TS Nguyễn Ngọc Kiên |
(80) 歧路亡羊[Kỳ lộ vong dương] (lầm đường lạc lối). Thành ngữ này bắt
nguồn từ một câu chuyện cổ về việc tìm kiếm một con cừu đi lạc.
Nhân
vật chính của câu chuyện là Dương Tử, một triết gia nổi tiếng và học giả sống ở
nước Ngụy trong thời Chiến Quốc (475-221 TCN).
Một
ngày nọ, người hàng xóm của Dương Tử bị mất một con cừu và huy động toàn bộ gia
đình của ông cũng như nhiều người khác trong thôn bản để giúp tìm kiếm con vật ấy.
Ông ấy đã nhờ đến sự giúp đỡ của Dương Tử, và Dương Tử đã cho tất cả các học
trò và người hầu của mình đi ra để giúp tìm kiếm con cừu.
Cùng
với người thân và bạn bè của người hàng xóm kia, Dương Tử nhận thấy rằng một
nhóm rất đông người đã tụ tập để tham gia tìm kiếm.
“Tại sao lại cần đến rất nhiều người để tìm một con cừu bị mất?”,
Dương Tử hỏi người hàng xóm.
“Bởi vì có rất nhiều con đường bị rẽ nhánh”, người hàng xóm trả
lời.
Khi
màn đêm buông xuống và mọi người trở về, Dương Tử hỏi: “Mọi người
đã tìm thấy con cừu chưa?”
Một trong những người hầu của
Dương Tử trả lời: “Có rất nhiều con đường rẽ nhánh, với mỗi một
con đường lại dẫn đến nhiều con đường rẽ nhánh nữa. Bởi vì con không biết đi
theo đường nào, con đã từ bỏ”. Những người khác đồng ý rằng đây cũng chính
là lý do mà họ quay trở lại.
Một
trong những người đàn ông đã đi tìm giúp con cừu bị lạc trở về tay không và nói
với ngài Dương Tử rằng có rất nhiều ngã rẽ mà người này không biết đi theo hướng
nào. (Hình họa: Jane Ku/Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh)
Dương Tử đã lắng nghe rất
chăm chú rồi im lặng trong một thời gian dài, trông thực sự nghiêm trọng. Các học
trò thì thực sự bối rối và không hiểu người thầy của mình đang nghĩ về điều
gì.
Sau
khi suy nghĩ sâu sắc tình hình, ông đã dạy nguyên lý sau đây cho học trò của
mình:
“Khi có quá nhiều con đường nhỏ phân ra từ tuyến đường chính, các con
không thể tìm thấy một con cừu bị mất và bản thân cũng có thể dễ dàng bị lạc
trong những con đường nhỏ ấy.
Tương
tự như vậy, khi một người học trò có quá nhiều mối bận tâm phân rẽ ra từ mục
tiêu chính của mình, người đó có thể dễ dàng phung phí thời gian của mình.
Chỉ
có một nguồn gốc thực sự của tất cả các kiến thức, nhưng con đường để đạt được
kiến thức này thì rất nhiều. Chỉ bằng cách đi theo con đường đúng đắn trở về với
chân lý tối hậu mới có thể giúp cho một người tránh bị lạc lối.
Nếu
các con không tìm ra được định hướng đúng đắn, các con sẽ không đạt được gì, giống
như những người thất bại trong việc tìm con cừu bị mất kia.”
Câu
chuyện này được tìm thấy trong một điển cố Đạo giáo gọi là Liệt Tử (1). Câu
chuyện có tên là Kỳ Lộ Vong Dương (歧路亡羊) nghĩa là “con đường rẽ nhánh, cừu
bị mất” sau này được sử dụng như một thành ngữ.
“Nếu các con không tìm ra được định hướng
đúng đắn, các con sẽ không đạt được gì, giống như những người thất bại trong việc
tìm con cừu bị mất kia”.
Thành
ngữ này mô tả việc bị lầm đường lạc lối, hoặc trở nên vô vọng khi lẫn lộn trong
một tình huống phức tạp, nơi có quá nhiều con đường hay chọn lựa khả dĩ .
Thành
ngữ này được sử dụng để truyền đạt ý tưởng rằng khi đối mặt với nhiều sự lựa chọn
và các vấn đề phức tạp, người tìm kiếm sự thật có khả năng trở nên bị lạc lối
hay mất phương hướng, trừ khi họ có sự quả quyết và đi theo con đường đúng đắn.
(1)
Cuốn sách Liệt Tử (列子, Lie Zi) là một điển tích Đạo giáo chủ
đạo bao gồm tám chương, với hầu hết các chương được đặt theo tên của một nhân vật
nổi tiếng trong thần thoại hay lịch sử Trung Quốc từ năm 2698 trước Công nguyên
đến 350 TCN.
Cận nghĩa với thành ngữ này có: 误入歧途
[ngộ nhập kì đồ] (lầm đường lạc
lối)
(81)半途而廢 [Bán đồ nhi phế] (Bỏ cuộc nửa chừng).
Thành ngữ 半途而廢[bán đồ nhi phế] (Bỏ cuộc giữa chừng). Đó là thành ngữ
nói về tình huống bỏ dở một cái gì đó khi chưa hoàn thành, bắt nguồn từ “Trung
Dung”(1), một trong bốn bộ sách kinh điển của Nho giáo.
Câu
chuyện như sau: Trong thời kỳ Chiến Quốc (475-221 TCN), có một người đàn ông
tên là Nhạc Dương Tử sống với vợ ở nước Việt.
Một
ngày nọ, Nhạc Dương Tử nhìn thấy một miếng vàng trên đường và nhặt nó lên. Anh
đem về nhà và đưa cho vợ.
Vợ
anh nhìn vào miếng vàng và nói: “Thiếp nghe nói rằng một người
có phẩm hạnh sẽ không uống nước của một tên trộm và một người đàn ông liêm
chính sẽ từ chối chấp nhận của bố thí. Chàng nghĩ gì về việc nhặt lên một vật bị
rơi mất của người khác và sở hữu nó cho riêng mình?”
“Cắt đôi tấm vải” là một câu chuyện để
minh họa thành ngữ “Bỏ cuộc nửa chừng” và tầm quan trọng của việc kiên trì làm
một cái gì đó từ đầu đến cuối.
Nghe
điều này, Nhạc cảm thấy xấu hổ và đem nó trở lại nơi mà anh đã tìm thấy nó. Nhạc
sau đó quyết định tìm kiếm các thầy dạy học để làm phong phú thêm kiến thức của
mình. Nhận được sự ủng hộ từ vợ, Nhạc bắt đầu cuộc hành trình.
Một
năm sau đó, Nhạc đột nhiên trở về nhà. Vợ anh, khi đó đang dệt vải lụa, quỳ xuống
để chào đón anh ta và ngạc nhiên hỏi: “Chàng chỉ mới ra đi cầu học
có một năm. Tại sao giờ lại trở về rồi?”
Nhạc
trả lời: “Ta trở về nhà để gặp nàng bởi vì ta nhớ nàng rất nhiều.”
Không
nói thêm một lời nào, người vợ nhặt một cây kéo và đi đến khung cửi nơi cô đang
làm công việc.
Chỉ
vào tấm thổ cẩm thêu còn đang dang dở, cô nhẹ nhàng nói: “Đây là
thổ cẩm được dệt từ tơ tằm tốt nhất. Thiếp đã đan từng sợi nối tiếp nhau để dệt
ra nó. Bây giờ nếu thiếp cắt nó, tất cả các công việc nãy giờ của thiếp sẽ trở
thành vô ích. Đó cũng tương tự như sự học
hành của chàng. Chàng chỉ có thể tiếp thu kiến thức thông qua sự cần mẫn. Bây
giờ, chàng đã dừng lại nửa chừng. Không phải là nó cũng giống như cắt vải trên
khung cửi này sao?”
Nhạc đã xúc động sâu sắc bởi
những gì người vợ nói. Anh rời khỏi nhà một lần nữa; lần này với quyết tâm rằng
sẽ không bỏ cuộc giữa chừng trong việc học hành của mình. Vài năm sau đó, Nhạc
đã trở thành một người đàn ông rất uyên bác.
Thành
ngữ này được dùng để chỉ một hành động mà bỏ dở ở giữa quá trình. Nó nhắc nhở rằng
những nỗ lực của một ai đó, tất cả sẽ trở thành vô ích nếu người ta không thể cố
gắng theo đuổi làm mọi thứ từ đầu đến cuối.
(1)
Người ta cho rằng “Trung Dung” được viết vào khoảng năm 450 trước Công nguyên bởi
cháu nội của Khổng Tử. “Trung Dung” (中庸) ban đầu được coi là một thiên trong tác phẩm “Kinh Lễ”
của Khổng Tử. Sau đó, nó được coi là một trong bốn bộ sách kinh điển Nho giáo.
“Trung Dung” cũng còn được dịch là “Lý thuyết của thế cân bằng”, “Trung Đạo” và
“Lý thuyết của sự hài hòa.”
(The Đại Kỷ Nguyên tiếng
Anh)
Cách
dùng thành ngữ; có thể làm vị ngữ, trạng
ngữ, định ngữ, bổ ngữ. Kết cấu ngữ pháp: chính phụ
Cận
nghĩa với thành ngữ này có các thành ngữ: 功亏一篑
(việc sắp thành lại hỏng)、有始无终
[hữu thủy vô chung] (đánh trống bỏ dùi), 浅尝辄止(Không
đi sâu nghiên cứu); 因噎废食
(vì chuyện nhỏ bỏ chuyện lớn ); 半途而返
(nửa chừng bỏ dở); 付之东流 (thả trôi dòng / bỏ mặc; 打退堂鼓 (bỏ cuộc/ chạy làng); 前功尽弃 (công lao đổ biển).
Dịch
sang tiếng Anh: to give up halfway; to drop/fall by the wayside; to stop half
way.
(82) 專心致志 [Chuyên tâm tri chí] (chuyên tâm mới đắc đạo).
Ngày
xưa, ở Trung Quốc có một bậc thầy về đánh cờ tên là Dịch Thu. Ông nổi tiếng là
cao thủ chơi cờ lão luyện nhất thời bấy giờ. Một lần, ông nhận hai người Ah và
Bi làm đệ tử và hàng ngày dạy họ đánh cờ.
Một
hôm, ông dạy họ một số thuật đánh cờ quan trọng. Ah nghe giảng rất chăm chú và
hoàn toàn nhập tâm vào bài. Trong khi đó, Bi vừa nghe giảng vừa để tâm trí ở
nơi khác.
Trong
giờ học, Bi nhìn ra ngoài cửa sổ. Anh ta thấy một con thiên nga ở ngoài hồ và
liền tưởng tượng ra việc trong tay có một cây cung cùng mũi tên, anh giương
cung bắn con thiên nga đó rồi mang về nấu một bữa tối ngon lành.
Ngay
sau đó Bi nhận ra đó chỉ là tưởng tượng trong khi anh vẫn ở trong lớp học. Anh
cảm thấy thật đáng tiếc khi phải học bài lúc này. Bi quay lại nghe giảng nhưng
chỉ được một lúc lại quay ra cửa sổ nhìn một con thiên nga khác. Bi lại nghĩ tới
việc bắn con thiên nga kia rồi nấu nó cho bữa tối.
Dù
Bi cùng học một bài giảng giống như Ah nhưng anh lại không tập trung vào lời dạy
của sư phụ mà lại để đầu óc mình lơ đễnh vào những việc khác. Thậm chí Bi vẫn
quẩn quanh trong tưởng tượng của mình khi bài giảng đã kết thúc.
Sư
phụ Thu cũng nhận ra việc Bi lơ đãng việc học. Ông yêu cầu hai học trò của mình
chơi một ván cờ vào cuối buổi học.
Ah
đã áp dụng ngay những kĩ thuật vừa được học và chơi rất tốt. Trong khi đó, Bi
phải rất vất vả để chống đỡ nước cờ của Ah và cuối cùng đã thua cuộc.
Sư
phụ Thu nói với học trò: “Nếu một người không toàn tâm toàn ý vào việc học, anh
ta sẽ không học được điều gì cả.”
Câu
truyện trên dựa theo một trích đoạn trong thiên Cáo tử sách Mạnh Tử(1). Sau
này, câu nói trong truyện 專心致志 (zhuān xīn zhì zhì), nghĩa là “chuyên tâm mới đắc đạo”,
đã trở thành một câu thành ngữ.
Ghi
chú: Mạnh Tử sinh năm 372 mất năm 289 trước công nguyên, là một triết gia nổi
tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Ông là Nho sĩ nổi tiếng chỉ sau Khổng Tử, người
sáng lập ra Nho giáo. Triết lý của ông chủ yếu tập trung vào bản tính thiện của
con người.
Cận nghĩa với thành ngữ này là: 聚精会神 [tụ tinh hội thần]
(tập trung tinh thần) 一心一意
[nhất tâm nhất ý] (một ý một lòng), 专心一意 [chuyên tâm nhất ý] (toàn
tâm toàn ý); 全神贯注
[toàn thần quán chú] (hết sức chăm chú)
Trái
nghĩa với thành ngữ là: 心不在焉
[tâm bất taị yên] (bụng dạ để đâu đâu) 心猿意马 [tâm viên ý mã] (bồn
chồn hay thay đổi); 漫不经心
[mạn bất kinh tâm] (dửng dưng / không chuyên chú)
Nguyễn Ngọc Kiên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét