Thứ Bảy, 7 tháng 8, 2021

TRẦN MẠNH HẢO HẦU CHUYỆN VĂN CHINH, LÊ TRÍ VIỄN - MỘT MÌNH CHỐNG LẠI MAPHIA GIÁO SỤC(2)

 



 VĂN CHINH BỚI LÔNG TÌM VẾT, QUYẾT VU CHO TRẦN MẠNH HẢO ĐẠO THƠ MỘT CÁCH KHIÊN CƯỠNG, ĐIÊU TOA… ĐỂ BẢO VỆ VĂN GIÁ, MẶC DÙ “VĂN” GIỜ ĐÃ XUỐNG “GIÁ” TOÀN PHẦN…

       Trên FB của thi sĩ kiêm họa sĩ Trần Nhương, có đoạn ông viết: “Nghe đâu Trần Mạnh Hảo chỉ đối thoại với văn hào, không đối thoại với Văn Chinh”. Gớm mấy chinh mới được một hào bác Trần Nhương ơi. Tôi không phải bạn Văn Chinh nhưng có quen biết ông này. Có hồi Văn Chinh biên tập trang văn nghệ cho báo “Nông thôn” hay “Nông nghiệp” gì đó, hay đặt bài tôi phê bình các giáo sư cốt câu khách bán báo.

       Nay thấy ông hăng máu quá, nghe nói để bênh vực cho PGS.TS. nhà thơ trẻ Văn Giá thoát khỏi tội đạo văn (Văn Giá thuổng luôn hồn cốt, ý tứ, motif, lời bài hát “Ngẫu hứng phố” của nhạc sĩ Trần Tiến) thành bài thơ “Mùa thi đổ lửa” của mình) Văn Chinh đã thức mấy đêm lấy kính hiển vi soi xem Trần Mạnh Hảo có câu thơ nào ang áng thơ người khác không, rồi hô hoán lên: ta bắt được mi đạo thơ rồi, có chạy đằng trời nhá, bắt được tay, day được mắt rồi nhá…

       Xin tiếp chỉ 6 lần Văn Chinh vu cáo Trần Mạnh Hảo đạo thơ:

       1. TRẦN MẠNH HẢO ĐẠO THƠ CỦA NGUYỄN DU LẦN THỨ NHẤT:

       Ở bài “Con cò tập viết”:

       Trời in đáy nước

Cò ngỡ mực xanh

Dùng mỏ chấm mực

Viết mãi không thành

Thực ra, tứ của bài thơ là thuổng từ bức tranh dân gian Lý ngư vọng nguyệt cơ, chỉ có “Trời in đáy nước” là thuổng từ câu “Long lanh đáy nước in trời” của cụ Nguyễn Du.

       TRẦN MẠNH HẢO TRẢ LỜI: Ôi chao, có hàng trăm câu thơ đông tây kim cổ mô tả mây bay dưới nước, sương khói bay dưới nước, trăng rơi đáy nước, chắc bàn dân thiên hạ đều thuổng từ thơ Nguyễn Du, thuổng từ tranh Lý Ngư vọng nguyệt cả sao? Vậy thì khác gì đọc bài thơ “Con hổ nhớ rừng” của Thế Lữ, Văn Chinh nhảy lên hô hoán: Thế Lữ thuổng từ bức tranh Tầu “Võ Tòng đả hổ” rồi đó. Khiên cưỡng, dối trá, thế mà Văn Chinh cũng nói được, ghê sợ thay kẻ gắp lửa bỏ tay người.

       2 TRẦN MẠNH HẢO ĐẠO THƠ CỦA NGUYỄN DU LẦN THỨ HAI:

       Trần Mạnh Hảo lấy câu của cụ Nguyễn Du viết trong bài “Phản chiêu hồn”:

       Hậu thế nhân gian giai Thượng Quan

       Đại địa xứ xứ giai Mịch La,

       [Ðời sau đều là Thượng Quan/ Khắp mặt đất đều là sông Mịch La]

       để chế thành một câu trong bài “Nguyễn Trãi trước giờ tru di”:

       “Ta thương xã tắc không mất về tay giặc

       Lại mất về tay bọn nịnh thần

       Triều đình ai cũng là Lê Sát”

       TRẦN MẠNH HẢO TRẢ LỜI: chỗ này, Văn Chinh hoàn toàn vu cáo, vấy bùn sang ao. Câu thơ “trong bài “Phản Chiêu hồn” của Nguyễn Du không dính dáng gì với mấy câu Trần Mạnh Hảo viết về Nguyễn Trãi. Văn Chinh lại vu cáo trắng trợn rồi.

       3 TRẦN MẠNH HẢO ĐẠO THƠ LÝ BẠCH

       Trong bài “Thương tiến tửu”, Lý Bạch viết:

       Nước sông Hoàng Hà chảy từ trên trời xuống,

       Văn Chinh lại vu cáo Trần Mạnh Hảo đạo thơ Lý Bạch.

       Chảy ra đến biển không quay trở lại nữa.

       Trần Mạnh Hảo thuổng một câu chế thành câu khác trong bài “Mao Trạch Đông” của mình:

       Người cầm con hồng vệ binh như cầm một tách trà

       Hoàng Hà đỏ đổ từ trời như cắt tiết

       TRẦN MẠNH HẢO TRẢ LỜI:

       Văn Chinh lại vu cáo bậy bạ rồi. Câu thơ trong “Tương tiến tửu” của Lý Bạch và câu thơ trong bài “Mao Trạch Đông” của Trần Mạnh Hảo không dính dáng gì với nhau cả. Dân ca Hồ Nam thời Chiến quốc từng có câu: “Dương tử giang từ trời rót xuống” trước câu thơ “Sông Hoàng hà từ trời chảy xuống” 800 trăm năm. Không cứ Trần Mạnh Hảo, cả nghìn thi sĩ xưa nay đã viết về sông Hoàng Hà, Dương Tử đổ từ cao nguyên, từ Hi mã lạp sơn, từ đỉnh trời xuống đất cả thôi.

       4 TRẦN MẠNH HẢO ĐẠO THƠ NGUYỄN BÍNH

       Nguyễn Bính viết trong bài “Những bóng người trên sân ga”:

       Hờ hững bước đi cùng bóng lẻ

Một mình làm cả cuộc chia ly

Trần Mạnh Hảo đạo rồi chế thành:

Ngồi giữa trời đất ấy

Một mình mình chia ly (Đi tới)

       Trời ơi, Văn Chinh có còn khả năng đọc hiểu hay không: “Một mình làm cả cuộc chia ly” của Nguyễn Bính là cuộc chia ly với một kẻ khác ngoài mình: “cuộc chia ly”. Còn câu thơ Trần Mạnh Hảo tuy có vẻ giống nhau nhưng ngữ nghĩa hoàn toàn khác, rằng “Một mình mình chia ly” là chia ly với chính mình, chia ly với hóa thân của mình, giời ạ !

       5 TRẦN MẠNH HẢO ĐẠO THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA

       Trần Đăng Khoa viết:

Trăng tròn như quả bóng

Đứa nào đá lên trời

Trần Mạnh Hảo lấy tứ thơ ấy, chế thành:

Mai rồi vũ trụ thành sân rộng

Con sút tung trời quả bóng trăng (Con tập đi)

TRẦN MẠNH HẢO TRẢ LỜI VỀ CHUYỆN “QUẢ BÓNG TRĂNG” KHÔNG PHẢI CỦA RIÊNG TRẦN ĐĂNG KHOA NGHE CHƯA:

       Văn Chinh ơi, cậu dốt nó vừa chứ. Trước khi Trần Đăng Khoa sinh ra (1956) cả thế giới đã gọi quả đất là QUẢ CẦU (cầu là quả bóng). Trăng tròn, trái đất tròn đều giống trái bóng (trái cầu cả) Khoa với khiếc gì ở đây Văn Chinh?

       6 TRẦN MẠNH HẢO ĐẠO VĂN TỪ TRUYỆN NGỤ NGÔN:

       Thơ ông Hảo:

Con mọt ăn thanh gỗ xác xơ

Nào biết đâu lửa đã gần kề

Tôi quên mất tên ngụ ngôn này, ông Hảo nhớ của ai xin comment giúp. Chỉ nhớ đó là chuyện con chim đang định bắt con bọ ngựa ăn thịt, nó không biết có người đi săn đang giương súng bắn nó còn chàng thợ săn thì không biết con rắn đang định cắn mình?

       TRẦN MẠNH HẢO TRẢ LỜI VỀ TỘI ĐẠO VĂN LẦN THỨ 6 DO VĂN CHÍNH VU CÁO:

       Đây chính là sự bỉ ổi của Văn Chinh, nó bịa ra chuyện TMH đạo chuyện dân gian, mà dân gian nào khi viết: “Con mọt ăn thanh gỗ xác xơ/ Nào biết đâu lửa đã gần kề”… hở kẻ gắp lửa bỏ tay người, vấy bùn sang ao người có tên là Văn Chinh!

       Chỉ xin trích mấy “còm” nơi  bài viết vu cáo này trong chính trang FB của  Văn Chinh cho thiên hạ tỏ tường:

       (trích trong bài LẬT ĐI LẬT LẠI CHUYỆN ĐẠO THƠ CHỢT NHẬN RA TRẦN MẠNH HẢO ĐẠO THƠ 6 LẦN

       Của Văn Chinh, trên FB của đương sự)

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=365418351645860&id=100045330946831

Trần Nhung

Nói có lý. Phang Trần Mạnh Hảo không dễ.

 

  Nguyễn Xuân Dương

Vô công rồi nghề ngồi bới bèo ra bọ để hạ nhục nhau. Sao không sống cho tử tế một chút cho mọi người thanh thản nhỉ

 

Hai Phan Thanh

Nói về "đạo văn" "Đạo thơ" chưa có khái niệm cụ thể. Nếu lấy nguyên văn thơ người khác làm thơ mình thì gọi là "Đạo văn" là đúng còn như lấy ý lấy vần thêm thắt vào thành thơ của mình thì không thể gọi là "Đạo" được. mà có thể còn gọi là học tập - tiếp thu truyền thống... nữa Đây là ý kiến của riêng tôi dân kĩ thuật thích đọc thơ không biết làm thơ

 

  Hoang Hanh

Con người với con người có những cảm xúc tương đồng trước cái đẹp. Ví dụ trước một cô gái đẹp, nhiều người thốt lên: Em đẹp em xinh em, em tuyệt vời cuộc đời.

 

Lê Hồng Thiện

Hoang Hanh chuẩn

 

Hai Phan Thanh

Đọc bài này tôi thấy tác giả khen Trần Mạnh Hảo chứ không phải phê phán TMH

 

  Huy Pham Quang

Một câu

Hoặc một ý trong một bài thơ có thể na ná

Nhưng na ná quá nhiều trong cả một bài thơ hay một trường đoạn (cả về ý tứ hay vần điệu) thì là một câu chuyện khác hẳn nhé Văn Chinh ơi

 

Duc Bac Nguyen

Đạo có một nghĩa là ăn cắp. Còn trùng ý trùng lời trong văn thơ là hoàn toàn có thể. Bởi ai có thể đọc hết của mọi người để tránh. Sư chỉ trích của hai ông nhà văn và nhà thơ này là vô tích sự.

 

Bắt bẻ láo lếu, bới lông tìm vết kiểu Văn Chinh thì cứ mở thơ Tố Hữu ra, ta có thể thấy Tố Hữu mới là thầy đạo thơ  ví như:

       Bài “Việt Bắc” của Tố Hữu có câu đầu: “Mình về mình có nhớ ta/ Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng” đạo từ ca dao: “Mình về có nhớ ta chăng/ Ta về ta nhớ hàm răng mình cười”

       Theo cách Văn Chinh bắt bẻ TMH, bới lông tìm vết vu cáo TMH, thì chỗ này, thơ Tố Hữu nói như Văn Chinh cũng là đạo hay sao?

       Hoặc mấy câu thơ rất nổi tiếng của thi hào Lưu Trọng Lư dưới đây, bắt lỗi, bắt bẻ kiểu Văn Chinh thì thi sĩ Lưu Trọng Lư đã đạo thơ từ bài: “Trường tương tư“ của Lương Ý Nương hay sao:

Em ngồi trong song cửa

Anh đứng dựa tường hoa,

Nhìn nhau mà lệ ứa,

Một ngày một cách xa.

        頭, 

Quân tại Tương giang đầu,

        尾。(2)

Ngã tại Tương giang vĩ.

        見,

Tương tư bất tương kiến,

        水。

Đồng ẩm Tương giang thuỷ.

http://thohoangnguyenchuong.weebly.com/.../trng-tng-t-lng...

thơ của  ( )

       LƯƠNG Ý NƯƠNG

(trường tương tư) sống đời nhà Đường, thời  Hậu Chu  ( 907-955)

Không, thi sĩ họ Lưu không đạo thơ, mà do ý tứ người xưa và người nay gặp nhau.

Với Văn Chinh, chỉ có Hữu Thỉnh và Văn Giá là hai kẻ thật như đếm, chả bao giờ biết lấy cắp thơ người khác làm thơ mình mà thôi. Chính Văn Giá đã làm những người bảo vệ cho ông ta không hề đạo thơ bị hố, bị “quê”: quyết giữ im lặng tới cùng theo tiêu chí: Việt Minh làm thinh đồng ý.,.

       Sài Gòn 24 h ngày 7-8-2021

T.M.H.

…………………………

 

KHÔNG CHỈ CÁC ĐẠI GIÁO SƯ ĐẦU NGÀNH ĐÃ GIẾT CHẾT MÔN VĂN TRONG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG & ĐẠI HỌC MÀ QUAN NIỆM “VĂN HỌC PHỤC VỤ CHÍNH TRỊ” ĐÃ GÓP PHẦN PHÁ HỦY CÁC BỘ MÔN “XÃ HỘI NHÂN VĂN” : TRIẾT HỌC, VĂN HỌC, SỬ HỌC, ĐẠO ĐỨC LUÂN LÝ… TỨC LÀ PHÁ HỦY CHÂN THIỆN MỸ… CHẢ LẼ DÂN TỘC VIỆT NAM THÂN YÊU CỦA CHÚNG TA SẮP ĐẾN NGÀY BỊ HỦY DIỆT; MÀ HỦY DIỆT ĐẦU TIÊN LÀ HỦY DIỆT VỀ TINH THẦN, VỀ VĂN HÓA, VỀ TÂM HỒN…NÓI GỌN TRƯỚC TIÊN LÀ HỦY DIỆT VĂN HỌC :

Hơn 40 năm nay, để chuẩn bị dạy Tiếng Việt và văn học Việt Nam cho con trai, tôi đã vùi đầu đọc như gần hết sách vở, giáo trình, giáo khoa của ngót trăm giáo sư hàng đầu và các GSTS lứa kế tiếp…và buồn vô hạn vì họ, các nhà giáo đủ học hàm học vị hầu hết chỉ là các nhà “sai học”, thậm chí họ còn chưa biết viết một câu văn Tiếng Việt cho đúng…. Môn Tiếng Việt, môn Văn mà họ gọi là “Ngữ văn” đã bị họ thay nhau hủy hoại…

Nhà “”sai học” GS Lê Trí Viễn ( chỉ là một ông giáo tiểu học) dạy và đào tạo ra “nhà sai học” Nguyễn Đăng Mạnh. Đến lượt mình, “nhà sai học” Nguyễn Đăng Mạnh lại đào tạo ra các “nhà sai học” khác như Lê Ngọc Trà, Huỳnh Như Phương, Đỗ Ngọc Thống, Hà Bình Trị, La Khắc Hòa, Bùi Mạnh Nhị, Chu Văn Sơn, Hồ Quốc Hùng…và chót bét là Ngô Văn Giá…

Đám PGS.TS do “cha sư phạm” Nguyễn Đăng Mạnh đẻ ra giờ cũng trên dưới 60, phải gọi GS Lê Trí Viễn bằng ông. Thế hệ U 60 này của Đỗ Ngọc Thống, Chu Văn Sơn, Văn Giá…lại sinh ra thế hệ “chắt tiến sĩ” như Đỗ Anh Vũ, Nguyễn Hoài Nam…

Ông GS Viễn ơi, ông đọc ít, hiểu ít, lại mở đầu sự dạy văn trên bậc đại học rất sai như sẽ trình bày dưới đây, góp phần cùng các học trò ông là Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Lộc, Nguyễn Đình Chú, Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ…dạy dỗ tào lao bậy bạ cho lớp cháu chắt nứt mắt ra đã là tiến sĩ ( dỏm), là PGS ( phong bì), gây tai họa cho dân tộc đất nước trong việc giảng dạy môn văn trong trường phổ thông và đại học.

Người bày đầu cho khái niệm “9 thế kỷ văn học ông cha thảy đều phi ngã” chính là ông GS.Lê Trí Viễn đã được GS. Nikulin ( Liên Xô) mớn cho.

“Vốn xuất thân là một cán bộ phiên dịch tiếng Việt của Ðại sứ quán Liên Xô ở ta trong những năm 50 thế kỷ trước, từng nhiều lần được gặp Bác Hồ kính yêu, kiên trì trau dồi tiếng Việt và đi sâu vào văn học Việt Nam, GS Nikulin dần dần đã trở thành một chuyên gia hàng đầu về văn học Việt Nam, từng đảm nhận chức vụ Trưởng ban nghiên cứu văn học Á - Phi của Viện Văn học thế giới mang tên M.Gorky, trực thuộc Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô. Ông là tác giả của hàng trăm công trình lớn nhỏ nghiên cứu văn học Việt Nam và một phần văn hóa Việt Nam từ ngọn nguồn cho tới thời kỳ hiện đại, đã lớn tiếng khẳng định những giá trị nhân văn lớn lao trong sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Ðình Chiểu, Cao Bá Quát, Hồ Chí Minh...

https://nhandan.vn/.../thuong-tiec-giao-su-n-i-nikulin...

Trong một cuốn sách của mình, GS Lê Trí Viễn khai rằng khái niệm “PHI NGÔ được gán cho 9 thế kỷ văn học ông cha thời phong kiến là sáng tạo của GS. Nikulin tặng cho ông, và ông đã dùng khái niệm : “ PHI NGÔ này để giết chết tinh thần nhân văn của ca dao, tục ngữ, của văn học dân gian, của văn học Lý Trần, của thi ca Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương…

Về việc này, “tội” của GS Lê Trí Viễn là quá lớn…

Dùng khái niệm PHI NGÃ để giết chết toàn bộ hồn cha ông trong văn học suốt 9 thế kỷ, nên ông GS. Lê Trí Viễn đã sáng tạo ra một khái niệm vĩ đại ( theo học trò Nguyễn Đăng Mạnh ca ngợi thầy mình) là “VĂN HỌC NƯỚC TA KHÔNG LỚN CŨNG KHÔNG NHỎ”…

Trời ơi, không biết các học trò của thầy Lê Trí Viễn giờ đã U 80 đang còn sống như Vương Trí Nhàn, Nguyễn Khoa Điềm, Tô Nhuận Vĩ, Tô Hoàng, Trần Quốc Toàn, Bùi Mạnh Nhị ( mới U 70) đã được học câu kinh “VĂN HỌC NƯỚC TA KHÔNG LỚN CŨNG KHÔNG NHỎ” và đã làm luận án tốt nghiệp bằng khái niệm vô phúc phủ nhận tâm hồn ông cha trong văn học này không ? Phát minh kinh hãi này của GS. Viễn đã được ít nhất 15 học trò của ông dùng để bảo vệ vô cùng thành công luận án tiễn sĩ văn học cơ đấy ! Đây là kết luận lịch sử của GS. Lê Trí Viễn : “Văn học nước ta dài như lịch sử nước ta. NÓ KHÔNG LỚN NHƯNG CŨNG KHÔNG ĐẾN NỖI NHỎ, cỡ quốc tế nó cũng có nhưng chưa nhiều. Từ xưa tới nay nó là vậy. Từ nay về sau chắc chắn nó sẽ hơn…” (sách giáo khoa văn học lớp 10, tập 1, trang 10, dòng thứ 11 kể từ trên xuống, trong bài khái luận “ Nhìn chung lịch sử văn học Việt Nam” do NXB GD ấn hành năm 1995)

       TMH bèn viết bài trao đổi với nhà phát minh vĩ đại số 1 của đại học sư phạm rằng : “ Kính thưa đại GS Lê Trí Viễn, tôi đồ rằng câu danh ngôn “ VĂN HỌC NƯỚC TA KHÔNG LỚN CŨNG KHÔNG NHỎ” là một phát ngôn chưa đúng, một cách nói có vẻ hàng tôm hàng cá, thưa ông ! TMH bèn dùng chính nhân vật đồng sáng tạo ra chủ nghĩa cộng sản là F. Engels, để trao đổi với GS. Viễn, rằng, chính Engels đã viết về văn học như sau : “ Ngôn ngữ Ai Len là tâm hồn dân tộc Ai len”, rằng “ tôi cũng có thể mượn lời Engels mà nói rằng : “ CHÍNH NGÔN NGỮ VIỆT NAM LÀ LINH HỒN CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM” – Vậy văn học là gì, văn học là ngôn ngữ kết tinh thành tâm hồn dân tộc. Văn học Việt Nam là tâm hồn, là tư tưởng ông cha suốt bốn nghìn năm lịch sử đọng lại trong tục ngữ, ca dao, trong văn học truyền miệng, trong văn học viết suốt hàng chục thế kỷ, sao dám nói bậy là NÓ – TÂM HỒN DÂN TỘC- không lớn, không nhỏ… ?

Không lớn không nhỏ thì dạy môn văn làm gì ?

Tâm hồn dân tộc, thưa GS, cũng có thể ví như mẹ chúng ta. Cho nên, ông cha mới ví MẸ LÀ TỔ QUỐC.

Mẹ ta, dù nghèo hèn, dù thất học nhưng chúng ta yêu mẹ mình nhất. Không ai bất nhân ví mẹ mình mồ hôi dầu với mẹ ông quan huyện lụa là ngồi mát ăn bát vàng thơm hơn mít cả, thưa giáo sư. Mẹ ta không phải là đơn vị so sánh để nói MẸ “KHÔNG LỚN KHÔNG NHỎ”. MẸ tầm thường hèn mọn quá chăng ? Ai không yêu mẹ mình nhất, làm sao yêu được Tổ Quốc Việt Nam bé nhỏ, nghèo nàn, anh hùng suốt mấy nghìn năm chống lại sự đồng hóa của nước Trung Hoa tàn bạo và độc ác một cách vĩ đại ?

Coi thường, rẻ rung tâm hồn ngôn ngữ là văn học Việt Nam như GS. Lê Trí Viễn, thì nên bỏ bục giảng đại học, về chăn trâu cắt cỏ đi cày sướng hơn.

Tôi không so sánh văn học Việt Nam với văn học Pháp, văn học Trung Hoa, nhưng là người Việt Nam, trước hết tôi yêu mẹ mình nhất… Vì MẸ không phải là đơn vị để so sánh. Người Mèo họ yêu ngôn ngữ Mèo, họ có quyền cho văn học Mèo của họ là vĩ đại nhất được không, thưa ông GS ăn cây Việt rào cây Tầu, cây Pháp !

Lạ lùng thay, trong các cuốn sách hay các bài giảng viết trong sách giáo khoa, GS Lê Trí Viễn viết sai kiến thức hơi bị nhiều. Ông lại quá vụng về trong diễn đạt, nên có khi phản tác dụng. Ví như ông ca ngợi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc quá mức quá đà, đến nỗi mất kiểm soát lý trí như sau : “ Trong đêm ở Paris bác đọc luận cương của Lê Nin nói các nước chưa có tư bản chủ nghĩa vẫn có thể xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng cách đốt cháy giai đoạn. Lúc đó Bác Hồ ta đã sướng điên lên”. Trần Mạnh Hảo phê bình GS Lê Trí Viễn rằng, GS vì yêu Bác quá mà mất lý trí. Lúc ấy Bác sướng vô cùng nhưng sướng trong tỉnh táo, chứ không phải “Bác sướng điên lên” như GS viết. Tìm ra chân lý cách mạng trong cơn sướng điên lên để dẫn cả dân tộc đi theo có đúng là Bác Hồ không, thưa giáo sư ?

Văn học khác chính trị. Chính trị lấy QUYỀN LỢI của cá nhân mình, phe phái mình làm mục đích. Văn học nghệ thuật bất vụ lợi, là thẩm mỹ của cái đẹp, của rung cảm nơi tâm hồn người, lấy CHÂN THIỆN MỸ làm gốc, quyết không vì lợi mà nói sai thành đúng, nói xấu thành tốt, nói dối thành thật  như món chính trị dùng thủ đoạn của cá nhân, của phe phái sống chết tranh giành quyền lực, thưa các đại giáo sư .,.

Sài Gòn ngày 6-8-2021

T.M.H.

......................


MỘT MÌNH CHỐNG LẠI HỆ THỐNG “MAFIA GIÁO SƯ - MAFIA GIÁO DỤC”, LỢI DỤNG VIỆC DẠY VĂN, ĐỘC QUYỀN VIẾT SÁCH GIÁO KHOA TỪ TIỂU HỌC ĐẾN ĐẠI HỌC ĐỂ TRỤC LỢI, PHÁ TAN MÔN VĂN, HỦY DIỆT TÂM HỒN BAO THẾ HỆ HỌC SINH SINH VIÊN VIỆT NAM

       Trần Mạnh Hảo

       Phải gọi các giáo sư dạy môn văn đầu ngành của Bộ Giáo dục & Đào tạo dạy văn, độc quyền soạn sách giáo khoa môn văn từ tiểu học đến đại học trong suốt hơn 40 năm qua là phe lợi ích nhóm, là bọn Mafia giáo dục, dùng việc dạy văn, soạn sách môn văn để trục lợi, tôi thật sự rất buồn và đau lòng…

       Cái gì độc quyền trước sau rồi cũng tha hóa, cũng hư hỏng, dù là độc quyền dạy văn, viết sách giáo khoa văn. Tôi đã vùi đầu đọc hầu hết các loại sách giáo khoa, giáo trình đại học với hàng trăm cuốn và kinh ngạc nhận ra rằng sai sót tràn ngập các trang sách. Viết sách giáo khoa dạy cho con trẻ, dạy cho học sinh sinh viên thì tuyệt đối không được phép sai. Nhưng nó đã sai kiến thức, sai ngữ pháp, sai câu văn ngay từ các sách dành cho phổ thông và đại học. Trong ngót 30 năm, Trần Mạnh Hảo đã viết gần 300 bài phê bình sách giáo khoa, đều in báo nhà nước.

Trong thời gian ấy, đám mafia giáo sư, mafia giáo dục cộng tác chặt chẽ giữa các giáo sư đầu ngành dạy văn với nhà xuất bản giáo dục, liên tục bày trò thay đổi sách giáo khoa, viết đi viết lại thất thoát hàng vạn tỉ đồng ngân sách nhà nước. Ngoài sách giáo khoa đám Mafia giáo sư này tự tay viết, còn cho học trò cánh hẩu viết hàng trăm thứ sách văn mẫu, dạy cách học môn văn, cách học thơ Tố Hữu thơ HCM, cách viết câu văn tiếng Việt làm tiền phụ huynh học sinh với nghìn trò ma giáo sách. Họ còn bày ra vô cùng nhiều cách làm tiền nhà nước, làm tiền phụ huynh học sinh. Họ cho học trò thân tín khắp cả nước tỉnh nào cũng mở lò luyện thi, thậm chí mở lò luyện thi tới huyện, mở lò dạy học sinh giỏi…để làm tiền vô tội vạ.

       Vì họ có quyền ra đề thi tốt nghiệp trung học nên mớm trước cho 63 lò luyện thi ở khắp 63 tỉnh thành, cả trăm lò luyện thi các huyện, rằng năm nay đề thi sẽ ra về chủ đề gì, nên luyện thi về thơ Tố Hữu hay thơ văn của ông này bà nọ…Lợi nhuận từ các lò luyện thi vô cùng to lớn, hàng chục hàng trăm tỉ , thậm chí hàng nghìn tỉ đồng ăn chia theo phần trăm thỏa thuận giữa các giáo sư ra đề, các cò mồi giáo dục nối từ các lò luyện thi đến đầu não là các giáo sư, ai ai cũng có lợi nhuận khẳm, đúng là “tiền thầy bỏ túi, sống chết mặc bay”…Trong thực tế, trò nào cha mẹ không có tiền cho con học lò luyện thi hầu như đều trượt môn văn, không có bằng tốt nghiệp phổ thông. Các bà mẹ nông thôn quần rách, áo vá, nhịn ăn nhịn mặc, vay nợ mấy triệu đóng cho lò luyện thi con mới vô học mà hi vọng có bằng cấp 3.

