TS Nguyễn Ngọc Kiên |
(83) 十羊九牧 [thập dương cửu mục] (chín người chăn 10 dê). Thành ngữ bắt nguồn
từ một câu chuyện về bản tấu trình mà một viên quan cao cấp đưa lên cho hoàng đế
Trung Quốc cổ đại. Câu thành ngữ chứa đựng trí tuệ và kiến thức vẫn còn hữu dụng
cho các nhà quản lý trong thời hiện đại.
Khoảng
1.500 năm trước, Trung Quốc đang ở trong thời kỳ hỗn loạn kéo dài hơn 100 năm,
đất nước bị chia cắt thành hai phần nam – bắc, mỗi phần lại bị cai trị bởi các
triều đại ngắn ngủi. Chiến tranh và bất ổn xã hội đã diễn ra liên tục, nhưng
đây cũng là thời điểm hưng thịnh của nghệ thuật, văn hóa và tôn giáo. Giai đoạn
này được gọi là Nam
– Bắc triều (420 – 581 sau Công nguyên).
Sau
thời Nam – Bắc triều, triều đại nhà Tùy (581 – 618 sau Công nguyên) được dựng
nên bởi vua Tùy Văn Đế, người đã thống nhất Trung Hoa lần đầu tiên sau hơn một
thế kỷ phân chia nam bắc.
Vua
Tùy có một số quan thân cận trung thành hỗ trợ việc nước. Một trong số đó là
Yang Shangxi (sống vào khoảng 533 – 590 sau Công nguyên).
Yang
nhận thấy một số khó khăn trong việc quản lý đất nước. Có quá nhiều châu huyện
và quan lại cấp châu huyện, do phân chia khu vực hành chính để lại từ triều đại
trước. Vì vậy, hầu hết các quan chức chỉ chịu trách nhiệm ở một khu vực nhỏ, hoặc
không có thực quyền và không hữu ích.
Tình
trạng này không chỉ gây ra gánh nặng chi phí cho triều đình, mà còn là trở ngại
cho việc thực hiện công việc suôn sẻ. Yang cảm thấy rất lo lắng, vì vậy ông đã
thảo một bản tấu trình lên nhà vua.
Yang
viết: “Hiện này có quá nhiều huyện và quá nhiều quan lại, giống như có tới 9
người chỉ để chăn 10 con dê. Điều này khiến triều đình chịu nhiều chi phí và
làm tốn thời gian thực hiện công việc.
“Việc
giảm số lượng các huyện và quan lại là ưu tiên hàng đầu đối với quốc gia. Thần
xin đề xuất duy trì các khu vực hành chính hợp lý, và cử những quan lại có năng
lực tới những nơi thực sự cần. Đối với những vị trí phải giảm bớt, có thể cho họ
những công việc khác.”
“Những
thay đổi này sẽ làm giảm đáng kể chi phí cho triều đình và giúp điều hành công
việc quốc gia hiệu quả hơn.”
Sau
khi đọc bản tấu trình của Yang, Tùy Văn Đế đã sử dụng những lời tâm huyết của vị
quan và thực hiện một loạt những cải cách tập trung, đưa đến kết quả rất khả
quan.
Câu chuyện này nằm trong phần
tiểu sử của Yang Shangxi trong cuốn “Tùy Thư” (1). Cụm từ “Thập dương cửu mục”
trong bản tấu của ông lên vua Tùy sau này đã trở thành một thành ngữ.
Thành
ngữ này có thể dịch theo nghĩa đen là “có 9 người chăn 10 con dê”, và dùng để
miêu tả một tình huống trong đó có quá nhiều người ra lệnh và không đủ người thực
hiện.
Nó
cũng truyền đạt tầm quan trọng phải xây dựng hệ thống phân quyền rõ ràng, mạch
lạc trong việc quản lý hoặc tổ chức, để không xảy ra sự nhầm lẫn hoặc không biết
phải tuân thủ mệnh lệnh của ai, tránh xảy ra sự chồng chéo, gây lãng phí cho đất
nước và phiền hà cho nhân dân.
Ghi
chú: (1) Cuốn “Tùy Thư” là sách lịch sử của thời kỳ nhà Tùy. Sách được biên soạn
bởi nhóm sử quan đời nhà Đường và hoàn thành vào năm 636 sau Công nguyên. Cuốn
sách bao gồm 5 Đế kỷ, 30 Chí và 50 Liệt truyện.
Có thể làm định ngữ, trạng ngữ, chỉ quá nhiều lãnh đạo.
Tiếng Anh: overstaffed < be ununiformly ordered>
(84) 天愁地惨[ thiên sầu địa
thảm](trời sầu đất thảm)
Thành ngữ này có ý chỉ trời đất
cảm thấy sầu khổ, thê thảm, hình dung cực kì bi thảm (thường dùng từ ngữ khí)
Xuất xứ từ tiểu thuyết “Tam
quốc diễn nghĩa” của nhà văn La Quán
Trung, thời Minh, hồi 104: “Đang đêm, thiên sầu địa thảm, mặt trăng vụt tắt,
Khổng Minh đột nhiên về trời.”
Có thể làm vị
ngữ, định ngữ, dùng nhiều làm từ
ngữ khí.
Cận nghĩa:天昏地暗 [thiên hôn địa ám] (trời đất u ám)
(85) 馬 到 成 功 [mã đáo thành công]
Chúng
ta thường chúc nhau 馬 到 成 功 [mã đáo thành công] để mong người kia có được thành công trong công việc
sắp tới.
Nhưng
nguồn gốc thật sự của câu nói trên là gì, các bạn cùng tìm hiểu qua 2 điển tích
dưới đây.
Thành
ngữ “Mã đáo thành công” được dùng để ám chỉ sự thành công nhanh chóng.
1.
Truyền thuyết thứ nhất
Năm
thứ hai triều đại nhà Tần (221-206 trước công nguyên), Tần Thủy Hoàng hay tin về
một Hòn đá Thần có hoa văn tinh mỹ trên núi Vinh Thành. Tương truyền rằng đây
là hòn đá còn sót lại khi Thần Nữ Oa vá trời và nó có thể giúp nhà vua duy trì ổn
định quyền lực.
Tần
Thủy Hoàng lập tức ra lệnh xây dựng một con đường đi đến chỗ Hòn đá Thần. Sau
đó, ông xuất lĩnh thiên binh vạn mã hướng về Hòn đá này; đến nơi, ông cung kính
lễ bái Hòn đá một lúc lâu.
Quả
nhiên sau đó sự sự như ý, thiên hạ thái bình. Tần Thủy Hoàng rất vui mừng, yêu
cầu bá quan làm thơ ca ngợi. Lúc đó có một vị tên là ‘Từ Phúc lão tiên sinh’ đã
viết:
“Vạn
mã thiên quân ngự trì đạo
Thủy
Hoàng bái thạch đắc thành công”
Tạm dịch:
“Ngàn
vạn binh lính người ngựa dong ruổi
Thủy
Hoàng lễ bái hòn đá được thành công“
Vào
triều Nguyên (1279-1368 sau công nguyên), đại tác gia Quan Hán Khanh trong tác
phẩm Ngũ Hầu Yến, đã dựa vào điển cố trên mà sáng tạo nên thành ngữ “Mã đáo
thành công”.
Dần
dần theo khẩu truyền, thành ngữ này hiện nay được dùng để ám chỉ sự thành công
nhanh chóng.
2.
Truyền thuyết thứ hai
Thời
cổ đại, khi giao chiến, kị binh có vai trò quan trọng, quyết định thắng bại
trên chiến trường. Khi kị binh đến thì chiến thắng.
Mã
đáo thành công (Dịch nghĩa: Ngựa đến liền thành công) thể hiện sự quan trọng của
ngựa trên chiến trường, về sau câu này để chỉ công việc thuân lợi, xuôi chèo
mát mái. Mọi người thường nói: Kỳ Khai Đắc Thắng Mã Đáo Thành Công – 旗 開 得 勝 馬 到 成 功 .
Tranh
mã đáo thành công lấy hình tượng 8 con ngựa. Tương truyền đây là tám con ngựa
đánh xe đưa Chu Mục Vương , vua thứ năm của nhà Chu Trung Quốc, đi tuần thú khắp
nơi. Tám con ngựa, từ sắc lông được đặt tên lần lượt là : Xích Ký, Ðạo Ly, Bạch
Nghĩa, Du Luân, Sơn Tử, Cừ Hoàng, Hoa Lưu và Lục Nhĩ.
Chu
Mục Vương (1001 TCN – 947TCN) hoặc (976TCN – 922 TCN) theo các nghiên cứu khác
nhau là vua thứ năm của nhà Chu, ông sử dụng hiền tài làm cho nhà Chu trở nên
hưng thịnh, do đó ông được coi là minh quân, tám con ngựa của ông cũng thành một
điển tích nổi tiếng.
Ý
nghĩa
Ngựa
xuất hiện trong tranh như là biểu tượng của sự mau chóng và thành đạt. Ngựa là
hình ảnh của sự trung thành, kiên nhẫn, sự may mắn mang tài lộc. Ngựa phi nước
đại còn gọi là lộc mã đem lại nguồn tài lộc, sự phát đạt trong kinh doanh.
Bức
tranh có chủ đề phổ biến nhất là Mã Đáo Thành Công thể hiện một bầy ngựa có tám
con đang phi nước đại gió bụi mịt mù. Sở dĩ bức tranh có tám con ngựa bởi vì số
8 “Bát” 八 đọc theo Hán cùng một âm với chữ “Phát” là phát đạt.
Ngựa phi trong gió cũng có ý là con ngựa đó khỏe mạnh.
Dùng
cho những người hay đi xa, chuyến đi thành công tốt đẹp. Bình thường tám con ngựa
chạy về, ý là tám con đều cùng một chí hướng, đó là ý nghĩa nguyên thủy của các
tranh thời xưa: “mạnh dạn dồn hết nhiệt huyết, tiến về một hướng
để đạt mục đích”. Ngày nay, tranh “Mã đáo thành công” được vẽ thêm chi
tiết khác bình thường.
(Theo Đại Kỷ Nguyên bản tiếng Anh)
Cận
nghĩa với thành ngữ này là: 旗开得胜 [kì khai đắc
thắng] (chiến thắng ngay từ trận đầu)、水到渠成 [thủy đáo cừ
thành] (trăng đến rằm thì trăng tròn)
Trái nghĩa với thành ngữ này
là: 屡战屡败 [lũ chiến lũ bại] (屡:nhiều lần; nhiều lần
đánh bại nhiều lần thất bại)
Cách dùng: Từ với nghĩa
khen ngợi, làm vị ngữ, tân ngữ, định ngữ.
Nguyễn Ngọc Kiên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét