NHỮNG KẾT LUẬN THIẾU NHẤT QUÁN
Tính
nhất quán là yếu tố rất quan trọng của khoa học.
Sự
tùy tiện, trắng đen bất phân minh, mâu thuẫn, lộn xộn bao giờ cũng là kẻ thù của
luận lý. Người nghiên cứu khoa học đã để khả năng tự chống lại mình trở thành
tai hại nếu anh ta từ bỏ linh hồn của logic là tính nhất quán. Trong cuốn “ mỹ
học đại cương” này, rất nhiều đoạn cùng một sự vật, một khái niệm, lúc tác giả
bảo đen, lúc bảo trắng, khiến người đọc không biết lấy gì làm tiêu chuẩn chân
lý, không còn tin vào người viết nữa. Vì khuôn khổ bài viết có hạn, chúng tôi
chỉ lấy 5 thí dụ về sự thiếu nhất quán của cuốn sách. Trang 29, Huỳnh Như
Phương viết : “Không phải ai khác mà chính những người nghệ sĩ tài năng là thầy
dạy cho công chúng biết thế nào là giá trị thẩm mỹ”. Nhưng đến trang 33, tác giả
viết viết ngược lại như sau : “Một con người bình thường vẫn có ý thức thẩm mỹ
tốt dựa trên kinh nghiệm sống của người ấy”.
Trang
66, Lê Ngọc Trà viết : “Bằng cớ là có những cái rất cân đối, hài hòa nhưng
không gây nên cảm xúc thẩm mỹ”. Đến trang 68 ông Trà lại viết ngược lại : “Sự
hài hòa thường được cho là đẹp. Cấu trúc về sự hài hòa chính là cấu trúc lý tưởng
của tự nhiên và đời sống xã hội . Một sự vật có hình dáng hoặc tổ chức bên
trong hài hòa thường khơi gợi cảm xúc thẩm mỹ”.
Trang
71, trong cùng một đoạn, câu đầu ông Trà cho rằng quan niệm về cái đẹp biến đổi
theo thời đại không phải cái sau cao hơn, đẹp hơn cái có trước, thì đến câu sau
ông lại cho rằng quan niệm kia : “mỗi ngày một đa dạng hơn, sâu sắc hơn”… “Sự
biến đổi về quan niệm của cái đẹp không có nghĩa là cái đẹp sau cao hơn cái đẹp
trước, cái đẹp hôm nay cao hơn cái đẹp hôm qua. Vấn đề tiến bộ của giá trị thẩm
mỹ hết sức phức tạp…Trong quá trình đó, những năng lực bản chất, những mặt khác
nhau của con người sẽ bộc lộ dần dần với tính chất độc đáo, không lặp lại nhưng
đồng thời cũng mỗi ngày một đa dạng hơn, sâu sắc hơn”…
Trang
91, 92 ông Trà nói ngược lại điều trên, nghĩa là cái đẹp của nghệ thuật cao hơn
cái đẹp của tự nhiên : “ Từ đời sống bước
vào nghệ thuật, tất cả những gì được phản ánh trong tác phẩm đều đi qua khoảng
cách ấy. Trong ý nghĩa này, có thể nói NGHỆ THUẬT ĐẸP HƠN HIỆN THỰC. Cái đẹp của
cuộc đời đi vào nghệ thuật trở nên rực rỡ hơn và hấp dẫn hơn”…( chữ viết hoa do
TMH nhấn mạnh)
Mô
Phật, chỗ này thì Lê Ngọc Trà sai quá, các nhà triết học cổ Hi Lạp đã biết CON
NGƯỜI HAY NGHỆ THUẬT CỦA NÓ ĐỀU BẮT CHƯỚC TỰ NHIÊN.
Bắt
chước tự nhiên, mô phỏng tự nhiên là bản chất của đời sống và nghệ thuật của
con người. Viết sách dạy mỹ học cho sinh viên đại học mà Lê Ngọc Trà dám phán :
“NGHỆ THUẬT ĐẸP HƠN HIỆN THỰC” thì chỉ với quan niệm rất sai trái này đã tố cáo
cả giáo trình mỹ học của các ông đều sai bét.
Trang
83, Lê Ngọc Trà viết : “Cái hài không phải là một phạm trù thẩm mỹ phổ biến mà
trước hết là một phạm trù thẩm mỹ của nghệ thuật”. Nhưng đến trang 85, ông Trà
lại viết ngược lại : “ Cái hài vượt ra ngoài khuôn khổ của nghệ thuật. Nó thuộc
lĩnh vực văn hóa tinh thần chung của con người”…v…v…và …v…v
Thái
độ tiền hậu bất nhất của các tác giả trên trước chân lý chứng tỏ các ông vừa
thiếu tính hệ thống, vừa thiếu phương pháp luận khoa học. Chúng ta cần phải tìm
hiểu xem việc trau dồi tri thức của các tác giả đã đủ tầm kích để bàn về mỹ học
hay chưa !
NHỮNG THIẾU SÓT KHÁ CĂN BẢN VỀ TRI THỨC
Trang
100, Lê Ngọc Trà đã chứng tỏ mình không hiểu gì chính cái điều mình đang viết
như sau : “Hài kịch không được công nhận trong chủ nghĩa cổ điển”. Qủa tình ông
Trà không hề nghiên cứu chủ nghĩa cổ điển mới dám liều lĩnh viết như thế. Cùng với hai nhà bi kịch vĩ đại là Cornelle
và Racine, Molière ( 1622-1673) nhà hài kịch khổng lồ của chủ nghĩa cổ điển
Pháp, với các vở kịch bất hủ như : “Kẻ đạo đức giả” ( Tartuffe), “Kẻ chán đời”
( Le Misanthrope), “Kẻ biển lận” (l’ Avare) nói về lão hà tiện Harpagon…và hơn
mười vở kịch khác. Nói “HÀI KỊCH KHÔNG
ĐƯỢC CÔNG NHẬN TRONG CHỦ NGHĨA CỔ ĐIỂN” là một sự liều lĩnh hi hữu không thể tưởng
tượng nổi lại xảy ra trong giới nghiên cứu mỹ học. Một số người lầm lẫn cho rằng hài kịch của
Molière không được chính Boileau – lý thuyết gia của chủ nghĩa cổ điển – công
nhận. Cứ cho rằng nhà lý thuyết này không chấp nhận hài kịch đi nữa, thì chính
đời sống văn học thế kỷ thứ 17 đương nhiên đã coi Molière là một trong ba chủ
soái của chủ nghĩa cổ điển. Bởi cuộc đời cao hơn mọi lý thuyết như Goethe đa dạy.
Nhưng
Boilleau trong Art Poétique lại đánh giá rất cao thơ và hài kịch. Trong bức thư
thứ bảy văn vần ( Epitres) gửi Racin, Boileau đã đề cao hài kịch của Moliére
vào loại hàng đầu của chủ nghĩa cổ điển. Vả, trong tác phẩm thơ phúng thích (
Satires) của mình, Boileau đã sử dụng khá nhiều yếu tố trào lộng, hoạt kê. Lê
Ngọc Trà còn có một số kết luận chứng tỏ sự nghiên cứu văn hóa phương Tây của
ông không chỉ hời hợt mà còn chưa nghiêm túc khi ông viết : “ Trong lịch sử văn
chương, tính bi kịch của lý tưởng nhân văn , sự khủng hoảng của cái đẹp và hài
hòa chỉ mới bắt đầu diễn ra chủ yếu từ hậu kỳ phục hưng với những tác phẩm của
Shakespeare ( tr.100). Không, những điều vừa trích không phải bắt đầu từ
Shakespeare ( 1564-1616) mà nó đã được khởi đầu từ trên dưới hai nghìn năm với
hai nhà bi kịch vĩ đại cổ Hi Lạp là Eschyle ( 525-456 tr.CN) , Sophocle (
496-406) và nhà hài kịch lớn là Aristophane ( 445-385)… Bởi vì phục hưng có
nghĩa là tìm về với nền văn hóa nhân bản cổ Hi-La. Ngay cả những người mở đầu
thời đại Phục hưng là Dante và Cervantes đều là những người mang “tính bi kịch
của lý tưởng nhân văn” chứ không phải chỉ có mình Shakespeare là đại biểu như
Lê Ngọc Trà ngộ nhận.
Trang
135, khi bàn về mối quan hệ giữa hội họa và điêu khắc, Lâm Vinh viết : “Khác hội
họa, đề tài của điêu khắc hẹp hơn, thường tập trung vào việc xây dựng hình tượng
về các nhân vật, nhất là nhân vật tích cực, lý tưởng hóa vẻ đẹp cơ thể và ngoại
hình con người”. Không, đề tài của điêu khắc không thể hẹp hơn hội họa. Bằng chứng
là điêu khắc chiếm lĩnh không gian, còn hội họa chiếm lĩnh mặt phẳng, tìm không
gian trong mặt phẳng. Thể loại của điêu khắc quá phong phú gồm : tượng, phù
điêu, chạm thủng và chìm hoặc tạo thành các mô-đun kiểu Điềm Phùng Thị…Điêu khắc
đâu chỉ tượng người tốt đẹp như Lâm Vinh viết, mà nó còn tạc cả ma quỷ, tượng
ác thú như tượng nhân sư Ai Cập, tượng vợ chồng Tần Cối Trung Hoa…Thử nhìn vào
nền nghệ thuật điêu khắc vĩ đại có một không hai của Hi Lạp cổ đại, được cho là
tuyệt mỹ hơn cả thần linh, ta mới thấy sự kỳ vĩ của nghệ thuật điêu khắc mà hội
họa không sao sánh nổi. Đó là nền nghệ thuật Apollon tuyệt mỹ do điêu khắc tạo
ra.
Do
sự giới hạn của tri thức, các tác giả của “Mỹ học đại cương” thường dùng các cụm từ không chính xác để mô
tả các khái niệm. Trang 46, Huỳnh Như Phương đưa ra cụm từ “văn hóa sâu”, nghĩa
là sẽ có một khái niệm văn hóa nông đi kèm. Trang 95, Lê Ngọc Trà đưa ra một
thuật ngữ làm giật thót mình thiên hạ : “RUNG ĐỘNG XẤU XA” . Con người rung động
trước cái thiêng liêng cao cả, phi thường, tốt đẹp hoặc nỗi bi thương, tình yêu
& cái chết, chứ ai lại đi rung động trước Hit le, Mao Trạch Đông, Pôn Pốt…Trang
122, Lâm Vinh còn đưa ra một khái niệm rất tức cười là “CẤU TRÚC CẢM TÍNH”. Cấu
trúc là mối quan hệ bên trong của các thành phần tạo ra chỉnh thể. Còn cảm tính
là trạng thái tình cảm mơ hồ , dựa trên cảm giác, là bước sơ khởi của quá trình
nhận thức. Cảm tính chưa và không bao giờ là một chỉnh thể nên làm sao mà cấu
trúc ?
MỸ HỌC KHÔNG PHẢI LÀ CHỦ NGHĨA DUY MỸ
Kết
thúc chương một : “Mỹ học là gì”, trang 28, Huỳnh Như Phương cao giọng tuyên
ngôn : “Những giá trị nói ở đây là những giá trị được hình thành và phát minh
trên cơ sở của cái đẹp, tức là những giá trị thẩm mỹ. Nói đến giá trị là nói đến
cái nhìn, cách đánh giá, nghĩa là nói đến mối quan hệ. Chỉ có thể khám phá,
phát minh ra những giá trị thẩm mỹ nếu xác lập được cái nhìn thẩm mỹ và mối
quan hệ thẩm mỹ. Tư cách chủ thể của con
người với thế giới thể hiện ra trên nhiều mối quan hệ khác nhau : kinh tế,
chính trị, đạo đức…Quan hệ thẩm mỹ không nhất thiết đối lập với các quan hệ đó,
nhưng nhất thiết phải khác về bản chất với các mối quan hệ đó. Quan hệ thẩm mỹ
không đặt nền tảng trên sự thỏa mãn những động cơ về kinh tế, sự mưu cầu lợi
ích về chính trị hay chiều theo những quy luật đạo đức hiện hành. Quan hệ thẩm
mỹ là quan hệ làm thanh lọc con người, tách con người khỏi những ràng buộc có
tính cách vật chất nhằm thiết lập một sợi dây tinh thần giữa con người với thế
giới và đối với chính mình trên cơ sở của cái đẹp” ( hết trích)
Quan
niệm của Huỳnh Như Phương trên đây, quả đúng là tuyên ngôn duy mỹ, trái ngược với
những quan niệm về mỹ học. Thuyết duy mỹ ( pancalisme) của Baldwin chủ trương
chỉ có cái đẹp mới là quy luật tuyệt đối phải theo để khẳng định mọi giá trị của
sự vật. Thuyết này chủ trương “nghệ thuật vị nghệ thuật” ( I’art pour l’ art).
Mỹ học là một hình thái ý thức xã hội của thượng tầng kiến trúc nằm trên hạ tầng
cơ sở kinh tế. Huỳnh Như Phương muốn “Ý thức thẩm mỹ” phải “tách con người ra
khỏi những mối ràng buộc có tính cách vật chất”. Tách ý thức thẩm mỹ ra khỏi vật
chất, thậm chí ra khỏi đạo đức là khai tử môn mỹ học vậy. Huỳnh Như Phương coi
quan hệ thẩm mỹ khác về bản chất với đạo đức và luân lý. Một sự vật chỉ được
coi là MỸ khi nó mang trong mình cái CHÂN và cái THIỆN. Mỹ học nhập môn phương
Tây coi bản chất của cái đẹp là CÁI ĐẸP LUÂN LÝ ( beau moral), chỉ khoái cảm
thích thú làm việc thiện và CÁI ĐẸP TINH THẦN ( beau spituel). Tách Mỹ ra khỏi
CHÂN THIỆN cũng có nghĩa là ông Phương không công nhận cái MỸ vậy. Về vấn đề
này, nhà lý luận Đức thế kỷ thứ 18 là Herder viết : “Cái lõi của toàn bộ cái đẹp
là chân lý, bất kỳ cái đẹp nào cũng dẫn tới chân lý và điều thiện”.
MỘT SỐ PHẠM TRÙ MỸ HỌC CẦN NHẬN THỨC LẠI
Bàn về phạm trù bi hài của Mỹ
học, trang 80 Lê Ngọc Trà viết : “Cái đẹp có trong cả tự nhiên và xã hội, cái
bi như một phạm trù thẩm mỹ chủ yếu chỉ có trong nghệ thuật. Cái đẹp thì vui,
hào hứng, còn cái bi thì buồn, đau thương mất mát. Cái đẹp gắn với sự hài hòa,
còn cái bi thì với sự xung đột.”. Những kết luận trên xem bên ngoài chừng có vẻ
hợp lý nhưng về bản chất là sai. Hegel viết : “Mỹ học là triết học về cái đẹp của
nghệ thuật”. Nhà biện chứng pháp duy tâm tuyệt đối hóa cái đẹp trong triết học
và nghệ thuật. Ông coi cái đẹp vô cùng trong nghệ thuật là phương pháp suy tưởng
triết học cao nhất để đạt tới chân lý tuyệt đối. Cái đẹp của Hegel là cái đẹp ý
niệm, nhưng là một ý niệm cụ thể trong hình thức biểu hiện linh động, rực rỡ chứ
không phải là cái đẹp siêu hình không có nơi trần gian của Platon. Bác bỏ cái đẹp
thực dụng Socrate và cái đẹp ý niệm của Platon, Hegel quy cái đẹp vào thế giới
tinh thần là tâm linh nghệ thuật : “ Cái đẹp tâm linh ở tại nơi sâu thẳm linh hồn,
ở tận trong thân mật của bản tính vô hạn của nhân loại”. Nhà triết học của cái
đẹp này quan niệm : “chân lý chỉ tồn tại trong khả năng suy tưởng về cái đẹp tối
thượng”.
Các
nhà triết học Mác xít đã kéo cái đẹp từ cây thánh giá của tâm linh nghệ thuật,
của suy tưởng vô cùng xuống trần gian hữu hạn, xuống đời sống con người. Mỹ học
không chỉ nghiên cứu hay triết lý về cái đẹp mà quan trọng hơn là còn cải tạo
cái đẹp, khác với các người thầy Platon, Aristote chỉ mới bàn về cái đẹp. Quan
niệm này vẫn coi cái đẹp là do con người mô phỏng tự nhiên, coi cái đẹp vừa là
cái đẹp chủ quan ( beau subjectif) vừa là cái đẹp khách quan ( beau objectif).
Sau quan niệm của mỹ học duy vật sơ khai của Socrate, triết học từ trời cao tâm
linh suy tưởng đã hạ sơn. Đó là những quan niệm cho phạm trù cái bi trong mỹ học
chỉ tồn tại trong nghệ thuật của ông Trà như vừa dẫn là quan niệm duy tâm. Khoa
học thẩm mỹ đã thành hành động thẩm mỹ của con người trong mối quan hệ biện chứng
với tự nhiên. Chưa nắm vững các phạm trù mỹ học, nên ông Trà đã viết : “Cái đẹp
thì vui, hào hứng, còn cái bi thì buồn, đau thương mất mát”. Trong tự nhiên,
trong đời sống con người và nghệ thuật đâu phải cái đẹp nào cũng vui, cũng hào
hứng, đâu phải cái bi nào cũng buồn, cũng đau thương mất mát? Cái đẹp trong bản
chất của mình thường tồn tại nơi nỗi buồn hơn là nơi niềm vui. Kiệt tác “Bữa tiệc
ly” ( La Cène) và kiệt tác La Joconde của Léonard de Vin ci có buồn không ? Các
kiệt tác “ Oedipe làm vua” của Sophocle, Hamlet của Shakespeare hay “Anh em nhà
Karamazov của Dostoievsky có buồn không ? Tranh của Levitan có buồn không ? Tất
cả đều buồn lắm chứ nhưng cũng đẹp lắm chứ. Bản chất của cái đẹp trong nghệ thuật
chừng như đều phải thông qua nỗi cô đơn, nỗi buồn đau của con người để tiếp nhận
thế giới. Với cách hiểu hình thức, Lê Ngọc Trà đã đồng nhất cái bi với cái buồn
với đau thương mất mát là chưa đúng. Đi
tận cùng cái BI ta sẽ gặp cái HÀI.
Trang
100, ông Trà viết : “Suốt mười mấy thế kỷ liên tục, nghệ thuật của thế giới chủ
yếu hướng vào miêu tả cái đẹp, cái cao thượng. Truyền thống đó bắt nguồn của
nghệ thuật Hi Lạp, được tái sinh trong thời Phục Hưng, xuyên suốt chủ nghĩa cổ
điển và tiếp tục phát huy với chủ nghĩa lãng mạn. Trong giai đoạn này, đôi khi
việc miêu tả cái xấu trở thành điều cấm kị với nghệ thuật”. ( hết trích).
Ông
Trà đã nhầm lẫn đồng nhất chủ nghĩa cổ điển và chủ nghĩa lãng mạn trong cái mà
ông gọi là “miêu tả cái đẹp cái cao cả”, “theo thời phục hưng”. Không, chủ
nghĩa lãng mạn sinh ra để chối bỏ chủ nghĩa cổ điển cũng như chối bỏ nghệ thuật
Hi Lạp, chứ không phải đồng nhất với chúng về phương pháp sáng tác. Nếu thời đại
Phục Hưng là giấc mơ về vẻ đẹp Apollon, Venus và Eros, thì chủ nghĩa cổ điển là
sự mô phỏng nghệ thuật Hi Lạp, lấy cái đẹp thân thể làm lý tưởng, với triết học
duy lý của Descartes làm cơ sở lý luận. Cũng như nghệ thuật Hi Lạp, chủ nghĩa cổ
điển Pháp thế kỷ thứ 18 xa lánh cái xấu xa, cốt đề cao vẻ đẹp sang trọng, quý
phái, lấy sự mực thước, quy củ, phục tùng và hài hòa hợp lý làm tiêu chí.
Chủ
nghĩa lãng mạn đối lập và phá bỏ những mẫu mực Hi Lạp của chủ nghĩa cổ điển. Thẩm
mỹ của trào lưu này ngược hẳn với thời kỳ trước là dám tiếp nhận cái xấu xa, sự
đê tiện hay nỗi đau khổ và cái chết. Hình tượng nghệ thuật của nó không còn là
những nhân vật lý tưởng hào hoa phong nhã mà là con người bình thường, thậm chí
xấu xí như anh gù Quasimodo trong Notre Dame de Paris của V. Hugo…
Trang
78, bàn về phạm trù cái cao cả, ông Trà viết : “Cái cao cả tồn tại khách quan,
vốn là đặc tính của các sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ của nó đối với con
người. Cái cao cả là cái có tầm vóc lớn lao, phi thường, có thể gây ra ở con
người cảm giác choáng ngợp, chiêm ngưỡng, kính phục đôi khi pha lẫn chút bối rối
sợ hãi”.
Cái
đẹp cao cả ( beau sublime) do Immanuel (
1724-1804) để xướng như một phạm trù của cái đẹp. Rằng cái cao cả là một cái đẹp
gây nên thích thú do cái nhìn về vô cùng, vô biên. . Thí dụ nhìn cảnh trời đầy
sao, cảnh đại dương vô tận gây nên những hứng thú cao siêu. Tuy nhiên, trong cảm
giác vui thích đầy tính thiên giới ấy có thể hàm chứa cả sự đớn đau. Cái đẹp
theo quan điểm của Kant mang tính cứu cánh, như một mệnh lệnh tuyệt đối ( l’
imperative catégirique ) làm căn bản chung cho tất cả, không phụ thuộc vào mục
đích cụ thể hay điều kiện vật chất thực tiễn nào. Ông tuyệt đối hóa vai trò của
chủ thể trong sáng tạo nghệ thuật và cảm thụ thẩm mỹ để phủ định vai trò khách
thể của mỹ học.Nhưng nếu tuyệt đối hóa vai trò của khách thể nhằm thoát khỏi mỹ
học Kant, coi “ Cái cao cả tồn tại khách quan, vốn là đặc tính của các sự vật
hiện tượng trong mối quan hệ của nó với con người” như Lê Ngọc Trà viết là
không đúng, là duy vật chủ quan. Nếu con người không phổ ý thức chủ quan vào thế
giới khách quan của trời cao, bể rộng, sông dài, núi lớn… thì không sinh ra cái
đẹp cao cả được. Do vậy, cái đẹp cao cả là sự hôn phối giữa chủ thể và khách thể
chứ không phải chỉ ở phía khách quan như ông Trà lầm tưởng. Nếu không có cái
tâm con người tác động vào, vật chỉ thuần túy là vật, bản thân nó vốn trung
tính, nên cái cao cả không phải là cái “ đặc tính của các sự vật, hiện tượng
như ông Trà ngộ nhận. Ông Trà cho rằng cái cao cả là cái có tầm vóc lớn lao phi
thường chỉ đúng một nửa. Bởi cái cao cả còn thể hiện một cách vi mô trong thế
giới tâm hồn trước tình yêu, trước Thượng Đế, trước những cảm xúc hữu hình và
vô hình trong tâm linh con người. Không nắm bắt đầy đủ hiện tượng và bản chất của
phạm trù này, không thể chạm tới cái cao cả của mỹ học Kant.
Tóm
lại, với những dẫn chứng và phân tích trên, các tác giả của “Mỹ học đại cương”
đã mắc khá nhiều sai lầm khi viết về mỹ học. Rằng mỹ học không phải là chủ
nghĩa duy mỹ để tách khỏi cái chân và cái thiện được. Chúng tôi mong giáo trình
mỹ học này cần phải soạn lại cho đúng mới có thể dùng giảng dạy trong nhà trường
bậc đại học, huống hồ nó lại được dùng cho sinh viên làm luận án thạc sĩ, tiến
sĩ thì tác hại lắm thay.,.
Sài
Gòn 20-5-1996
T.M.H.
(Nguồn:
báo “Văn Nghệ số 29 năm 1996 và in trong
cuốn “Hầu chuyện giáo sư” của TMH ấn hành năm 1999)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét