Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2016

CÁC PHƯƠNG TIỆN BIỂU THỊ KHOA TRƯƠNG TRONG TÁC PHẨM CỦA MẠC NGÔN


Tác giả Nguyễn Ngọc Kiên

           Nguyễn Ngọc Kiên

Đã đăng:

          Trong số trước chúng tôi đã giới thiệu khoa trương và phân loại khoa trương trong tác phẩm của Mạc Ngôn. Chúng tôi sẽ tiếp tục loạt bài về các phương tiện biểu thị khoa trương và ngữ dụng của khoa trương trong tác phẩm của Mạc Ngôn.

CHUYỆN VUI NHẶT Ở CÔNG SỞ... / NGUYỄN KIM TRÌ


Tác giả Nguyễn Kim Trì

          Chuyện 1: Có ông bạn ngày xưa làm phản động, ai lại học xong đại học ở Hung, không về nước mà di tản sang Úc làm bác sỹ thú y. Hôm nọ ông này về nước tìm đến nhà tôi. Bạn bè gặp nhau thì tình cảm lắm.  Ông ta thú thật: “Về nước tôi cô đơn lắm, bố mẹ và anh chị cả ở quê mất rồi, cô em gái lấy chồng ở Bắc Giang cũng chưa gặp được, bạn bè chẳng có ai, co vài cháu thì lạ lẫm với mình, anh em họ hàng thì thờ ơ, tiền mang về không nhiều”... Ở nhà tôi 4 ngày, ông ta hỏi tôi đủ thứ, moi hết ruột gan tôi ra cho ông mà mấy chục năm ông xa nước, tôi tích được, cứ làm như tôi là một cái kho giải thích. 

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2016

Đến với bài thơ hay: TRỞ VỀ KHOA VĂN



          Lê Văn Hy

          “Trở về khoa văn”, bài thơ của giáo sư Hoàng Như Mai, viết nhân dịp về thăm trường cũ (Khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội), nơi giáo sư đã có nhiều năm gắn bó, giảng dạy đào tạo ra bao lớp trí thức mới phục vụ cho đất nước.
          Bốn câu thơ mở đàu bài thơ:
          Kể từ rời bước khoa Văn
          Trời Nam đất Bắc sáu năm qua rồi
          Hợp tan là cái sự đời
          Thủy chung là cái tình người xưa sau.
          Lời mở đầu ngắn gọn, khúc triết, giáo sư đã gửi gắm ý nghĩa triết học và nhân sinh, quy luật của tạo hóa và truyền thống của tình người.

Vịnh con khỉ - Vịnh con gà - Gà cười - Bạn nhà quê : Chùm thơ vui Văn Cường

Nhà thơ Văn Cường
VỊNH CON KHỈ
(Tiễn năm Bính Thân 2016)

Trúng quả năm Thân được mấy người?
Cầu tre vắt vẻo há đời tươi?
Học đòi bắt chước bao trò lố
Nói vượn nói hươu mấy bệnh lười
"Mã thượng phong hầu" vênh mặt thét
"Đười ươi giữ ống" ngửa đầu cười
"Rung cây để dọa" - trò thâm hiểm
"Nhăn nhó ăn gừng"- được mấy mươi?

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016

Đêm ngủ ở Lăng Cô – Ngày chủ nhật vắng em : Thơ Nguyễn Ngọc Kiên


Nhà thơ Nguyễn Ngọc Kiên

ĐÊM NGỦ Ở LĂNG CÔ

Nguyễn Ngọc Kiên
(Tặng thi sĩ Trần Nhương)

Lăng cô anh lại một mình
Người thân xa cách người tình thì không.
“Phây” thì bị chặn tứ tung
Ngóng về Hà Nội ngàn trùng cách xa!
Gió kia từ chốn bao la
Cuốn bao con sóng vỡ òa trêu ngươi.
Biết là em đã xa rồi,
Em đi để lại một tôi mỏi mòn.
Một tôi – cái bóng vô hồn
Ở nơi xa lắc em còn nhớ tôi?

                   
  (Rì dọt Làng Cò, đêm 18/7/2013)

NGÔ THÌ VỊ ĐỀ THƠ LẦU HOÀNG HẠC



          Trần Hùng

          Dòng họ Ngô Thì là dòng họ danh tiếng ở Việt Nam, sản sinh ra một dòng văn học lớn ở nước ta trong khoảng thế kỷ 18-19, gồm nhiều nhà thơ, nhà văn có tài năng thực sự. Trong đó nổi lên mấy đỉnh cao tiêu biểu: Ngô Thì Ức, Ngô Thì Sĩ, Ngô Thì Nhậm, Ngô Thì Vị, mà Ngô Thì Nhậm là đỉnh cao của các đỉnh cao ấy. Bài dưới đây nói về Ngô thì Vị và bài thơ "Đề Hoàng Hạc lâu" của ông.

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2016

Mừng nhà thơ Nguyễn Khôi... / Nguyễn Ngọc Kiên – Chúc xuân cụ Nguyễn Văn Đông


Nhà thơ Nguyễn Khôi

MỪNG NHÀ THƠ NGUYỄN KHÔI 80 TUỔI


Mừng  nhà thơ nay tuổi tám mươi
“Tiễn dặn người yêu”(1) miệng vẫn cười
Vượt thác Sơn La, “trưa rừng ấy”(2)
Đẫm tình đời, “Cổ pháp cố sự”(3)ơi!

Nguyễn Ngọc Kiên

1- Tên tập truyên thơ dân tộc Thái “Sống chụ son sao” (Tiễn dặn người yêu) do Nguyễn Khôi dịch.
2- Tên tập thơ tứ tuyệt của Nguyễn Khôi.
3- Tên tập sách (4 tập) viết về cội nguồn nhà Lý (được giải thưởng Văn học nghệ thuật Thủ Đô 2008)


Thứ Ba, 27 tháng 12, 2016

SƯƠNG KHÓI MẶT NGƯỜI (Kì 5)


Nhà văn Phan Đạt Ninh

            Tiểu thuyết PHAN ĐẠT NINH

            Đã đăng:



          V

          Kể từ ngày Du ra nhà Dũng học nghề đến nay ở làng Vàng này không lúc nào không có chuyện. Toàn chuyện thật trong làng, ngoài xã!

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2016

KHOA TRƯƠNG TRONG TÁC PHẨM CỦA MẠC NGÔN


Nhà văn Mạc Ngôn

TS. Nguyễn Ngọc Kiên                                                                   

          1. Vài nét khái quát về Mạc Ngôn

          Mạc Ngôn (莫言 nghĩa là không nói) tên thật là Quản Mô Nghiệp (管谟业), sinh tại huyện Cao Mật, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.
          Ông đã phải nghỉ học tiểu học giữa chừng do Cách mạng văn hoá và phải tham gia lao động nhiều năm ở nông thôn, chăn dê ngoài đồng, luôn bị đói khát và cô đơn. Ông nhập ngũ năm 1976. Đến năm 1984, ông trúng truyển vào khoa văn thuộc Học viện Nghệ thuật Quân Giải phóng và tốt nghiệp năm 1986. Tháng 10 năm 1987 ông chuyển ngành, sang hoạt động trên lĩnh vực báo chí và viết văn chuyên nghiệp. Năm 1981 ông bắt đầu công bố tác phẩm và đến nay, ông đã cho in 10 truyện dài, 20 truyện vừa, hơn 60 truyện ngắn và 5 tuyển tập những bài ký, phóng sự, tùy bút..., tổng cộng trên 200 tác phẩm. Hiện nay, ông là sáng tác viên bậc 1 của Cục chính trị - Bộ Tổng tham mưu Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
          Năm 2012 Mạc Ngôn đoạt giải Nobel văn chương. Ủy ban Nobel cho biết các tác phẩm của ông Mạc Ngôn được sáng tạo theo phong cách độc đáo, kết hợp chủ nghĩa hiện thực huyền ảo với các câu chuyện dân gian, lịch sử và văn học đương đại.
                              (Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

NHỮNG THÀNH NGỮ CÓ XUẤT XỨ TỪ THƠ CỔ ĐIỂN VÀ ĐIỂN CỐ (Kì 4)