       Mafia giáo sư, mafia giáo dục còn bày ra trò viết văn mẫu, in hàng triệu bản; nhà nào có con em đi học cũng phải mua, thu về hàng nghìn tỉ đồng chia nhau : trò chia cho thầy, kẻ viết văn mẫu, kẻ in văn mẫu, kẻ bán văn mẫu thu về nhiều tiền vô kể. Cho nên bọn đầu sỏ mafia giáo sư, mafia giáo dục, mafia nhà xuất bản giáo dục, mafia phát hành sách giáo dục giàu vô cùng tận; ông nào cũng có hai ba nhà ở Hà Nội hay Sài Gòn, lại còn có trang trại, trang ấp ở các vùng ngoại thành nữa. Họ giàu sang ăn tiền xương máu của nhà nước, của phụ huynh học sinh…một cách tàn bạo, vô liêm sỉ…

       Chúng – bọn mafia giáo sư còn bày trò cho bộ giáo dục thi học sinh giỏi, các tỉnh lớn nhỏ đều mở lò dạy học sinh giỏi. 63 tỉnh thành đều mở lò dạy học sinh giỏi, phải mời các giáo sư, các GS.TS học trò cưng cánh hẩu của các ông xuống các tỉnh bồi dưỡng học sinh giỏi với tiền thù lao là phong bì dày cộp… GSTS đàn em, đàn con cháu nào về Hà Nội mà không chia tiền thù lao kha khá cho các thầy lớn sẽ bị cho ra rìa, cho ra khỏi hệ thống mafia giáo dục, hết cơ hội làm tiền.

       Tiền thu nhập bất chính chảy vào nhà các giáo sư đầu ngành dạy văn như nước. Quanh năm bọn mafia này trục lợi môn văn “tiền vô như nước Sông Đà”. Món lợi vô cùng to lớn thu về từ trò phản biện luận án tiến sĩ văn chương , trò bỏ phiếu phong học hàm phó giáo sư, giáo sư…Nghiên cứu sinh tiến sĩ văn học nào không biết điều đưa phong bì “bôi trơn” cho thầy ít một tí, là coi như trượt…

       Ngay cả việc lên đài truyền hình dạy văn cũng được trung tâm mafia do một ông trùm sò Nguyễn Đăng Mạnh điều khiển. Hàng triệu triệu bà con nông dân, công nhân, viên chức nghèo bị hệ thống mafia giáo dục ( không chỉ ngành văn ) làm tiền một cách không hề thương xót…

       Vì vậy, hàng trăm bài viết phê bình sách giáo khoa văn phổ thông, sách giáo trình môn văn bậc đại học của Trần Mạnh Hảo in công khái trên mặt các báo Hà Nội đã đụng vào túi tiền khủng của họ, họ bèn chiêu tụ hàng trăm học trò xưa nay là nhà báo, nhà văn, nay là đại tá, trung tá công an, đại tá trung tá bộ đội… công kích chửi bới tôi trên mặt các báo. Họ còn cho hàng trăm học trò suốt 15 năm gọi điện thoại liên tục hăm dọa sẽ “xin tí tiết” TMH và người thân.

       Hàng trăm giáo sư, hàng trăm cán bộ giảng dạy môn văn bậc đại học và phổ thông đã họp nhau lại ở hội trường bộ giáo dục, mời chủ tịch quốc hội Nguyễn Phú Trọng, bộ trưởng văn hóa Nguyễn Khoa Điềm ( vốn là học trò cũ của của họ) làm cuộc biểu tình đả đảo tên phản động Trần Mạnh Hảo có đế quốc Mỹ đứng sau lưng, viết gần 300 bài đánh vào các giáo sư của đảng, đánh vào chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta. Thay vì họ hô đả đảo đế quốc Mỹ, đả đảo bành trướng Bắc Kinh, họ cùng hô : đả đảo phản động Trần Mạnh Hảo đánh vào nền giáo dục của đảng. Hai học trò cũ nhìn mấy chục thầy cũ mà rầu rĩ, hứa sẽ về đọc kỹ các bài báo của TMH, nếu đúng như các GS tố cáo, sẽ bắt bỏ tù ngay.

       Họ còn tung tin nhảm là tên TMH có một hệ thống GS, GS.TS đứng đằng sau làm thư ký tìm tòi phát hiện ra hàng trăm lỗi sai của SGK ( sách giáo khoa), phát hiện hàng trăm lỗi của các giáo trình văn học, mỹ học, ngôn ngữ học, văn hóa học…cung cấp “mồi” cho “diều hâu TMH” tấn công dồn dập các đại giáo sư … Cụ thể là họ ( đám mafia giáo sư văn) tung tin rằng GS. Cao Xuân Hạo, GS. Lê Bá Hán, GS. Trần Thanh Đạm, GS. Phan Trọng Luận, nhà giáo dạy đại học sư phạm Sài Gòn Nguyễn Đức Ân ( vốn là thầy cũ dạy văn cấp 3 cho TMH)…đã “gà” các thông tin cho TMH viết, chứ sức đọc, sức học, sức viết của một cá nhân thôi, dù thông kim bác cổ cách mấy cũng không đủ sức viết ồ ạt gần 300 bài phê bình các giáo sư soạn sách giáo khoa trong thời gian mấy năm như thế, huống hồ tên TMH là một kẻ chưa từng học đại học…

       Lạy Chúa tôi, không ai đứng sau lưng TMH cả, chỉ có khối kiến thức trong đầu và bàn thờ Chúa đứng sau lưng bàn viết cùng vợ con của TMH mà thôi.

       Sau khi  TMH cho in cuốn : “Văn học phê bình nhận diện” ( bìa lót bên trong là HẦU CHUYỆN CÁC GIÁO SƯ), tiếp nối các cuốn phê bình : “ PHÊ BÌNH PHẢN PHÊ BÌNH”, “ THƠ PHẢN THƠ”, “ VĂN HỌC PHÊ BÌNH TRANH LUẬN”…

       Thông qua một ông bạn thân của TMH là GS.TS toán, bạn học, bạn nối khố của ông bộ trưởng giáo dục Nguyễn Minh Hiển, TMH đã nhờ chuyển tận tay cho bộ trưởng Hiển tất cả các cuốn sách phê bình trên của mình, cùng một sấp dày cộm in các bài phê bình sách giáo khoa chưa đưa vào sách đều đã in trên các báo nhà nước. Cùng lúc đó, phe mafia giáo sư cho in cuốn : “VỀ MỘT HIỆN TƯƠNG PHÊ BÌNH” ( do Phạm Ngà, một học trò cũ của các GS làm giám đốc NXB Hải Phòng) duyệt in  gần 600 trang gồm các bài chửi rủa vô văn hóa, vô giáo dục TMH của các học trò GS nay hầu như đều có học vị tiến sĩ ( phong bì) học hàm PGS ( phong bì)…

       Trong nước Việt Nam từ khi có chữ quốc ngữ, có báo chí do Trương Vĩnh Ký khơi mào, chưa từng có tác giả nào bị “đánh” bằng một cuốn kinh hãi như cuốn “VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG PHÊ BÌNH” dày gần 600 trang như hệ thống mafia giáo sư “đánh” vào TMH”…

       May quá, rất nhiều người lên tiếng trên các báo cả nước ủng hộ TMH, phê phán nền GS mafia, nền GS chửi rủa vô văn hóa thể hiện trong cuốn sách 600 trang không hề có một bài tranh luận khoa học nào, toàn bài chửu rủa, chụp mũ, vu cáo đểu giả mà thôi.

       Cũng may, cuối năm 1999, bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển lệnh cho NXB giáo dục và lệnh cho nhóm có tên “Hội giảng dạy văn học TP.HCM” do PGS Trần Hữu Tá đứng đầu phải viết lại sách giáo khoa văn trung học sau khi ông đã đọc hết gần 300 bài phê bình SGK của TMH.

       Bộ trưởng Hiển đã mời cơm TMH và ông Trần Bạch Đằng , tặng quà và cám ơn TMH bỏ ra quá nhiều công sức, quá nhiều thời gian để phê bình sách giáo khoa. Sau đó, ông bộ trưởng Hiển còn sai bà Đặng Huỳnh Mai là thứ trưởng bộ GD & ĐT tìm đến nhà chúng tôi ( đi kèm với nhà báo Lê Khắc Hân nay còn sống) để biếu quà và cám ơn TMH đã hết lòng vì sự nghiệp giáo dục, chính ra phải thưởng huân chương vì sự nghiệp giáo dục nhưng chưa làm kịp. Bà thứ trưởng Đặng Huỳnh Mai quá thiếu tế nhị, ăn nói ít giáo dục, đến để cám ơn người ta ( ông bộ trưởng Hiển đã điến thoại trước việc này cho TMH), mà lên lên giọng cấp trên, phán như thánh, khiến tôi nổi đóa, xin lỗi tôi phải đi, mời bà về cho ạ…Việc này có sự chứng kiến của nhà giáo dạy toán, làm báo Lê Khắc Hân.

       Các đại giáo sư đã sửa hàng trăm lỗi trong toàn bộ SGK văn trung học do TMH chỉ ra để viết lại bộ SGK năm 2000, ngốn hết hàng chục nghìn tỉ đồng của nhà nước mà không có một lời cám ơn TMH. Chợt nhớ lời Khổng Tử dạy : “KẺ CHỈ RA CÁI SAI CHO NGƯƠI CHÍNH LÀ THẦY NGƯƠI VẬY”. Thay vì cám ơn TMH, bọn mafia giáo sư cho học trò viết hẳn một cuốn sách 600 trang chửi cha mắng mẹ TMH thì cái sự vì bênh vực việc đạo văn của Văn Giá mà ông Văn Chinh viết bài vu cáo TMH “đạo” những 6 câu thơ của người khác hiện nay chỉ là muỗi.,.

       Sài Gòn ngày 8-8-2021

                     TMH.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét