Thứ Tư, 30 tháng 9, 2020

NHÀ THƠ KHA TIỆM LY ĐOẠT GIẢI NHẤT VIẾT VĂN TẾ NGUYỄN DU: VĂN CHƯƠNG RẺ HƠN BÈO

 


                          Bài viết của Châu Thạch  

 

        Hiện nay trên đài Truyền hình Thành Phố Hồ Chí Minh thường chiếu một trò chơi gọi là “Thách Thức Danh Hài”. Trong trò chơi này, thí sinh ra đứng trước mặt danh hài Trấn Thành và Trường Giang, họ chỉ cần làm hề cho một trong hai người nầy cười  là được tiền. Cười lần 1 lảnh 2 triệu, cười  lần 2 được ngay 10 triệu và nếu chọc cho  họ cười đến lần thứ 5 thì  thí sinh ôm về cho mình trọn 100 triệu. Đã có nhiều thí sinh trong vòng 5 phút, lảnh gọn số tiền lớn ấy.  

     

Tiếu lâm Truyền kì (Kì 40-2020): “TRÊN BẢO DƯỚI KHÔNG NGHE” / Vũ Duy Chu

 


        Hai cha con Tèo ngồi nhậu, đột nhiên Tèo bức xúc:

        - Ba, ba, sao xã hội mình tình trạng trên bảo dười không nghe xảy ra quá trời, kì cục không chịu nổi ba…

HOANG CHIỀU / Đặng Xuân Xuyến

 



 

        Người quê thì đã xa quê

Chỉ còn cái lạnh dạt về cuối năm

        Chuông chùa vọng phía xa xăm

Lá vàng trút vội giữa căm căm chiều.

 

*.

 

Làng Đá, chiều 28 tháng 09-2020

ĐẶNG XUÂN XUYẾN

 

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2020

NHẬT KÝ PARIS / Vũ Huy Tâm

(Tháng 9 và 10 – 2019)

 

                                 Nhà thơ Vũ Huy Tâm (bên phải)
 

 

LÊN ĐƯỜNG

 

Nụ cười hoa thắm tặng ông bà

Con ở Paris mong thiết tha…

Tạm biệt Nội Bài tàu cất cánh

Kinh thành thao thức đón chờ ta

 

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2020

PHẬT GIÁO VỚI QUAN NIỆM PHÙ HỘ ĐỘ TRÌ / Đặng Xuân Xuyến

 


        Việt Nam là một dân tộc lấy đạo hiếu làm đầu nên tín ngưỡng thờ cúng, nhất là thờ cúng gia tiên được dân gian tín trọng.

 

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2020

NHỮNG THẮC MẮC THƯỜNG GẶP VỀ CUNG PHÚC - ĐỨC / Đặng Xuân Xuyến

 



 

        Để tiện cho việc học xem Tử Vi, người viết trình bày mục NHỮNG THẮC MẮC THƯỜNG GẶP VỀ CUNG PHÚC - ĐỨC theo dạng Hỏi - Đáp.

        Hy vọng, bài viết sẽ hữu ích cho việc tự học tử vi của bạn đọc.

.

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2020

HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN (1230 – 1300)

 

 


 


I - ĐÔI NÉT TIỂU SỬ HÀNH TRẠNG TRẦN QUỐC TUẤN

 

         Quê tại xã Tức Mặc, phủ Thiên Trường (nay là thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định).

Năm sinh của ông có sách chép là 1228, 1231…

        Ông là con trai thứ ba của Khâm Minh đại vương Trần Liễu – anh cả của Trần Thái Tông Trần Cảnh, do vậy Trần Quốc Tuấn gọi Trần Thái Tông bằng chú ruột. Cho đến nay vẫn không rõ mẹ ông là ai, có một số giả thiết đó là Thiện Đạo quốc mẫu, huý là Nguyệt, một người trong tôn thất họ Trần.(1)  Sau khi Trần Liễu mất (1251), theo "Trần triều thế phả hành trạng" thì bà Trần Thị Nguyệt đã xuất gia làm ni sư, hiệu là Diệu Hương. Ông có người mẹ nuôi đồng thời là cô ruột, Thụy Bà công chúa.(2)

         Năm1257, ông được vua Trần Thái Tông phong làm đại tướng chỉ huy các lực lượng ở biên giới đánh quân Mông Cổ xâm lược lần thứ nhất (1258).

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2020

NGÕ LẠ / Đặng Xuân Xuyến

 



 Từ bữa em cùng người lạ

Che chung chiếc ô về nhà 

Ngõ nhà mình thành ngõ lạ

Lừng khừng mỗi bước anh qua.

 

Tiếu lâm Truyền kì ( Kì 39-2020): ÔNG NÀY NÓI NĂNG LÁO LẾU, BẬY BẠ / Vũ Duy Chu

 


         Hai cha con Tèo dắt díu nhau vào tới sân ga tàu, Tèo ôm bụng nhăn nhó:
        - Ba, con mót ị quá rồi ba!

        Ba dắt Tèo vào cái toa lét trong nhà ga rồi quay ra đợi, đã thấy Cu Tèo lụt cụt chạy theo kêu:
        - Ba, con không ị được ba, toa lét dơ hầy quá ba.

Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2020

NGUYÊN TẮC TÔN TRỌNG BẠN BÈ / Vũ Thị Hương Mai

           Mỗi người đều là một cá nhân, đều có lòng tự trọng và ý thức tự tôn. Trong bất kì mối quan hệ nào, người ta cũng muốn mình có một vị trí xứng đáng, muốn được thể hiện, được bộc lộ mình, muốn được người khác đánh giá khả năng mà mình vốn có. Và đồng thời người ta cũng rất muốn được tự quyết định, một mình điều khiển sở thích, niềm đam mê, hứng thú của bản thân. Cho nên dù ở trong những mối quan hệ thân thiết đến chừng nào, dù gắn bó với ai đó sâu sắc đến đâu, người ta vẫn là một cá thể riêng biệt, vẫn cần có một khoảng trời riêng, cần được người khác tôn trọng. Tôn trọng bạn bè, có thể coi đó là một nguyên tắc không thể thiếu để duy trì tình bạn. Giữa chúng ta chỉ có thể có tình cảm nồng hậu nếu chúng ta biết ghi điều "biết mình biết ta".

 

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2020

BƯỚC ĐẦU ĐÁP ỨNG NHU CẦU NGƯỜI ĐỌC

 

 


(Tác giả Hán - Nôm Nam Định thời phong kiến / Trần Mỹ Giống. - Nam Định: Hội Văn học Nghệ thuật, 2009).

 

ĐỌC ĐƯỜNG THI HỒ VĂN CHI VỀ DỊCH COVID TRONG TẬP THƠ “MÙA PHỐ VẮNG”

 


  

                                                     Châu Thạch  

 

     Sáng nay. 17-9-2020, dịch Covid vừa đi qua thì cơn bão  số 5 sắp đến. Đà Nẵng mưa buồn. Tôi và nhà thơ Đỗ Hùng Luân ngồi uống cà phê dưới mái hiên vắng vẻ của một cửa tiệm bên đường. Nhà thơ Hồ Văn  Chi đến, ngồi 10 phút, uống ly cà phê, tặng chúng tôi tập thơ “Mùa Phố Vắng” rồi cáo lỗi ra về vì có việc bận.  

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2020

CÂU CHUYỆN XÂY NHÀ CỤ TÚ

Trần Thị Nhật Tân

 


           Những năm 80 thế kỷ trước, mộ thi sĩ Trần Tế Xương nằm sát hàng rào khuôn viên hồ Vị Xuyên, đối diện sở văn hóa. Khi ấy tôi đang bị “mất dạy” vì viết tiểu thuyết “Dòng xoáy” phản ánh tình trạng bán điểm, bán bằng, trù dập học sinh, trù dập giáo viên hết lòng vì học sinh. Ban ngày tôi đi làm thuê kiếm sống. Đêm tôi ngồi chân cột điện gần mộ cụ Tú, viết đi viết lại “Dòng xoáy”. Nhìn mộ cụ lùm lùm cỏ xác xơ, vài ba cọc sắt cắm xiêu vẹo, tôi quặn lòng xa xót. Tôi thường thắp hương lên mộ cụ cho ấm cõi lòng. Rồi một chiều, đầu tôi nảy ra 8 câu thơ. Tôi lấy bút viết ngay, không sửa một từ nào:

 

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2020

BẾN LẠC (Thơ Lục Bát 2020) / Lê Kim Thượng



           


        Một thời dệt mộng, ươm mơ
Một thời hai đứa đợi chờ, đón đưa…                        
        Vườn trăng hò hẹn đêm xưa
Tình bay theo gió đong đưa sợi mềm
        Võng đưa chao nhẹ bên thềm
Ru em vào giấc êm đềm xa xôi
        Tóc dài rẽ lệch đường ngôi
Em tươi nhan sắc. Tôi ngồi ưu tư...
        Ngọt ngào đọng lại tình thư
Xuân thì hoa mộng tương tư mặn mà
        Nào đâu biết trước tình xa
Nào đâu dám trách người ta phụ mình...
        Còn đâu chung một bóng hình
Tay nâng ly rượu thất tình mềm môi
        Ông Tơ, Bà Nguyệt xe đôi
Dây Tơ Hồng đứt… Thì thôi, thôi thì…

Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2020

Tiếu lâm Truyền kì (Kì 39.2020): MỘT CÂU HỎI DÀNH CHO CHƯƠNG TRÌNH “AI LÀ TRIỆU PHÚ” / Vũ Duy Chu




        Tôi gọi điện cho ông MC Đài Truyền hình:
        - Tôi có một câu hỏi nhờ ông đưa vào Chương trình “Ai là Triệu phú” được không? Nếu ai trả lời được, tôi xin tài trợ số tiền đúng mức qui định theo vị trí câu hỏi. Câu hỏi do tôi nghĩ ra, được gợi ý từ đòi hỏi của thằng cháu ngoại gần 4 tuổi…

TẢN MẠN VỚI “SAY CỐ NHÂN” THƠ TRẦN MAI NGÂN / Châu Thạch






SAY CỐ NHÂN  

Rót một ly gọi nhau cố nhân  
Một ly xin lỗi hết ân cần  
Con đường thẳng tắp xa nhau mãi  
Mùa hạ cháy nồng hay xuân phai  

Rót một ly ta say, ta say  
Bóng em trong đáy cốc hay ai  
Chiều nay giăng tím chiều hôm ấy  
Em đến bên trời ta mơ hoa  

Rót một ly xin lỗi nhạt nhoà  
Ký ức bây giờ như vệt tro  
Rải trên sông lạnh làm tang chế  
Khóc một thời yêu "dáng hoa" xưa...  

Rót một ly uống hết không chừa  
Nỗi đau, nỗi nghẹn bình rượu đắng  
Khứa nát linh hồn ta như dao  
Nhớ em ta uống cạn nghìn sau...  

Cứ thế ta uống cùng gió sương  
Tình em... xin nợ một vết thuơng  
Rót thêm ly nữa sầu cô quạnh  
Em biết gì không... sao xa nhau !  

Em biết vì sao ta xa nhau  
Em biết gì không sao xa nhau !  

                       Trần Mai Ngân  
                           9-3-2019  

PHÉP ĐỐI CHỨNG / Trần Kích






TiTaNic chìm vào đại dương
những trái tim, chìm vào lòng người
lòng người lồng vào lòng người
những đôi cánh tay
dìu người khác xuống thuyền…

Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2020

VIẾT CHO KHỜ / Đặng Xuân Xuyến





Triền sông chiều nay cạn gió
Ai dụi câu hò
Ai dúi cánh cò líu ríu qua sông
Ai lùa gió đốt lòng
Ai bủa giăng chim trời mà đợi
Khờ hỡi...
Biết rồi
Sao còn vít vương tơ rối.

Tiếu lâm Truyền kì (Kì 38-2020): ÔNG TỔ NGHỀ VE CHAI / Vũ Duy Chu




        Sáng 26.6.3007, tại Quảng trường Thời đại nước Việt Long (Nước Việt đã hóa rồng) - tên cũ cách nay một ngàn năm là nước Việt Nam, hàng vạn người áo xanh cờ hoa, biểu ngữ kéo về để kỷ niệm một ngàn năm nghề ve chai ra đời, do ông tổ Dương Chí Dũng khởi xướng.

Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2020

ĐỨC THÁNH CHỬ ĐỒNG TỬ VÀ LỄ HỘI ĐA HÒA / Đặng Xuân Xuyến




        Cách Hà Nội chừng 25km dọc theo đê sông Hồng, có hai ngôi đền thờ Đức Thánh Chử Đồng Tử. Một ngôi đền nằm ở địa phận thôn Đa Hòa, xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên bên dòng sông Hồng nhìn ra bãi Tự Nhiên nơi nàng công chúa Tiên Dung xinh đẹp, con gái vua Hùng thứ 18 kỳ ngộ và nên duyên với chàng Chử Đồng Tử nghèo khó. Một ngôi đền nữa thuộc địa phận thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, nơi chàng Chử Đồng Tử cùng nhị vị phu nhân hóa về trời.

Thứ Năm, 10 tháng 9, 2020

CỔ THỤ NGÀN NĂM MÃI CÒN BÁI VỌNG / Nguyễn Mộng Nhưng




           Tháng 7 năm ngoái, sau khi đi Vườn quốc gia Cúc Phương về, mình đã có bài viết trên Facebook kể một số điều mắt thấy tai nghe. Hôm nay viết tiếp bài này vì mình mong muốn các bạn chưa từng đến đây được biết một sự thật.

CHÙA CHUÔNG, ĐỆ NHẤT DANH LAM PHỐ HIẾN / Đặng Xuân Xuyến




        Chùa Chuông có tên chữ là Kim Chung Tự, được xây dựng từ thời Hậu Lê và trùng tu quy mô lớn vào năm 1707, được mệnh danh là "Phố Hiến đệ nhất danh thắng".

THỜI ÁO LÍNH - MỘT HỒI KÝ TRUNG THỰC / Tống Thị Hạnh

(Thời áo lính: Hồi ký / Trần Mỹ Giống. - H.: Quân đội nhân dân, 2019)




Tôi được biết về cuốn “Thời áo lính” của bác Trần Mỹ Giống khi còn là những trang bản thảo với gần 40 nghìn con chữ. Người tiền bối đáng kính của chúng tôi, ở tuổi 70, vẫn cặm cụi bên chiếc máy tính cũ kỹ. Miệt mài và nhẫn nại. Dốc tâm, dồn lực. Viết để nhìn lại, để kết nối, xâu chuỗi những sự kiện đời mình. Để giãi bày. Để yêu thương hơn những buồn - vui, sướng - khổ. Và cũng để nguôi ngoai những nhớ thương bạn bè, đồng đội của một thời xưa cũ. 

Thứ Tư, 9 tháng 9, 2020

ĐỌC “BỮA CƠM GIỮA CHÙA QUÊ” THƠ THÍCH TÍN THUẬN / Châu Thạch

                                           Thích Tín Thuận và Châu Thạch


     BỮA CƠM GIỮA CHÙA QUÊ 

 Hè nắng đổ sân chùa như rực lửa 
 Bảng hổi lên hiệu báo bữa cơm thường 
Những não phiền bao hệ phược vấn vương 
Tạm ngưng nghỉ để nhường đường trai ngọ 

Cơm một bát tròn xoe in để đó 
 Dĩa muống rau mềm mại ngó mà vui 
 Miếng đậu tương trắng toát thiệt rõ bùi 
Canh bí đỏ thêm lạc vùi thơm tháp 

Nâng ngang trán một lòng y như pháp 
Ngọt đắng cay chua mặn nhạt cúng dường 
 Rõ trần ai khổ vô ngã vô thường 
Trang huyễn mộng chỉ trò thương hải biến 

 Búp sen mở cánh xòe trên bảo điện 
Nỗi buồn lo vừa đổi chuyển lạc an 
Sáu căn trần dạ chẳng buộc duyên phan 
 Cùng sáu thức quẳng mơ màng trôi nổi 

 Cơm một bát đủ ấm lòng ba buổi 
 Kinh vẹn thì lục khắc với năm canh 
Nguyện một lòng soi rọi giúp quần sanh 
 Thuyền Bát nhã đáp vương thành tịnh thổ 

 Trưa hè nắng nhưng mồ hôi chẳng đổ 
Bát cơm lành trưa đúng ngọ cùng dâng…/. 

02.06.2016 
Thích Tín Thuận 

Sách mới: ĐÌNH LÀNG ĐẠI YÊN…- BÀ CHÚA KHO…- NGÔ QUYỀN VÀ…- VƯƠNG TRIỀU LÝ… / Lê Thái Dũng




Chúc mừng nhà nghiên cứu Lê Thái Dũng trong hai năm 2019 và 2020 đã xuất bản được bốn đầu sách quý:
- Đình làng Đại Yên sự tích và truyền thuyết.
- Bà chúa Kho tình sử và huyền tích.
- Ngô Quyền và các danh tướng trong trận Bạch Đằng lịch sử.
- Vương triều lý và vai trò của thủy quân trong sự nghiệp bảo vệ đất nước.

Thứ Hai, 7 tháng 9, 2020

PHẠM NGỌC THÁI NÓI VỀ THƠ HAY CỦA NGÀN NĂM VĂN HIẾN THĂNG LONG


           
                            
       
        Nói về thơ hay ở đây, nghĩa là bài thơ đó phải được lưu danh sử sách trong văn hiến của ngàn năm Thăng Long - Thí dụ: cao siêu là KIỀU của đại thi hào Nguyễn Du, thuộc thể tiểu thuyết thơ. Các loại thơ ngắn hay xưa nay, trường cửu với thời gian, như: 
        Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan (BHTQ) - Làm lẽ, Hồ Xuân Hương - Thu điếu, Nguyễn Khuyến - Thương vợ, Tú Xương - Đây thôn Vỹ Dạ * Mùa xuân chín * Bẽn lẽn, Hàn Mặc Tử - Tràng giang, Huy Cận - Tương tư, Nguyễn Bính - Tương tư chiều, Xuân Diệu - Tranh lõa thể, Bích Khê - Say đi em, Vũ Hoàng Chương - Hai sắc hoa tigôn, TTKH. - Thuyền và biển, Xuân Quỳnh - v.v.... 
       

CHÀNG HỀ CÔNG LÝ : Chùm thơ: Đặng Xuân Xuyến



   
CẠN TIN
- Nhân phiên tòa phúc thẩm vụ án Hồ Duy Hải -

Chới với...
Níu gì
.
Màn hạ rồi
Kép chính đã tròn vai
Về đi
Về đi
Nước mắt đâu còn để rơi
Công Lý gật gù bên giường con hát.
.
Về thôi
Về thôi
Đạo Người thua rồi trắng ván
Niềm tin cạn rồi đâu còn để rạn
.
Cao xanh hỡi
Cho tin 2 chữ Luật Trời!
*.
Hà Nội, đêm 08 tháng 05/2020


CHÙA HÀ - LINH THIÊNG VỀ CẦU TÌNH DUYÊN / Đặng Xuân Xuyến




        Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, trước kia thuộc làng Dịch Vọng (tên nôm là làng Vòng), huyện Từ Liêm, nay thuộc phố Chùa Hà, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

        Có hai truyền thuyết về chùa Hà.

Sách mới: TỐT ĐEN LẠC LOÀI : Tập truyện ngắn / Việt Thắng




        Chúc mừng nhà văn Việt Thắng có tác phẩm mới ra mắt bạn đọc:

        TỐT ĐEN LẠC LOÀI : Tập truyện ngắn / Việt Thắng. – H.: Hội Nhà văn, 2020. – 246 tr, ; 21 cm.

Thứ Bảy, 5 tháng 9, 2020

NỮ TƯỚNG HỌ TRẦN: LINH TỪ QUỐC MẪU TRẦN THỊ DUNG / Trần Nguyên Trung


Ts. Trần Nguyên Trung


        Vào cuối triều Lý đã xuất hiện 2 người phụ nữ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với lịch sử dân tộc. Đó là Lý Chiêu Hoàng và Trần Thị Dung.

Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2020

TRUYỆN CƯỜI NGUYỄN KIM TRÌ




     


        1-

        Hai vợ chồng lên giường ngủ, mọi thủ tục đã xong, đèn tắt. Cô vợ bảo chồng:
        - Đố anh biết, con trai cái gì quý nhất?
        Anh chồng nắm tay vợ đập vào… trả lời: 
        - Cái này.
        Cô vợ bảo:
        - “Đếch thèm”, rôi mân mê chuỗi vòng trên cổ bảo: 
“Viên ngọc”.

Tiếu lâm Truyền kì (Kì 37-2020) : BÓP… TRÊN, BÓP… DƯỚI / Vũ Duy Chu




        Một ông miền Trung du lần đầu tiên vào chơi thăm bạn cùng quê đang làm việc ở một thành phố miền Tây Nam bộ.
        Tối ngồi nhậu, ông rủ rỉ hỏi bạn:
        - Này ông, sao cái món ”vốn tự có” của chị em trong này vừa thoải mái, vừa bèo thế ông nhỉ?
        Ông bạn thủng thẳng:
        - Ối xời ơi, thì ngoài mình “vốn tự có” Đồ Sơn, Hải Phòng, Quất Lâm, Thịnh Long, Hải Hậu, Nam Định nghe nói còn bèo ê hề mà ông.

Thứ Năm, 3 tháng 9, 2020

CÁCH HÓA GIẢI NGÀY XẤU (HẮC ĐẠO) ĐƠN GIẢN, DỄ LÀM / Đặng Xuân Xuyến

        - Trích từ 1001 KIÊNG KỴ TRONG TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN của Đặng Xuân Xuyến ; Nhà xuất bản Thanh Hóa 2010 -



        Không chỉ xưa mà nay, khi khởi sự những công việc quan trọng người ta thường cẩn trọng chọn ngày, kén giờ sao cho đúng vào giờ đẹp, ngày lành mới tiến hành để cầu mong sự tốt lành sẽ đến với con cháu, gia tộc nhưng việc chọn được ngày đẹp, không bị các sao xấu xâm phạm thì thật khó, mỗi tháng chỉ được vài ngày trong khi công việc lại cần kíp, không thể trì hoãn, nếu cứ câu nệ vào việc chọn ngày đẹp, giờ đẹp sẽ làm lỡ dở công việc, lỡ mất những vận may của mình, rồi thành sự nuối tiếc của bản thân và trở thành chuyện cợt nhả, mua vui của thiên hạ.

Thứ Tư, 2 tháng 9, 2020

Sách mới: NHÀ EM / Trần Thị Nhật Tân





        Chúc mừng nhà văn Trần Thị Nhật Tân vừa ra mắt tập thơ mới xuất bản:

        NHÀ EM: Thơ thiếu nhi / Trần Thị Nhật Tân. – H.: Hội Nhà văn, 2020. – 38 tr. ; 19 cm.

Thứ Ba, 1 tháng 9, 2020

CÁCH BỐ TRÍ TƯỢNG THỜ TRONG CHÙA MIỀN BẮC / Đặng Xuân Xuyến




        Các chùa miền Bắc thường theo Thiền phái Bắc tông nên cách bài trí tượng Phật đơn giản và khác với chùa miền Nam.
        Một ngôi chùa Phật giáo ở miền Bắc phổ biến có 4 khu vực: Chính điện, Tiền đường, Nhà hành lang, Nhà tổ và nhà trai.

        * CHÍNH ĐIỆN:

        1. Tượng Tam Thế:

        Là ba pho tượng ngồi ngang nhau ở nơi cao nhất trên bàn thờ, đại diện cho chủ Phật trong ba thời gian quá khứ, hiện tại thế, vị lai thế.

ĐỌC SÁU BÀI THƠ THƠM HƯƠNG THIỀN THỜI TRAI TRẺ CỦA THI SĨ TRẦN THOẠI NGUYÊN / Châu Thạch


  
                                               Thi sĩ Trần Thoại Nguyên

        Trước khi bàn đến những bài thơ thơm hương thiền của Thi sĩ Trần Thoại Nguyên, xin hãy nghe tác giả tâm sự:           
        "Tiểu luận về tổ sư thiền tông Bồ Đề Đạt Ma”, một cuốn sách nhỏ mỏng manh của chàng trai trẻ tóc xanh Phạm Công Thiện, xuất bản năm 1964, nhưng có sức nặng nghìn cân, có sức khai mở rộng khắp ghê gớm cho người học Phật tâm tịnh thiền tông Việt Nam thời hiện đại, làm thay đổi hồn thơ tôi năm 18, 20 tuổi!   
Hàng loạt 5 bài thơ thơm hương Thiền của Thi sĩ Bụi Đời Trần Thoại Nguyên đăng trên tạp Chí Tư Tưởng của ĐH Vạn Hạnh năm 1970, 1971 trong đó có bài thơ Đêm Trăng Leo Lên Mái Chùa” được rất nhiều bạn yêu thơ yêu thích thuộc lòng!"