TS Nguyễn Ngọc Kiên

          TS.Nguyễn Ngọc Kiên


          (11) Bãi bể nương dâu

          Thành ngữ “bãi bể nương dâu” nói về những thay đổi lớn trong cuộc đời và trong xã hội. Thành ngữ này bắt nguồn từ thành ngữ tiếng Hán “
滄海桑田” [thương hải tang điền], liên quan tới câu chuyện tiên Phật được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Tương truyền, thời Đông Hán có ông Phương Bình, học giỏi tài cao, thi đỗ đạt và được bổ nhiệm làm quan. Sau một thời gian thi thố với đời, Phương Bình đã bỏ quan đi tu. Sau đó, ông đắc đạo và trở thành Phật. Một lần Phật Phương Bình giáng xuống nhà Thái Kinh (người đời Hậu Hán) cho mời tiên nữ Ma Cô đến. Ma Cô nói với Phương Bình rằng: “接侍以来已见,东海三为桑田” [Tiếp thị dĩ lai dĩ kiến, Đông hải tam vi tang điền]; nghĩa là “Từ khi hầu chuyện với ông, tôi đã thấy bể Đông ba lần biến thành ruộng dâu”.

Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2016

HỎI CHUYỆN NHÀ VĂN CỦA LÀNG QUÊ VIỆT NAM – TRẦN QUỐC TIẾN


Nhà văn Trần Quốc Tiến

          Nguyên An thực hiện

          Cuộc trò chuyện giữa nhà phê bình Nguyên An với nhà văn Trần quốc Tiến ngay tại ngôi nhà Trần quốc Tiến đang ở - làng Đông xã Nam Vân thành phố Nam Định cuối – 2016 .

          Nguyên An: Mới có mấy năm mà lần này đến thăm anh thấy quê hương anh, gia đình anh đổi mới nhiều quá. Một vùng quê chiêm trũng bông nổi cho chim bông chìm cho cá, suốt cả chiều dài lịch sử con người nơi đây sống trong nghèo khổ, đói khát, bệnh tật, chiến tranh... cuộc đời mỗi con người như căng ra  để chịu đựng. 

NHỮNG LÁT CẮT CUỘC SỐNG (3 – 4): Trả lời - Món quà bất ngờ

-3- 

 ĐIỂM NỔI TRỘI Ở ĐÂU?

Tác giả Trần Mỹ Giống

          Trần Mỹ Giống
       
          Tình cờ một người không quen hỏi tôi:

          - Bác đã đọc cuốn “Các nhà khoa bảng Nam Định” của tác giả Trần Mỹ Giống chưa?

          Tôi bảo:

          - Thưa bác, tôi có đọc rồi ạ.

          - Theo bác, điểm nổi trội của cuốn sách này là gì?

          - Theo tôi ạ?... À... vâng... Điểm nổi trội của cuốn sách đó nằm ở dòng đầu tiên trong trang tên sách bác ạ.

          - !!!

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2016

Sách mới: CAO NGUYÊN ĐÁ: Thơ / Lưu Sơn Tự


Nhà thơ Lưu Sơn Tự

          Đây là tập thơ thứ 10 của nhà thơ Lưu Sơn Tự vừa xuất bản.    
           
          CAO NGUYÊN ĐÁ: Thơ / Lưu Sơn Tự. – H.: Hội Nhà văn, 2016. – 120 tr. ;  21 cm.

          Nhà thơ Lưu Sơn Tự quê xã Mai Xá, thành phố Nam Định. Trong 15 năm gần đây, Lưu Sơn Tự đã đều đều xuất bản tới 10 tập thơ, trường ca và một vài cuốn tiểu thuyết:

NGUYỄN NGỌC KIÊN DỊCH THƠ GIẢ ĐẢO


Dịch giả Nguyễn Ngọc Kiên

                 絕句
          二句三年得,
一吟雙淚流。
知音如不賞,
歸臥故山秋。

Phiên âm: TUYỆT CÚ

          Nhị cú tam niên đắc
          Nhất ngâm song lệ lưu
Tri âm như bất thưởng
Qui ngọa cố sơn thu

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2016

XUÂN HY KÝ SỰ NGUYỄN KIM TRÌ (Kì 2)



Tác giả - Luật sư Nguyễn Kim Trì

Đã đăng:
                
          Chuyện kháng chiến:

          Ông cụ Liết

          Ông cụ Liết người xóm Đoàn Kết, giặc càn vào làng bắt đi nhiều người, trong đó có ông. Nó giam ở séc-tơ Lục Thủy rồi tra tấn bằng điện từng người, hỏi cung Việt minh cộng sản ở đâu. Dụng cụ tra tấn là cuộn dây đồng quấn quanh lõi thép, quay tròn thì phát ra điện, goi là mô tơ, nối một đầu dây vào và đầu kia nối vào nơi cần điện. Nơi cần điện là cặp vào tai người bị tra tấn rồi quay mô tơ. Ông Liết đến lượt mình tra tấn, trước đấy có hỏi người bên cạnh có đau không anh thì được trả lời đau lắm. Nó vừa cặp vào tai chưa quay thì ông đã kêu dổ giời, vật vã. Cái thằng tra tấn nó đá vào đít cho cái rồi bảo: Đã ai làm gì đâu mà đau, mọi người xung quanh chết cười. Biết ông này rát gan mà cũng chẳng có gì để tra khảo nên nó bỏ qua, thế là ông thoát được trận đòn tra tấn đau, chiêu vặt mà có lợi, vậy cũng là khôn ngoan. Về sau có gì tức cứ đe nhau: Ông thì ta điện ông Liết cho bây giờ, tra điện tiếng Xuân Hy là ta điện.

NHỮNG THÀNH NGỮ CÓ XUẤT XỨ TỪ THƠ CỔ ĐIỂN VÀ ĐIỂN CỐ (Kì 3)

Tác giả Nguyễn Ngọc Kiên
          TS. Nguyễn Ngọc Kiên



          (9) Mài sắt nên kim

          Thành ngữ “mài sắt nên kim” (
铁棒磨成针 / 铁柱磨成针) [thiết bổng ma thành châm / thiết trụ ma thành châm] được lưu truyền rộng rãi như một lời dạy, lời giáo huấn mọi người về ý chí bền bỉ trong công việc nói riêng, trong cuộc đời nói chung.

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2016

Sách mới: CÂY BÀNG LÁ ĐỎ: Thơ Trần Kiều Am



          Chân thành cảm ơn nhà thơ Trần Kiều Am gửi tặng sách mới xuất bản:





          CÂY BÀNG LÁ ĐỎ: Thơ tuyển chọn 2012 – 2015 / Trần Kiều Am (Trần Hùng). – H.: Hội Nhà văn, 2016. – 155 tr. ; 19 cm.


Thứ Hai, 19 tháng 12, 2016

NHỮNG SAI PHẠM CẦN ĐƯỢC LÀM RÕ VÀ XỦ LÝ Ở HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT NAM ĐỊNH



            Một tháng trước đây chúng tôi đã gửi thư ngỏ tới ông Chủ tịch Hội VHNT NĐ yêu cầu làm rõ những sai phạm ở Hội mà dư luận đang nóng trong hội viên. Ông Chủ tịch Hội đã phát biểu trong hội nghị bộ môn NCPB về những vấn đề chúng tôi yêu cầu làm rõ, rằng ông không có sai phạm gì, mà do Ban kiểm tra không có nghiệp vụ và không hiểu ông Trưởng ban kiểm tra kéo dài tới 4 tháng không kết luận để gây khó khăn cho lãnh đạo, gây hiểu lầm cho hội viên là nhằm mục đích gì. Chúng tôi yêu cầu ông trả lời bằng văn bản để công khai cho hội viên biết, nếu ông trong sáng thì uy tín của ông càng được nâng cao. Ông Chủ tịch hứa sẽ trả lời chúng tôi bằng văn bản. Nhưng tới hôm nay chúng tôi vẫn chưa nhận được bất kỳ văn bản nào của ông Chủ tịch, mà Đại hội theo kế hoạch 26 – 12 – 2016 đã cận kề...

