Thứ Hai, 31 tháng 8, 2020

CHÙA TÂY PHƯƠNG - NGÔI CHÙA THỜ TỰ NHIỀU VỊ PHẬT TỔ NHẤT Ở VIỆT NAM / Đặng Xuân Xuyến





        Chùa Tây Phương được xây dựng lần đầu vào đời Cao Biền (865-875). Sang niên hiệu Chính Hòa (1680-1705), Tây Vương Trịnh Tạc cho sửa lại chùa và xây thêm tam quan. Sau lần trùng tu này chùa bị phá. Đến triều Tây Sơn, vào 2 năm 1788, 1789, chùa được xây dựng lại trên nền cũ, tọa lạc tại núi Tây Phương, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (cũ).

Tiếu lâm Truyền kì (Kì 36-2020): CẦN GÌ PHẢI HỌC NGOẠI NGỮ / Vũ Duy Chu





        Phong trào đi Liên Xô làm mướn kiếm tiền đang rầm rộ.
        Tèo là con trai độc cũng nôn nao đòi bố mẹ cho đi bằng được. Mẹ Tèo lo sốt vó, vì Tèo không chịu học tiếng Liên Xô, sang đó giống thằng câm, làm sao kiếm tiền.

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2020

VỌNG TƯỞNG BÌNH YÊN / Đỗ Văn Tuyến


                              Tranh Thiếu nữ - Đặng Nam

Cả thế giới đang gào thét tên em
Chỉ riêng anh âm thầm và vẫy gọi
Bình yên về trào dâng trong vọng tưởng
Suốt bốn mùa em vẫn chỉ là em.

ĐỀN KIẾP BẠC VÀ NIỀM TIN CẦU PHÚC, TRỪ TÀ, BAN CON, BAN CHỨC / Đặng XUÂN Xuyến





        Trong tâm thức dân gian, Hưng Đạo Đại Vương được vinh danh là đức Thánh Trần và đồng nhất Ngài với Ngọc Hoàng thượng đế, từ đó tạo nên một dòng Đạo Nội - đạo Thanh Đồng, mà đức Thánh Trần là giáo chủ. 

Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2020

MẪU ĐÀO NƯƠNG: VỊ SƯ TỔ CỦA MÔN HÁT CHÈO / Đặng Xuân Xuyến


                                               Lễ Hội Đào Nương

        Đền Mẫu hay còn gọi là đền Đào Nương, nằm bên đường 39B, thuộc địa phận xã Đào Đặng, tổng Cao Cương, huyện Tiên Lữ, phủ Khoái Châu, nay là làng Đào Đặng, xã Trung Nghĩa, thành phố Hưng Yên.

Sách mới: VỊNH KIỀU / Phạm Đức Nhị





          Trang chủ đã nhận được sách mới từ nhà thơ Phạm Đức Nhị gửi tặng:

          VỊNH KIỀU : Thơ / Phạm Đức Nhị. – H.: Thanh niên, 2020. – 153 tr. ; 21 cm.

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2020

KHI TRẺ CÓ TÍNH ĂN TRỘM, ĂN CẮP / Vũ Thị Hương Mai





Trẻ ăn cắp, ăn trộm là một hành vi không tốt, phát triển về sau có thể vi phạm pháp luật, là một trong những vấn đề các bậc cha mẹ quan tâm. Hành vi trộm cắp ở lứa tuổi nhi đồng cũng không hiếm thấy, nhưng tình tiết nặng nhẹ khác nhau: trẻ nhẹ, nói cho nghiêm túc thì không coi là trộm, trẻ nặng là đã hình thành thói xấu trộm cắp. Tình trạng trộm cắp tùy lứa tuổi hoặc nguyên nhân khác nhau, phương thức biểu hiện cũng khác nhau.

