Gió Ngây Ngô
Nửa đêm em rủ đi dạo phố
Nại gió cạn Đông quẩn đến rồ
Mỉm cười, khẽ nhủ: sao mà ngộ
Nửa đêm gió lại quẩn ngây
ngô...
Hà Nội, 04:23 Mồng 2 Tết Ất Tỵ
(Tức 30 tháng 01 năm 2025)
Gió Ngây Ngô
Nửa đêm em rủ đi dạo phố
Nại gió cạn Đông quẩn đến rồ
Mỉm cười, khẽ nhủ: sao mà ngộ
Nửa đêm gió lại quẩn ngây
ngô...
Hà Nội, 04:23 Mồng 2 Tết Ất Tỵ
(Tức 30 tháng 01 năm 2025)
Tác giả Phạm Ngọc Khảnh
Tôi đang có trong tay cuốn sách mới dầy dặn: Tuyển tập truyện ngắn
“Bến xuân” của Phạm Thái Quỳnh, chứa đựng một mảng văn chương trĩu nặng. Đọc
tác phẩm làm cho ta say đắm… Phạm Thái Quỳnh là người lính, nhà giáo và nhà văn.
Ông thể hiện một cây bút uyên thâm, hiểu sâu sắc về lịch sử, về văn hóa dân
gian và sự huyền bí của kiếp người. Nhân vật trung tâm của ông là những con người
có thuỷ, có chung. Số phận người lính trong và sau chiến tranh; những nhân vật lịch sử và cả những nhân vật bình
thường có phẩm cách cao cả… Họ tỏa rạng sự liêm chính và giá trị làm người. Họ
là những linh vật của tạo hóa luôn có mạch ngầm níu giữ hồn cốt mình với giá trị
của nguồn cội sâu xa. Sách ngồn ngộn văn chương và hồn thơ mê mẩn chữ tình. Tôi
chỉ xin nêu vài ba câu truyện, mong hé lộ tâm tư nỗi niềm cốt cách…
Châu
Thạch hân hạnh nhận được thi phẩm ''EM, PHÙ SA MÙA NƯỚC NỔI" của nhà thơ
NGUYỄN CẨM THY, một thi phẩm tuyệt đẹp: ĐẸP NGƯỜI, ĐẸP SÁCH, ĐẸP THƠ. Mời quý vị
bỏ vài phút đọc lời cảm nhận của Châu Thạch dưới đây để biết về một TÌNH YÊU
MÙA NƯỚC NỔI mới lạ, yêu con người và yêu quê hương không đề cập đến sự thường
tình như bờ tre, ruộng lúa và chùm khế ngọt mà bao nhà thơ xưa và nay đã viết:
Cầm tập thơ “Em Phù Sa Mùa Mước Nổi” của Nguyễn Cẩm Thy trên tay, lòng tôi cảm thấy vui ngay khi nhìn vào trang bìa có tên tác giả và tên quyển sách.
"CHIÊM NGHIỆM THỜI GIAN"
- cảm tác nhân đọc “Phạm Xuân
Nguyên đạo văn” -
"Kẻ làm phê bình mà ngơ
ngác" (1)
Vác nhầm "Chiêm nghiệm..."(2)
của người ta
Văn chương hạ giới giờ như
rác
Cốt cách văn tài hệt yêu ma.
------
(1),(2): tên bài viết của cựu
Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội
Phạm Xuân Nguyên.
Hà Nội, ngày 08 tháng 01-2025
1-
Càng nằm nghỉ cho khỏe hóa ra càng mệt mỏi. Thấy
trong người ổn ổn, tôi gọi điện cho ông bạn đồng hương hẹn đến chơi. Đến nơi,
thấy ông bạn đã đứng sẵn ở cổng. Ông kéo luôn tôi ra quán cà phê để “hàn huyên
cho tự do”. Quen mui, mấy hôm sau thấy người ôn ổn, tôi lại đến nhà ông bạn
chơi, không điện trước. Nghe tiếng chuông cửa, bà vợ ông ra thấy tôi, bảo: “Ông
chờ tý, tôi gọi ông ấy ra”. Bà không mở cổng, quay vào nhà. Lát sau ông bạn ăn
mặc chỉnh tề ra mở cổng: “Mời ông đi luôn với tôi tới quán kara có mấy cháu mới
phục vụ hay lắm!” Ông bạn quá tốt mà quên không để tôi vào thăm hỏi gia đình.
1.
Tháng năm, rồi cũng qua nhanh
Giữ cho kỷ niệm ngày xanh vẫn
còn
Nhớ quê, lòng dạ bồn chồn
Nhớ quay quắt nhớ hoàng hôn bồi
hồi…
Mẹ ngồi, tóc bạc như vôi
Bao nhiêu sợi trắng nhuộm đời
biển dâu
Mẹ ngồi nhai dập miếng trầu
Nhìn sân lúa chín, đậm màu ấm
no
Được mùa hết nỗi âu lo
Dẻo thơm gạo mới, cá kho đậm
đà
Được mùa ruộng, đất quê nhà
Lúa ngô, khoai sắn, dưa cà,
trái cây
Cha cho những bát cơm đầy
Mẹ cho câu hát những ngày trẻ
thơ
Còn đây, lời hát … “Ầu ơ…”
Héo hon dáng Mẹ bên bờ chiêm
bao
Còn đây vầng trán cao cao
Cha cho “Nhân – Nghĩa” gắn
vào đời con
Biết bao vất vả, hao mòn
Gạo tiền, cơm áo… nuôi con
nên người…
Trước
thềm năm mới 2025, Đặng Xuân Xuyến lược soạn bài CHI TIẾT XẤU ĐẸP 10 NGÀY ĐẦU
NĂM ẤT TỴ - 2025 quý tặng bạn đọc. Kính chúc quý vị cùng gia quyến bước vào năm
ẤT TỴ may mắn, thành công và hạnh phúc!
Một số bạn trẻ đề nghị tôi cho biết cụ thể những biến thể của
thơ lục bát. Tôi xin nêu ý kiến dưới đây, kính nhờ các cụ, các nhà thơ, nhà
nghiên cứu góp ý chỉnh lý bổ sung ạ.