NHÀ THƠ GIẢ ĐẢO (賈島)


Dịch giả Nguyễn Ngọc Kiên

          Nguyễn Ngọc Kiên dịch thơ

          Giả Đảo (chữ Hán: 賈島, 779 - 843), tên chữ: Lãng Tiên, hiệu: Kiệt Thạch Sơn Nhân, là một nhà thơ Trung Quốc thời Trung Đường. Ông cùng với Mạnh Giao, Lý Hạ được các nhà nghiên cứu văn học liệt vào hạng tiêu biểu của phái thơ “khổ ngâm”.
          Giả Đảo là người Phạm Dương, tỉnh Hà Bắc (nay thuộc ngoại ô Bắc Kinh), Trung Quốc.

Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2016

NHỮNG THÀNH NGỮ CÓ XUẤT XỨ TỪ THƠ CỔ ĐIỂN VÀ ĐIỂN CỐ (Kì 2)


TS Nguyễn Ngọc Kiên

          TS.Nguyễn Ngọc Kiên


          (7) Một đi không trở lại 

          Một đi không trở lại (一去不復返)  [nhất khứ bất phục phản] là thành ngữ nói lên sự mất mát vĩnh viễn, không thể tìm thấy lại được và nó có xuất xứ từ bài Hoàng Hạc lâu (黃鶴樓) bất hủ của nhà thơ Thôi Hiệu đời Đường.  Nguyên tác:
 
昔人已乘黃鶴去,
此地空餘黃鶴樓。
黃鶴一去不復返,
白雲千載空悠悠。
晴川歷歷漢陽樹,
芳草萋萋鸚鵡洲。
日暮鄉關何處是,
煙波江上使人愁。

BÀI TRÀ CA CỦA LƯ ĐỒNG VÀ...


Tác giả Trần Hùng (Trần Kiều Am)



          Trần Hùng


          LƯ ĐỒNG (778-835), còn gọi Lô Đồng có bút hiệu Ngọc Xuyên Tử, người đất Tề Nguyên (nay thuộc tỉnh Hà Nam TQ), có tài liệu ghi quê Tứ Xuyên, tỉnh Giang Tây. Ông học rộng, thơ hay, sống vào đời Đường Hiến Tông (802-821). Ông được nhà vua vời vào triều phong làm Gián Nghị Đại Phu, nhưng không nhận. Ông ẩn cư trong núi Thiếu Thất, dạo chơi sơn thủy, uống trà, làm thơ. Bài TRÀ CA của ông rất nổi tiếng truyền đến ngày nay, phiên âm như sau:

TRẦN TUNG: VỊ TƯỚNG, NHÀ THIỀN HỌC, NHÀ THƠ


Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Tung

         Trần Mỹ Giống

          Trần Tung (còn gọi là Trần Quốc Tung) hiệu Tuệ Trung Thượng Sĩ, sinh năm Canh dần 1230, mất ngày 1 tháng 4 năm Tân Mão 1291, quê ở hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường (nay là thôn Tức Mặc, xã Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định). Ông là một vị tướng, nhà ngoại giao, cư sĩ Thiền sư, nhà thơ Thiền thời Trần, nổi tiếng với bài “Phóng cuồng ngâm” và các sáng tác khác của ông trong bộ “Tuệ Trung Thượng sĩ ngữ lục”. Nhiều tài liệu văn học và sách nhà Phật viết về ông, nhưng các tài liệu lịch sử lại hầu như không nhắc gì đến ông. Bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” chỉ có một lần nhắc đến Trần Tung trong lời bình về Trần Minh Tông cuả Ngô Sĩ Liên như sau:
          "Vua vốn nhân hậu với họ hàng, nhất là đối với bậc bề trên mà hiển quý lại càng tôn kính. Kẻ thần hạ hễ ai cùng tên (với họ hàng nhà vua) đều phải đổi cả, như Độ đổi thành Sư Mạnh vì cùng tên với Thượng phụ (Trần Thủ Độ), Tung đổi thành Thúc Cao vì cùng tên với Hưng Ninh Vương (con trưởng của An Ninh Vương)".(1)

Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2016

TẶNG EM / Nguyễn Ngọc Kiên – ĐỌC EM / Nguyễn Quang Hoạt


Nhà thơ Nguyễn Ngọc Kiên

          TẶNG EM
                 (Tặng T.)

Anh tặng em những buổi sáng êm đềm
Tiếng chim thánh thót hót bên thềm
Hương hoa bay rộn trong vòm lá
Ngây ngất như là hương tóc em!

Anh tặng em những buổi chiều
Vườn xưa nhà cũ cảnh thân yêu
Sau bao nhiêu tháng ngày phiêu dạt
Về lại chốn xưa buổi quạnh hiu!
                           
 Hải Hậu Nam Định, 12 /1013
        Nguyễn Ngọc Kiên

Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2016

Bàn thêm về bài thơ tặng Uông Luân của Lý Bạch


               
 Nguyễn Ngọc Kiên
.
贈汪倫
李白乘舟將欲行,
忽聞岸上踏歌聲。
桃花潭水深千尺,
不及汪倫送我情!

.

Phiên âm:

Tặng Uông Luân
.
Lý Bạch thừa chu tương dục hành,
Hốt văn ngạn thượng đạp ca thanh.
Đào hoa đàm thuỷ thâm thiên xích,
Bất cập Uông Luân tống ngã tình.

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2016

GIẤC MƠ CỦA NGƯỜI NÔ LỆ


                        
                     Henry Long Fellow

 


Anh nằm bên cánh đồng chưa gặt
Liềm trong tay ngực thấp nghiêng nghiêng
Đầu rối bù gối chìm trong cát
Trong mơ màng gặp lại quê hương

NHÀ THƠ LÍ BẠCH



          Nguyễn Ngọc Kiên dịch thơ

          Lý Bạch 李白 (701-762) tự Thái Bạch 太白, hiệu Thanh Liên cư sĩ 青蓮居士, sinh ở Tứ Xuyên (làng Thanh Liên, huyện Chương Minh, nay là huyện Miện Dương). Quê ông ở Cam Túc (huyện Thiên Thuỷ - tức Lũng Tây ngày xưa). Lý Bạch xuất thân trong một gia đình thương nhân giàu có. Lúc nhỏ học đạo, múa kiếm, học ca múa, lớn lên thích giang hồ ngao du sơn thuỷ, 25 tuổi "chống kiếm viễn du", đến núi Nga My ngắm trăng, ngâm thơ rồi xuôi Trường Giang qua hồ Động Đình, lên Sơn Tây, Sơn Đông cùng năm người bạn lên núi Thái Sơn "ẩm tửu hàm ca" (uống rượu ca hát), người đời gọi là Trúc khê lục dật. Sau đó được người bạn tiến cử với Đường Minh Hoàng, ông về kinh đô Trường An ba năm, nhưng nhà vua chỉ dùng ông như một "văn nhân ngự dụng" nên bất mãn, bỏ đi ngao du sơn thuỷ.

Thứ Tư, 14 tháng 12, 2016

Sách mới: NGUYÊN THANH : Thơ / Trần Hồng Giang



          Nhà thơ Trần Hồng Giang vừa trình làng cuốn sách mới xuất bản:




NGUYÊN THANH: Thơ / Trần Hồng Giang. – H.: Phụ Nữ, 2016. – 76 tr. : Nhiều tranh minh họa ; 17 cm.

SƯƠNG KHÓI MẶT NGƯỜI (Kì 4)

Nhà văn Phan Đạt Ninh
            Tiểu thuyết PHAN ĐẠT NINH

            Đã đăng:

          IV

          Sáng hôm sau Dũng chở Du đi chơi. Dũng muốn kiếm một chỗ vắng, tương đối yên tĩnh để trao đổi với Du được đầy đủ.

Thứ Ba, 13 tháng 12, 2016

LÁNG GIỀNG


Tác giả Nguyễn Ngọc Kiên

Nguyễn Ngọc Kiên

“Lạnh lùng sao láng giềng ơi
Láng giềng lạnh ít sao tôi lạnh nhiều?”
Những mong gần gũi bao nhiêu
Tắt đèn tối lửa sớm chiều có nhau.
Bên tôi có lạnh nhạt đâu
Mà ai hờ hững rắc sầu sang tôi!

CHỌN TUỔI XÔNG ĐẤT NĂM ĐINH DẬU – 2017


KTS. Vũ Đình Phàm

KTS. Vũ Đình Phàm

Năm ĐINH DẬU - 2017
- Ngũ hành niên : HỎA ( Sơn hạ HỎA )
- Cửu tinh trực niên : Nhất bạch - Thủy tinh.
- Tiết Lập Xuân : Thời khắc chuyển tiết 22giờ35phút thứ Sáu ngày 3/02/2017, tức ngày 7 tháng Giêng năm Đinh Dậu.   

XUÂN HY KÝ SỰ NGUYỄN KIM TRÌ (Kì 1)


Luật sư Nguyễn Kim Trì

          Nguyễn Kim Trì

          Đi chợ

          Hồi còn bé không nhớ là mấy tuổi, tôi theo u tôi lên chợ Hành Thiện. Khi vào chợ thì có công chào, bên trên là ảnh Hồ Chủ tịch với lá cờ, cột tre luồng có dây bòng bong lá xanh cuốn xung quanh. Cổng thì lại chia làm đôi, một lối đi bình thường còn lối kia lại đổ nước với bùn đáng. Có một số người cầm cái mẹt đằng sau viết chữ, ai vào chợ cũng giơ ra hỏi, ai nói được thì cho đi cửa sạch mà họ nói với nhau là cửa sáng còn ai không nói được thì phải đi vào cửa có bùn đáng. U tôi cũng bị hỏi và bà nói được nên được đi vào cửa sáng và dắt tôi theo. Tôi hỏi thì u tôi bảo ai biết chữ thì được đi vào cửa sáng còn ai không biết chữ phai đi cửa tối, mày không đi học thì phải đi vào cửa tối đấy. Tôi hỏi chữ gì thì u tôi bảo chữ i tờ, tờ i ti, tao đọc được. Tôi thích thích nà, u mình biết chữ.

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2016

BÀI THƠ HỌ ĐINH



(Chi ông Đinh Văn Thứ thôn Phú Chử, xã Thanh Phú, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình)

Từ đường họ Đinh chi ông Đinh Văn Thứ thôn Phú Chử, xã Thanh Phú, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

  
     本                      
                                 
                                  
                                  
                                  
                                  
                                  

Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2016

VỚI LÃO… CÒM SĨ TRẦN NHƯƠNG



(Nhân kỉ niệm 10 năm trannhuong.net)

          Tản văn của Đinh Ba 
            (Nguyễn Ngọc Kiên)

          Ngày nào mình cũng vào trannhuong.com, đối với mình trang website này đã như một phần tất yếu cuộc sống. Cơm có thể mười ngày không ăn, nước có thể một tuần không uống chứ không thể một ngày không đọc trannhuong.com. Chủ của trang này cũng chính là nhà thơ, nhà văn, nhà báo, họa sĩ Trần Nhương. Gần đây nghe nói lão còn là “lực sĩ” nữa. Kinh! Cái tên “lão Trần” là do lão tự nhận, mình cũng thích gọi lão như thế. Mặc dù về tuổi đời, lão cũng chỉ hơn mình từ ¾ đến ½ thế hệ mà thôi!

NGUYỄN THẾ VỴ - TIẾNG THƠ HỒN HẬU TÌNH QUÊ


Tác giả Nguyễn Thế Vỵ

          Nguyễn Mộng Nhưng
                                            
           Những người làm thơ, yêu thơ lớn tuổi ở Hải Hậu  đều biết Nguyễn Thế Vỵ, sinh năm 1946, quê xã Hải Phương (Hải Hậu, Nam Định), Cựu chiến binh QĐND Việt Nam, hội viên CLB thơ Quần Phương - một người có bề ngoài xuềnh xoàng, gầy yếu  dễ "nhoà" vào số đông, lại là người có nội lực sáng tạo văn học đầy đặn và đa dạng. Hiếm người đã gộp được nhiều "nhà" trong một "Nhà" như  ông.
          Còn có thể gọi ông là Nhà báo, nhà phê bình... bởi ông đã có hơn 100 tác phẩm báo chí, bao gồm: truyện ngắn, thơ, bình thơ, ghi chép, tạp văn, tiểu phẩm... đã đăng tải trên các báo, đài phát thanh địa phương và trung ương.
          Nguyễn Thế Vỵ là người có duyên với các cuộc thi viết về nhiều đề tài khác nhau do tỉnh Nam Định và các cơ quan Trung ương tổ chức. Ông đã đoạt Giải Ba cuộc thi về đề tài Dân số và KHH gia đình tỉnh Nam Định năm 2002, Giải Khuyến khích Bình thơ của Đài Tiếng nói Việt Nam...
Nhưng đặc sắc nhất trong con người Nguyễn Thế Vỵ vẫn là phẩm chất của một Người thơ. Trong đó, phần lớn sáng tác thơ của ông là Lục bát. Một giọng Lục bát hồn hậu tình quê.
          Xin trân trọng giới thiệu một số bài thơ được nhiều người yêu thích của ông. 

Những thành ngữ có xuất xứ từ thơ cổ và điển cố


Tác giả Nguyễn Ngọc Kiên
                                  
TS Nguyễn Ngọc Kiên

          1) Khái niệm về thành ngữ
          Thành ngữ là cụm từ hay ngữ cố định có tính nguyên khối về ngữ nghĩa, tạo thành một chỉnh thể định danh có ý nghĩa chung khác tổng số ý nghĩa của các thành tố cấu thành nó tức là không có nghĩa đen và hoạt động như một từ riêng biệt trong câu.
          Như vậy có thể hiểu thành ngữ là tổ hợp từ cố định, hoàn chỉnh, bền vững về hình thái - cấu trúc và bóng bẩy về ý nghĩa. Tức là nghĩa của chúng có tính hình tượng hoặc / và gợi cảm.

Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2016

CHIỀU HỒ TÂY: Chùm thơ Trần Đăng Tính


Nhà thơ Trần Đăng Tính

           QUA HÀ NỘI

Đi qua Hà Nội một mùa xuân
Mưa dầm gió bấc rét nàng bân
Phố phường nườm nượp xe tuôn chảy
Người đi bươn trải ngoái ngại ngần...

Hà Nội mùa hè nắng rát lưng
Mưa rào ập đến nỗi lo mừng
Mặt trời nhăn nhó nhòm ai đó?
Phố hẹp người đông khó ung dung...

TÔI ĐI TẬP THỂ DỤC KARAOKE





          Từ khi tuyên bố treo bút nghiên cứu, tôi từ chối tham luận các cuộc hội thảo khoa học, các cuộc tham gia nghiệm thu phản biện khoa học, những lời mời thỉnh giảng... Việc viết lách chỉ còn dăm thì mười họa làm bài thơ, bài văn khi có hứng, đăng blog cho vui. Hầu hết thời gian tôi dành để đưa đón cháu đi học và giao lưu với bạn già.

Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2016

THÀNH NGỮ KHOA TRƯƠNG TRONG TIẾNG VIỆT (CÓ LIÊN HỆ VỚI TIẾNG HÁN) – Phần 2


Tác giả Nguyễn Ngọc Kiên

          TS. Nguyễn Ngọc Kiên

(Tiếp theo và hết)
          4.4. Sử dụng so sánh tu từ biểu thị khoa trương
          (A) So sánh tu từ biểu thị khoa trương trong thành ngữ tiếng Việt
          Theo các tác giả Đinh Trọng Lạc, Cù Đình Tú thì: “So sánh tu từ là sự đối chiếu về hai sự vật (về tính chất, trạng thái sự việc) A và B cùng có một dấu hiệu chung nào đó giống nhau. A là sự vật chưa biết, nhờ qua B mà người đọc biết A hoặc hiểu thêm về A. So sánh tu từ còn gọi là so sánh hình ảnh, đó là một sự so sánh không đồng loại, không cùng một phạm trù chung, miễn là một nét tương đồng nào đó về mặt nhận thức hay tâm lí”. (Dẫn theo[7, tr. 84])