Thứ Ba, 30 tháng 11, 2021

ĐỌC BÀI THƠ “SAY YÊU” NGHĨ VỀ THƠ TÌNH CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN / Vũ Thị Hương Mai

 


Đọc bài thơ “Say yêu” khi gặp 2 từ “gian díu” tôi nghĩ có lẽ Đặng Xuân Xuyến đã dùng từ sai hoặc anh viết sai chính tả nhưng ngẫm nghĩ kỹ và đọc lại bài thơ mới thấy anh đã có chủ ý dùng từ “gian díu” vì chỉ 2 chữ đó mới diễn tả đúng được tâm trạng yêu của bài thơ: Một tình yêu cuồng nhiệt và vụng trộm! Và chỉ 2 chữ “gian díu” mới lột tả được những khát khao yêu đương, những đau đớn khi yêu và cả những nổi loạn bất cần giáo lý đạo đức của kẻ “Say yêu”, “Cuồng yêu” như gã si tình nổi loạn Đặng Xuân Xuyến!

Thứ Hai, 29 tháng 11, 2021

“VẦNG TRĂNG KÝ ỨC” VÀ “NẮNG VÀ GIÓ” CỦA TRẦN NGỌC PHƯỢNG / Trần Đăng Tính

 



       Nhà thơ Trần Ngọc Phượng sinh năm 1945 tại Sài Gòn. Quê cha ở Chí Linh, Hải Dương. Quê mẹ ở Kim Sơn, Ninh Bình. Sống và lớn lên tại thành phố Nam Định. Mẹ anh mất sớm. Anh là cựu học sinh Trường cấp ba Lê Hồng Phong, thành phố Nam Định năm 1960. Năm 1962 anh xung phong đi bộ đội, năm 1965 lên đường đi chiến trường B. Anh là sĩ quan thông tin, Đài trưởng vô tuyến điện Đoàn 814 cục hậu cần miền Đông Nam bộ. Nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty vật liệu xây dựng thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay anh đang sống tại thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2021

Thứ Bảy, 27 tháng 11, 2021

NHÀ THỜ ĐỔ - VUI TUỔI GIÀ – KHÚC SÔNG QUÊ – BÓNG CHUYỀN HƠI / Trần Hùng Thắng

 




NHÀ THỜ ĐỔ

 

Bỏ lại kinh sư với thánh ca

Tựa bờ cát trắng ngóng người xa

Héo gầy xơ xác trong thương nhớ

Biển thức vuốt ve lúc bóng tà

 

                 Hải Lý tháng 10- 2021

 

Thứ Tư, 24 tháng 11, 2021

THƠ “TÂN HÌNH THỨC” ĐANG PHÁ HOẠI NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM / Việt Thắng

 


       Thời gian gần đây trên mạng xã hội xuất hiện một phát biểu của ông quan đầu ngành tòa án: “Phải mở lớp dạy chính tả cho các thẩm phán”. Người đọc mới giật mình, thì ra các quan cầm cân nảy mực còn viết văn bản và bản án sai chính tả; thì trách sao học sinh trung học viết một bài văn câu chữ dài loằng ngoằng, tràng giang đại hải mới chấm một dấu chấm câu. Đấy là các em học sinh thì chúng ta chỉ trách các thày cô trong ngành giáo dục mà thôi.

Thứ Ba, 23 tháng 11, 2021

NGƯỜI VIẾT THƠ TÌNH HAY NHẤT MỌI THỜI ĐẠI (Trong thi ca ngàn năm Thăng Long) / Tuyết Nga

 

 


       Đó là Nhà văn - Thi nhân Phạm Ngọc Thái.

       Bất cứ thời đại nào, thơ ca nói chung khi đã được nhân gian xác nhận (ra khỏi các khuôn mẫu chính trị), là những “tuyệt phẩm thi ca” của ngàn năm Thăng Long, thì đó chính là những tình thơ hay muôn đời.

Thứ Hai, 22 tháng 11, 2021

TẦM XUÂN: Thơ / Trần Thị Nhật Tân (Bản thảo lưu)

 


 

MÙA XUÂN XANH

 

Xuân nay em có anh

Gió xuân ấm ngọt lành

Sương đêm cài hạt ngọc

Vào búp lá non xanh

 

Chim ríu rít chuyền canh

Bướm bay vờn hoa lá

Cây hồng hoa nở rộ

Bổi hổi trong tim người

 

Trời lóe ánh sáng ngời

Tia nắng vàng nhảy nhót

Tiếng chim ca thánh thót

Chào đón mùa xuân xanh!...

