Người làm thơ Đường Luật phải biết và chấp nhận
bó mình trong niêm luật vần đối của nó. Thơ lục bát chỉ có luật, vần nên thi sĩ
không bị niêm, đối “kềm kẹp”. Trong bài viết ngắn này tôi chỉ bàn về luật.
Người làm thơ Đường Luật phải biết và chấp nhận
bó mình trong niêm luật vần đối của nó. Thơ lục bát chỉ có luật, vần nên thi sĩ
không bị niêm, đối “kềm kẹp”. Trong bài viết ngắn này tôi chỉ bàn về luật.
Sáu mươi thu trước (60) gặp
nhau
Đông nay gặp lại… Mái đầu tám
mươi (80)
Năm (5) năm đèn sách vui chơi
Nhớ bao kỷ niệm đầy vơi ân tình
Kính
thưa các bạn yêu thơ, đặc biệt là Thơ Lục Bát Việt Nam.
Mọi
người thường coi thơ Đường Luật là dạng thơ Bác học vì độ khó của niêm luật và
sự vận dụng nâng cao thể thơ này.
Trên trang zalo nhóm chi hội CCB có đăng
tin của Chi hội trưởng: Ngày ấy giờ ấy mời các đồng chí hội viên đến số nhà ấy
để nhận quà!
- Ngày ấy
trùng với ngày tôi phải đi khám bệnh định kỳ, không đến nhận quà được rồi.
Ông bạn
cùng hội gần nhà bảo:
- Ông cứ
yên tâm đi điều trị đúng hẹn. Sức khỏe là quan trọng. Tôi sẽ nhận quà hộ ông.
- Cảm ơn
ông. Nhưng mà ông có biết quà của ai cho, quà gì không?
- Không.
Chỉ biết mù mờ chung chung như thông báo trên mạng…
Tuần sau,
ông bạn gọi điện bảo:
- Tôi đi
lĩnh quà rồi. Các vị ấy bảo ai trực tiếp đến mới được nhận. Thì ra là cái công
ty thuốc thổ tả nào ấy, nó đến quảng cáo thuốc là chính ông ạ. Đây, quà tôi nhận
đây. – Ông bạn quay lên hình một hộp Philatop, một hộp hoạt huyết dưỡng lão.
Trang chủ blog tranmygiong:
Tôi vốn không tham gia, không quan tâm đến
bất kỳ câu lạc bộ thơ văn nào ngoài Hội VHNT tỉnh. Nhưng hôm nay tôi phải đăng
ý kiến của nhà thơ Thanh Tùng vì trong bài có kẻ nhắc đến tôi không hay ho gì. Tôi
nói thêm về Phạm Quốc Khánh ở phần chú
thích. Sau đây là BÀI PHÁT BIỂU CỦA THANH TÙNG
Lời Nói Đầu
Vừa kết bạn FB với Hồ Anh Tuấn xong tôi nhận được tin nhắn của bạn ấy như sau:
“Chào Tiên sinh!
Em vào trang đọc mấy bài bình của Tiên sinh thấy hay quá; tính logic học rất cao, phân tích rõ ràng mạch lạc. Em là người yêu thơ và đang tập làm thơ viết theo cảm xúc. Em rất mong được Tiên sinh chiếu cố cho em xin một lời chỉ giáo. Chúc Tiên sinh ngày cuối tuần thật an hạnh”
Để tỏ lòng quý mến một người yêu thơ, tôi đã chọn một bài thơ của mình phân tích, lý giải để giúp anh bạn làm quen với một số điểm căn bản của Kỹ Thuật Thơ.
Bài
này tập hợp một số bài sau:
- BỎ
MÔN VĂN LÀ TỘI ÁC LỚN NHẤT CỦA BỘ GD & ĐT VIỆT NAM
- CÓ
BÀN TAY CỦA TRUNG QUỐC GIẬT DÂY (HOẶC MUA CHUỘC BẰNG TIỀN) KHIẾN BỘ GD
& ĐT VN CHO IN NHIỀU CỜ TRUNG QUỐC
TRONG SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT LỚP 1 VÀ VIỆC BỎ HẲN MÔN VĂN LÀ MÔN DẠY LÀM NGƯỜI,
MÔN CỦA NGHỆ THUẬT TRUYỀN CẢM THẨM MỸ ĐỂ THAY BẰNG “MÔN NGỮ VĂN” LÀ MỘT MÔN THUẦN
TÚY KHOA HỌC, KHÔNG HỀ CÓ DÂY MƠ RỄ MÁ NÀO VỚI MÔN VĂN TRUYỀN THỐNG “VĂN TỨC
NGƯỜI” CỦA DÂN TỘC TA HAY KHÔNG?
- VÀI
LỜI THƯA VỚI ÔNG LẠI NGUYÊN ÂN KHÔNG DÁM RA MẶT TRANH LUẬN VỚI TRẦN MẠNH HẢO VỀ
300 BÀI BÁO ĐÃ IN CÔNG KHAI PHÊ PHÁN CÁC ĐẠI GIÁO SƯ THẦY ÔNG ÂN TỪ THẾ KỶ TRƯỚC
ĐỂ BẢO VỆ CÁC THẦY. LÂU LÂU LẠI NGUYÊN ÂN TỨC TỐI VÌ KHÔNG ĐỦ LÝ LẼ & TRÌNH
ĐỘ “SO BÚT” VỚI TMH NÊN ÔNG ÂN THƯỜNG NÚP TRONG CHỖ VẮNG, CHỖ TỐI RÌNH ĐẤM TRỘM
TRẦN MẠNH HẢO MỘT CÁI RỒI LỦI MẤT
- KHI “TRANH LUẬN = CHỬI”, GS. NHÀ GIÁO
NHÂN DÂN NGUYỄN ĐĂNG MẠNH VIẾT VỀ TRẦN MẠNH HẢO, VỚI GIỌNG GIỄU CỢT NHƯ SAU: “NGƯỜI
DỌN VƯỜN SÁCH GIÁO KHOA VĂN TRUNG HỌC TRẦN MẠNH HẢO CHƯA HỌC HẾT TIỂU HỌC…”
Nhà thơ Nguyễn Văn Song sinh năm 1974, tại Vân Điềm, Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội. Hiện là giáo viên Trường Trung học Phổ thông Phù Cừ, Hưng Yên. Anh đã xuất bản 2 tập thơ: Đi từ phía cổng làng, Mẹ và sen. Đoạt giải B (không có giải A, đồng hạng với nhà thơ Tòng Văn Hân (Điện Biên) với tác phẩm MẸ TÔI CHỬI KẺ TRỘM) cuộc thi thơ của Báo Văn Nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam 2019 - 2020.
KÍNH
THƯA QUÝ BẠN!
Vấn
đề nhân vật lịch sử Trần Ích Tắc do chúng tôi nghiên cứu, cần được thông tin đầy
đủ đến bạn đọc. Chúng tôi đã viết trong sách VỪA ĐI VỪA NGHĨ.
Có
một số bạn đã đọc rất kỹ. Một số bạn đọc qua loa, còn một số bạn chưa lấy làm
thoả mãn. Có vài vị phản ứng quyết liệt. Đó cũng là điều bình thường trong
nghiên cứu khoa học!
Để
phần nào đáp ứng yêu cầu của bạn đọc, chúng tôi đã có bài viết TỔNG LUẬN, khá
dài. Xin đăng trên báo nhà để bạn đọc thưởng lãm. Đa
tạ!
(Tưởng nhớ Nội kính yêu)
Con lớn rồi. Đã tuổi trung
niên
Vẫn chưa một lần về thăm Gia
Viễn (1)
Ngắm cầu Khuốt sóng dồn mặt
nước
Đầm Vân Long vời vợi câu
hò...
.
Năm 2022, có lần lão hát
karaoke ở nhà hàng Ánh Sao, cô nhân viên phục vụ trẻ đẹp khen:
- Anh hát hay như ca sĩ chuyên nghiệp ấy.
Anh phong độ lắm. Hát cặp với anh, em rất thích. Lần sau anh lại đến nhé. Em sẽ
phục vụ riêng anh thôi...
- Ừa ừa...
Cảm giác lâng lâng, sướng âm ỉ trong
lão còn kéo dài mấy ngày.
Theo ông về Động Hoa Vàng
Nhắm con mắt lại thấy nàng Ngọ
xưa
Thấy con đường Ngọ về trưa
Thấy tà áo Ngọ gió đưa trong
chiều.
Sáng
nay, nhà thơ Lưu Sơn Tự từ Hà Nội về Nam Định tặng tôi sách vừa xuất bản:
- TUYỂN TẬP THƠ- TRƯỜNG CA
/ Lưu Sơn Tự..- H.: Văn học, 2024.- 532 tr. ; 23 cm.
TRẬN BA
Ngày 10 – 10 – 2024, Bố con tôi đi tàu chiều tới ga Hà Nội khoảng hơn 19 giờ. Tắc xi lạc đường, đi vòng vèo về khách sạn Đại Dương 28 Nguyễn Khang bên bờ sông Tô Lịch lúc hơn 20 giờ. Tôi say xe nôn toàn nước vì từ chiều không ăn gì. Lần trước bố con tôi cũng nghỉ ở khách sạn này. Tắc xi bảo ở đây rất hôi thối vì bên sông Tô Lịch. Đợt ấy sau bão số 3, nước dâng ngập trôi hết mùi thối. Nhưng lần này, vừa mở phòng tầng ba, mùi hôi đặc trưng của cống rãnh, chất thải thành phố xộc vào mũi làm tôi ngạt thở. Thằng Minh vội đóng cửa, bật quạt tường và quạt thông gió hết cỡ, mở điều hòa, ti vi... Tôi mệt vội đi nằm, đắp chăn kín mặt. Mùi hôi vẫn len lỏi xộc vào mũi rất khó ngủ. Nửa đêm đi tiểu, tôi ngạc nhiên vì trong nhà vệ sinh không hề có mùi hôi. Thì ra nóc nhà vệ sinh có gắn quạt thông gió hút không khí trong nhà ra ngoài. Cửa nhà vệ sinh liền với phòng ngủ. Tôi mở toang cửa nhà vệ sinh. Nửa tiếng sau thì không còn thấy mùi hôi nữa.
1.
Người đi mắc nợ…”Ngày Xưa”
Người đi mắc nợ nắng mưa…
“Quê Nghèo”
Sông buồn tím ngắt cánh bèo
Lời ru xa vắng, gió reo, sóng
tràn
Ngân Hà – Chức Nữ - Ngưu Lang
Quạt mo đổi chác, nghênh
ngang Thằng Bờm
Được mùa lúa chín vàng ươm
Được mùa, canh cá, bát cơm
tràn đầy
Cánh cò bay lạc tầng mây
Đàn trâu nhai cỏ, nằm đầy gốc
me
Lành yên những buổi trưa hè
Sông dài in bóng lũy tre gió
lồng
Hai sương, một nắng trên đồng
Dù cho mưa nắng vẫn không quản
gì
Đất phèn theo bước Cha đi
Chân bùn, tay lấm không gì thở
than
Ruộng đồng đâu quản gian nan
Đông về giá rét, chang chang
nắng Hè
Tình quê ấm mái tranh che
Nép mình dưới bóng lũy tre
xanh ngần…
(Nhật ký Trần Mỹ Giống)
Vợ
chồng bạn con Hường đến thăm, động viên:
-
Cháu bị nặng hơn ông. Khi phát hiện ra bệnh thì u đã mọc trong xương hàm rồi. Cháu
quyết vượt qua bệnh tật vươn lên vì bản thân, vì vợ con. Đến hôm nay là cháu đã
qua ba năm rồi, khỏe dần lại. Cháu đi làm trở lại bình thường, đến hẹn thì tự
đi truyền, xong về nghỉ một tuần, lại đi làm… Cháu nghĩ, lạc quan là yếu tố
tinh thần quan trọng giúp mình nhiều lắm ông ạ.
Nhớ cách đây gần tám năm, con Hường và bạn cùng đẻ một ngày, cùng nằm chung một phòng bệnh. Thằng cháu đích tôn của tôi hơn hai kg, phải nằm tủ kính bảy ngày. Con trai bạn con Hường nặng trên ba kg, mẹ lại thiếu sữa. Con Hường căng sữa cho con bạn bú mớm. Chồng bạn con Hường khi đó đeo lon trung úy bộ đội biên phòng tỉnh, trẻ trung, đẹp trai, nhanh nhẹn, chịu khó lắm…
TÌM TRONG TUYỆT VỌNG
Tôi tìm em
em mang tên Sự Thật
Trên chuyến bay đêm
tôi hỏi những vì sao
Nơi đông đúc
nhiều người qua lại
Tôi hỏi mây chiều
em ở nơi đâu!
Tôi đi giữa muôn trùng nắng gió
Qua đồng xanh
đến sa mạc khô cằn
Đường cao tốc
mắt nhìn theo tôc độ
Đêm ba mươi
tìm đâu được vầng trăng
Tôi tìm em
theo chiều dài thế kỷ
Tóc bạc rồi
mà cứ ngỡ còn xanh
Dòng sông lạc
giữa vùng trời dĩ vãng
Tôi đi tìm
trong hy vọng mong manh
(Vũ Khắc Tế)
Khi
viết bài giới thiệu bộ sách TOÀN VIỆT THI LỤC của Lê Quý Đôn, do TRUNG TÂM
NGHIÊN CỨU QUỐC HỌC (TTNCQH) tái bản, ông GS Mai Quốc Liên, chủ biên (Nhà xb
Văn Học-2019) với cảm quan cũ đã mặc định, viết về nhân vật lịch sử Trần Ích Tắc
như sau:
Trần Mạnh Hảo
Năm 2012, chúng tôi đã viết bài phê bình giải thưởng Hội Nhà Văn Việt Nam cho tập thơ rất dở “Màu tự do của đất” của Trần Quang Qúy; bài viết có tên : “Lại thêm một tập thơ nước cống của Trần Quang Qúy được giải thưởng “đểu” của Hội nhà văn Hữu Thỉnh”
1.
Tình yêu ngày ấy tươi xanh
Khăn thêu hoa bướm tặng anh làm quà
Vườn tình muôn sắc ngàn hoa
Bên em say đắm, mặn mà tỏa hương
Nụ tình chớm nở thân thương
Hoa tình khoe sắc đỏ hường lâng lâng
Tàn cây rộn tiếng ve ngân
Nôn nao trong dạ bâng khuâng hương thầm
Ngọt ngào, sâu lắng, thâm trầm
Dịu êm, thơm ngọt mùi trầm, quế bông
Mắt huyền thăm thẳm mùa Đông
Trái tim mùa Hạ, tấm lòng mùa Xuân
Yêu em tình cứ ngập ngừng
Yêu em lòng cứ lừng khừng lo âu
Mình ngồi tựa sánh vai nhau
Nắng chiều rơi nhẹ trên đầu… Thu sang
Đưa em vào chốn Địa Đàng
Đưa em vào chốn hồng hoang phiêu bồng
Bên nhau, lòng hứa với lòng
Sắt son chung thủy, ấm nồng tình si…
Phó CT nước Võ thị Ánh Xuân
trao bằng khen cho Nghệ nhân Trần thị Xuân về thành tích Đền ơn đáp nghĩa và Bảo
tồn Văn hóa dân tộc
Tôi có cô em ngoại thất tuần
Nghệ nhân văn hoá tứ thời
Xuân
Bốn lần Chính phủ lưu khen
thưởng
Ghi nhận công lao của thảo
dân.
VỌNG PHU
Ngàn năm ngóng mãi tít xa mù
Mưa nắng tàn phai đọng tiếng
ru
Ngậm ngãi tìm trầm đi biệt biệt
Trông chồng lộng gió thổi u u
Đau thương nước mắt tuôn dòng
suối
Trắc trở tình duyên hóa Vọng
Phu
Thương kẻ ôm con thành tượng
đá
Phụ bần tham phú chuyện thiên
thu
(Nhật kí)
UNG
BƯỚU PHẢI TRÁNH ĐÁM MA
Tháng 1 - 2024 trên thái dương trái nong nóng ngứa, sờ tay lên gãi, thấy có cục sưng bằng hạt ngô, không đau, rắn. Vùng thái dương hơi to hơn bên đối diện. Vào Bệnh viện tỉnh khám ở khoa răng hàm mặt. Sinh thiết kết luận không có tế bào ác tính. Bác sĩ bảo nhập viện mổ thì mới hết u. Tối, con cháu đưa vào khoa ngoại nhờ bác sĩ quen khám lại. Bác sĩ khuyên không mổ, khi nào nó sưng đau đột xuất thì tính.
Phạm Đức Nhì
Lời Nói Đầu:
Tình cờ đọc được bài thơ của chị Khanh Cao trên FB thấy kỹ thuật
thơ có vài điểm đặc biệt nên muốn viết mấy lời bình. Khi đọc kỹ thì thấy hai
chữ Tháng Sáu được nhắc đi, nhắc lại đến 5 lần trong bài thơ và còn xuất hiện
cả trong cái tựa “Tháng Sáu Ơi” nữa. Có điều “thời điểm” Tháng Sáu ấy liên quan
đến sự kiện gì thì không thấy nói đến.
1.
Tình ta say đắm mặn mà
Yêu nhau trắc trở, phong ba
cũng nhiều
Người về tìm lại Vườn Yêu
Mờ mờ nhân ảnh, dáng Kiều
xinh tươi…
Dấu sau vành nón nụ cười
Duyên duyên áo tím, thắm tươi
trang đài
Tóc dài buông xõa ngang vai
Nắng mai soi chiếu, bóng dài
thơ ngây
Mắt huyền in bóng trời mây
Môi anh khẻ chạm, lòng đầy xốn
xang
Hồn thơ mãi mãi dâng tràn
Tình thơ hạnh phúc ngập tràn
hân hoan
Lời yêu thủ thỉ, khẽ khàng
Lời tình thỏ thẻ, dịu dàng
đinh ninh
Dặn lòng hai chữ trung trinh
Thề non hẹn biển chúng mình với
nhau
Thời gian dù có đổi màu
Anh – Em vẫn mãi nguyện cầu
thủy chung
Chuyển mùa Xuân - Hạ - Thu -
Đông
Hoa tình vân giữ trong lòng
tươi xinh…
Nhà thơ Phạm Đức Nhì
Lời Nói Đầu
Tình cờ đọc được bài thơ tiếng Anh trên Facebook nói về Thằng Cu
Tý của đàn ông lúc về già. Bài thơ được viết bởi Willie Nelson năm ông 75 tuổi.
Cái tựa The Penis Poem nếu dịch sát nghĩa sang tiếng Việt thì
không được thanh tao lắm nhưng ngôn ngữ thơ thì rất dí dỏm, có vài thi ảnh độc
đáo, có khả năng “thọt léc” người đọc rất mạnh.
HOA NỞ SÁNG NAY
Mưa nắng gì thôi cũng hết ngày,
Nỗi lòng đêm đến thật khôn
khuây.
Đường đi muôn nẻo còn lời hứa,
Bến đợi bao năm vẫn tháng chầy.
Sông có đổi dòng tình vững
núi,
Bờ tuy bồi lở nghĩa xanh cây.
Kiếp hoa “... dẫu biết chiều
nay rụng
Âu cũng vui mà nở sáng nay”*
5/7-2024
Chú
thích: *Mượn lời thơ trong bài Thắp Tạ, 1998 của Tô Thùy Yên:
“Nếu như hoa biết chiều nay rụng
Âu cũng vui mà nở sáng nay”
NGÀY VỀ
Ngày về, mưa phủ lắt lay
Đò chiều dời bến đã thay chủ
chèo
Bến đông, giờ chỉ lèo tèo
Lạc cơn gió lạ thổi vèo lá
bay.
Làng Tám, 03 tháng 7/2024
1.
Người mơ về với Cố hương
Miền Trung chín nhớ, mười
thương mặn mà
Người xa trở lại quê nhà
Bước chân lối cỏ, nắng tà đất
nâu
Quê nhà tình nặng nghĩa sâu
Nhớ nơi cắt rốn, chôn nhau một
đời
Nhớ quê, nhớ thuở thiếu thời
Vẫn còn giữ mãi góc trời tuổi
thơ
Làng quê đẹp tựa bài thơ
Sông dài còn thắm đôi bờ xanh
tre
Quanh đây còn mãi tiếng ve
Lẫn trong tiếng hát trưa hè…
À ơi!
Chao nghiêng cánh võng bên đời
Tương cà, dưa cải… đậm lời Mẹ
ru
Người xa nhớ nhất chiều Thu
Hương cau ngan ngát… chim gù
buông lơi
Tình quê thấm đậm lòng người
Ầu ơ lời Mẹ… Nụ cười của Cha
Đồng gần cho tới ruộng xa
Sớm mai sương trắng… Chiều tà
hoàng hôn…
Thú
thật tôi không rành chữ Hán nên không hiểu hết tựa đề của bài thơ, xin tạm dịch thô thiển “Hành Giả Chi Ca” là “Bài Thơ của Vị Tăng Đi
Khất Thực”. Nếu dịch sai hay thiếu xin lượng thứ.
Đây là bài thơ ai đọc cũng biết viết về nhà sư Thích Minh Tuệ, một hiện tượng mới trong xã hội và trong lịch sử đạo Phật Việt Nam. Trong bài viết nầy tôi chỉ cảm nhận những cái hay của thơ, còn những mặt khác của hiện tượng tôi không dám bàn đến.
“THỰC” và “CHÂN”
Bụt đặt bàn chân xuống cõi trần
Tam thiên vũ trụ lộng phù vân
Thần thông hóa biến đời phàm
tục
Chấp thủ mê si kiếp thế nhân
Chánh niệm phép mầu tâm tỉnh
thức
Trùng trùng duyên khởi chốn
tiên thần
Vô thường lạc khổ thân không
tịnh
Tuệ giác tìm về với “Thực –
Chân”
XANH TRONG TRỜI HẠ
(Kính tặng các mẹ liệt sĩ)
Xanh trong trời hạ tự xưa
nay,
Bến cũ tiễn đưa dáng mẹ gầy.
Lớp lớp tòng quân lời Bác gọi,
Trùng trùng ra trận bóng cờ
bay.
Thanh xuân gửi lại phần xương
máu,
Trai tráng quên thân tán lá dầy.
Đã mấy chục năm hồn lạc xứ,
Chờ con tóc mẹ hóa ngàn
mây...
27/7-2022
Trần Kiều Am
Đọc bài thơ "Thái Nguyên Ngày Mưa Vỡ" của nhà thơ, nhà giáo Nguyễn Đức Hạnh, bên cạnh những câu thơ lạ về tứ, mới về ngôn từ và độc, lạ, đẹp về thi ảnh khiến người đọc thích thú: "Tôi về cắn giọt em vừa qua phố / Mưa ngàn năm nhuộm trắng mái đầu", "Dốc Nhà Bò, núi Cô Kê, quán Ba Trăm lay mòn sách cũ / Bao người đẹp thành bà cụ đi bộ toàn vấp gió", "Người tôi yêu thành giọt mưa vỡ / Lăn trăm năm trong một tiếng thở dài …"... thì 2 câu thơ: "Cầu Gia Bảy nứt vì bom Mĩ / Vá víu rồi còn đau đến lơ ngơ" được tác giả sắp xếp câu chữ như viết rất chân chất tự nhiên lại làm người đọc phải chùng lòng bởi sự ám ảnh:
Sự phát triển của xã hội hiện đại mang lại quan niệm và nội dung mới cho hệ thống giá trị truyền thống, nhiều quan niệm cổ hủ không hợp lý bị đả kích mạnh mẽ, thậm chí bị đào thải. Tình cảm, tình yêu, giới tính và hôn nhân là các lĩnh vực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ hơn cả, quan niệm giá trị mới đang trong quá trình đổi mới và hình thành một cách nhanh chóng. Trong quá trình thay đổi quan niệm diễn ra hết sức quyết liệt này, dùng quan niệm giá trị gì để giáo dục con cái, nhất là con gái là vấn đề khiến các bậc phụ huynh gặp nhiều mắc mớ. Một mặt, chúng ta không còn giáo lý và nguyên tắc sẵn có do đời trước lưu truyền lại để noi theo, mặt khác, quan niệm mới đang không ngừng tiếp tục đổi mới và hình thành, chưa có một hệ thống và quan niệm rõ ràng, nhưng cái quan trọng nhất có lẽ là sự bối rối và nghi ngờ của bố mẹ trước các quan niệm giá trị, rút cuộc xã hội tương lai sẽ là một xã hội như thế nào, mọi người phải tuân thủ chuẩn mực hành vi gì, đó còn là một ẩn số. Và ngày nay, có lẽ cả bố mẹ cũng đang chơi vơi trong vòng xoáy của quan niệm mới: có cần phải chung thủy với hôn nhân của mình không, có cần giữ gìn trinh tiết không, có nên nghi ngờ sự tồn tại của tình yêu chân chính không… Tất cả những cái đó chả dễ gì mà suy xét cho rành mạch, càng không dễ gì mà giải thích cho rõ ràng. Nhưng chúng ta có nguyên tắc cơ bản để tuân thủ, có quan niệm đạo đức cơ bản để làm cơ sở lựa chọn. Chúng ta không thể và cũng không nên để con cái lớn lên trong sự hỗn độn, không thể để cho chúng thiếu một cái khung quan niệm giá trị cơ bản và rõ ràng để tuân thủ… Để rồi phải tiêu tốn thời gian và tình cảm quý báu và những thứ quý giá nhất của cuộc đời con trẻ trong sự tự mò mẫm trên đường đời, đó là sự thiếu trách nhiệm của người làm cha mẹ.
1.
Tơ tình mình cột với nhau
Sợi thương, sợi nhớ, sợi sầu…
lắng sâu
Nắng mai lấp lánh mắt nâu
Thương sao cái thuở ban đầu…
chút chăm
Vẫn là đôi mắt Lá Răm
Long lanh bóng nước, trăng rằm
chênh chao
Áo Bà Ba thắm lụa đào
Dịu dàng ánh mắt, ngọt ngào bờ
môi…
Bên nhau chiều xuống bồi hồi
Bên em thề thốt một đời
thương em
Ru tôi bằng cánh môi mềm
Mối tình thơ trẻ êm đềm, bình
an
Bên nhau, đêm ngắn vội vàng
Lời tình chưa dứt vội tàn năm
canh…
Em đi, thôi thế cũng đành
Quay lưng là đã bỏ anh … thật
rồi!
Tiễn em, lòng dạ rối bời
Miền xa, quê vắng, góc trời
bão giông
Em qua sông rộng, đò đông
Mang theo con Sáo sổ lồng…
bâng khuâng…
1.
BẾN TRẦN GIAN
(Họa bài Ghé Bến Trần Gian của Vũ Hoàng Chương 1915-1976)
Ghé bến trần gian một cuộc chơi,
Làm người danh tiếng tránh buông lơi.
Ân cần chau chuốt nên lời đẹp,
Lịch lãm chỉn chu dẫu bát vơi.
Thế sự lầm than đừng đắm mộng,
Nhân tình đen bạc chớ quên đời.
Mơ màng khói thuốc, say men đắng
Cao Rộng mong gì lộng ý khơi...
23/6-2024
Trần Kiều
Am