Nhà giáo Nguyễn Thị Hoàng – Nguyên GV Trường
ĐH Sư phạm đã bình luận về thi ca như sau:
“… Thơ hay bậc nhất của ngàn năm văn hiến
Thăng Long, phải là loại thơ có khả năng sống trường cửu tháng năm, tồn tại
muôn đời, thơ của mọi thời đại - Đó là loại thơ có hàng đẳng cấp cao nhất. Như:
Đèo ngang của BHTQ / Làm
lẽ, Cảnh thu - Hồ Xuân Hương / Thương vợ - Tú Xương / Thu
điếu - Nguyễn Khuyến / Tràng Giang - Huy Cận /
Tranh lõa thể - Bích Khê / Tương tư - Nguyễn Bính / Đây
thôn Vỹ Dạ; Mùa xuân chín; Bẽn lẽn - Hàn Mặc Tử / Hai
sắc hoa ti-gôn - TTKH. / Thuyền và biển - Xuân Quỳnh / ...
Nghĩa là: Muốn thẩm định cho xác đáng một
tác phẩm thi ca, hoặc một bài "thơ hay"? Nguyên tắc trước hết, phải
nhận định bài thơ đó có khả năng tồn tại trường cửu, sống lâu dài với ngàn năm
văn hiến Thăng Long hay không? Nếu bài thơ hoặc tác phẩm thi ca mà không có khả
năng sống trường cửu với thời gian: Thì đó chỉ là thứ thơ để cổ động phong
trào, văn nghệ nhất thời - Như Gớt nói, rồi sẽ tầng tầng bụi phủ.
Xin lấy nguyên tắc về loại thi ca cao cấp
nhất đó, làm phương hướng chỉ đạo đối với bản thách đấu này!
Nội dung thách đấu gồm hai phần:
1. Phạm Ngọc Thái thách 50 nhà thơ đương đại của
HNVVN
2.
Thách phản biện về chân dung tầm vóc một thi hào dân tộc? Thi nhân vĩ đại của
thi ca hiện đại VN? qua các tác phẩm thi ca đã xuất bản của Phạm Ngọc Thái.
Có thể dựa trên Tuyển phẩm “Minh chứng về
chân dung một thi hào dân tộc” – của tổ chức văn chương ở Thủ đô đã biên soạn,
từ trong các tác phẩm thi ca và bình luận văn học đã xuất bản đó.
"Tuyển thi văn" đã được đăng
trên Web. Việt Nam Thư Quán – Mời mở link sau:
http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=897650
Phạm Ngọc Thái thách Ban chấp hành HNVVN, đứng
ra tổ chức những tay thơ sừng sỏ nhất của HNVVN đương đại, phản biện đàng hoàng
trên các báo lớn của Hội, như Tuần báo Văn nghệ hay Tạp chí “Nhà văn và cuộc sống”
do Phó Chủ tịch, thần đồng thơ Trần Đăng Khoa hiện đang làm tổng biên tập.
Phạm Ngọc Thái sẵn sàng nghênh tiếp!
Xin nói rõ: đã là nhà thơ chuyên nghiệp,
muốn tranh luận với Phạm Ngọc Thái chí ít phải có đôi bài thơ hay trong văn hiến
Thăng Long... và đời thơ phải có tác phẩm thi ca có khả năng để lại cho đời !?
Chứ... nếu cả đời làm văn chương, chỉ viết được cái loại thơ rồi sẽ ra rác? Mà
cũng đòi vác bút tranh cãi... Tôi không tranh luận với các hạng nhà thơ đó! Nếu
các anh cố tình dùng những loại “nhà thơ tập tàng” nói linh tinh trên báo chí
làm ảnh hưởng tới danh dự tôi? Tôi sẽ dùng ngòi bút và trí tuệ mình có được,
“đánh” chính Tổng biên tập và “đánh” cả tờ báo trên các trang mạng Việt khắp thế
giới này, để cảnh cáo.
Bởi vì cuộc thách đấu của Phạm Ngọc Thái
có ý nghĩa lịch sử với cả nền văn học nước nhà !!! không thể như số văn sĩ tạp-pí-lù ở Hội nhà
văn... kiến thức về thi ca thì thấp kém, lèm nhèm, thậm chí rất ngu dốt trong cả
kiến thức lẫn sáng tác, lại hay bình luận nhảm nhí, vớ vẩn .
LỜI VỀ VỀ HÀN MẶC TỬ
Về thi pháp, để tạo nên những bài thơ hay
của Hàn Mặc Tử không giống như Xuân Diệu, Huy Cận và các nhà thơ khác trong
phong trào "thơ mới" thời tiền chiến: Hầu hết đều theo khuynh hướng
thơ lãng mạn thuần túy - Với Hàn Mặc Tử, các bài thơ hay, điển hình như: Mùa
xuân chín, Bẽn lẽn, Đây thôn Vỹ Dạ - Thi nhân đã sử dụng hài hoà thi pháp của
dòng thơ tượng trưng hiện đại Pháp. Theo thuyết "tương ứng cảm quan"
do Charles Baudelaire (1821-1867), nhà thơ bậc thầy của trường phái thơ tượng
trưng châu Âu lúc đó chủ xướng. Nghĩa là: những hình ảnh, biểu tượng để tượng
trưng đều dựa vào cảm thụ của các giác quan, hay từ trong tâm linh - gọi là cảm
quan. Cho nên thỉnh thoảng vẫn xen những ngôn ngữ mơ hồ. Chế Lan Viên đã viết:
Anh phải đi từ bờ bên này sang bờ bên
kia đấy
Bờ
bên kia hư ảo - bờ thơ
(trích Di cảo)
Tuy nhiên, trong thơ ca không phải bài thơ
hay nào ngày một, ngày hai cũng đánh giá ngay được. Như bài "Đây thôn Vỹ Dạ"
thuộc trong ít bài thơ hay nhất thế kỷ XX, nhưng phải gần nửa thế kỷ sau - Kể từ
khi nó ra đời, mới được thi đàn ngợi ca để trở thành bài thơ nổi tiếng! Thậm
chí cả trong Thi Nhân Việt Nam của Hoài Thanh, khi trích đăng một số bài thơ
tiêu biểu của Hàn Mặc Tử, đã để sót không đăng bài thơ tình hay nhất đó của thi
nhân.
Nói về giai đoạn phong trào "thơ mới"
thời tiền chiến - Đã được văn đàn nhận định là thời kỳ phục hưng của thi ca Việt.
Xuất hiện hàng loạt các nhà thơ lớn: Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan
Viên, Nguyễn Bính - Cùng nhiều bậc thi nhân xuất sắc khác: Bích Khê, Yến Lan,
Vũ Hoàng Chương, Quách Tấn, Nguyễn Nhược Pháp... Những thi nhân ấy đã để lại
cho nền văn hiến Thăng Long cả một kho tàng thi ca viết vào giai đoạn trước
cách mạng, muôn màu và đầy hương sắc.
LỜI VỀ XUÂN DIỆU:
Tuyển tập thơ Xuân Diệu cũng tới vài trăm
bài, gồm hai mảng thơ - Thơ tình trước cách mạng: "Thơ thơ", "Gửi
hương cho gió", khoảng trên dưới 70 bài. Còn tất cả đều được thi nhân sáng
tác vào thời kỳ sau cách mạng.
Nhưng sở dĩ Xuân Diệu được xác định là một
thi nhân lớn, chủ yếu lại chính nhờ vào mấy chục bài thơ tình mà ông đã sáng
tác từ trước cách mạng ấy! Chỉ với hai tập "Thơ thơ", "Gửi hương
cho gió" viết trước cách mạng đó thôi, đã có thể nói rằng: Chúng ta đã có
một nhà thơ chiếm một vị trí đặc biệt trong thơ tình của Việt Nam. Như Thế Lữ
trước kia đã từng nói về ông rằng: Chúng ta đã có một Xuân Diệu!
Mấy trăm bài thơ Xuân Diệu viết sau cách mạng,
có bài thơ "biển" là đứng được với thời gian. Hầu hết thơ viết sau
cách mạng của ông thuộc loại thơ của một thời.
Có lẽ vào giây phút chót cuộc đời, Xuân Diệu
cũng đã nhận ra điều đó! Cho nên trong bài "Giã từ" để lại, ông đã viết:
Nếu để cho tôi được giã từ
Kính chào cõi thực để vào hư
Trong hơi thở chót dâng trời đất
Xuống đến suối vàng vẫn ngất ngư.
Hai tập "Thơ thơ", "Gửi
hương cho gió" ấy, là thơ tồn tại!
LỜI VỀ HUY CẬN
Cũng như Xuân Diệu - Huy Cận được xác định
vào hàng các nhà thơ lớn của nền văn học, chủ yếu nhờ tập "Lửa
thiêng" mà thi nhân đã sáng tác trước cách mạng. Ông nổi tiếng với
"Tràng Giang", một bài thơ tuyệt hay - Bài "Ngậm Ngùi" được
xem là mẫu mực của thể thơ lục bát. Mặc dù sau cách mạng Huy Cận đã viết hàng
trăm bài thơ khác, nhưng cũng chỉ là thơ của một thời.
Thơ đáng nói nhất của Huy Cận (có khả năng
tồn tại) viết vào giai đoạn sau cách mạng, là bài "các vị La hán chùa Tây
Phương" khá dài, 15 đoạn, 60 câu: Nói về kiếp khổ hạnh thời xưa cũ, thông
qua gương mặt các vị La Hán. Hình tượng thơ sinh động, sâu sắc và tương đối
khúc chiết. Giọng thơ nhuần nhụy, dễ nghe. Có sức thuyết phục bởi ý tưởng thơ
thấm đẫm nỗi đau đời. Cái đoạn kiếp luân hồi chốn trần gian.
Chỉ tiếc là, tuy thơ nói về nỗi khổ hạnh
nơi trần thế... nhưng đến cuối bài, tác giả có phần nắn theo khuynh hướng chính
trị, mang tính khẩu hiệu: cái mới tất cả là "hảo hảo", tốt tốt hết?
Chủ nghĩa nhân văn của tình thơ vì thế giảm đi phần nào. Sự sung mãn của bài
thơ cũng yếu đi.
Như hai đoạn thơ kết này chẳng hạn:
Các vị La Hán chùa Tây Phương
Hôm nay xã hội đã lên đường
Tôi nhìn mặt tượng dường tươi lại
Xua bóng hoàng hôn, tản khói sương.
Cha ông yêu mến thời xưa cũ
Trần trụi đau thương bỗng hoá gần
Những bước mất đi trong thớ gỗ
Về đây tươi lại dặm đường xuân.
Theo tôi, giá như thi nhân không dùng hai
đoạn kết ấy, bài thơ "Các Vị La Hán Chùa Tây Phương" vẫn đủ sự viên
mãn mà lại còn hay hơn.
Tóm lại, Thơ viết trước cách mạng của Huy
Cận với tập "Lửa thiêng" thuộc loại thơ tồn tại!
LỜI VỀ CHẾ LAN VIÊN
Nói tới Chế Lan Viên người ta nghĩ ngay đến
"Điêu tàn", thơ viết trước cách mạng. Là tập thơ đầu tay được sáng
tác khi thi nhân vẫn còn tuổi thiếu niên. Hoài Thanh đã từng nhận xét trong Thi
Nhân Việt Nam:
"Quyển Điêu tàn đã đột ngột xuất hiện
ra giữa làng thơ Việt Nam như một niềm kinh dị... Nó dựng lên một thế giới...
cái thế giới lạ lùng và rùng rợn ấy, ai có ngờ ở trong tâm trí một cậu bé mười
lăm mười sáu tuổi. Cậu bé ấy đã khiến bao người ngạc nhiên. Giữa đồng bằng văn
học Việt Nam ở nửa thế kỷ hai mươi, nó đứng sững như một cái tháp Chàm, chắc chắn
và lẻ loi, bí mật".
Đồng thời - tầm vóc Chế Lan Viên cao lên
còn nhờ vào cả một khối Di cảo thơ đồ sộ tới năm sáu trăm bài viết tự do. không
theo một yêu cầu nào về mặt chính trị, cũng không để cổ động cho một phong trào
văn hoá, văn nghệ nào. Nghĩa là, những bài trong Di cảo đó thi nhân sáng tác
theo nhu cầu cảm xúc tự thân. Không ít bài còn ở dạng dang dở trong bản thảo,
được xuất bản sau khi thi nhân đã qua đời.
Như đã nói, thơ Chế Lan Viên là loại thơ
triết lý. Những trang Di Cảo thơ đó... Người hoàn toàn sáng tác tự do tung
phá, sâu sắc tính nhân văn. Nhiều bài đặc
sắc. Nhờ có khối Di cảo thơ đồ sộ này, tầm vóc chân dung thi nhân của Chế Lan
Viên lớn lên nhiều.
Như thế có thể nói: Trong tuyển thơ Chế
Lan Viên có hai mảng viết hoàn toàn tự do thăng hoa, phát tiết - Tạo nên một tầm
vóc thi nhân lớn, sừng sững - Chính là "Điêu tàn" và "Di cảo
thơ"! Hai loại tác phẩm thi ca ấy sẽ còn sống mãi với non sông và nền văn
học nước nhà. Đó là "thơ tồn tại"!
Tuy nhiên, riêng về Chế Lan Viên - Vì thơ
có tính triết lý cao, nên trong mảng thơ sáng tác sau cách mạng, với những áng
thi ca thấm đẫm màu sắc triết học, nhất là những bài về chủ đề Tổ quốc - Nhân
dân... vẫn được đời ngưỡng mộ.
NGUYỄN BÍNH
Nói đến Nguyễn Bính, người ta nhớ nhiều những
bài thơ trong tập: Lỡ bước sang ngang (1940), Tâm hồn tôi (1940), Hương cố nhân
(1941), Mười hai bến nước (1942)... Với các bài như: Mưa xuân, Lỡ bước sang
ngang, Cô hái mơ, cô lái đò, Viếng hồn trinh nữ, Chân quê, Tương tư, Những bóng
người trên sân ga,... Và một số bài thơ
lẻ, thi nhân đã viết trước cách mạng - Thí dụ bài "Một trời quan
tái":
Chiều lại buồn rồi, em vẫn xa
Lá
rừng thu đổ, nắng sông tà
Chênh vênh quán rượu mờ sương khói
Váng vất thôn sâu quạnh tiếng gà.
........
Chiều nay thương nhớ nhất chiều nay
Thoáng bóng em trong cốc rượu đầy
Tôi uống cả em và uống cả
Một trời quan tái, mấy cho say!
Hay là Đường rừng chiều:
... Chim nào kêu mỏi ngàn cây
Ngẩn ngơ đôi chiếc ngựa gầy dong xe
Đồi sim dan díu nương chè
Trắng phau khói núi, xanh lè áo ai...
Những bài thơ ấy, những trang thơ ấy đời sẽ
còn nhớ mãi. Thơ sau cách mạng Nguyễn Bính viết cũng nhiều, nhưng người ta cũng
quên nhiều.
BÍCH KHÊ:
Tuy chưa phải là nhà thơ lớn, nhưng Bích
Khê đã thuộc vào bậc tài danh thời tiền chiến. Cùng với tập "Tinh
hoa" - "Tinh huyết" của thi nhân được nhiều người biết đến. Hoài
Thanh đã từng khen trong Thi Nhân Việt Nam:
"Tôi đã gặp trong Tinh huyết những câu
thơ hay vào bực nhất trong thơ Việt Nam:
Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh mông ".
Đặc biệt với bài "Tranh lõa thể
" nổi tiếng, Hàn Mặc Tử ca ngợi hết lời: " Thi sĩ Bích Khê là người
có đôi mắt rất mơ, rất mộng, rất ảo. Nhìn vào thực tế thì sự thực sẽ thành chiêm
bao, nhìn vào chiêm bao lại thấy xô sang địa hạt huyền diệu... ".
Cũng giống Hàn Mặc Tử, thơ Bích Khê đậm
màu sắc của dòng thơ tượng trưng Pháp như Baudelaire, Verlaine. Thi ca của ông
huyền ảo đến mức mà chính Hoài Thanh đã nói: " Thơ Bích Khê mới đọc đôi ba
lần thì cũng như chưa đọc ". Người các thời gọi ông là "Thi sĩ của thần
linh ".
Mỗi khi nhắc về thời tiền chiến, các nhà
lý luận phê bình văn học vẫn tìm tòi, nghiên cứu thế giới tâm linh cũng như
ngôn ngữ nghệ thuật thơ ông.
SƠ QUA VỀ CÁC NHÀ THƠ HNVVN ĐƯƠNG ĐẠI
Tôi từng nói với nhà viết " Chân dung
và đối thoại " Trần đăng Khoa rằng: Các nhà thơ đương đại của HNVVN có
chân dung thấp nhất trong lịch sử thơ ca Việt Nam!
Nếu thời tiền chiến được coi là giai đoạn
phục hưng của thơ ca Việt Nam, đã ra đời hàng loạt các nhà thơ lớn và nhiều bậc
thi nhân tài danh, như đã nói - Thì, chân dung các nhà thơ đương đại của HNVVN
ngày nay, có lẽ thuộc vào loại thấp kém nhất so với các thời kỳ của cả ngàn năm
văn hiến Thăng Long?
Khoảng nửa thế kỷ trở lại đây không có được
một nhà thơ lớn nào, đã đành. Cả một HNVVN đương đại có đến mấy trăm nhà thơ,
mà nhìn đi nhìn lại vẫn không thấy một chân dung nào khả dĩ, có được một tập
thơ có thể tồn tại được với nền văn học, với đời? (trừ mảng thơ trẻ con của thần
đồng Trần Đăng Khoa) - Phần lớn thơ của họ, như người ta thường nói là
"thơ mậu dịch quốc doanh", thơ phong trào, rồi thì... sẽ ra
"rác". Thảng cũng có được nhà thơ có một đôi bài kha khá - chứ thơ
hay thực sự của thi đàn như các thi nhân mà tôi đã dẫn giải trên, thì... không
có.
Hầu như chân dung các nhà thơ có tên tuổi
của đương đại, kể cả ông Hữu Thỉnh: Nguyên Chủ tịch HNVVN 4 khóa – 20 năm, chủ
yếu do được thổi lên, sơn son thếp vàng.
PHẠM NGỌC THÁI THÁCH 50 NHÀ THƠ ĐƯƠNG ĐẠI CỦA HNVVN
Tùy Ông Chủ tịch HNVVN tuyển lựa. Mỗi người
chọn lấy một bài thơ hay nhất của mình.
Thí dụ - Hữu Thỉnh có thể chọn Thơ viết ở
biển, Sang thu, hay Năm anh em trên một chiếc xe tăng...
( Mở ngoặc nói thêm về các trường ca của
Hữu Thỉnh, như "Đường tới thành phố" hay "Trường ca biển"... viết còn dông dài, dặm lời nghĩa ít. tầm vóc
bình thường. Viết để hô trong phong trào thơ ca văn nghệ, chính trị. Các loại
trường ca này không thể tồn tại được với thời gian. Không lưu được vào nền văn
học nước nhà).
- Vũ Quần Phương, nguyên Chủ
tịch Hội đồng thơ HNVVN… có thể chọn bài "Đợi" hay nhất của ông ta -
Bằng Việt, nguyên Chủ tịch liên hiệp văn học nghệ thuật thủ đô… có thể chọn với
Bếp lửa, Nghĩ lại về Pautôpxky...hoặc là bài thơ nào hay nhất tùy ý...
Nghĩa là, 50 nhà thơ với 50 bài thơ hay
nhất, cao nhất của HNVVN đương đại - Một mình Phạm Ngọc Thái, cũng sẽ chọn đủ
50 bài thơ hay nhất đã xuất bản.
Tất cả tổng cộng 100 bài: Có thể cho đăng
cả trăm bài đó trên dăm trang lớn của Tuần báo văn nghệ, hay Tạp chí “Nhà văn
và cuộc sống” do Phó chủ tịch HNVVN Trần Đăng Khoa hiện đang làm tổng biên tập
– Tôi tin rằng báo và tạp chí, nếu thông báo lên cho giới văn chương biết về cuộc
thách đấu, đăng thơ này? Nhất định sẽ bán chạy hơn thường kỳ nhiều. Lại rất có
ý nghĩa về giá trị văn học và xã hội. Mai sau có thể hậu thế còn nhắc lại.
BAN GIÁM KHẢO
Trong bản thách đấu trước, tôi để cho ông
Chủ tịch HNVVN là Hữu Thỉnh lúc đó, tùy
chọn những tay thơ sừng sỏ nhất đương thời của Hội làm giám khảo – Song, nay thấy
rằng nhiều năm qua trong các cuộc thi thơ, hay tổng kết thẩm định tác phẩm thơ
xuất bản hàng năm của HNVVN đều tỏ ra còn tạp nham? Không ít tác phẩm được giải,
chẳng có giá trị là bao, mực chưa ráo
đã… “chết”. Bị văn đàn lên án nhiều.
Xét trong cuộc thách đấu này – Với chân
dung “Nhà thơ lớn thời đại Phạm Ngọc Thái” !? Các vị đầu trò của HNVVN hiện
nay, nói chung trình độ thẩm định thơ ca
hiện đại vẫn còn nông cạn, tư cách đạo đức để làm giám khảo lại yếu - Nên không
thể làm giám khảo được.
Dù sao nhân dân vẫn là người làm nên lịch
sử. Cứ đăng cả trăm bài thơ đó, công bố cho toàn xã hội biết! Để nhân dân (tất
nhiên là nhân dân, chủ yếu trong tầng lớp trí thức)… cùng với thời gian thẩm định,
rà xét.
Xin nói thêm, với Phạm Ngọc Thái hiện giờ
nhiều người cho là không khiêm tốn? Họ không ủng hộ đâu – Song không sao! Chỉ bởi
nếu tôi quá khiêm tốn với một đương đại của giới văn chương còn quá tạp dịch
như xã hội ngày nay? Thì dẫu có là thi nhân vĩ đại bao nhiêu? Đời này với một kẻ
thân cô, thế cô như Phạm Ngọc Thái, chân dung thơ rồi cũng bị nhấn xuống bùn.
Không biết thiên tài Nga vĩ đại Pushkin,
có phải là khiêm tốn không? Mà Người đã viết bốn câu thơ:
Nơi đàn thơ thiêng liêng ta không chết
Hồn ta còn sống mãi chẳng tiêu tan
Và trên đời dù chỉ còn một thi nhân
Danh
tiếng ta vẫn còn vang mãi mãi...
Tức là, dù trên nhân thế này chỉ còn một
thi nhân? Thi nhân ấy là ta! Tên tuổi ta sẽ chói lòa mãi mãi... Vậy là Người
cao giá hết mức rồi còn gì, ai cao hơn đươc nữa! Có phải thế không mọi người?
Phương ngôn có câu:
Thiên tài = Nhân thế + thời gian
Nhân dân không phải là một đám người, một
nhóm văn sĩ nào? Nhân dân là xã hội, là nhân gian, thời gian, là lịch sử - Tôi
tin lịch sử sẽ công bằng.
Cứ để nhân dân, với thời gian minh chứng
làm ban giám khảo - Sẽ thấy:
PHẠM
NGỌC THÁI CÓ PHẢI LÀ THI NHÂN VĨ ĐẠI CỦA THI CA HIỆN ĐẠI VN HAY KHÔNG !!!
Hà
Nội, mùa thu 2021
PHẠM NGỌC THÁI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét