Để
không mất thì giờ bạn đọc, tôi xin vào đề ngay những gì tôi đã đọc, tìm hiểu, đồng
thời xin góp thêm vài ý chủ quan của
tôi:
1-TÁC GIẢ VĂN CHÍNH TỐ TRẦN MẠNH HẢO ĐẠO THƠ CỦA NGUYỄN DU LẦN THỨ
NHẤT
Tác giả Văn Chính viết: Ở bài “Con cò tập viết”:
Trời
in đáy nước
Cò
ngỡ mực xanh
Dùng
mỏ chấm mực
Viết
mãi không thành
Thực
ra, tứ của bài thơ là thuổng từ bức tranh dân gian Lý ngư vọng nguyệt cơ, chỉ
có “Trời in đáy nước” là thuổng từ câu “Long lanh đáy nước in trời” của cụ Nguyễn
Du.”
CHÂU THẠCH TÌM HIỂU NHƯ SAU:
“Lý
ngư vọng nguyệt” hay “cá chép trông trăng” là một trong những bức tranh đẹp nhất
cả nghệ thuật tranh dân gian Việt Nam. Những con cá chép trong tranh không tìm
về giá trị đích thực, mà lại chỉ nhìn vào những hư ảo của cuộc đời. Hàm nghĩa của bức tranh muốn nhắn gửi thế
nhân: Đừng nhìn vào những hư ảo trong cuộc đời mà hãy tìm về những giá trị đích
thực, tìm về sự hoàn thiện, viên mãn thật sự của con người.
Ý KIẾN CHỦ QUAN CỦA CHÂU THẠCH:
Hai
câu thơ đầu trong Con Cò Tập Viết “Trời in đáy nước/Cò ngỡ mực xanh” của Trần Mạnh
Hảo tả bầu trời xanh soi mình xuống đáy nước là “hình ảnh phổ biến một cách rộng khắp, dùng thường
trong ngôn ngữ”. Hàng vạn nhà thơ từ cổ
chí kim, từ em học sinh cấp 1 tâp làm văn trong lớp đến cụ Nguyễn Du đều có thể
viết vậy. Do đó bất kỳ ai cũng có thể
dùng hình ảnh trên cho thơ văn của mình mà không thể gọi là ai bắt chước ai cả.
Hai
câu thơ sau “Dùng mỏ châm mực/Viết mãi
không thành” có ý thơ siêu hơn tranh “Lý
Ngư Vọng Nguyệt”. Tranh Lý Ngư Vọng Nguyệt
là cá chép ngắm trăng chỉ diễn đạt cái nhìn hư ảo, còn thơ Con Cò Tập Viết
diễn tả một hàng động vô ích của những kẻ ngu muội. Tôi nghĩ cà hai ý thơ và
hình ảnh giữa Lý Ngư Vọng Nguyệt và Con Cò
Tập Viết khác nhau hoàn toàn. Cho
dầu nhà thơ Trần Mạnh Hảo có nhìn bức tranh kia mà nẩy sinh ra ý thơ nầy cũng
là một sự sáng tạo đáng khâm phục, không thể quy chụp là đạo ý của tranh được.
2-TÁC GIẢ VĂN CHÍNH TỐ TRẦN MẠNH HẢO ĐẠO THƠ CỦA NGUYỄN DU LẦN THỨ
HAI:
Tác giả Văn Chính viết: “Trần Mạnh Hảo lấy câu của
cụ Nguyễn Du viết trong bài “Phản chiêu hồn”
Hậu
thế nhân gian giai Thượng Quan
Đại
địa xứ xứ giai Mịch La,
[Ðời
sau đều là Thượng Quan/ Khắp mặt đất đều là sông Mịch La]
để chế thành một câu trong
bài “Nguyễn Trãi trước giờ tru di”:
“Ta
thương xã tắc không mất về tay giặc
Lại
mất về tay bọn nịnh thần
Triều
đình ai cũng là Lê Sát”
CHÂU THẠCH TÌM HIỂU NHƯ SAU:
Phản
Chiêu Hồn là bài thơ chữ Hán thể cổ thi
của Nguyễn Du trong tập Bắc Hành Tạp Lục, sáng tác trong thời kỳ đi sứ sang
Trung Quốc. Trong bài Phản Chiêu Hồn có mấy câu thơ :
“Hậu
thế nhân gian giai Thượng Quan
Đại
địa xư xứ giai Mịch La
Ngư
long bất thực, sài hổ thực
Hồn
hề! Hồn hề! Nại hồn hà?”
dịch là :
“Thượng
Quan thời buổi ai ai,
Khắp
trên đất rộng sông dài Mịch La!
Cá
rồng nuốt, sói hùm tha,
Hồn
ơi! Hồn hỡi! Hồn mà làm sao?”