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2020

Tiếu lâm Truyền kì (Kì 35-2020): Ừ THÌ MỘT… ĐÒM / Vũ Duy Chu




        Tôi bảo vợ:
        - Mấy ngày nay suông nhạt, chả kỉ niệm kỉ niếc gì sất, buồn muốn chết… Đất nước mình mỗi năm có hơn 2 nghìn lễ hội to nhỏ cũng chưa đủ vui. Mấy ông quan chức Hà Nội đã mò ra được ngày sinh của Hai Bà Trưng. Họ còn khẳng định thân mẫu của Hai Bà mang thai đôi…Họ tính hàng năm tổ chức sinh nhật cho Hai Bà đấy, rồi chả hiểu sao vụ này ‘’chìm xuồng’’, tiếc đứt ruột…

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2020

ĐỀN CỬA ÔNG - NƠI THỰC HÀNH TÍN NGƯỠNG VỀ CÔNG DANH, SỰ NGHIỆP / Đặng Xuân Xuyến





        Đền Cửa Ông là nơi thờ Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng, một tướng lĩnh thời Trần đã lập nhiều công lớn trong cuộc chiến chống quân Nguyên xâm lược. Ông là con trai của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn và Thiên Thành công chúa.

CHÙM THƠ DÂNG NGÀY TÊT VU LAN / Lê Văn Hy






       VAY TRẢ

        Tuổi thơ vay mượn những gì
Mai sau khôn lớn muốn thì tră ngay
        Chỉ riêng sữa mẹ chữ thầy
Công cha ơn nước khó ngày trả xong.


Thứ Hai, 24 tháng 8, 2020

CHIỀU BUỒN / Đỗ Anh Tuyến


                                     Thiếu nữ (Trang lấy trộm trên mạng)


Chiều về lẻ bóng lạnh lùng thêm
Thổn thức mình tôi nẫu ruột mềm
Khổ bước âm thầm ngoài cửa mộng
Buồn đi quạnh quẽ trước trời đêm
Nghe từng nét tủi ngày mưa xót
Hiểu những dòng hờn lúc nắng êm
Muốn sống cho tròn tâm chẳng đọng
Bờ vai nghiệt ngã cứ tràn thềm
*.
ĐỖ ANH TUYẾN
Địa chỉ: Khu Cộng Hòa, thị trấn Thanh Nê,
huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình
Email: dovantuyenbk@yahoo.com.vn



CHÙA BÁI ĐÍNH, QUẦN THỂ CHÙA LỚN NHẤT ĐÔNG NAM Á / Đặng Xuân Xuyến





        Chùa Bái Đính là một quần thể chùa được báo giới tôn vinh là một quần thể chùa lớn nhất Đông Nam Á. thuộc địa phận xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Chùa Bái Đính cũng chính là nơi Đinh Tiên Hoàng Đế lập đàn tế trời cầu mưa thuận gió hòa, sau này tiếp tục được vua Quang Trung chọn để làm lễ tế cờ động viên quân sĩ trước khi ra Thăng Long đại phá quân Thanh... Nơi đây nằm ở vùng đất hội tụ đầy đủ yếu tố nhân kiệt theo quan niệm dân gian Việt Nam, đó là đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần.

LÊ VĂN HY BÌNH BÀI “NHỚ VỀ NAM ĐỊNH” CỦA PHẠM TRỌNG THANH

       Kỷ niệm Một trăm  năm thành lập Nam Đinh (1921 - 2021)





                NHỚ VỀ NAM ĐỊNH

        Xa những con thoi tảo tần bên phố chợ
        Sáng lóa biển chiều
        Tiếng quạ thu không
        Anh ở Cô Tô ngóng về Nam Định
        Em đang về cuối phố áp cơn dông
        Sông Đào ơi nào hãy gắng trong
        Chiều giặt áo bến tầu  thưa  tiếng gọi
        Thành phố xa vời vợi
        Loáng gương hồ bóng liễu nhỏ kề vai

ẢO… / Chùm thơ Trần Thanh Bình (2)





                    ẢO

  Ảo huyền núi lửa trong tôi
Lòng đêm nung chảy sục sôi rụi thành
   Động phòng chỉ có bóng anh
Hổn hà nhịp phách ôm vành trăng hư...
   Ảo thơ tôi giấu khư khư
Say mê hồn chữ tương tư hồn người
   Mơ mòng hóa cánh hoa tươi
Chạm môi thi sĩ nụ cười trinh nguyên...
   Ảo hồn trong cõi vô biên
Tự do tôi nhập vạn niên kiếp đời
   Gió hương chuốt cánh chim trời
Đậu trên ngực áo nói lời yêu anh...

ĐỌC “THÌ THẦM” THƠ TỬ GIANG / Châu Thạch

  
                                    Nhà thơ Tử Giang


        THÌ THẦM  

Đã nghe trong gió heo may  
Hương chi như là hương nắng  
Tiếng gì chùng trong khoảng lặng  
Như là mật ngữ yêu thương...  

Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2020

NGUYỄN BÍNH NHÀ THƠ CỦA NHIỀU THỜI / Bùi Mạnh Nhị

Nhà thơ Nguyễn Bính


      NHÀ THƠ NGUYỄN KHÔI:

        Tôi thích thơ Nguyễn Bính (trước "cách mạng" nói chung) nhưng đọc bài bình thơ dưới đây tôi phải bịt mũi.  Có khen thì cũng khen vừa phải, chừng mực thôi chứ.  Khen tưới hạt sen, tâng bốc lên tận mây xanh như trong bài dưới đây thì thật hết chỗ nói. Nhưng có lẽ đây là cái tật của một số các nhà bình văn, bình thơ Việt Nam nên tôi không lấy gì làm ngạc nhiên cho lắm.  Tuy thế sau khi đọc bài bình thơ tôi phải ư ử ngâm: Ngán thay cái mũi vô duyên, câu văn bình loạn, con thuyền "vàng" tươi."  Có thể quý anh chị và các bạn có ý kiến khác tôi nên tôi xin chuyển tiếp bài bình thơ và mời quý anh chị và các bạn thưởng lãm.

 

NGUYỄN BÍNH NHÀ THƠ CỦA NHIỀU THỜI

 

        Bùi Mạnh Nhị


        1. 

        Từ khi xuất hiện trong phong trào Thơ mới cho đến nay, Nguyễn Bính đã và chắc chắn vẫn sẽ luôn thuộc các nhà thơ có lượng độc giả đông đảo nhất. “Người Việt Nam còn yêu thơ Nguyễn Bính mãi, càng văn minh hiện đại lại càng trân trọng” (Vũ Quần Phương)… Điều gì làm nên kỳ diệu ấy?
        Có nhiều cách trả lời
        Rằng, thơ Nguyễn Bính có “một điều quý vô ngần: hồn xưa của đất nước” (Hoài Thanh).
        Rằng, “So với các nhà thơ lãng mạn trước đây, Nguyễn Bính đứng riêng một cõi” (Lê Đình Kỵ) v.v…
        Xin nói thêm: Thơ Nguyễn Bính không bao giờ cũ. Nguyễn Bính là nhà thơ của nhiều thời. Vì ông luôn là khác biệt. Khác biệt một cách gần gũi. Gần gũi một cách khác biệt. Tầng sâu nhất của thơ Nguyễn Bính không chỉ là hồn dân tộc, mà còn là “giọng nói của toàn nhân loại thức dậy” qua giọng nói của một con người, một cá nhân. Nói cách khác, thơ Nguyễn Bính “dường như nói bằng hàng nghìn giọng, mê đắm và thuyết phục, nó nâng cái mô tả từ chỗ ngắn ngủi một lần và tạm thời lên chỗ tồn tại muôn đời”.

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2020

ẢI CHỈ LĂNG : Bút ký / Trần Thị Nhật Tân

        


        Bạn đọc trẻ Phạm Văn Đại Hoàng thiện nguyện đưa tôi đi thăm Ải Chi Lăng, Lạng Sơn.

        Chúng tôi đi xe khách từ Nam Định, khởi hành 5 giờ 30 phút sáng, hơn 10 giờ đến Chi Lăng. Bạn đọc “Dòng xoáy” Hoàng Thị Thịnh đã thuê tắc xi chờ sẵn. Ba giờ chiều, tôi đi thăm bạn đọc, thăm đồng đội cao tuổi, tạt vào chợ Đồng Mỏ. Vì phòng dịch cô vích 19, chợ vắng khách. Các bà, các em bán hàng ngồi buồn thiu, khách đi qua liền đứng dậy chào mời vui vẻ. Mùa xuân năm ngoái bà Thịnh đón tôi lên chơi. Chợ Đồng Mỏ hai tầng rộng thênh. Các quầy hàng choáng ngợp đủ mặt hàng Âu, Á. Khách hàng tấp nập mua sắm vào ra.

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2020

Chùm thơ lục bát Thiếu nhi - Chủ đề Mùa Thu / Vũ Xuân Quản






ĐƯỜNG HOA SEASONS AVENUE
        Dành tăng các cháu nội ngoại!

