Nhà văn Thủy Điền |
Thắm thoát mà ông cả Hòa đã theo ông
theo bà cho đến nay đếm ngắn, đếm dài đã ngoài ba năm còn gì. Chuyện cháu con
nối giống, nối dòng không còn nghe một ai trong nhà bàn tán đến nữa. Câu chuyện
gia thất cũng nhạt dần theo năm tháng. Ông Lâm giờ đây phế mặc, vô tâm, vô ý
lại còn dở chứng khinh thường đi sớm, về khuya như người đơn độc. Bỏ phế vợ
con, mẹ già trong cảnh cơ hàn, gió bấc, không quan tâm lúc trở gió, trở trời
chuyện chiếu chăn nửa dở, nửa lành.
Lòng
mẹ già buồn bã, khi nhìn con rong chơi xuôi ngược, chẳng ngó ngàng gì đến gia phong
.Tất cả những gì ông có được, nay bỗng dưng biến mất tự hồi nào.Từ lâu bà vốn
mang trong thân chứng bệnh ho vào lúc giữa đêm, nay đã đâm chồi, nở nhụy. Một
ngày ít, hai ngày nhiều, lâu ngày bắt đầu lan rộng, khó chữa bởi cơn máu nảo
tung hoành. Sức lực cứ sút giảm dần theo tiếng gọi thời gian. Dòng nước có khi
đầy, khi cạn còn như bà bây giờ có sánh
được vào đâu, nỗi
oan nghiệt cứ theo dòng đời mà siết chặt.Thất vọng, tràn đầy thất vọng, ông Đốc
cứ chối từ không chịu chữa, bà buồn cho số phận và khóc suốt canh thâu.
Ông Lâm cứ mê mãi cái chán đời vô lý,
không cần thiết, ông chẳng muốn biết chuyện gì xảy ra ngay trong căn nhà mà
chính ông là người trụ cột. Mỗi khi bước chân về đến cửa, là chỉ biết la rầy,
trách móc như một người điên. Ông trách móc, quở phạt người vợ hiền vô cớ, đổ
mọi lỗi lầm lên đầu vợ, sao để mẹ già ra cơn nông nỗi mà không một chút ngượng
ngùng.
Cô
cẩm Lệ thấy rõ điều đó, nhưng giả vờ lặng câm, tức tưởi. Tất cả điều ông nói là
hoàn toàn sai sự thật, vì mọi ngày bà đều lo thuốc than cho mẹ già, chăm sóc
thật chu đáo, cô coi đó là bổn phận của mình, bổn phận của một nàng dâu. Hơn
nữa, bà trong cơn hoạn nạn, cô cần phải ra tay và làm nhiều hơn cái bổn phận là
khác. Trách móc, rồi lại trách móc không cần biết lời mình đúng hay sai. Cái
bệnh trách móc, đổ thừa cho người khác là một chứng bệnh bẩm sinh, mà ông đã
mang trong huyết quản từ thuở nhỏ, dường như ai ai cũng đều biết cả. Tính xấu
quen thường của con người ít học thừng biểu lộ bỗng dưng vậy đó, đã làm cho cô
luôn chán chường và đôi khi thèm chết mất, để cho ông tìm kẻ khác mà trách móc.
Chết đâu có dễ, nỗi bực tức, oán hờn đã đưa cô vào con đường không lối thoát.
Sự suy nghĩ viễn vông, cạn cợt cuộc sống mất tự tin không can đảm. Nhiều đêm
bên người chồng chăn gối, cô luôn cảm nhận sự lạc lẽo của ái tình, giấc ngủ như
nửa say, nửa tỉnh tạo nên những giấc chiêm bao khủng khiếp. Những giọt mồ hôi
đầm đìa trên vầng trán, làm cho cô ngất xỉu liên hồi. Những viên thuốc, những
viên thuốc an thần kia đã giúp cô thoát qua được những cơn ác mộng của cuộc đời.
Rồi thỉnh thoảng cô tự nghĩ về số phận của mình, nghĩ cái quá khứ xa xưa thuở
còn thơ ấu nơi mái ấm gia đình, nơi đó cô được người mẹ hiền thương yêu, chìu
chuộng. Rồi đến lúc lên xe hoa về nhà chồng, mẹ già theo chân tiễn đưa, âu yếm,
dặn dò dù bên ấy trăm cay, ngàn đắng co cố giữ mình cho trọn phận làm dâu. Thời
gian ba năm làm dâu, làm Vợ là thời gian cũng đủ chứng minh cho cô là kẻ bạc
phần.
Lâu rồi giấc ngủ không yên. Hôm nay, cô
thèm ngủ lắm, sự mệt mỏi của những tháng ngày, sự mất ngủ đã làm cho cô tiều
tụy, hao mòn thể xác đến cực độ mà người đối diện phải giật mình. Cái mỏi mệt
ấy đã làm cho cô chộp mắt tự lúc nào mà cô cũng không hay biết. Có lẽ, đêm nay
cô ngủ thật nhiều và thật say để bù đấp lại những tháng ngày mất mác. Những giấc
chiêm bao ấy không như những gì cô hằng mong ước, rồi cảnh khổ cứ quây quần
trong cảnh khổ.
(còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét