Thứ Hai, 30 tháng 1, 2023

GIỚI THIỆU THI TẬP “THƠ TÌNH HAY KIỆT XUẤT THẾ GIAN” CỦA PHẠM NGỌC THÁI / NGUYỄN THỊ HOÀNG

                                      


                        

                                                   
        

                 Nhà thơ PHẠM NGỌC THÁI


        Tập "Thơ tình hay kiệt xuất thế gian" này do chính tác giả biên soạn, gồm 70 bài thơ tình (sách dày khoảng 200 trang), trích ra từ trong các tác phẩm thi ca hiện đại của ông.

               Thi phẩm đã được đăng trên Website Việt Nam Thư Quán ở Mỹ - Mở đọc theo link sau: http://diendan.vnthuquan....x?m=907532  
 

Thứ Ba, 24 tháng 1, 2023

KHUÔNG LÒNG, HY VỌNG / Thanh Tùng

 


 

KHUÔNG LÒNG

 

Ta nào dám khai khẩn

Mực còn non vẩy lấm lẽ đời

Gom chữ hồn nhiên thời thơ ấu

Sắp bảy mươi chẳng lọt mắt mình

 

CHƠI THƠ ĐẦU XUÂN / Văn Cường

 



 

Ý  XUÂN – 2023

        (Thập lục xuân)

 

XUÂN    gấm     XUÂN  hoa rực sắc hồng

XUÂN    mừng   XUÂN  chúc đại thành công

XUÂN    tài        XUÂN  lộc yêu con cháu

XUÂN   phúc     XUÂN  khang  quý vợ chồng

XUÂN   nghĩa    XUÂN  tình luôn sống động

XUÂN   duyên   XUÂN  phận  mãi tương đồng

XUÂN   trời       XUÂN  đất  tràn hy vọng

XUÂN   hiếu      XUÂN  hòa vượng tổ tông.

 

            3 Tết Quý Mão

               Văn Cường

 

TRẦN CHÍNH NGHĨA KHAI BÚT XUÂN 2023

 



 

LẼ ĐỜI

 

Bố bảo như thần bảo

Bình minh tỏa rộng xa

Bụi thành đô cầm chắc

Hổ nào vồ được ta…

 

Vẫn là

Cái sảy nảy cái ung

Tiểu nhân bức anh hùng

Đường dài mới biết ngựa

Nội ngoại vẫn cầu mong

Bố bảo như thần bảo.

 

Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2023

THƠ VÀ CÂU ĐỐI ĐÓN TẾT MỪNG XUÂN 2023 / Văn Cường

 



 

MỪNG XUÂN - 2023

      (Thơ vần trắc)

 

Xua tan dịch bệnh cùng giông bão

Tụ họp đầu xuân năm Quý Mão

Cảnh đẹp tươi mai bưởi quất đào

Người no đủ gạo tiền cơm áo

An dân phấn khởi, nghĩa dồi dào

Kiến quốc khang trang, tình hữu hảo

Thế giới hòa bình mãi khát khao           

Nhân tâm hướng thiện ngăn cường bạo.

 

Thứ Tư, 18 tháng 1, 2023

Sách mới: MIỀN CỎ NHỚ / Lăng Hồng Quang

 



 

       Trang chủ vừa nhận được quà Tết của nhà thơ Lăng Hồng Quang, cuốn:

 

       MIỀN CỎ NHỚ : Thơ / Lăng Hồng Quang. – Nghệ An: Nxb. Nghệ An, 2022. – 127 tr.: Nhiều minh họa ; 20 cm.

 

CHÙM TỨ TUYỆT - TẾT QUÝ MÃO / Nguyễn Khôi

                  “Đất có thời, phe có vận”

                                      (Tục ngữ)



 

- 1 -

 

Giáp Tết động Trời truy “trùm cuối”

Hương nhang xứ Quảng bốc mùi “toang”

Bình Minh vụt tắt, Đam mê vứt

Tiên lão đánh bài, xe pháo đi đêm…

 

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2023

VẦN QUẨN TRONG TRUYỆN KIỀU / Phạm Đức Nhì

  


 

       Trước khi bàn chuyện Vần Quẩn tôi xin nói qua về Vần Ngang Câu Bát.


       Mở Đầu Bằng Một Bài Thơ Đương Đại

              ĐỜI

Đắng cay này gửi vào thơ
Để đêm chia bóng, ngày chờ ước
Tằm ơi! Sao chẳng nhả
Cho ta vá lại hồn thơ nát nhàu!
              (Trần Trọng Giá, FB Lục Bát Việt Nam)

       Câu bát của cặp đầu tiên có chữ thứ 6 và chữ thứ 8 ăn vần với nhau (vần ngang câu bát) (chờ mơ). Tôi không nghĩ là tác giả chủ ý tạo cặp vần này. Nó tuôn ra theo dòng chảy của tứ thơ và vì “không phạm luật” nên ngài không để ý. Rồi chữ “chờ” vần với chữ “thơ” ở câu lục trên, chữ “” vần với chữ “” ở câu lục kế tiếp và dính líu, dây nhợ với chữ “thơ” ở câu bát dưới.

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2023

Sách mới: HỌ HÀNG NHÀ QUẢ / Lê Văn Hy

 



       Tôi rất cảm động khi bác Lê Văn Hy, tuổi 83 vẫn hẹo hẵng đạp xe hơn chục cây số từ Mỹ Lộc về thành phố tặng sách bạn văn. Tốt nghiệp Đại học, bác được phân công về Thông tấn xã, nhiều năm làm báo trong chiến trường Tây Nguyên. Về hưu, bác sinh hoạt tại Hội VHNT Nam Định và một số câu lạc bộ thơ văn. Với tôi, bác thực sự là người anh về mọi phương diện. Bác viết không chỉ trên lĩnh vực báo chí, mà còn viết thơ, văn, nghiên cứu phê bình văn học, triết học… Lĩnh vực nào bác cũng chứng tỏ qua tác phẩm về sự hiểu biết và cảm nhận tinh tế, có nét riêng thú vị.

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2023

VÀI NHẬN XÉT VỀ LUẬT VÀ VẦN TRONG TRUYỆN KIỀU / Phạm Đức Nhì

 


    

 

Lời Nói Đầu  

Nhận xét về vần luật trong Truyện Kiều dễ dẫn đến tranh luận. Mà đề tài tranh luận ngoài chuyện đúng sai có tính học thuật cũng thường khi liên quan đến độ khả tín của văn bản cũng như uy tín của người khảo dị và hiệu đính.

Bài viết này dựa vào 2 bản nôm Truyện Kiều Liễu Văn Đường (Kiều 1866 và Kiều 1871) được ông Nguyễn Quảng Tuân phiên âm và khảo dị. Ông Nguyễn Quảng Tuân cũng kết hợp với 3 bản nôm khác - Kiều 1870, Kiều 1872 và Kiều 1902 - để cho độc giả một “dụng cụ” tra cúu rất tiện lợi, có thể so sánh từng câu giữa 5 bản Kiều”.

Ngoài ra ông cũng có trong tay bản Kiều 1874 do Đàm Quang Hưng sưu tầm nhưng chưa kết hợp với 5 bản Kiều trên.

Sau đây là danh sách 6 bản nôm Truyện Kiều được dùng làm tư liệu tham khảo:

 

TẢN MẠN VỀ 18 BÀI THƠ TÌNH CỦA NHÀ THƠ THIÊN DI / Châu Thạch

 


Tác giả Thiên Di

       Tôi hân hạnh được biết nhà thơ Thiên Di trong dịp nhà thơ Ngã Du Tử cùng ban biên tập tạp chí văn học Sông Quê đến Đà Nẵng để ký giao ước kết nghĩa cùng chi hội VHNT Nguồn Việt Đà Nẵng. Nhà thơ Ngã Du Tử cùng ban biên tập Sông Quê trong đó có nhà thơ Thiên Di ra Đà Nẵng trước một ngày, đúng dịp nhóm thi ca Hoa Cỏ Đà Nẵng tổ chức cà phê cuối năm, nên tiện thể chúng tôi mời phái đoàn đến chung vui cùng chúng tôi. 

Thứ Hai, 9 tháng 1, 2023

CON MÈO TRONG TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM / Vũ Thị Hương Mai

 


 

       Trong văn hóa tín ngưỡng dân gian thì người Trung Quốc gọi năm Mão là năm con thỏ, còn Việt Nam gọi năm Mão là năm con mèo.

CHI TIẾT XẤU ĐẸP 10 NGÀY ĐẦU NĂM QUÝ MÃO – 2023 – CÁCH TÍNH PHƯƠNG VỊ XUẤT HÀNH / Đặng Xuân Xuyến

 



Trước thềm năm mới 2023, Đặng Xuân Xuyến lược soạn bài CHI TIẾT XẤU ĐẸP 10 NGÀY ĐẦU NĂM QUÝ MÃO - 2023 quý tặng bạn đọc. Kính chúc quý vị cùng gia quyến bước vào năm QUÝ MÃO may mắn, thành công và hạnh phúc!

 

Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2023

CHUYỆN BẾP NÚC (Kì 2): SUÝT THÌ... TOI! / Trần Mỹ Giống

 



         Một lần nhà thơ, Tổng biên tập Văn Nhân, Phó Chủ tịch Hội VHNT Nam Định Phạm Trường Thi tặng Thư viện tỉnh 4 tập thơ của anh. Tôi thay mặt Thư viện nhận sách và phân công cán bộ trong phòng viết bài giới thiệu trong Thư mục địa chí, Thư mục nhân vật địa phương, nếu có thể thì viết bài đăng báo để cảm ơn tác giả. Sau thời gian khá lâu, không thấy ai nộp bài, tôi hỏi cán bộ trong phòng:

       - Đã hai tháng rồi, sao chưa thấy bài nào giới thiệu chùm sách thơ của Phạm Trường Thi vậy?

       Tất cả đồng ý kiến:

       - Chúng cháu đọc đi đọc lại cả bốn tập thơ mà chẳng thấy hứng thú gì nên viết không nổi ạ!

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2023

VÀI CẢM NGHĨ VỀ SÁCH “BÀI LUÂN VŨ GIAO CẢM THI CA - CẢM NHẬN VĂN HỌC II” CỦA NGUYÊN BÌNH / Châu Thạch.

 


 

       Luân vũ là từ Hán Việt, có nghĩa là một điệu múa vòng tròn. Nhà thơ Nguyên Bình vừa xuất bản tập sách cảm nhận văn học thứ hai của ông với tựa đề “Bài Luân Vũ Cảm Nhận Thi Ca”, tôi hiểu chung chung tập sách mang  ý nghĩa là một giai điệu mà ông cảm xúc viết lên từ mỗi bài thơ, hòa âm tất cả giao cảm của ông với thơ để viết nên cảm nhận ấy trong tập sách nầy. 

Thứ Năm, 5 tháng 1, 2023

ĐỀN TRẦN BA XÃ / Trần Hùng Thắng

 


       Đền Trần Ba xã (Xuân Trung, Xuân Bắc, Xuân Phương) là nơi thờ tự vị anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Ngôi đền được các cụ tiền nhân xã Trà Lũ xưa xây dựng thời đời vua Hàm Nghi (năm Ất Dậu 1885). Ngôi đền nằm trên xóm 2 xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định (xưa là xóm Bắc Khang, làng Trà Lũ Đông, xã Trà Lũ, huyện Giao Thủy, phủ Thiên Trường). Ngôi đền tọa lạc trên khu đất rộng khoảng 5000m2, hưởng đông Nam. Có một ngôi đền chính rộng 130m2. Từ năm 1885 đến năm 2022 trải qua bao nhiêu biến cố lịch sử và sự tàn phá của thời gian, ngôi đền đã 5 lần được trùng tu nâng cấp và được xây dựng lại. Lần trùng tu đầu vào năm 1930. Năm 1949 Pháp nhảy dù Phát Diệm và đánh lan ra các tỉnh. Trong 9 năm kháng Pháp, huyện Xuân Trường nằm trong vùng địch chiếm từ năm 1949 đến 1954. Vì vậy hầu hết các công trình văn hóa làng xóm đều bị địch phá hủy sau mỗi trận càn.

Thứ Tư, 4 tháng 1, 2023

BÁC HỒ VỚI NHÂN DÂN NAM ĐỊNH / Trần Hùng Thắng

 

       Cứ mỗi bận Tết đến xuân về, người dân cả nước tưng bừng đón một mùa xuân mới. Chúng ta lại bồi hồi nhớ Bác. Nhớ người Cha già dân tộc đã chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam đi tới thắng lợi để chúng ta có cuộc sống hôm nay.  Nhớ những vần thơ chúc tết của Người vào đêm giao thừa. Với cán bộ và nhân dân tỉnh Nam Định, tình cảm dành cho Bác càng sâu đậm hơn. Trong suốt cuộc đời Người, Bác đã 5 lần về thăm tỉnh Nam Định. Lần đầu cách đây 77 năm trong những ngày áp Tết (lần ấy Bác về đột xuất, không báo trước). Lần cuối vào ngày 21/5/1963, tới nay vừa tròn 60 năm. Nhiều người cao tuổi trên mảnh đất này mỗi khi nhìn cánh đồng làng hay đi qua nhà máy dệt, bệnh viện I và Quảng trường Hòa Bình không khỏi bùi ngùi nhớ Bác. Họ nhớ bóng dáng Người Cha già nói chuyện, căn dặn cán bộ và nhân dân tỉnh nhà trong cuộc mít tinh chào đón Người tại sân quảng trường Thành phố. Nhớ từng bước đi, từng lời nói của người với các y, bác sĩ bệnh viện I (Lương y phải như mẹ hiền). Nhớ dáng người đi trong các phân xưởng máy tơ, sợi, dệt, nhuộm, chăn trong nhà máy. Người thăm từng nơi ăn chốn ở của từng công nhân. Khi đi qua phân xưởng bông Bác thấy bụi bông bám đầy người thợ, Người hỏi đồng chí Phó giám đốc nhà máy:

       - Ở đây có làm băng bịt miệng cho anh em công nhân không?

Thứ Ba, 3 tháng 1, 2023

TRÒ CHUYỆN VỚI CON / Vũ Thị Hương Mai

 



        Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cha mẹ cũng nên đối xử với con cái như những người bạn tâm đầy ý hợp. Được như vậy, giữa cha mẹ và con cái sẽ rút ngắn được khoảng cách.

Thứ Hai, 2 tháng 1, 2023

TRẦN THỊ XUÂN - NGƯỜI CON HỌ TRẦN / Trần Hùng Thắng

 

Ngày 16/10/2022 Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao tặng bằng khen cho bà Trần Thị Xuân nhân dịp bà được nhận kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam”.

        Nói đến bà Trần Thị Xuân không chỉ cán bộ và nhân dân Xuân Trung mà nhiều người trong vùng Trấn Sơn Nam này đều hay biết. Người ta nhắc tới bà như một tấm gương mẫu mực về lòng nhân từ, thảo thơm. Một người nặng tình trong lĩnh vực đền ơn đáp nghĩa. Một phó chủ tịch bảo tồn văn hóa dân tộc huyện có trách nhiệm. Một tín đồ ngoan đạo giàu lòng nhân đức, sẻ chia với mọi người.

Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2023

QUÂN SẤP MẶT / Việt Thắng

 


       Mỗi năm khi còn chừng một tháng nữa là tết. Y rằng bố tôi lại nấu một nồi cơm, bằng gạo nếp cái hoa vàng. Anh em chúng tôi xúm quanh ngồi chờ. Mùi thơm của nếp ngào ngạt cả căn nhà. Đứa nào đứa nấy cứ hỉnh mũi lên mà hít lấy hít để; lòng thấp thỏm chờ được ăn cơm cháy nếp. Khi nồi cơm đã chín, ông bới ra rải đều lên mặt cái nia đã được lót lá chuối. Phần cơm cháy ông chia cho mỗi đứa một cục, thế là mạnh đứa nào đứa nấy, bỏ vào mồm nhai nghe rau ráu. Đợi cơm hơi nguội, ông rải đều lớp men rượu lên, xong xuôi đậy lên một lớp vải mỏng. Sau ba ngày trong nhà đã thơm lựng mùi cơm nếp lên men. Cả trong không khí khi hít vào mũi cũng cảm thấy mùi ngòn ngọt của cơm nếp cái hoa vàng. Được ba bốn ngày ông trút cơm rượu vào khạp sành đổ nước, bịt kín miệng lăn để vào góc bếp.