        Cún con cùng cháu dạo chơi 
Đường hoa rợp bóng ngời ngời lá hoa
        Hoa chùm Ngọc nữ kiêu sa
Lung linh khoe sắc hiền hòa dễ thương
Cẩm cù dìu dịu tỏa hương
Hoa hồng rực rỡ leo tường bằng râu
        Seasons tráng lệ muôn màu
Bướm vàng vờn bóng bao la đất trời
        Chiều thu đi dưới xanh tươi
Biếc xanh giỡn gió hoa cười trong hoa
        Mải mê quên béng về nhà
Cún con phóng lại… chu cha đói rồi?


SINH NHẬT CÒ THÀNH VÀ BÔNG THÙY 21- 8-2020



        Cò Thành và Bông Thùy sinh nhật cách nhau tám ngày, nhưng năm nay dịch Covid 19 nên hai anh em thống nhất sinh nhật chung và không mời khách. Sinh nhật hai anh em năm nay chỉ có anh em trong gia đình thôi. Đơn giản và gọn nhẹ. Nhưng hai anh em rất vui.


                                  


NHẬN BIẾT CHƯ PHẬT QUA HÌNH DÁNG TƯỢNG THỜ / Đặng Xuân Xuyến





        - Trích từ VÀO CHÙA LỄ PHẬT - NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT của Đặng Xuân Xuyến ; Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin 2006 -

        Vào chùa lễ Phật, cho dù ở ngoài đời mỗi người một tâm tính nhưng khi đứng trước Ban thờ Phật, mọi bon chen, toan tính của đời thường dường như không còn nữa mà thay vào đó là những khuôn mặt hướng thiện, những ánh mắt trong sáng, chan chứa niềm tin gửi nơi cửa Phật.

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2020

TIỂU THUYẾT CHIẾN TRANH CỦA MỘT NHÀ VĂN CHIẾN BINH / Trần Đức






        Đó chính là Nhà văn - Nhà thơ Phạm Ngọc Thái với Bộ tiểu thuyết (2 tập): CHIẾN TRANH VÀ TÌNH YÊU, Nxb Hồng Đức 2020.

        Mở đầu tác phẩm, ta đã thấy dòng chữ: "Truyện được viết dựa theo cuộc đời trận mạc của tác giả, từng trải qua cuộc chiến tranh trên chiến trường Tây Nguyên - Nam Bộ". Tổng cộng cả hai tập dầy 468 trang sách, trữ lượng thời đại chứa đầy ắp trong tác phẩm.

Thứ Tư, 19 tháng 8, 2020

ÁNH TRĂNG BỘI THỀ - VIẾT CHO CON / Trần Kích








VIẾT CHO CON 
 (Tặng con gái lớn Trần Thị Thu Hiền)

Đã từ lâu
bố không viết cho con 
không phải bố quên
mà bố đang nhớ lại 
những lúc con còn nhỏ

KHOẢNG TRỜI – CHUNG TAY / Hoàng Kim Ngân





   KHOẢNG TRỜI 

Trả lại cho em những ngày thường
Rong chơi trên đường phố yêu thương
Thoải mái hát vang trên hè phố
Không cần xa cách, sướng mọi đường.

ĐỀN CỜN - NGÔI ĐỀN LINH THIÊNG BẬC NHẤT ĐẤT NGHỆ AN / Đặng Xuân Xuyến




        Đền Cờn được dân gian truyền tụng là một ngôi đền linh thiêng bậc nhất ở đất Nghệ An. Đền tọa lạc tại làng Phương Cần, xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh khoảng 75km.

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2020

ĐỌC TẬP THƠ “BÀI THƠ VUI TẶNG CUỘC ĐỜI TÔI” CỦA TẦN HOÀI DẠ VŨ / Châu Thạch

  


     Tần Hoài Dạ Vũ, thi nhân mà tôi yêu mến thơ ông từ khi còn rất trẻ. Cho đến  nay, sau bao nhiêu đổi thay của lịch sử - xã hội, tôi lại càng cảm thấy yêu thơ ông nhiều hơn trước nữa .  

NGƯỜI CHỒNG NHU NHƯỢC / Vũ Thị Hương Mai




        Có rất nhiều bà vợ đã than phiền về sự nhu nhược của chồng mình và cho rằng chồng là người không bản lĩnh. Đó hẳn đã trở thành một trong những nguyên nhân gây nên đổ vỡ hạnh phúc gia đình. Ông chồng không thể tự mình quyết đoán để định đoạt một vấn đề gì dù không mấy khó khăn. Tự mình không tìm ra lối thoát để giải quyết vấn đề mà cứ luẩn quẩn, vòng vo giữa hai bên. Đương nhiên họ đã trở thành một người tội nghiệp, đáng thương và cũng thật đáng trách.

PHỦ GIÀY VÀ TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU / Đặng Xuân Xuyến




        Phủ Giầy là tên gọi của quần thể di tích tín ngưỡng truyền thống của người Việt thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

        Phủ Giầy trước có tên cổ là Kẻ Giầy, cho tới khi bà Chúa Liễu Hạnh được suy tôn là Mẫu nghi Thiên hạ thì Kẻ Giầy được đổi thành Phủ Giầy.

        Trong quần thể di tích Phủ Giầy có 2 đền (Phủ) lớn, gắn chặt với tín ngưỡng thờ Mẫu là: Phủ Tiên Hương (Chính phủ) và phủ Vân Cát.

        - Đền (Phủ) Tiên Hương:

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2020

NHỮNG NGÀY ĐẦU Ở CHIẾN TRƯỜNG B3 TÂY NGUYÊN / Lê Văn Hy



        
        (Trích hồi ký LÀM BÁO Ở CHIẾN TRƯỜNG của Lê Văn Hy )

        Tôi vào đến Bộ Tư lệnh B3 ngày 27/6/68, trải qua 47 ngày đêm đi xe và đi bộ. Chúng tôi có 8 người:  Trần Quý Giang, đại úy, phân xã quân đội, Lê Văn Hy, Nguyễn Thế Viên. Lương Biên, Ngô Xuân Tường, Nguyễn Hữu Nền, phóng viên tin, ảnh của TTX, Lưu Đức Hiệp báo Nhân dân và hai báo vụ. Chúng tôi phải tạm ở phân đội Điện ảnh (chiếu bóng) của B3 để chờ nghe trưởng ban Tuyên huấn ra nói chuyện.

ANH SẼ VỀ THÀNH NAM - THUYỀN CẠN / Hoàng Kim Ngân





 

ANH SẼ VỀ THÀNH NAM 

 

Mời anh về Nam Định

Đậm hào khí Đông A

Đi dạo qua Mỹ Lộc

Thăm Đền Trần. Vua Cha.

 

VÀI ĐIỀU VỀ BÀI THƠ "HOA NHÀI" CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN / Vũ Thị Hương Mai




Đọc bài thơ "Hoa Nhài" của nhà thơ Đặng Xuân Xuyến tôi nghĩ chắc nhiều người không chú ý đến chi tiết tả hoa nhài của nhà thơ, vì thế sẽ không thấy được chủ ý của tác giả. Cũng như tôi, mấy lần trước đọc bài thơ “Hoa Nhài” đã không phát hiện ra chi tiết thú vị này.

Sách mới: VANG VỌNG TRƯỜNG SƠN TẬP 3





  Văn học Nghệ thuật Trường Sơn tỉnh Nam Định trong Hội Văn học Nghệ thuật Trường Sơn vừa xuất bản tác phẩm mới:

         VANG VỌNG TRƯỜNG SƠN / Nhiều tác giả. – H.: Thanh niên, 2020. – T.3. – 278 tr. ; 20 cm.

Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2020

VIẾT Ở VÙNG MỚI GIẢI PHÓNG BẮC KONTUM / Lê Văn Hy




        (Trích hồi ký “Làm báo ở chiến trường” của Lê Văn Hy -  nguyên phóng viên chiến trường tại mặt trận B3 Tây Nguyên)

        …Sau Đại hội thi đua về, tôi vừa viết được 2 bài đăng ở báo Quân giải phóng Tây Nguyên thì B3 đón đoàn đại biểu của Đảng, quân đội vào thị sát chiến trường là đồng chí Tố Hữu, Bí thư trung ương Đảng, Đinh Đức Thiện - Tổng cục hậu cần và Nguyễn Thọ Trân, ủy viên dự khuyết trung ương Đảng. Sau đó thì có đợt vận chuyển đột xuất hàng ngàn xe gạo từ ngoài Bắc vào để chi viện cho Tây Nguyên.

Thứ Bảy, 15 tháng 8, 2020

Truyện nhặt Trần Mỹ Giống (Kì 66): NỠM CÔ BẠN DẠY TIẾNG ANH




         Có cô giáo dạy Anh văn rất xinh vẫn thường hay khoe  mình giỏi tiếng Anh. Cô nàng tốt nghiệp Cao đẳng Anh văn Ha-vớt (Là nghe người ta hay gọi người tốt nghiệp trường tại chức thế). 

ĐỀN PHÙ ỦNG VÀ TƯỚNG QUÂN PHẠM NGŨ LÃO / Đặng Xuân Xuyến





        Đền Phù Ủng toạ lạc tại làng Phù Ủng, xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Là đền thờ tướng quân Phạm Ngũ Lão - danh tướng đời Trần - người có công lớn, giúp Trần Hưng Đạo trong kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông và Ai Lao.

MUA NHÀ Ở QUÊ / Đặng Xuân Xuyến





Đêm qua (18/06/2013), lại gặp giấc mơ rất lạ. 
Khi tôi và con trai (Đặng Tuấn Hưng) đang loay hoay với đồng đồ đứng chờ xe taxi thì gặp Dũng (con trai em Đạm). Cháu mời tôi và Tuấn Hưng lên xe: “- Tiện đường về quê có việc, cháu mời bác và anh Tuấn Hưng về cùng.”. Nhìn đống đồ, cháu hỏi: “- Bác về quê sao lỉnh kỉnh đồ đạc như về nhà mới thế?”. Tuấn Hưng trả lời: “- Bố anh vừa làm thêm nhà ở quê, hôm nay bố con anh dọn về nhà mới.”. 

Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2020

ĐẠO MẪU VÀ TÍN NGƯỠNG THỜ TAM PHỦ, TỨ PHỦ QUA TRẬT TỰ CÁC GIÁ HẦU / Đặng Xuân Xuyến




        Đạo thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời và rất thuần Việt. Nói đến Đạo Mẫu người ta có thể liên tưởng ngay đến việc tôn vinh những vị nữ thần tối cao mà người ta tôn là Thánh Mẫu hay Quốc Mẫu, tuy nhiên trong đạo thờ Mẫu, người ta không chỉ thờ riêng các vị Mẫu mà còn tôn thờ cả một hệ thống các vị thánh với một trật tự chặt chẽ (thể hiện trong các giá hầu đồng khi thỉnh các vị Thánh Mẫu, Chúa Bà, Quan Lớn, Chầu Bà, Quan Hoàng, Tiên Cô, Thánh Cậu...).

NHỮNG CÁI TẾT ĐÁNG GHI NHỚ TRÊN CHIẾN TRƯỜNG TÂY NGUYÊN / Lê Văn Hy

(Trích Hồi ký Làm báo ở chiến trường)



        Cái Tết năm 1970 đến nhanh quá, nhưng chúng tôi vẫn chuẩn bị  được đến  bẩy con gà  để luộc và nấu cháo. Phải nói là Têt năm ấy hơn Tết năm 1969 nhiều. Tết năm 1969  cả tổ Thông tấn quân đội chúng tôi chỉ có một con gà nhép không quá 5 lạng. Đáng lẽ con gà này còn để nuôi. Nhưng chả nhẽ cái tết Kỷ Dậu (năm con gà) lại không có thịt gà thì cũng buồn. Thế là chúng tôi làm thịt gà nấu cháo  được mỗi người một bát. Nguyễn Thanh Tùng, báo vụ trong khi làm thịt gà  còn bắt được một con chuột, luộc lên mỗi người được thêm một miếng thịt chuột ăn cũng ngon lành.

Thứ Năm, 13 tháng 8, 2020

RU EM DỊU ĐÓA XUÂN NỒNG - TIẾNG THƠ LÒNG – TÌNH THU - BẾN ĐỖ THUYỀN EM : Chùm thơ tình Đoàn Thị Vân Anh





RU EM DỊU ĐÓA XUÂN NỒNG

Tôi ước gì có thể 
Được ôm em vào lòng 
Nhẹ nhàng ve vuốt tóc,
Bờ vai gầy long đong...

Tôi thương em nhiều lắm 
Thương vẻ buồn đăm chiêu 
Dòng suy tư đa cảm... 
Tổn thương em sớm chiều!

Ước gì tôi trẻ lại
Chở che dáng ngọc ngà 
Vá lành lặn vết xước
Mở tâm hồn thăng hoa...!

Ước gì tôi có thể 
"Ủ chín trái hương tình 
Nhuộm bốn mùa dư ảnh"
Ru khoảng trời bình yên...!

Biên Hòa - Đồng Nai 13.8.2020


CHÙA LÁNG (HÀ NỘI) THỜ THIỀN SƯ TỪ ĐẠO HẠNH / Đặng Xuân Xuyến




        Chùa Láng, hay còn gọi là Chiêu Thiền tự, thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh, tọa lạc ở cuối phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Thứ Tư, 12 tháng 8, 2020

LÀM BÁO Ở CHIẾN TRƯỜNG B3 TÂY NGUYÊN / Lê Văn Hy




(Kỷ niệm 75 năm thành lập VNTTX- Nay là TTXVN  15/9/1945-15/9/2020)

        Đi chiến dịch Bắc Kontum  mùa Hè năm 1972.

        …Ở cái thời kỳ sôi nổi  bước vào chiến dịch lịch sử này  ai cũng háo hức đi phía trước. Nhưng cũng có một số người có vẻ bi quan  nghĩ tới khả năng xấu nhất  trong tương lai đối với cá nhân họ. Chẳng hạn: “Năm nay chúng ta phát rẫy vui thế này, nhưng đến vụ rẫy sau, trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt xẩy ra biết có còn đông đủ thế này không.” Khi chụp ảnh chung làm kỷ niệm, cũng có anh nói: “Bây giờ có điều kiện chụp ảnh thì chụp đi. Sau chiến dịch này biết có còn đâu mà chụp”. Đúng là chiến tranh ác liệt người ta thường nghĩ tới chuyện hy sinh mất mát, nhưng tôi thì tôi vẫn cứ lạc quan  và tin tưởng dù thế nào thì cuối cùng  ta cũng thắng. Trong khi địch ném bom tràn vào khu căn cứ, Phòng chính trị B3 chúng tôi phải di chuyển lên vùng núi cao để chuẩn bị mở chiến dịch Bắc Kontum.

THỜ TỨ BẤT TỬ GỒM NHỮNG VỊ THẦN NÀO / Đặng Xuân Xuyến




        Ngoài việc thờ Thành Hoàng, thờ Phật, tín ngưỡng cổ truyền Việt Nam còn tục thờ Tứ Bất Tử. Đó là các vị thần: Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Thứ Ba, 11 tháng 8, 2020

Tiếu lâm truyền kì (Kì 31-2020) : BỆNH / Vũ Duy Chu






        Tèo:
        - Bệnh hiểm nghèo là sao ba?
        - Là bệnh nguy hiểm bán hết tài sản chạy chữa nghèo mạt rệp thì gọi là bệnh hiểm nghèo
        - Bệnh tật là sao ba?
        - Bệnh quá, mệt mỏi sinh ra cáu gắt, khó tính nghĩa là sinh tật xấu thì gọi là bệnh tật.


Viện tim TP. HCM, sáng 12.8.2020
                   VDC

ĐỌC “NỖI BUỒN ĐAN CẲNG CHÉO” : THƠ ĐẶNG TƯỜNG VY / Châu Thạch



 


NỖI BUỒN ĐAN CẲNG CHÉO

Ai cầm tay ngọn gió
Xước cả một trời đau
Dấu sầu mang bụi đỏ
Đường về có còn nhau

Nhịp đời nung đỏ đóm
Đếm từng hơi thở buồn
Gã mặt trời giấc muộn
Thôi làm bạn chim muông

Cõng buồn sang ngõ nhỏ
Nói lời với người xa
Nổi trầm qua nhịp gõ
Thời gian có đâu là

Vuốt giọt sương kẽ lá
Vô thường có gọi tên
Giả vờ thôi đừng dạ
Đời còn chút nhớ quên

Ao tù qua mấy nẻo
Quạ quang quác trời xa
Nỗi buồn đan cẳng chéo
Chân trần thắt ngõ qua

Tay buông lơi tràng hạt
Thôi nguyện cầu ngày mai
Chữ duyên còn bỏng rát
Chén rượu đời men cay.

04/08/2020
Đặng Tường Vy

ĐỀN MẪU HOA DƯƠNG - LINH THIÊNG VỀ CẦU DUYÊN, CẦU CON / Đặng Xuân Xuyến




        Đền Mẫu, còn gọi là đền Hoa Dương, toạ lạc ở phố Bãi Sậy, phường Quang Trung, thành phố Hưng Yên, được xây dựng vào thời Trần Nhân Tông, niên hiệu Thiệu Bảo nguyên niên (1279), được dân gian tín là linh thiêng có tiếng.

Thứ Hai, 10 tháng 8, 2020

CHÙM THƠ NGÀY GIÃN CÁCH / Châu Thạch





ĐỐI THOẠI VỚI THIÊN THẦN ÁO TRẮNG
                           

- Có phải em là thiên thần áo trắng?
- Không phải đâu, em chỉ là con người

- Sao áo em tinh sạch trắng màu tươi
Và em làm những điều thánh thiện?

- Vâng, bởi em, chính là em tình nguyện
Nguyện trong lòng làm từ mẫu cho đời
Những thiêng liêng em nhận ý trên Trời
Và nhân ái di truyền từ cha mẹ

- À như vậy hiểu ra rồi mọi nhẽ
Không người Trời em vẫn cứ thiên thần
Em là người có một tấm lòng nhân
Và có cả một tâm hồn bác ái!

- Em hiệp sĩ của loài người hiện đại
Chận con đường bách hại bệnh nan y
Con vi trùng, con vi rút lui đi
Em áo trắng! Em thiên thần áo trắng!

- Dịch Covid đem bao điều cay đắng
Cả thế gian khuất phục địch vô hình
Chỉ có em, em mặc áo trắng tinh
Đứng án ngữ, chận quân thù xông tới

- Chúng là dịch, loại quân thù rất mới
Chúng giết người hơn cả quỷ Sa Tan
Không có em, nhân loại sẽ quy hàng
Không có em, thế gian không lối thoát

- Không có em, tiếng sầu thay tiếng hát
Không có em, sự chết đến muôn nhà
Em thiên thần! Người đặt vạn bài ca
Vạn thi phú tôn vinh em chẳng đủ

- Bàn tay em chận nguồn cơn đại lũ
Áo trắng em cháy đại dịch Cô-Vi
Cả thế gian có lẽ không chân quỳ
Nhưng đã nhận em thiên thần áo trắng!!!


NGÀY XƯA (Thơ Lục Bát 2020) / Lê Kim Thượng


           



        Chiều nay trời đổ cơn mưa
Bỗng dưng chợt nhớ... Ngày Xưa tình đầu
        Sông Tương nào biết nông sâu
Tình xưa vẫn giữ tươi màu mộng mơ
        Tơ tình kéo sợi thành thơ
Sợi thương, sợi nhớ nõn tơ ngọt ngào...
        Trời trong én liệng cánh chao
Vườn xuân lộng nắng Hoa Đào đài trang
        Em về qua ngõ Hoàng Lan
Gió đưa tà áo hoa vàng... vàng bay...
        Bâng khuâng mùi tóc hương say
Gót hồng nhẹ bước rơi đầy hoa mưa
        Nắng hồng đôi má ban trưa
Đôi con mắt liếc, đong đưa suốt ngày
Dỗi hờn như bóng mưa mây
Chợt mưa, chợt tạnh, chợt đầy, chợt thôi...

DĨ HƯ TRUYỀN HƯ / Nguyễn Mộng Nhưng


             以
         (Lấy cái không có thật truyền đi cái không có thật)

Nhà nghiên cứu Nguyễn Mộng Nhưng
                                 
Vì khó diễn đạt bằng một câu thuần Việt ngắn gọn, cho nên đành dùng một câu trong sách Nho. Thiết tưởng tạm dịch như thế, ai cũng có thể hiểu được ý nghĩa câu này.
Trong đời sống thực tế có rất nhiều sự việc “dĩ hư truyền hư” đã diễn ra trong mỗi làng xã cho đến phạm vi cả nước. Dưới đây là một số dẫn chứng:
·      “Dĩ hư truyền hư” ở làng
1- Chuyện gọi sai tên các cây cầu.
Hải Hậu, liên tục hơn 40 năm là huyện điển hình văn hoá toàn quốc. Người dân nơi đây đã và đang tiếp nối truyền thống văn vật của đất Quần Anh xưa. Nhưng, cũng như nhiều “làng văn hoá”, “xã anh hùng” khác, ở miền đất này không phải tất cả đều tốt đẹp. Vẫn còn tệ nạn xã hội, vẫn còn thói hư tật xấu và đi kèm là những hành vi kém văn minh. Trong đó, có kha khá chuyện “dĩ hư truyền hư”.