Trong
khổ thơ trên có có các chữ Thượng Quan và Mịch La? Tương truyền Khuất Nguyên
(khoảng 340 - 278 trước công nguyên) làm quan đại phu nước Sở bị Thượng Quan
Ngân Thượng gièm pha khiến cho Sở Hoài Vương ruồng bỏ, phải lưu đày xuống Giang
Nam. Uất ức, tủi nhục, Khuất Nguyên làm bài phú Ly Tao rồi gieo mình xuống sông
Mịch La tự vẫn. Tống Ngọc là nhà thơ cùng thời với Khuất Nguyên đã làm bài
Chiêu hồn để gọi hồn Khuất Nguyên về dương gian. Nguyễn Du chống lại quan điểm
đó, nên đã làm bài Phản chiêu hồn (Chống lại bài chiêu hồn). Ông cho rằng: nếu
hồn Khuất Nguyên có về dương gian thì cũng chẳng có gì tốt đẹp.
Bây
giờ đề cập đến bài thơ “Nguyễn Trải Trước Giờ Tru DI” của Trần Mạnh Hảo. Tựa đề
đã nói ý chính của bài thơ rồi. Bài thơ nầy được nhà phê bình thơ Vũ Bình Lục
nhận xét như sau: “Một bài thơ viết theo
lối trực cảm, nhưng lại khéo mượn lời nhân vật trữ tình. Mà có lẽ cũng chỉ bằng
cách ấy, mới có thể chuyển tải mạch tâm tư tình cảm của người viết một cách hữu
hiệu”. Hai câu thơ mà tác giả Văn Chính tố họ Trần đạo thơ Nguyễn Du nằm trong
khổ thơ nầy:
“Ta thương xã tắc không mất về tay giặc
Lại mất về tay bọn nịnh thần
Triều đình ai cũng là Lê Sát*
Mắt thiên tử như Nam Hải đố ai lấp đầy
giai nhân?
Luân thường đem gác gác bếp
Chỉ ba ông đầu rau nhìn thấy dân”
*Lê
Sát là một trong những công thần khai quốc
của hoàng triều Lê. Đến đời vua Lê Thái
Tông bị ghét bỏ. Năm 1437, Lê Sát bị bãi chức, sau bắt tự tử tại nhà, vợ con
gia sản đều bị tịch thu.
Ý KIẾN CHỦ QUAN CỦA CHÂU THẠCH:
Đọc mấy câu thơ trong Phản Chiêu Hồn của
Nguyễn Du ta thấy nhà thơ khóc một triều đại mà quan quyền thoái hoa, xấu xa,
xu ninh đã làm hại nhân tài . Nhà thơ đã lấy hình ảnh cá rồng là thứ hiền hòa
thì lại nuốt mà sói hùm là thứ thú dữ thì lại tha, vậy thì “Hồn ơi! hồn ơi! hồn
mà làm sao?” có nghĩa là gọi hồn Khuát Nguyên về cũng vô ích thôi, đâu giúp được
gì cho xã tắc.
Đọc
mấy câu thơ trong bài “Nguyễn Trải Trước Giờ Tru Di” ta thấy Trần Mạnh Hảo viết
về tâm trạng và nỗi đau của Nguyễn Trải, ông lo sợ VUA sẽ mù trước lẽ phải,
quan quyền sẽ là bọn đầu rau, nịnh thần, đạo ly sẽ lu mờ như nơi xó bếp.
Đem so hai đoạn thơ của Nguyễn Du và Trần Mạnh Hảo, ta thấy cái chủ đề na ná nhau
vì cả hai đều nói đến sự suy thoái của
triều đình, đó chỉ là sự ngẫu nhiên mà hai tác gỉa đã khóc cho hai triều đại
khác thời nhau mà thôi .Thế nhưng từ ngữ và tứ thơ trong hai đoạn thơ không có
gì giống nhau cả. Vậy cho nên nói tác giả nầy lấy thơ của tác giả khác để ‘chế”
lại thì không có chút gì hợp lý cả.
3-TÁC GIẢ VĂN CHÍNH TỐ TRẦN MẠNH HẢO ĐẠO
THƠ LÝ BẠCH:
Văn
Chính viết: “Trong bài “Tương tiến tửu”, Lý Bạch viết:
Nước
sông Hoàng Hà chảy từ trên trời xuống,
Chảy
ra đến biển không quay trở lại nữa.
Trần
Mạnh Hảo thuổng một câu chế thành câu khác trong bài “Mao Trạch Đông” của mình:
Người
cầm con hồng vệ binh như cầm một tách trà
Hoàng
Hà đỏ đổ từ trời như cắt tiết”
CHÂU THẠCH TÌM HIỂU:
Bài thơ Tương Tiến Tửu của Lý bạch có những
câu thơ mở đầu hay như sau:
Quân
bất kiến:
Hoàng
Hà chi thuỷ thiên thượng lai,
Bôn
lưu đáo hải bất phục hồi!
Hựu
bất kiến:
Cao
đường minh kính bi bạch phát,
Triêu
như thanh ty, mộ thành tuyết.
Nhân
sinh đắc ý tu tận hoan,
Mạc
sử kim tôn không đối nguyệt!
Dịch:
Anh
không thấy:
Nước
sông Hoàng Hà chảy từ trên trời xuống,
Chảy
ra đến biển không quay trở lại nữa.
Anh
lại không thấy:
Cha
mẹ soi gương buồn nhìn tóc bạc,
Sáng
còn như tơ đen mượt, chiều tối đã trắng như tuyết.
Đời
người khi nào đắc ý nên tận tình vui sướng,
Đừng
để chén rượu vàng cạn queo nhìn vầng trăng.
Bài
thơ Mao Trạch Đông của Trần Mạnh Hảo có một khổ thơ như sau:
Máu
Trung Hoa trắng rợn da ngựa
Cho
thuỳ dương xoã hết tóc Đường Thi
Người
mắc bệnh nghi mình là tượng
Cả
Trung Hoa lên cơn nghiền lý tưởng
Người
cầm cơn hồng vệ binh như cầm một tách trà
Hoàng
Hà đỏ đổ từ trời như bị cắt tiết
Ý KIẾN CHỦ QUAN CỦA CHÂU THẠCH:
Đem đoạn thơ của Tương Tiến Tửu so sánh với đoạn thơ Mao Trạch Đông ta thấy khác ý nhau
hoàn toàn. Tương Tiến Tửu nói vè sự phôi pha cúa đời người, ngày tháng như nước
sông Hoàng Hà trôi đi không quay lại, như
tóc người gìà bạc đi trong
ngày.
Ngược lại bài thơ Mao Trạch Đông nói về nhân
vật lịch sử Mao Trạch Đông, đã đưa một
thế hệ Trung Hoa lao vào lý tưởng bệnh hoạn, thần tượng hóa họ Mao, kích động
phong trào hồng vệ binh dễ như cầm tách
trà trên tay mà làm cho máu chảy như nước Hoàng Hà đỏ từ trời cao xuống đổ xuống.
Về
ý câu thơ “Hoàng Hà đỏ đổ từ trời…” có đạo
thơ Lý Bạch hay không thì nhà thơ Trần Mạnh
Hảo đã giãi thích rằng: “Dân ca Hồ Nam thời Chiến quốc từng có câu: “Dương tử
giang từ trời rót xuống” trước câu thơ “Sông Hoàng hà từ trời chảy xuống” 800
trăm năm”.
Vậy
theo Châu Thạch tôi, vì viết bài thơ về Mao Trạch Đông là nhân vật lịch sử của Trung Quốc nên
nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã dùng một điển tích, một huyền thoại trong dân gian
Trung Quốc, đó là điều xưa nay ai cũng có thể dùng để nhân mạnh ý thơ mình , nhất
là trong các cảo thơm của các thi hào mà ngay nay ta học như Kim Vân Kiều, Cung
Oán Ngâm Khúc, Chinh Phụ Ngâm… Vậy việc nói nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã “thuổng một
câu thơ của Lý Bạch chế thành câu thơ
mình” thì chỉ là một sự vu oan thôi.
Cho dầu nhà thơ Trần Mạnh Hảo cón mượn cái
ý thơ “Hoàng Hà chảy từ trời xuống” của Lý Bạch để đem vào thơ mình thì
cũng chỉ dùng một điển cố, điển tích trong lịch sử Trung Hoa để
làm cho thơ mình trở nên sinh động và
hàm xúc. Điều đó được cho phép. Ta thấy tuyện Kiều của Nguyễn Du là cả một sự
tái tạo điển cố, điển tích mà trở nên toàn bích hơn nhiều so với nguyên tác.
4- KẾT LUẬN:
Tác
giả Văn Chính còn tố Trần Mạnh Hào đạo thơ của Nguyễn
Bính, Trần Đăng Khoa và Truyện Ngụ Ngôn.
Thế nhưng đọc những lời tố cáo nầy, Châu Thạch tôi thấy không thuyết phục và không có gì hay, nếu mình viết thêm vào
đây chỉ thêm dài, làm đau mắt quý bạn đọc.
Vì vậy tôi xin mạn phép ngưng lại sau sự
tìm hiểu và ý kiến về 3 lời tố cáo trên.
Công bình mà nhận xét, thi thấy rằng những
lời tố cáo của tác giả Văn Chính về thơ của Trần Mạnh Hảo cũng giống như là sự
bới lông cố tìm vết. Khi đã bới lông cố tìm vết thì dầu thấy cái bớt hồng hay
cái nốt ruồi hồng vẫn cho là xấu. Điều đó cũng giống như một người muốn vu oan
vợ mình ngoại tình thì nhìn bất cứ đưa
trẻ nào cũng thấy có nét giống vợ mình để
đem làm bằng chứng là vợ mình lấy trai.
Tôi chỉ là một con dế già thích gáy, thấy điều
gì trái ý mình thì gáy, gáy hay hoặc gáy
dỡ thì cũng đã gáy rồi. Xin nhận lảnh những lời khen hay những lời chê trách,
xem đó dếu là niềm vui của mình được
giao lưu về văn thơ. Trân Trọng./.
Châu Thạch
Hay !
Trả lờiXóa