Nhà văn Thủy Điền |
Mùa thu, rồi lại mùa thu, những cây cao, gầy lần lượt thay lá và đổ ngã
theo mùa, bởi những cơn gió từ xa mang đến chiều qua, làm ông và con Vện nhà
phải vất vả thi nhau nhặt từng mảnh nhỏ cho thẳng nếp, ngay hàng. Chợt bỗng
dưng lòng ông cứ bồn chồn như dao cắt, con Vện mãi hực hà khó chịu. Ông đứng
lặng yên như xác không hồn, thân thể, tâm can gần như bất động, đảo lộn từng
hồi. Ông quyết định bỏ ngang công việc và ra về cùng con Vện khi trời gần đứng
bóng.
Cẫm
Lệ
Chạy ra giòn giã hỏi?
Có việc chi mà mình và con Vện về sớm thế?
Ông
Lâm
Hôm
nay trời gió và lạnh quá, hơn nữa con Vện có chuyện gì mà sặc sụa cả buổi trời,
nên tôi lo quá, đành phải quây về ngay kẻo thì bệnh mất.
Đây
nhánh mận Hồng đào chín đỏ tôi mang về cho mình, còn hai quả Sầu riêng vừa rụng
còn tươi và thơm phức, mình giúp tôi rửa sạch để lên bàn thờ cúng cha, cúng mẹ
vì nơi mơi là ngày rằm rồi.
Cẫm
Lệ
Châm
bình trà nóng cho chồng, rồi quây quần cho kịp buổi cơm trưa. Đồng hồ kim chỉ
vừa đúng Ngọ, con Vện nhà liếm láp vài ba miếng, rồi nằm yên lim dim ngủ, vì
hôm nay nó mệt lắm, bởi những cơn gió mạnh từ lúc sáng. Phần cô phải thâu gọn
và dọn dẹp đống chén đĩa cho ngăn nấp xuống nhà sau. Bỗng cơn chóng mặt nẩy
sinh làm cô choáng váng, xây xẩm, quây cuồng, mâm chén đĩa trên tay bay tung
xuống nền nhà trắng xóa, vỡ ra từng mảnh. Con Vện giật mình, hoảng hốt kêu to,
chạy tung ra cửa.
Ông
Lâm
Bỏ cốc nước vừa uống
xuống, chạy nhanh đến chỗ, dìu cô lên và đi thẳng vào buồng cho cô tạm nghỉ.
Mồ
hôi trán ướt đầm đìa chảy lần qua gương mặt, nằm ngay đơ như chết tự lúc nào,
tứ chi hoàn toàn lạnh như gan thép. Những giọt dầu xanh con Ó được ông trét bôi
lên toàn thân thể làm cho cơ thể cô từ… từ ấm lại.
Chiếc xe Lam
ba bánh cũ kỹ, nó lạch cạch ngoài đầu ngõ đang chờ đưa cô vào Bệnh viện. Con
đường đất, gồ ghề, quanh co, nhỏ hẹp làm cho chiếc xe mất đi cái thăng bằng cố định,
lúc tung lên, rồi rơi xuống cũng đủ làm cho người bệnh ói cả mật xanh. Anh chị
Sáu cố gượng người chóng đỡ mà chẳng được gì đâu.
Kết quả sau
nhiều ngày nằm Viện, sự chuẩn đoán và điều trị của ông Đốc cho biết cô không có
gì đáng ngại, vì cô là người trong tình trạng mang thai. Họ cho rằng sự bất
tỉnh của cô là một triệu chứng thông thường mà nhiều người thường hay gặp phải.
Cô bây giờ cần có một thời gian nghỉ ngơi và tịnh dưỡng để giữ bầu thai được
mạnh khỏe và an toàn.
Hai tay xoa
xoa lia lịa, gật đầu dạ dạ, rồi cảm ơn Bác sĩ, tôi hứa sẽ làm y. Thật tình chúng
tôi không biết, vì đây là lần đầu. Tôi chỉ nghĩ nhà tôi chóng mặt, choáng váng
bình thường như bao lần khác.Việc tôi lập gia đình đến nay hơn ba năm
chuyện thai nghén chưa bao giờ tôi nghe nhà tôi nói đến. Chính vì vậy mà nó mới
xẩy ra nông nỗi, còn biết trước thì… mong Bác sĩ thông cảm, bỏ qua lần sau
chúng tôi sẽ kỷ càng hơn. Bác sĩ gật đầu, rồi bỏ đi về hướng văn phòng. Hai tay
ông chấp lên ngực, đầu ngước lên trời, miệng lâm bâm lại trời, lại phật nhất là
nơi suối vàng ông nghĩ cha mẹ ông cũng khấn vái và phù hộ cho ông.
Cũng chiếc
xe Lam cũ, cũng anh Tài xế cũ, cũng một tay anh chị Sáu láng giềng đã đưa đi, rồi
lại đón về. Thầy cô giáo Lân đang chờ trước ngõ.
Ông
bà Lâm
Sự
hôi ngộ mừng rơi nước mắt, bày tỏ lòng cảm ơn chân tình. Tôi và nhà tôi không
biết nói sao cho thỏa hết nghĩa tình, lòng hàng xóm của các anh chị đã dành cho
chúng tôi trong lúc nguy kịch nầy. Cái nghĩa ân nầy biết bao giờ mới trả cho
xong.
Xóm
giềng
Đừng… đừng
anh chị, có chi đâu, bọn mình là chỗ xóm giềng với nhau, nói thế thì còn gì nữa.
Thầy
Lân
Giọng nói
trầm tĩnh, nhẹ nhàng có gì đâu anh chị, đừng quan tâm, lo âu “Nhất cận lân nhì cận
thân“ mà. Anh em xóm giềng với nhau có gì mà ân với nghĩa, anh chị yên tâm, cái
quí nhất ở đây là anh chị vừa có tin mừng. Chúng ta hãy vui lên.
Cô
Thụy
Tay rót nước trà, miệng cười cười. Ai trông con, trông
cái rồi cuối cùng cũng có. Còn tui, tui trông hoài mà chẳng có cái chi chi.
Cả
nhà ai cũng cười ầm lên, cô Thụy mặt đỏ, mắc cở, nhưng cố nén.
Thầy
Lân
Đỡ mấy câu
rồi an ủi vợ mình. Nầy mình cái gì cũng từ… từ, mình chớ bận lo, ai cũng đều có
phần nấy cả. Tôi bảo đảm không sớm, thì muộn sẽ có một cô hay cậu như anh Lâm
đây thôi.
Cô
Thụy
Nói
là phải nhớ nhé.
Việc
nhà mấy ngày qua không có cô cũng trở nên bề bộn, ngổn ngang, cẩu thả. Hiện tại,
tuy sức khỏe cô còn yếu kém, nhưng cô cũng cố gắng thâu xếp mọi việc cho gọn
gàng, ngăn nấp. Lối sống của cô từ xưa cho đến nay là như thế.
Từ khi cô
xuất Viện về nhà, công việc đồng áng của ông Lâm tạm thời cũng có một vài anh láng
giềng thay thế, nên ông có đủ thời gian giúp đỡ cô trong lúc mang thai yếu kém.
Chín tháng cưu
mang, thằng bé chào đời. Ông vui mừng vô hạn, như một kẻ ăn mày vừa trúng lô
độc đắc. Cái tên Lê vân An mà cha ông đã chọn từ trước đã được ghi ở phần năm cuốn
sổ gia đình. Rồi anh em xóm giềng cũng xúm nhau đặt cho ông cái tên là ông Cả
khi vừa tròn ba mươi ba tuổi. Cái tên nghe sao mà già quá, ở nông thôn thì nó
rất vệ phong, biểu tượng cho một gia đình phú quí, giàu sang hơn người. Khi
thoáng qua thiên hạ cứ nghĩ Cả năm nay ngoài năm mươi tuổi, sáu mươi gì đó.
Nhưng đó là cái lệ làng, mà xưa nay, hể ai trong làng giàu sang phú quí, ruộng
đất bao la, Cò bay thẳng cánh, phúc hậu, nhân từ từ đời nầy, sang đời khác họ
đều phong là ông Cả của làng để dễ phân biệt. Cái tên Cả đối với ông thì chẳng
có gì là xa lạ, vì ngày xưa ông bà nội, cha mẹ ông đều là Cả của làng, thì nay
ông lớn lên có gia đình, có con, có cái thì việc ấy cũng là lẽ đương nhiên.
(Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét