: Mùa Xuân 2013



 
Hỡi ơi!
Thấm thoắt đã ba tư năm
Mới đấy đã thành thiên cổ!

Trời biên giới ầm vang tiếng súng, thanh niên lớp lớp lên đường
Miền biên cương máu nhuộm đỏ sông, dân chúng nhà nhà tan tác

Văn Cường lại thêm một ngón chơi thơ Đường luật - Phạm Mạn hoài niệm nhân ngày Valentine






TAM THẬP TỰ - TỨ TUYỆT XUYÊN TÂM

Cành đào đỏ   THẮM  lộc tươi xanh
Xanh tươi lộc
THẮM  nẩy trên cành
Cành trên nẩy
THẮM  vui mừng Tết
Tết mừng vui  
THẮM  đỏ đào cành.

Xuân Đinh Dậu - 2017
Văn Cường

Đồng chí Nguyễn Văn Linh nhà lãnh đạo kiên quyết và sáng tạo

           Trong video này có 1 phút từ phút thứ 26,5 đến phút 27,5 nói về nhà văn Trần Thị Nhật Tân. Dù chỉ 1 phút cũng là niềm tự hào của nhà văn Trần Thị Nhật Tân. Là nhà văn cho ra đời tiểu thuyết "Dòng xoáy" hai lần tạo ra hiện tượng dư luận bạn đọc cả nước sôi động... Vậy mà ở cái Hội VHNT Nam Định nói riêng và tỉnh Nam Định nói chung này, nhà văn nổi tiếng Nhật Tân vẫn không được tặng một giải thưởng nào, thậm chí còn bị phiền nhiễu, bị coi như cái gai trong mắt một số người... Hỏi Nam Định hiện thời có nhà văn nào được như chị Tân?





Thứ Tư, 15 tháng 2, 2017

KIM YÊU / Đặng Xuân Xuyến



      Bạn có đẹp trai? Chắc cũng chỉ như tôi là cùng. Thề có bàn phím tôi đang gõ, không ít người ngợi khen tôi đẹp trai, còn gọi tôi là Vinh hoàng tử nữa đấy. Thực ra, tôi cũng ý thức được mình đâu có đẹp, chỉ bình thường thôi, cỡ điểm 5 là cùng. Thế nhưng ở xóm, ở làng, ở xã mọi người cứ tấm tắc khen tôi đẹp, tôi tuyệt vời. Ban đầu tôi cũng đâu dại mà tin, cũng tức giận khi nghĩ tới đôi chân vòng kiềng, cái mũi hếch và đôi môi cong tớn của mình nhưng thằng Chủ cứ một hai bảo cả xã chẳng có ai chân thẳng như tôi, con Kim còn quả quyết mũi tôi thực ra đâu có hếch, môi tôi đâu có cong, nhìn còn đẹp là đằng khác… Nếu xã mình mà tổ chức thi nam thanh nữ tú, thế nào đằng ấy cũng đoạt giải nhất. Như thế không tin sao được. Tôi rộn ràng niềm tin mình đẹp trai nhất xã từ đó, từ hồi mới 13, 14 tuổi.

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2017

CẢM TÁC XUÂN ĐINH DẬU: Thơ Phạm Ngọc Thái




Mùa xuân gọi lòng ta trong bát ngát
Cõi niết - bàn nghe hát vọng trần ai
Ta sống đây, hồn tận chốn phật đài
Giữa không gian gió ru người viễn xứ.

Người tình trăm năm – Thêm một ngón chơi Đường luật / Văn Cường



Tác giả và... người tình trăm năm của mình


NGƯỜI TÌNH TRĂM NĂM

Em ngước lên, tôi thoáng giật mình
Mắt huyền sáng rực, nét cười xinh
Hồn Nga mới gặp từng sâu nghĩa
Vía Việt vừa quen đã nặng tình
Có phải duyên Trời se dạ thảo?
Hay là ý Phật ghép lòng trinh?
Con tim đập vội đà "say nắng"?
Thầm ước xa xôi chuyện chúng mình ...!

14/2/2017

THỦ KHOA HOÀNG VĂN TUẤN (1823 - 1892)


Tác giả Trần Mỹ Giống

          Trần Mỹ Giống

          I – Tấm gương kiên cường chống Pháp

          Hoàng Văn Tuấn còn gọi là Hoàng Văn Liêm, sinh năm 1823 tại làng Phú Khê, huyện Ý Yên (nay là thôn Phú Khê, xã Yên Thành, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định), trong một gia đình nổi tiếng về học vấn:
          Anh trai ông là Hoàng Kim Chung (sau đổi là Hoàng Trọng) đỗ Cử nhân Ân khoa Mậu Thân niên hiệu Tự Đức 1(1848), làm quan đến Đốc học Hải Dương. Sau ông cáo quan về quê dạy học, đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước. Tam nguyên Hoàng giáp Tổng đốc Nguyễn Khuyến, một nhà thơ lớn của dân tộc và Tam nguyên Hoàng giáp Tuần phủ Trần Bích San đều từng là học trò của ông.

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2017

MỐI TÌNH NAM - THÁI





Nhân kỷ niệm 49 năm ngày tỏ tình và 45 năm ngày cưới (17-2-1972 / 17-2-2017) đăng lại bài này. Đọc thơ thời tuổi đôi mươi thấy mình lên gân cốt, đại ngôn và sáo, bỗng bật cười... Nhưng là kỷ niệm của mình nên mình yêu quý...   




Đất Thái Bình quê hương năm tấn
Lúa óng vàng ngậm nắng ban mai.
Nam Hà mặn tình người với biển
Những cánh buồm thấp thoáng xa khơi.


HỘI NGỘ NGUYÊN TIÊU – ĐÚNG SAI – TÂM TÌNH – THỂ DỤC TUỔI GIÀ: Chùm thơ Văn Cường



HỘI NGỘ NGUYÊN TIÊU
(Khoán thủ Kiều, BVĐÂ)
Nhà thơ Văn Cường

TRĂM nẻo đường trần rộn bước đi
NĂM canh mộng ảo nét xuân thì
BIẾT chăng ý hợp người vô kỵ
CÓ thể tâm đầu kẻ bất tri?
DUYÊN cớ suy tư tình nghệ sĩ
GÌ đâu ám ảnh nghĩa huyền vi?
HAY Nàng Thơ gọi lòng năn nỉ
KHÔNG dễ am tường dạ nữ nhi!

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2017

SƯƠNG KHÓI MẶT NGƯỜI (Kì 17-18)



          Tiểu thuyết PHAN ĐẠT NINH

          Đã đăng:
         

          XVII

          Tiếng trẻ con khóc trong đêm vang thật xa. Mấy nhà hàng xóm xung quanh nghe rất rõ. Nhà nào cũng mở cửa ra ngóng. Bà Hồng, bà Răm, bà Tứ, ông Mạnh đang xúm lại với nhau ở ngã ba nhà bà Hồng trao đổi ý kiến:
          - Con nhà thằng Lương làm sao mà khóc to thế? Tôi nghe rõ tiếng bà Bính à ơi dỗ cháu mà chẳng thấy nó nín. Hay là tôi với mọi người chạy sang xem sao?
          - Ừ, phải rồi. Có lẽ thằng bé nó đau bụng đấy?

CÓ MỘT MÙA HÈ - CÓ MỘT MÙA ĐÔNG: Chùm thơ Nguyễn Ngọc Kiên


Nhà thơ Nguyễn Ngọc Kiên

CÓ MỘT MÙA ĐÔNG

Nghĩa lí gì đâu hỡi mùa đông
Đất trời trở dạ cứ như không
Em hay đợt gió mùa đông bấc
Tê buốt lòng anh nỗi nhớ mong!

Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2017

Tin… cũ: PHÁT HIỆN ẤN TRẦN TRIỀU CHI BẢO NIÊN HIỆU CHÍNH HÒA NHỊ NIÊN



          Nhân bài phát biểu của Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Nam Định Hoàng Văn Cương trong Hội nghị nghiệm thu cấp tỉnh đề tài “Dấu ấn văn hóa Trần với cộng đồng dân cư Nam Định” ngày 15 - 3 - 2013 do Hội VHNT Nam Định thực hiện, có nói đến con ấn Trần triều chi bảo niên hiệu Chính Hòa hai mà nhóm cán bộ Bảo tàng Nam Định vừa “phát hiện”, bản blog đăng lại tin có liên quan đến chính con ấn này.

QỦA ĐỒI – VƯỜN EM – CỦA HỒI MÔN – VƯỜN ĐỒI EM: Văn Cường họa thơ Thu Hằng thử nghiệm ngón “Tam Họa”


Nhà thơ Văn Cường

            Học tập thầy Triệu Triệu trong bài viết trong chuyên san “Di sản thơ văn truyền thống Việt Nam” số 1/2017 (NXB Hội Nhà Văn), Văn Cường tôi xin được thử nghiệm một ngón chơi mới: TAM HỌA (dùng 1 bài TNBC để song họa cùng lúc cả 3 bài TNBC của Thu Hằng):

Bài 1: QUẢ ĐỒI

Bác mẹ cho Hằng hai Quả đồi
Quả nào cũng mũm mĩm mâm xôi
Chóp thời nhọn hoắt giương giương đắc
Lưng lại trơn tru trắng trắng khôi
Người muốn leo ngay xem tí một
Kẻ đòi mua đứt thú nhân đôi
Ai đời lại bán cho không đấy
Nhưng phải thử tài một chút thôi.

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2017

CHIỀU BUỒN - DẠI ĐẦN - GIỜ THÀNH QUÁ KHỨ - DÁNG CHIỀU: Chùm thơ Đỗ Anh Tuyến



CHIỀU BUỒN

Chiều về lẻ bóng lạnh lùng thêm
Thổn thức mình tôi nẫu ruột mềm
Khổ bước âm thầm ngoài cửa mộng
Buồn đi quạnh quẽ trước trời đêm
Nghe từng nét tủi ngày mưa xót
Hiểu những dòng hờn lúc nắng êm
Muốn sống cho tròn tâm chẳng đọng
Bờ vai nghiệt ngã cứ tràn thềm

VỀ LỆ KHAI ẤN ĐỀN TRẦN / Trần Mỹ Giống - Dương Văn Vượng (Bộ môn NCPB Hội VHNT Nam Định)




           Lễ khai ấn đền Trần (Nam Định) diễn ra có quy mô tổ chức cấp nhà nước từ vài chục năm gần đây vào ngày Rằm tháng Giêng hàng năm đã thu hút hàng vạn người về dự. Những người về dự lễ khai ấn không chỉ là dân thường mà còn có rất đông quan chức các ngành các cấp từ trung ương xuống địa phương. Ảnh hưởng của khai ấn đền Trần Nam Định như một phản xạ dây truyền kéo theo nhiều nơi khác cũng tiến hành khai ấn và bán ấn như đền Trần ở Hưng Hà (Thái Bình), đền Trần Thương (Hà Nam)...

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2017

ĐỌC THƠ SÓNG HỒNG – ĐỒNG CHÍ TRƯỜNG CHINH TRONG NHÀ LAO / Vương Văn Kiểm






          Nhà thơ Vương Văn Kiểm, quê xã Hải Đường (Hải Hậu – Nam Định), trú tại 47 Tràng Thi, p. Trần Đăng Ninh, tp. Nam Định, đã đoạt giải Ba và giải khuyến khích cuộc thi viết về Trường Chinh do Sở VHTTDL tỉnh Nam Định tổ chức năm 2017.
          tranmygiong.blogspot.com trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc:


ĐỌC THƠ SÓNG HỒNG
 (Nhân đọc thơ của đ/c TrườngChinh, bút danh Sóng Hồng)

Thơ Sóng Hồng - sôi lòng một thuở
Dân tình còn trong lửa nước sôi
“Bút xoay chế độ” (1) - đổi đời
Câu thơ vạch mặt bọn người tâm đen

ĐẤT NƯỚC TÔI / Lê Mai – QUÊ HƯƠNG TÔI / Nguyễn Ngọc Kiên


 
 ĐẤT NƯỚC TÔI

Lê Mai

Đất nước mấy nghìn năm
Mẹ thường kể con nghe
Chàng Thánh Gióng nhổ tre diệt giặc
Bà Triệu vú dài, cưỡi voi, đạp muôn lớp sóng
Và “Đằng Giang tự cổ huyết do hồng”!
Vó voi ngựa Quang Trung thần tốc
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Tiếng hát át tiếng bom….

Thứ Tư, 8 tháng 2, 2017

TRUYỆN NHẶT NGUYỄN KIM TRÌ VỀ PHỤ NỮ...


Tác giả Nguyễn Kim Trì

          1. Cô vợ nói với chồng:
          - “Đàn ông sợ vợ là tốt, họ sợ chứng tỏ là thương yêu vợ, từ thương yêu dẫn đến tôn trọng, từ tôn trọng dẫn đến sợ là chuyện bình thường như nhân viên tôn trọng thủ trưởng vậy. Các anh đừng cho việc sợ vợ là xấu”.
          Anh cu chồng:
          - “Em nói thật chí lý, sợ vợ cũng tức là yêu vợ, anh là người đàn ông mẫu mực, không những sợ vợ mình mà còn sợ cả vợ thằng hàng xóm nữa vì cô ta đẹp hơn em”.

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2017

MỞ TỜ LỊCH TẾT QUÊ HƯƠNG



Phạm Ngọc Khảnh





          Gương hồ bến cũ Vị Xuyên
Dòng tên Nông Nghiệp tươi nguyên độ nào
          Cúc vàng người lẫn nôn nao
Thơm thơm hương lúa “chạm vào”  tay ai...

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2017

NGUYÊN TIÊU ĐỌC THƠ BÁC



        
(Bài viết của Nhà nghiên cứu Lê Văn Hy trong ngày thơ Việt Nam ở CLB thơ huyện Mỹ Lộc)

          Kể từ mùa xuân năm Nhâm Ngọ 2002, khi Ban Bí thư TƯ Đảng chấp nhận tờ trình của Hội Nhà văn Việt Nam lấy ngày Rằm tháng Giêng âm lịch, ngày Bác Hồ viết bài thơ “Nguyên tiêu” làm ngày thơ Việt Nam đến nay đã tròn 15 năm.
          “Nguyên tiêu” là bài thơ tứ tuyệt hay còn gọi là Tuyệt cú Đường luật, nguyên văn chữ Hán, Bác viết đêm Rằm tháng Giêng năm Mậu Tý 1948.
          Kim dạ Nguyên Tiêu nguyệt chính viên
          Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên
          Yên ba thâm sứ đàm quân sự
          Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

CHÙM THƠ 4 CÂU LÊ VĂN HY



            THÁNG BA

                     I

Gió đưa hoa gạo xoay chong chóng
Bánh trôi hàn thực mới hôm qua
Thương nàng Bân lắm, trời chưa nóng
Đào vừa đóng quả, bưởi đơm hoa.


                    II

Hoa gạo chùa làng đỏ đến sân
Bánh trôi hàn thực trắng vô ngần
Hoa đào năm ngoái vừa khoe quả
Trời vẫn không quên rét tái xuân


Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2017

SƯƠNG KHÓI MẶT NGƯỜI (Kì 15-16)



          Tiểu thuyết PHAN ĐẠT NINH

          Đã đăng:
         
 
          XV

          Sớm nay Du mượn xe máy của ông Hai Bốn phóng ra thị xã với mục đích giải tỏa căng thẳng, đồng thời cũng quan sát xem thiên hạ họ vận hành cuộc sống ra sao?

THẮP SÁNG ĐƯỜNG TU



 
Chùa Cổ Lễ - Nơi diễn ra lễ xuất quân 27 nhà sư đi cứu nước


Gửi lại cà sa khoác chiến bào
Đường tu vận nước buổi binh đao
Theo đoàn vệ quốc đi trừ giặc
Chẳng sợ gian lao đổ máu đào

Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2017

CHẤT HÀI TRONG VĂN XUÔI CỦA LÊ MAI


Nhà văn Lê Mai (áo trắng) và TS Nguyễn Ngọc Kiên

TS Nguyễn Ngọc Kiên

          Bàn về văn học trào phúng Việt Nam,  GS Nguyễn Hoành Khung trong  “Lời giới thiệu Truyện ngắn Việt Nam 1930-1945, tập I”  đã viết: “Truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan là hiện tượng chưa có tới hai lần trong văn học Việt Nam”

Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2017

CHÙM CA KHÚC PHỔ THƠ TRẦN GIA THỊNH


Nhà thơ Trần Gia Thịnh

Nhà thơ Trần Gia Thịnh sinh 1935
Quê xã Nam Mỹ, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định
Nguyên Giám đốc Xí nghiệp Gà giống Châu Thành
Hội viên Bộ môn Thơ của Hội VHNT Nam Định.
Tác phẩm chính:
- Hương quê: Thơ. – Hội VHNT Nam Định, 1977
- Nỗi nhớ xa xăm: Thơ. – H.: Thanh Niên, 2002
- Trong tôi: Thơ. – H.: Hội Nhà văn, 2007...
Ông có nhiều bài thơ được các nhạc sĩ phổ nhạc.
Trân trọng giới thiệu một số bài cùng bạn đọc.

HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG
Nhạc: Trần Công Thủy
Thơ: Trần Gia Thịnh
Ca sĩ: Mạnh Hùng
Hòa âm phối khí: Nhạc sĩ Ngọc Anh