 

GIẢI THƯỞNG VHNT LƯƠNG THẾ VINH (2016 - 2020)


Chủ Nhật, 21 tháng 11, 2021

CÂY LỘC VỪNG “ĐI ĐÊM” / Trần Thị Nhật Tân

 

 

                     Truyện ngắn

        1 - Anh nhà thơ xóm ra về. Còn lại quan thơ và đồ đệ trung thành tiếp tục mời mọc nhau. Quan thơ xẻo cái thủ gà mời đồ đệ:

       - Chú mày nhắm cái thủ gà cho đầu óc thêm sáng láng!

       Đồ đệ đã ngà ngà say. Cái mặt to bự, sần sùi gân guốc, khinh bạc, mắt trâng tráo:

       - Ông anh câu được con cá sộp!

       - Sộp cái con khỉ! Nhà hắn nghèo kiết xác.

       - Kiết xác. Sao lần nào ra thăm anh, hắn cũng mang quà quê? Khi đỗ xanh, đỗ đen, khi con gà trống ta nuôi thóc béo vàng. Lần nào ông anh cũng nháy di động gọi em đến... kê kích cho hắn phổng mũi và... tiếp tục cung cúc ông anh.

Thứ Bảy, 20 tháng 11, 2021

ĐỢI XEM – QUÁN NGAN – ĐƯỜNG SẮT CÁT LINH - HÀ ĐÔNG / Trần Hùng Thắng

 


 

ĐỢI XEM

 

Ông tổng ký chưa ráo tay

Những điều Đảng phán làm ngay tức thời

Thế mà có kẻ trêu ngươi

Dám vung tiền tỷ đớp xơi Bò vàng

Cục tức nó dám chặn ngang

Đợi xem chiếu xuống ra ràng thị oai

 

TẢN MẠN NHỮNG NGÕ NGÁCH VÀO HỘI NHÀ VĂN / Việt Thắng

 


       Cứ đến dịp cuối năm, dòng nước ngầm tìm cách chảy vào các dòng sông: Hội văn học nghệ thuật các tỉnh, hội nhà văn các thành phố lớn; và dòng sông to nữa là: Hội Nhà Văn Việt Nam. Vào được hội là có cái thẻ màu đỏ con dấu tròn; chứ không phải như các CLB thơ ca cấp phường, quận, lục bát, thơ Đường... chỉ có con dấu hình vuông, hoặc chữ nhật. Tất nhiên vào được hội nhà văn là có quyền lợi vì đã có tiền công quỹ chi. Ví dụ, khi tác giả ra được tác phẩm bất luận hay hoặc dở, miễn sao nội dung đừng nói đến những vấn đề “nhạy cảm” chống nhà nước và đảng là cứ ba năm được tiền tài trợ in sách một lần. Nếu không thì có tiêu chuẩn đi trại viết văn, mà đi trại viết văn nói như nhà văn lão thành NG.KH.Đ khác chi: “Trại an dưỡng”?... Vì vậy có rất nhiều những dạng ứng viên:

       1- Những người có thực tài vào ngay những năm đầu khi nộp đơn, song cũng có một số người trầy trật dăm ba lần, bởi họ không quen biết những ông bà trong ban chấp hành, và họ cũng không chịu đi cửa sau.

Thứ Tư, 17 tháng 11, 2021

GÓP Ý VỀ BÀI THƠ “VÔ ĐỀ” CỦA VUA THÀNH THÁI / Kha Tiệm Ly

 


 

       A. Sơ lược về một vị vua yêu nước:

 

       Hoàng tử Bảo Lân lên ngôi lấy niên hiệu là Thành Thái, nhà vua sinh ngày 14 tháng 3 năm 1879  và mất ngày 20 tháng 3 năm 1954, tai vị được 18 năm (1889 đến 1907). Là vị vua thứ 10 của nhà Nguyễn.

CHÙM THƠ VỀ TRANH / Châu Thạch

 


 

 TRANH NUDE VÌ THIỀN. 

