VIỆN NGÔN NGỮ HỌC CÓ “ZỚP” ĐẠO VĂN - TỪ
ÔNG GS.TS. NGUYỄN ĐỨC TỒN LÀM VIỆN TRƯỞNG ĐẾN ÔNG GS.TS NGUYỄN VĂN HIỆP ĐƯƠNG
KIM VIỆN TRƯỞNG ĐỀU LÀ VUA ĐẠO VĂN
Trong
bài báo “GS Trần Ngọc Thêm lên tiếng vụ GS Nguyễn Đức Tồn bị “tố” đạo văn của học
trò”, Lao Động đã trích lời GS Trần Ngọc Thêm cho hay, ông Tồn đã vi phạm
nghiêm trọng Luật Bản quyền, khi đã trích hàng trăm trang trong công trình
nghiên cứu của học trò mà không ghi đồng tác giả. GS Thêm cho rằng điều này chẳng
khác là đạo văn.
Vậy
vì sao có sai phạm như vậy, ông Nguyễn Đức Tồn vẫn được công nhận và bổ nhiệm
chức danh GS?
Lý giải điều này, GS-TSKH Trần
Ngọc Thêm chia sẻ: "Sau 2 lần bị "bác" hồ sơ đề nghị công nhận đạt
chuẩn GS vì nghi án đạo văn, đến năm 2009, ông Tồn tiếp tục nộp hồ sơ và đã được
Hội đồng cấp cơ sở thông qua.
Lên
đến Hội đồng Chức danh Giáo sư (CDGS) ngành ngôn ngữ, tại cuộc họp trong 2 ngày
15-16.10.2009, các ý kiến phát biểu đều nhận định rằng ông Tồn có lỗi và đã trả
giá trong 7 năm qua; không nên bắt một người phải trả giá cho một sai lầm cũ suốt
đời"....
https://laodong.vn/.../vi-sao-nguyen-vien-truong-vien...
Ông
GS.TS Trần Ngọc Thêm còn là bậc vua của vua ăn cắp văn đi thưa kiện một ông ăn
cắp văn khác mới khôi hài làm sao!
Cách đây 23 năm, trên báo “Văn Nghệ”, TMH
tôi đã viết bài báo dài, in làm hai kỳ tố cáo ông Trần Ngọc Thêm ăn cắp một
cách hệ thống các tập sách của triết gia linh mục Kim Định để làm giáo trình dạy
đại học. Một cuốn giáo trình văn hóa đi ăn cắp, nhục nhã thay, 23 năm nay “bộ
vô giáo dục” vẫn cứ để nguyên thế mà dạy sinh viên các đại học.
Trên
FB Trần Mạnh Hảo, trong bài: “NÓI TỨC LÀ LÀM" MỘT TIÊN ĐỀ NGU XUẨN CỦA J.L
AUSTIN. NÓI LÀ CÔNG CỤ CỦA NGHĨ; QUY RA: "NGHĨ TỨC LÀ LÀM" À? của
TMH, nhà nghiên cứu và dịch thuật Thanh Tieu bắt được tay day được mắt GS.TS.
Nguyễn Văn Hiệp ăn cắp cả một đoạn văn của một ông tây làm văn của mình như sau:
“Bài
viết của ông Nguyễn Văn Hiệp có lẽ đã copy từ bài viết - Một triết lý ngôn ngữ
rõ ràng: "Khi nào cần nói là làm " của Xavier Molénat 2003 trình bày
về ... JL. Austin.
Mặt
khác, trong bài thuyết trình (trang 165 đến 172), Daniel Vanderveken có đề cập
tới các nguyên tắc của lý thuyết về "hành vi lời nói và ý nghĩa" trong
việc dụng hiểu ngôn ngữ là các hành vi lời nói thuộc loại phi "nỗ lực"
chẳng hạn như khẳng định, hứa hẹn, yêu cầu và tuyên bố.
Muốn
nói điều gì đó, trước hết là cố gắng thực hiện hành vi thiếu cảnh giác bằng
cách tuân theo những quy tắc nhất định trong ngữ cảnh của lời nói.
JL
Austin và Paul Griceđã có công trong việc khám phá ra bản chất cụ thể của những
quy tắc này: chúng là cấu thành (và ko điều chỉnh) những hành vi phi nỗ lực mà
chúng tạo ra khả năng xảy ra.
Ông
cũng sửa đổi bộ 3 hành động phương ngữ của JL. Austin bởi phi cảnh báo và thiếu
cảnh giác bằng cách thay thế khái niệm hành động định vị bằng hành động mệnh đề.
Dịch
thuật, copy, nhào nặn này của ông Hiệp đã làm cho "Ngữ dụng của Ngôn ngữ"
theo JL. Austin trở nên be bét... vậy thôi”
Giảng
viên đại học, ông Lê Hoàng Giang, là bạn FB của TMH, có vô vàn bằng chứng
GS.TS. Nguyễn Văn Hiệp là vua ăn cắp văn của học trò nghiên cứu sinh và ăn cắp
văn ở nhiều nơi khác. Hẹn bài sau sẽ rõ.,.
Ông
bà GS. GS.TS. nào không đạo văn thì giơ tay lên:
HẦU HẾT CÁC GS., GS.TS. LỨA ÔNG NỘI, HOẶC
LỨA CHA CỦA GS.TS. NGUYỄN VĂN HIỆP ĐỀU ĐÃ ÍT NHIỀU ĐẠO VĂN (ĂN CẮP VĂN CỦA NGƯỜI
KHÁC)
TMH
xin trích một đoạn văn đã viết 23 năm trước, in trong cuốn: “Văn học phê bình
nhận diện” (hầu chuyện các giáo sư) của TMH, NXB Văn Học ấn hành năm 1999 trang
478 đến trang 480):
(trích)
“...Trên tờ “Đại đoàn kết cuối tuần”,
PGS Trần Hữu Tá, một trong những người chủ biên SGK, bịa chuyện bôi nhọ chúng
tôi mà không trưng ra bằng chứng, như sau: “Phê bình là quyền của mỗi người,
nhưng sự phê bình phải mang tính trung thực. Đó là điều ông Trần Mạnh Hảo không
tôn trọng trong khi làm công việc của một người phê bình” (“Về một hiện tượng
phê bình” – NXB Hải Phòng 1998, trang 534). Sự thật và chân lý với chúng tôi
bao giờ cũng thông qua cái cụ thể. Ví dụ chúng tôi chỉ ra rằng, việc PGS Trần Hữu
Tá khi giảng về Nguyên Hồng, và bài “Đêm tân hôn của Huệ Chi” trong SGK, ngoài
những sai sót rất cơ bản ra, còn trắng trợn chép từng đoạn văn của người khác lắp
ghép làm của mình… sao dám bảo chúng tôi phê bình thiếu trung thực được? PGS Trần
Hữu Tá không chỉ thiếu trung thực khi đạo văn để viết sách giáo khoa, ông còn
thiếu trung thực khi khoe học hàm GS trước tên mình trên nhiều bài viết và trên
các cuốn sách mặc dù ông chỉ mới có học hàm PGS. Trong cuốn “Nhà văn Vũ Trọng
Phụng với chúng ta” ấn hành 1999, tên tác giả bìa sách là GS. TRẦN HỮU TÁ dù
ông có in dòng bé như con kiến dưới tên mình rằng: “sưu tầm- biên soạn- giới
thiệu”. Ngó vào ruột sách này mới biết, trong 53 bài, Trần Hữu Tá chỉ viết hai
bài ngắn, còn 51 bài của các người khác, ông Tá không đạo văn thì còn gì nữa? Trong một cuốn sách viết về Vũ Bằng, GS. Nguyễn
Đăng Mạnh đề tên ông Mạnh là tác giả ngoài bìa. Trong cuốn sách này, ông Mạnh
chỉ viết 3 bài, ông Vũ Bằng cũng viết 3 bài, những người khác viết đến 22 bài,
sao ông Vũ Bằng không được đứng tên là tác giả ngoài bìa sách như ông Nguyễn
Đăng Mạnh?”
(hết
trích)
Các
ông bà GS.TS phải có mấy đầu sách mới được phong hàm GS, PGS, nên hầu hết họ đã
đạo văn của nhiều người, gom bài của người ta rồi in một cuốn sách dày 400, đến
500 trang, với bìa sách do chính ông không viết mà chỉ sưu tầm là tác giả…
Từ
các ông Lê Trí Viễn, Hoàng Như Mai, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Hữu Tá, Nguyễn Lộc,
Trần Đình Sử đến ông Bùi Mạnh Nhị sau này đều ít nhiều từng đã đạo văn.
Đạo văn là ăn cắp, tham nhũng cũng là ăn cắp.
Ta mới hiểu vì sao quốc nạn tham nhũng của nước ta có đến 95 % cán bộ có chức
có quyền đều mắc tội ăn cắp (tham nhũng), bắt đầu từ giáo dục, than ôi!.,.
Sài
Gòn 28-8-2021
T.M.H.
Cảm ơn Luật gia Trần Thúc Hoàng đã đăng bài của ông Trần Mạnh Hảo để mọi người hiểu thêm về NGÔN NGỮ của Việt Nam và ĐẠO VĂN của một số người mang danh GS, PGS, GS-TS ... thật là bỉ ổi. Nên cần phải cũng cố chỉnh đốn ngay từ người mang danh Viện trưởng Viện Ngôn Ngữ học Việt Nam để làm TRONG SÁNG TIẾNG VIỆT.
Trả lờiXóa