Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

Sách mới: CẢM NHẬN VĂN CHƯƠNG / Mai Thanh – THƠ CƯỜI tập 19 / CLB thơ trào phúng Hà Nội – ĐỊA CHÍ VĂN HÓA VỤ BẢN / Bùi Văn Tam



            Blog TMG nhận được sách biếu của nhà văn Mai Thanh, nhà nghiên cứu Bùi Văn Tam, nhà thơ Văn Cường... Chân thành cảm ơn các tác giả và trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

            CẢM NHẬN VĂN CHƯƠNG / Mai Thanh. – H. : Hội Nhà văn, 2016. – 80 tr. ; 19 cm.

            Nhà văn Mai Thanh là hội viên Hội VHNT Nam Định. Năm 1986 anh đã có tác phẩm in trong cuốn “Bước chân thầm lặng” : Tập truyện ngắn. – H.: Công an nhân dân, 1986. Anh là tác giả các tập:
            - Kẻ giấu mặt: Tiểu thuyết. – Nam Hà : Hội VHNT Nam Hà, 1992.
            - Bóng người xưa: Tập truyện ngắn. – H.: Thanh niên, 1995.
            - Giấc mơ ảo: Tập truyện ngắn. – H.: Hội Nhà văn, 2009.

PHẢI CHĂNG “ĐỘC TIỂU THANH KÝ” CỦA NGUYỄN DU CÒN DỊ BẢN


Kết quả hình ảnh cho Nguyễn Du                                                                            
          Linh Đàn

                   Nhân chuyến đi sứ Trung Hoa năm Qúy Dậu 1813, triều Gia Long thứ 12. Thi hào  Nguyễn Du đã sáng tác rất nhiều áng thơ hay băng chữ Hán, đa phần là thơ Đường luật thất ngôn bát cú, trong đó có bài thơ:
                                                      
                   ĐỘC TIỂU THANH KÝ

         Tây Hồ mai uyển tẫn thành khư
           Độc điếu song tiền nhất chỉ thư
          Chỉ phấn hữu thần liên tử hận
           Văn chương vô mệnh lụy phần dư
          Cổ kim hận sự thiên nan vấn
          Phong vận kỳ oan ngã tự cư
          Bất tri tam bách dư niên hậu
          Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như.

                           Nguyễn Du

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016

BÔNG HOA NGÀY ẤY / Đặng Quốc Việt – TRÊN CÁP TREO BÀ NÀ / Nguyễn Ngọc Kiên



                TRÊN CÁP TREO BÀ NÀ

                                      Nguyễn Ngọc Kiên

Kẻ lữ khách cô đơn như treo lơ lửng cuộc đời mình trên sợi tóc
Mây trắng ở dưới chân trời xanh ở trên đầu.
Với em, chỉ một tích tắc thôi anh có thể là mãi mãi,
Mãi mãi với ngàn xưa và vĩnh viễn với ngàn sau !

Chợt thấy mình gấp ngàn lần mạo hiểm
Dám đem cá cược cả số phận mình
Trên một sợi dây vô hình
Đưa anh đến với cuộc đời em!

      Đà Nẵng 18/7/2013
      Nguyễn Ngọc Kiên

KHOA TRƯƠNG TRONG THƠ LÝ BẠCH


Lý Bạch

        TS. Nguyễn Ngọc Kiên

          1. Mấy nét khái quát về nhà thơ Lí Bạch

          Lí  Bạch  là một nhà thơ lớn thời Đường, một ngôi sao sáng chói trên thi đàn Trung Quốc từ thời nhà Đường cho đến ngày nay. Người ta thường gọi ông là Thi Tiên (Trích Tiên Lí Bạch). Học giả Lí Dương Băng trong "Thảo Đường Tập Tự" đã có câu nói bất hủ về thiên tài Lí Bạch “Thiên tải độc bộ, duy công nhất nhân” (Hàng ngàn năm chỉ có một mình ông mà thôi). Hơn một ngàn bài thơ của Lí Bạch còn để lại có một ảnh hưởng rất sâu rộng trong lịch sử văn học Trung Quốc và được lưu truyền rộng rãi trong nhân gian. Ở Trung Quốc cũng như trên thế giới, nhiều học giả đã dày công nghiên cứu thi ca Lí Bạch và luôn tìm thấy những vẻ đẹp mới của thơ ông. Thơ ông rất giản dị tự nhiên, không cầu kỳ chải chuốt, gọt giũa mà ý thơ sâu sắc, có sức truyền cảm mạnh mẽ và sức quyến rũ một cách lạ thường. Lí Bạch được gọi là “Người Trung Hoa kim cổ kỳ nhân”.

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

CHÙM THƠ VỀ CAO NGUYÊN ĐÁ của Vũ Đình Phàm




 1 - CỔNG TRỜI QUẢN BẠ

Chất ngất đầu non hẻm cổng trời
Ngỡ bước trên mây lạc dặm khơi
Sương giăng đặc quánh rừng đá lạnh
Một đốm lửa xa cũng ấm người…

10/2015
- Cổng trời Quản Bạ thuộc huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

ĐINH HÙNG, CON ĐƯỜNG THƠ ĐỘC ĐẠO


Nhà nghiên cứu Đỗ Trường

          Đỗ Trường
          Khi quan điểm triết học, mỹ học thay đổi vào cuối thế kỷ mười chín, đầu thế kỷ hai mươi  ở phương Tây, kể từ đó xuất hiện một trào lưu văn học nghệ thuật mới. Tuy thời gian không dài, nhưng chủ nghĩa tượng trưng và siêu thực ấy đã ảnh hưởng khá sâu sắc đến khuynh hướng, nghệ thuật sáng tạo của các nhà thơ nói riêng, và văn nghệ sĩ nói chung ở Việt Nam lúc đó. Sau 1954, khuynh hướng sáng tác này bị bài bác ở miền Bắc, nhưng nó vẫn được nuôi dưỡng, như một dòng chảy tiếp nối của văn học miền Nam. Và gần đây, một số nhà thơ có xu hướng quay trở lại thi pháp đó. Tuy nhiên, nó đã bị bóp méo và biến tấu thành những thứ thơ đọc không thể hiểu, tối thui về tư tưởng cũng như hình thức và ngữ nghĩa. 

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2016

PHẠM LIÊN, VĂN CƯỜNG XƯỚNG HỌA THƠ


Nhà thơ Phạm Liên

Bài xướng của Phạm Liên

BẨY NHĂM XUÂN
(Tự sự)

Tùng bách nghinh phong đứng giữa trời
Trăng lên soi tỏ khắp muôn nơi
Thâm tình thảo tứ mừng sinh nhật
Cố hữu vần gieo chúc lộc trời
Sự nghiệp bao năm lòng đã thỏa
Công danh một thuở dạ khôn nguôi
Hai nhăm năm nữa tròn trăm tuổi
Cổ thụ mưa xuân vẫn nẩy chồi.

Phạm Liên (77 tuổi)

NGUYỄN NGỌC KIÊN BÌNH BÀI “HÀ NỘI QUÊ TÔI” CỦA LÊ MAI


Nguyễn Ngọc Kiên và Lê Mai

          Tôi đã đọc nhiều bài thơ viết về Hà Nội. Xưa nay có khá nhiều thơ hay viết về Hà Nội. Chẳng hạn, “Thăng Long hoài cổ” của Bà Huyện Thanh Quan. Đọc xong ta có một cảm giác bâng khuâng hoài niệm. Hay buổi sớm mùa thu Hà Nội cứ man mác trong bài “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi thời kỳ kháng chiến:
          Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
          Những phố dài xao xác hơi may
          Người ra đi đầu không ngoảnh lại
          Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy

Cà phê Du Miên: Chùm thơ Nguyễn Quang Hoạt



Nguyễn Quang Hoạt  
Sinh 25/01/1957
Quê quán: Xã Trung Thành – huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
Trú quán: Tổ 10 Liên Hà 1- phường Lộc Hạ, thành phố Nam Định.
Thượng tá QĐND Việt Nam.
Trưởng Ban kinh tế - Hội CCB tỉnh Nam Định
Chánh văn phòng – Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Nam Định
Kỹ sư Học viện Mật mã – Ban cơ yếu Chính Phủ
Cử nhân sư phạm Ngoại ngữ -  Đại học quốc gia Hà Nội . 


          ĐỌC THƠ EM

 Rồi một ngày ta đọc thơ em
 Như gom lại vạn ngày ta đã sống
 Nụ cười em vượt trời cao sông rộng
 Châm ta thành ngọn đuốc cuối ngày thu...
                   
           Những ngày thu 2016

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2016

Đã sang thu – Về lại Mỹ Khê – Dưới tán bằng lăng : Chùm thơ Nguyễn Ngọc Kiên



DƯỚI TÁN BẰNG LĂNG (II)

Dưới tán bằng lăng chẳng thấy người
Lối xưa nay đã khác đi rồi
Màu hoa tím vẫn nôn nao tím
Ngơ ngác bên đường một bóng tôi!
                   
 Hà Nội, mùa hoa bằng lăng 5/2014

GHI NHANH ĐẠI HỘI LẦN THỨ 3 HỘI KHOA HỌC LỊCH SỬ TỈNH NAM ĐỊNH



            

           Sáng 26-11-2016 tại hội trưởng Trường Chính trị Trường Chinh Nam Định đã diễn ra Đại hội đại biểu Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Nam Định lần thứ ba. Đại hội được đón tiếp nhiều quan khách từ trung ương tới địa phương, hoa tặng xếp la liệt trên hai cái bàn dài.

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016

Mây mộng du – Hà Nội quê tôi: Chùm thơ Lê Mai


Nhà văn Lê Mai

MÂY MỘNG DU

Em đã đẹp,
                 đã tài,
                            đến mức anh bất lực!
Sao lại còn ngây thơ?
Trăng cao,
                 cao đến,
                                 thẫn thờ
Biển mênh mông đến bến bờ hư vô…
Lòng anh ào ại sóng xô
Rối lòng sóng biếc vỗ bờ sao đây?
Thôi đành tung nước hóa mây
Lang thang với gió đêm ngày mộng du!

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

GHI NHANH HỘI NGHỊ BỘ MÔN NGHIÊN CỨU PHÊ BÌNH HỘI VHNT NAM ĐỊNH CUỐI NHIỆM KỲ 2011 – 2016



            

         Sáng 25-11-2016 tại Hội trường Hội VHNT Nam Định đã diễn ra hội nghị cuối nhiệm kỳ, chuẩn bị Đại hội toàn thể Hội VHNT Nam Định vào cuối tháng 12 – 2016. Tới dự hội nghị có một vị chuyên viên Ban tuyên giáo tỉnh, cánh phó chủ tịch hộ và 15 hội viên bộ môn. Vắng 10 hội viên đương chức bận đi học NQ5 do cơ quan tổ chức.
            Hội nghị khẩn trương không giải lao, làm một lèo từ 8h đến 11h40.

THƯ NGỎ KÍNH GỬI ÔNG TRƯỞNG BAN THANH TRA, ÔNG CHỦ TỊCH VÀ ÔNG PHÓ CHỦ TỊCH CÙNG BAN LÃNH ĐẠO HỘI VHNT NAM ĐỊNH



            Chúng tôi nhận được rất nhiều ý kiến trao đổi trực tiếp, thư điện tử và đơn tố cáo có tên và không đề tên người đứng đơn về những sai phạm diễn ra ở hội ta từ năm 2012 đến 2015, đề nghị chúng tôi công khai. Theo quy định chung, các đơn thư tố cáo không đề tên người tố cáo thì không được giải quyết, nhưng những đơn thư không ký tên người tố cáo lại có những số liệu, sự việc cụ thể, chính xác thì Ban thanh tra phải tiến hành xem xét xác minh xử lý. 

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2016

Gặp lại dáng hình em / Nguyễn Ngọc Kiên - Khi anh chết / Lê Mai



GẶP LẠI DÁNG HÌNH EM

                          Nguyễn Ngọc Kiên


Tôi có một mối tình,
Ngày tiễn tôi lên đường em tròn mười tám tuổi.
Tháng ba. Lúa đang thì con gái
Trên cánh đồng làng. Xanh, bát ngát xanh!
 

TẢN MẠN VỀ UỐNG TRÀ



Tác giả Nguyễn Kim Trì
Nguyễn Kim Trì
       
          - Trà: Tôi là nhà đại sưu tầm cổ vật. Những năm trước và sau giải phóng Miền Nam, tôi đi bộ đội về rồi đi học ở Hà Nội, 5 năm, cứ nghỉ hè, ngày nghỉ là đi sưu tầm đồ cổ. Cụ thể: Biết tôi quê ở vùng Xuân Trường Nam Định, nơi có nhiều đồ cổ ngày xưa để lại nên bọn buôn đồ cổ nó lợi dụng, dẫn chúng nó về, mò mẫm bờ tre gốc dứa vào các làng, nghe ngóng rồi đến lừa đảo, dối trá mua đắt bán rẻ của người ta, đủ mọi mánh khóe khốn nạn mua thật rẻ nhưng chúng nó bán thật đắt, tôi chỉ hình dung được thôi chứ có bao giờ chúng cho tôi đi theo bán đâu.

MỎNG MẢNH – LỖI TẠI MÙA XUÂN: Thơ Lê Mai


Nhà văn Lê Mai

MỎNG MẢNH

Mỏng như chiếc lá trên cành
Mà sao lá đủ sức xanh ngợp trời
Mảnh như tia nắng nhẹ rơi
Mà sao nắng đủ sức ngời bình minh
Mỏng manh như thể cõi tình
Mà sao đủ sức làm mình đảo điên
Nhẹ như tiếng mẹ dịu hiền
Mà sao đủ sức vang miền tâm linh… 

 

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

CHIẾC LA BÀN – VĂN XUÔI TẶNG EM : Thơ Nguyễn Ngọc Kiên


Tác giả Nguyễn Ngọc Kiên

CHIẾC LA BÀN

Kim nam châm của mọi chiếc la bàn đều hướng về phía bắc
Vạch lối chỉ đường bất kể ngày đêm.
Trái tim anh – chiếc la bàn cũng trọn đời không đổi khác
Nơi duy nhất hướng về là nơi trái tim em!

                                       Hải Đường, 2012


THUYỀN THƠ: thơ TRẦN ĐĂNG TÍNH


Tác giả Trần Đăng Tính

Cảm thụ hai bài thơ “MƯA” và “VƯỜN XƯA”  của Thuyền Thơ xin được chia xẻ đôi lời:

          THUYỀN THƠ

Thuyền thơ chở ánh trăng vàng
Lướt trên sông nước buồn loang sóng trào
Mắt thuyền lóng lánh ánh sao
Đưa hồn ai đó lạc vào bến mơ...

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2016

TIẾNG VIỆT CAO QUÝ, TÌNH NGƯỜI LỚN LAO


Tác giả Nguyễn Mộng Nhưng

          Nguyễn Mộng Nhưng

Được cùng các nhà chuyên môn, các nhà báo, các giáo sư giảng dạy ngữ văn, và những người quan tâm đến tiếng Việt trong cả nước tham gia Hội thảo khoa học "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng" do đài Tiếng nói Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam phối hợp tổ chức, là một vinh hạnh lớn đối với tôi. Một điều may mắn nữa, là tại hội nghị này tôi đã được nhìn thấy và lắng nghe tiếng nói của một người lâu nay tôi rất ngưỡng mộ cả về Văn và Đời. Người đó là Nhà văn, Nhà báo, Dịch giả... Phan Quang. Dưới đây là một vài cảm nhận của tôi, khi trực tiếp nghe bài phát biểu của ông, trong phiên họp buổi sáng ngày 5-11-2016, tại hội trường nhà hát đài Tiếng nói Việt Nam.

NHÀ VĂN : Thơ TRẦN QUỐC TIẾN


Nhà văn Trần Quốc Tiến
Ta chiêm nghiệm cuộc sống năm mươi năm

Bằng cả tâm hồn và trí tuệ
Ta đổi tỷ giọt mồ hôi để có vốn làm người
Ta nhận về mình ngàn vạn đắng cay
Để biết đâu là sự thật!
Ta chọn chỗ đứng thấp
Để biết yêu mùi thơm của cỏ
Mùi nồng cay của đất
Mùi mồ hôi chua loét của các phó thường dân...
Rồi đêm đêm ta ngồi viết
Vắt kiệt sức mình qua từng trang bản thảo
Vắt kiệt đời mình cho quyển sách sống đến ngày mai...

   TRẦN QUỐC TIẾN

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2016

Chuyện nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11



          TRÒ CHO THẦY ĐIỂM 2

          Giáo sư Nguyễn Văn Vĩnh là thầy dạy tôi môn Lý luận văn học hồi tôi học đại học. Giáo sư rất mê chơi cờ tướng. Có hôm đến giờ nấu cơm vẫn chưa phân thắng bại, con trai giục bố về làm bữa, giáo sư điều đình với con: “Con nấu hộ bố bữa này, mai bố viết cho một bài văn...” (Vợ giáo sư đi làm theo ca, phân công hai bố con giáo sư luân phiên lo bếp núc hàng ngày).
Chả biết bài văn của giáo sư văn học thế nào mà con trai bị cô giáo cho điểm 2, phê là lạc đề...
          Biết chuyện, cô giáo đến tận nhà để góp ý với phụ huynh việc làm bài thay con. Nhưng bất ngờ cô nhận ra phụ huynh lại chính là thầy dạy cô ngày cô học đại học. Cô giáo liền chuyển mục đích cuộc gặp thành cuộc trò viếng thăm thầy dạy cũ.
          Chúng tôi hay lấy chuyện trò cho thầy điểm 2 ra trêu giáo sư. Những khi ấy, ông thường đánh bài lờ... bằng cách bày bàn cờ tướng và thách đấu...


Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2016

CHÂN DUNG NHÀ VĂN TRẦN QUỐC TIẾN



               (Thử làm đệ tử trường thơ TÂN CON CÓC)

 Trần Mỹ Giống

Nhà văn Trần Quốc Tiến (áo trắng)

          Từ ruộng đồng chẳng được học hành nhiều, cố lao vào “Cuộc vật lộn trước lúc rạng đông”, “Bị vợ bỏ” chẳng cam lòng mà cũng thôi phải bỏ.
          Đến thăng hoa “Mỹ nhân làng Trọng Nghĩa”, như một quả bom nổ làm làng văn rúng động, giữa “Ổ rơm” vung ngọn bút lột trần bọn quan tham.

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2016

SƯƠNG KHÓI MẶT NGƯỜI (Kì 2)


Nhà văn Phan Đạt Ninh

            Tiểu thuyết PHAN ĐẠT NINH

            Đã đăng:

     2
          Sáng nay cũng như mọi lần, vợ Du thường dậy sớm thổi cơm sáng để cả nhà cùng ăn. Vợ Du bưng nồi cơm và âu tép kho dưa lên nhà. Ở quê Du những thứ tôm, tép, cá nhỏ mọi người thường gọi chung là tép. Năm nào cũng vậy cứ vào mùa đông các ao hồ trong làng xã đều cạn nước, dân làng Vàng thường rủ nhau đi tát cá, dưu tép nên nhà nào cũng có nồi tép kho dưa, lâu thành truyền thống. Vợ chồng Du ăn xong rồi đậy lồng bàn cho các con.

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2016

Xem bóng chuyền - Người keo kiệt



          Hoàng Ngọc Trúc

                           1- XEM BÓNG CHUYỀN

          Mấy hôm nay, thấy ông lúc nào cũng ngồi trước màn hình chăm chú xem bóng chuyền, bà nói luôn:
          - Này ông! Từ hôm có truyền hình trực tiếp giải bóng chuyền nữ quốc tế, tôi thấy ông suốt ngày cứ dán mắt vào cái ti vi. Có bữa quên cả ăn uống. Ông nghiện xem bóng chuyền nữ đến thế kia à?
          Ông nói:
          - Ờ thì cũng xem để biết con gái các nước họ đánh đấm thế nào. Này! Có nhiều pha nó cứu bóng hay đáo để nhé. Với lỵ cũng phải xem để động viên các cháu nữa chứ.

Lửng lơ – Vì sao Huế... / Lê Mai – Nhà văn Lê Mai / Nguyễn Ngọc Kiên


Nhà văn Lê Mai

LỬNG LƠ

Lê Mai

Chân không chạm đất
Cật không tới trời!
Lửng lơ - lơ lửng - chơi vơi…
Như sương - như khói - Suốt đời vẩn vơ…
Đời còn là một giấc mơ
Có chăng đời thật để ngờ chiêm bao?
Sướng khổ lẽ ấy tính sao?
Lửng lơ nên cũng trông vào tùy tâm.
Phật còn sắc sắc không không
Chốn mênh mông ấy cũng không điểm đầu.
Lòng người lơ lửng nông sâu
Hồn nhiên mà sống giữa đầu với chân!

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2016

CÂU CHUYỆN VỀ MỘT BUỔI SÁNG TINH MƠ



Lời mở của trang chủ:

          Tác phẩm đầu tay này là của một cậu bé (hẳn thế) gửi cho tôi qua email... với đề nghị được đăng trên trang blogTMG. Tôi bảo: “BlogTMG là diễn đàn của tất cả những người có nhu cầu tham gia... Vì thế bác sẽ đăng”. Thực hiện lời hứa với tác giả nhí Xuân Thành, tôi lên trang ngay khi nhận được bài. Từ chính những câu văn dường như còn thiếu những dấu phảy, dấu chấm và chưa được đặt đúng nơi cần đặt; từ những từ ngọng sai lỗi chính tả (tôi có sửa vài từ)... tôi nhìn thấy một tài năng văn học lấp ló sau những cảm xúc dào dạt của tác giả. Chúc cho Xuân Thành trong tương lai gần sẽ là Nhà văn Xuân Thành. Mời các bạn đọc và cổ vũ cho Xuân Thành nhé!
   
          Xuân Thành



          Mặt trời chiếu xuyên qua khe cửa lọt vào phòng  khiến tôi giật mình tỉnh dậy sau một giấc ngủ miên man…Trong đầu lại cứ nghĩ hôm nay phải đi làm thêm nên nhanh nhanh chóng chóng đi đánh răng rửa mặt rồi vội vàng mặc quần áo. Đang mặc dở thì sực nhớ ra “hôm nay là chủ nhật được nghỉ cơ mà, ôi thôi mình lú lẫn thật rồi!” thở dài một cái tôi từ từ treo quần áo vào chỗ cũ, nhìn đồng hồ thấy còn sớm định lên giường ngủ tiếp nhưng vì cái việc làm thêm đáng ghét ấy làm tôi tỉnh cả ngủ nên tôi quyết định là mở cửa ra ngoài hóng mát một lúc, mở cửa phòng bước ra lan can lúc này mặt trời chỉ mới nhô lên tỏa ra một vùng sáng đỏ lòm từ phía đông, những chú chim bắt đầu hót vang xé tan sự yên lặng của màn đêm như một lời tuyên bố chấm dứt đêm tối đó như một bản tình ca buổi sáng đầy quến rũ. Tôi thấy cảm giác này sao nó lại thân quen như vậy rồi thấy hụt hẫng như thể mình đã quên cái gì mình từng làm rất nhiều trong tuổi thơ….

CÕNG PHỐ VỀ LÀNG


Nhà thơ Chu Đình An
Chu Đình An

          Cầu cong cõng phố về làng 
Vươn cao sừng sững nắng vàng Phụ Long 
          Sông Đào thắt đáy lưng ong 
Đi Nam về Bắc thong dong bến bờ 
          Ngày xưa cho đến bây giờ 
Hồng Hà bồi đắp ước mơ bao đời 
          Tháng năm tăm tối kiếp người 
Trời trao đất tặng chuốt lời ca dao 
          Đại An Nam Thắng vì sao(1) 
Vị Khê(2) hoa cảnh xôn xao cõi trần 
          Cửa Nam phường phố Phong Vân 
Giao thương  hàng hóa bao lần ngược xuôi 
          Long lanh lúng liếng mắt cười 
Vầng dương nắng mới vọng lời nước non 
          Thiên Trường chiến tích mãi còn 
Hạ Long Cố Trạch dấu son vua Trần(3)
          Đón xuân năm mới Bính Thân 
Nhà nhà đoàn kết ân cần giúp nhau 
          Tân Phong đã bắc nhịp cầu 
Chợ Rồng(4) thịnh vượng nhuốm mầu trần gian 
          Thành Nam hương sắc ngập tràn 
Khói thiêng Tam Phủ(5) chứa chan tình người 
          Ai về Nam Định quê tôi 
Dừng chân gom nhặt đọng lời tháng năm...
          ...Quê ta rực sáng trăng rằm 

Chu Đình An

MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM



 Lê Văn Hy

Tháng Mười một ngày Hai Mươi
Là ngày truyền thống của người giáo viên
Đương thời đương chức đương nhiên
Hưu thêm chữ “Cựu” vần nguyên là Thầy
Lợi mười năm phải trồng cây
Lợi trăm năm phải nghĩ ngay trồng người
Hội Cựu giáo chức ra đời
Tôn vinh truyền thống của người giáo viên
Giữ cho tâm sáng chí bền
Hơi xa đã nhớ chút quên chẳng đành
“Đã cho vào bậc bố kinh” *
Đạo thầy trò trọng chữ tình đầu tiên
Dạy thông hai chữ thảo hiền
Con ngoan trò giỏi mới nên phận thầy
Nhân ngày Nhà giáo năm nay
Chúc mừng sự nghiệp các thầy các cô.
.........
* Kiều

Thứ Ba, 15 tháng 11, 2016

THAO THỨC: Chùm thơ TRẦN ĐĂNG TÍNH


Tác giả Trần Đăng Tính

          VÀO NAM

Chào Bắc Giang
Chào những phố phường
Chào dòng sông Thương thương mến
Chào những người thân
Tiễn đưa lưu luyến
Chúng tôi đi về đất phương Nam
Đất của dừa xanh, đất của nắng vàng
Mảnh đất bao năm trông đợi...

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016

TRẦN THỊ NHẬT TÂN – CÔ GIÁO NHÂN HẬU

       Trần Mỹ Giống
 
Trần Thị Nhật Tân và trang chủ
          Đã có hàng trăm bài viết về nhà văn Trần Thị Nhật Tân trên báo chí. Các tác giả tập trung khai thác về những thăng trầm cuộc đời chị, về những tác phẩm của chị gây nên một hiện tượng văn học như “Dòng xoáy”, “Chân trời”, “Mây trắng”... Nói đến nhà văn Trần Thị Nhật Tân, bạn đọc nghĩ ngay đến điển hình chống tiêu cực và cuộc đời ba lần lấy chồng không thành của chị. Nhưng có một chi tiết, mấy chục năm qua chị dạy học từ thiện môn văn cho các cháu ôn thi đại học, thì chưa nhà báo nào nói đến.

Tấm lòng sinh viên: Chùm thơ Đặng Quốc Việt


Nhà thơ Đặng Quốc Việt
TRÒ NGHÈO VÀ TRĂNG


Kỷ niệm học thi khu sơ tán

Trăng khuya đẫm lạnh, mây lồng
Hai ta xù xụ áo bông quấn mình!
Tay chưa bận viết thư tình
Lòng chưa vương một bóng hình nhỏ nhoi!
Phải rằng Trăng cũng thế thôi?
Trò nghèo rõ chán mớ đời, ai ưa!
Buồn chi ba chuyện vu vơ
Trời quang, mây tạnh: Trăng thừa minh tinh!
Trời mình Trăng, đất mình mình
Mình Trăng vẫn sáng, mình mình học Trăng!

Đặng Quốc Việt  1967