 

Em bay qua với thân hình tuyệt đẹp 

Ta ngồi thiền chỉ thấy một cành hoa 

Dục nếu còn em sẽ hiện hình ma 

Ta thanh khiết thấy em là nhan sắc! 

 

Thứ Ba, 16 tháng 11, 2021

CHÙM THƠ TÌNH ĐỜI LÍNH / PHẠM NGỌC THÁI

 

 

        

 

  

               THIẾU NỮ ĐÊM TRĂNG

                               Bài thơ viết trong chiến tranh

 

               Trống Trường Thành lung lay bóng nguyệt

                Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây

                                               (Chinh phụ ngâm)

                                 *

Em là thiếu nữ đêm trăng

Anh người chiến sỹ xa xăm qua đèo

Bâng khuâng em đứng nhìn theo

Lòng anh như cũng trăm chiều ngổn ngang

           

“MUỐN VỀ QUÊ MẸ MÀ KHÔNG CÓ ĐÒ” / Trần Mỹ Giống

     

                    Con giai út, con rể cùng bố mẹ chụp với bà ngoại dịp mừng thọ bà tuổi chín mươi

 

      Ngày 11 – 10 âm lịch là ngày giỗ nhạc mẫu tôi. Con dâu cùng mẹ chồng chuẩn bị sắm sẵn lễ hương hoa. Tôi chuẩn bị xe máy chở vợ về quê giỗ mẹ. Con gái sợ bố già đi xe máy không an toàn, hẹn chở bố mẹ về bằng ô tô. Vợ tôi gọi điện cho các chị em ở thị xã Thái Bình, Đắc Lắc, Cần Thơ, Mỹ, hẹn nhau về họp mặt, bàn việc quy bố mẹ về lăng tổ… Đùng phát, quê nhà bùng phát dịch, lệnh phong tỏa toàn huyện. Cháu dâu ở quê điện bảo: “Người tỉnh ngoài về thì họ cho vào, nhưng không cho ra”. Chỗ tôi, ở vùng dịch về thì họ cách ly 14 ngày. Thế là kế hoạch bị vỡ không về quê được, đành phó mặc cho cháu dâu ở quê lo giỗ bà, mọi việc chờ qua đợt dịch covid Vũ Hán rồi tính.

Chủ Nhật, 14 tháng 11, 2021

CHƠI THƠ CÙNG THẦY TRIỆU TRIỆU… / Văn Cường

 



       Cụ Triệu Hường, bút danh là Triệu Triệu, nhà thơ, nhà thư pháp Đường luật thi có tác phẩm “Thú chơi thơ Đường” – NXB Văn hóa dân tộc, 2011 đã trình bày 345 thể cách – ngón chơi thơ rất độc đáo. Thầy sinh năm 1941 (tháng 12 Canh Thìn, trước Tết Tân Tỵ), năm nay vừa đúng 80 xuân.Để mừng thọ sư phụ, nhân dịp 20/11 tới, Văn Cường xin đăng lại 2 bức Tranh – Thơ đã sáng tác và mới chỉnh sửa sau đây:

 

ĐỌC “TÒ HE” THƠ ĐẶNG XUÂN XUYẾN / Châu Thạch

 



              TÒ HE 

- tặng 1 người em - 

 

Phút trải lòng đăng ngắt 

Điếng lòng người lặng nghe 

Thương nửa đời nén chặt 

Nhốt hồn trong xác ve. 

 

Chiều cuối ngày nắng quắt 

Dụ hồn nhập Tò He. 

 

Hà Nội, chiều 14 tháng 9.2021 

 



LỜI BÌNH CỦA CHÂU THẠCH

 

BÀI THƠ “LỬNG ĐÈO TÌNH KHÚC” CỦA PHẠM THÀNH / Đặng Xuân Xuyến

 


       Tôi đọc bài thơ Lửng Đèo Tình Khúc của nhà thơ Phạm Thành cách đây chừng tháng, hơn tháng. Cũng định viết vài dòng cảm nhận khi đọc Lửng Đèo Tình Khúc nhưng lúc đó lưng tôi đau quá nên tạm lưu bài thơ vào mục xem sau để khi nào lưng bớt đau sẽ viết vài dòng cảm nhận.

 

Thứ Bảy, 13 tháng 11, 2021

CÓ THẬT “VĂN CHƯƠNG LÀ VẬT VÔ TRI”? – NHÀ VĂN LÊ LỰU BÁN LINH HỒN CHO AI? – TRAO ĐỔI VỚI NHÀ NGHIÊN CỨU NGUYỄN TRẦN BẠT VỀ VẤN ĐỀ TỰ DO / Trần Mạnh Hảo

 



CÓ THẬT "VĂN CHƯƠNG LÀ VẬT VÔ TRI"?

 

       Kết luận làm sửng sốt mọi người trích trên đầu đề bài này không phải là của người viết mà lấy ở trang 99, dòng 1, cuốn văn mẫu dành cho học sinh trung học: "217 ĐỀ VÀ BÀI VĂN" dày 627 trang của đồng tác giả gồm bốn vị sau: G S. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên), TS. Đỗ Ngọc Thống, TS. Hà Bình Trị và Chu Văn Sơn.

Thứ Năm, 11 tháng 11, 2021

VỐN TRỜI CHO: Truyện ngắn / Việt Thắng

 



       Ngà sinh ra ở vùng đồng quê thuần nông nằm cạnh sông Hồng. Lớn lên đã thấu hiểu cảnh đói khổ nhà quê. Bữa cơm luôn luôn là khoai, sắn cõng cơm, thức ăn rặt những rau muống chấm nước tương. Lâu lâu có con cá, con cua... do chị em trong nhà đi mò mẫm ngoài đồng bắt được. Bữa cơm không phải độn khoai sắn, có miếng thịt chỉ có những dịp giỗ chạp, và ba ngày tết. Đang học cuối cấp một, chiến tranh lan tràn; bố phải đi bộ đội vào miền Nam chiến đấu. Hòa bình may mắn còn sống sót trở về với dáng đi cà thọt, vì ông đã bị đạn bắn gãy chân bên trái. Chẳng may vướng bạo bệnh, mẹ Ngà đã bỏ ra đi khi Ngà vừa tròn mười sáu tuổi. Một thân gà trống ông vẫn ở vậy đói no nuôi Ngà và đứa em trai ăn học. Với lý lịch bố là thương binh được ưu tiên; nên Ngà thi và đậu vào một trường đại học trên Hà Nội dù thiếu điểm. Trời phú cho được cái nhan sắc đẹp lại sắc sảo; nên khi còn học ở cấp ba đã nhiều chàng trai, thậm chí cả những ông thày giáo theo tán tỉnh. Nhưng Ngà đều bĩu môi, vẻ khinh khỉnh. Ngà luôn tự nhủ với sắc đẹp trời cho như thế này, ít ra cũng phải kiếm được tấm chồng có chút địa vị và có nhà cửa trên thành phố. Chứ lấy chồng ở quê để rồi tối ngày lại: “Bán mặt cho đất bán lưng cho trời”, lo miếng ăn vào miệng còn chẳng xong, nói chi tới nhà cao cửa rộng, ăn sung mặc sướng.

Chủ Nhật, 7 tháng 11, 2021

"ĐƯỜNG VỀ QUÊ MẸ" - ĐƯỜNG VỀ QUÊ THƠ / Trần Mạnh Hảo

 



 

ĐƯỜNG VỀ QUÊ MẸ

 

U tôi ngày ấy mỗi mùa xuân,

Dặm liễu mây bay sắc trắng ngần,

Lại dẫn chúng tôi về nhận họ

Bên miền quê ngoại của hai thân.

 

Thứ Bảy, 6 tháng 11, 2021

TÌNH XUÂN - TẾT MÙA DỊCH - DỊCH BỆNH TRÀN LAN / Trần Minh Hằng

        



              TÌNH XUÂN


        Xuân về cung chúc thầy cô

Gia đình hạnh phúc vui bờ bến xuân

       Chúc cho bè bạn xa gần

Tươi vui học giỏi tinh thần thăng hoa

       Thi đua giải nhất trường ta

Người vui thêm tuổi đậm đà tình xuân.

HÔN QUÂN LƯU TỬ NGHIỆP VÀ VAI DIỄN CỦA TRƯƠNG DẬT KIỆT / Đặng Xuân Xuyến

 



       - Viết tặng con yêu Đặng Tuấn Hưng -

 

       Theo chính sử Trung Hoa thì Lưu Tử Nghiệp, tự Pháp Sư, là con trưởng của Hiếu Vũ đế (vua Lưu Tuấn) và Vương Hoàng hậu. Nghiệp sinh năm 449, chết năm 465, ở ngôi vua chưa đầy hai năm. Mẹ của Lưu Tử Nghiệp là một phụ nữ hiền thục, có công rất lớn trong việc củng cố ngôi Thái tử và đưa Lưu Tử Nghiệp lên ngôi Hoàng đế.

Thứ Sáu, 5 tháng 11, 2021

DẶN CON (Thơ Di Chúc Của Nguyễn Khôi)

              


       Ngày 05/11/2021 trên website Anhngucongdong.com. Cho đến thời điểm hiện tại, bài viết này đã đạt được 1,485 lượt xem.

“BẮT ĐỀN” THƠ MY THỤC - BÀI THƠ GHEN HƠN MỌI BÀI THƠ GHEN / Châu Thạch

 


 

              BẮT ĐỀN 

 

cũng từng trúc mã thanh mai 

chưa có em, anh với ai một thời? 

cũng từng xuống phố song đôi 

chưa có em - quán anh ngồi cùng ai? 

 

Thứ Năm, 4 tháng 11, 2021

VÀI CHUYỆN VỀ COMMENT TRÊN FACEBOOK / Đặng Xuân Xuyến

 


       Mấy hôm trước, đọc comment của nhà thơ Đồng Thị Chúc: "Có nhiều nhà thơ muốn cách tân thơ, muốn "cải tiến" thơ, có người muốn cải tiến về nội dung, có người muốn cải tiến về sử dụng từ ngữ... Điều tiếc là người đọc chưa thích ứng được với sự "cải tiến" đó nên dần xa lánh thơ, họ không hào hứng khi nhìn những trang thơ trên báo hay sách thơ trên quầy.", tôi chợt nhớ có lần cháu tôi, Đặng Quang Hiệp, viết trên facebook thế này:

       "Xác chữ rơi

       Con mèo lười

       Nhìn chuột ve vẩy đuôi bới chữ"

Thứ Tư, 3 tháng 11, 2021

THƠ VIẾT VỀ 5 CHỊ RUỘT / Lê Văn Hy

 

                       


               CHỊ LÊ THỊ THỦ (1921 -1947 )

 

       Lời thơ này giá được viết ra từ 79 năm về trước

       Khi mẹ bế em , thăm chị mới sinh con gái đầu lòng

       Mẹ kể lại, em được chị bế bồng

       Và còn được chị cho em bú

       Chị biết đấy tính em hay thèm sữa

       Bốn tuổi mà biết nói một chàng câu:

       “Đuổi bu về, giả vú cho con

       “Bu ngồi xuống chứ bu đứng thế, con không bú được”

 

       Lời thơ này giá như được viết ra từ 71 năm về trước

       Khi cả làng mình phải đi tản cư

       Bởi nhà nghèo nên chẳng có dôi dư

       Đói khát, nhọc nhằn, gian khổ loạn ly

       Chị ra đi mãi mãi ở nơi đất khách quê người

       Khi tuổi đời chỉ mới 25 thôi!

                          

       71 năm rồi, ôi quá xa xôi!

       Mà nỗi nhớ thương

       Cứ mãi vấn vương

       Không làm sao nguôi ngoai đi được!

 

Thứ Ba, 2 tháng 11, 2021

NGÀY CON CHÀO ĐỜI – BIA ÔM – THÁO CHẠY – KỲ ÁN CẦU VOI / Trần Hùng Thắng

 




NGÀY CON CHÀO ĐỜI

(Viết cho con trai Trần Hải Anh )

 

          Bốn ba năm trước ngày này

Cha đi xây dựng sân bay Nội Bài

          Cầu hàng không phía đàng ngoài

Nâng tầm Quốc tế nối dài năm châu

          Quê nhà mẹ trở dạ đau

Âu lo hồi hộp lần đầu khai hoa

          Niềm vui bỗng chốc vỡ òa

Khi con cất tiếng oa oa chào đời

          Bốn ba năm thật tuyệt vời

Tre già măng mọc con tôi trưởng thành

          Con ngoan vợ đảm mạnh lành

Gia đình Hạnh phúc đời dành tặng con

          Cha hằng tâm niệm sớm hôm

Cháu con mạnh giỏi vui hơn được vàng

 

 24- 10- 2021