Tôi từng mê tùy bút của nhà văn Mai Thảo. Về thể loại tùy bút, Mai Thảo có thể được xếp sau Nguyễn Tuân một chút về thế hệ. Mai Thảo từng có công lập ra nhóm Sáng Tạo, gây ảnh hưởng lớn đến tiến trình văn học của Việt Nam cộng hòa.
Sau
năm ngày 30-4-1975, Mai Thảo kẹt lại Sài Gòn, trốn chui trốn nhủi tránh sự lùng
bắt của “bên thắng cuộc”. Nếu quân đỏ bắt được Mai Thảo mà họ cho ông là CIA,
chắc chắn ông sẽ bị giết trong trại cải tạo. Vậy nên ông trốn rất kỹ, trốn rất
sâu trong lòng dân ở Sài Gòn. Mà một trong những địa chỉ trốn của Mai Thảo rất
phiêu lưu là trốn trong nhà của nhà văn nhà thơ Trần Dạ Từ và Nhã Ca ở ngay đường
Tự Do ( đồng khởi ). Lúc đó anh Trần Dạ Từ đã bị bắt, chị Nhã Ca chưa bị bắt;
chị cho anh Mai Thảo trốn trong nhà chị. Nếu quân đỏ bắt được Mai Thảo trốn
trong nhà Nhã Ca, chắc chắn cả nhà chị và anh Mai Thảo sẽ bị án chết. Biết thế, nên chị Nhã Ca dạy mấy
đứa con tuyệt đối không nói có bác Mai Thảo trốn trong nhà. Nhà văn nữ nổi tiếng
nhất của Việt Nam cộng hòa đã lấy tính mạng cả nhà ra bảo lãnh cho cuộc trốn
nguy hiểm vô cùng của anh Mai Thảo.
Chuyện
lạ kỳ thứ hai trong thời anh Mai Thảo trốn quân đỏ ở Sài Gòn, là việc anh tin
người một cách kỳ lạ, không biết cách móc nối nào mà nhà văn Mai Thảo gặp được
người bạn chí thân thời họ cùng học trung học ở Hà Nội – anh Nhị Ca trưởng ban
lý luận phê bình của tạp chí văn nghệ quân đội, đang là trung tá phía bên kia.
Chuyện này, anh Mai Thảo đã kể lại trên báo hải ngoại khi nghe tin bạn thân
mình là đại tá Nhị Ca mất năm 1986. Hai ông từng đối địch nằm gác chân lên nhau
nói chuyện thời trung học khi họ cùng yêu một cô gái. Nếu ông Nhị Ca báo cho
công an thì ông Mai Thảo chết chắc. Và nếu các thủ trưởng của ông Nhị Ca biết
ông bí mật gặp tên đại phản động Mai Thảo, ông cũng chết. Chuyện này, khi đã
nghỉ hưu nằm bệnh, ông Nhị Ca cũng kể cho kẻ viết bài này biết tình bạn giữa
hai ông khác chiến tuyến rất cao cả, thiêng liêng hơn chính trị chính em nhiều…
Năm
1989, nhà xuất bản Văn Khoa bên Hoa Kỳ in tập thơ “Ta thấy hình ta những miếu đền”
của nhà văn Mai Thảo làm chấn động dư luận văn học Việt hải ngoại. May nhờ có
Talawas cho tập thơ lên mạng, tôi mới được đọc. Tập thơ hầu hết là thơ tứ tuyệt,
bốn câu ba vần rất truyền thống, không cách tân ấm ớ kỳ khu đánh đố người đọc bằng
giọng nửa ngô nửa ngọng hoặc bí hiểm chẳng ai hiểu được của món “tân hình thức”
hay “hậu hiện đại”, “tân con cóc”. Thơ viết ra cốt để cảm, thông qua cảm xúc mà
người đọc tiếp nhận tư tưởng của bài thơ. Thơ giống như yêu, người đàn bà và chữ
nghĩa từng xưa như trái đất, nhưng lại mang đến xúc cảm ban đầu cho người yêu
hay người yêu thơ. Xin đọc bài thơ đầu của tập thơ Mai Thảo :
CỤC
ĐẤT
Biển
một đường khơi xa thẳm xa
Núi
vươn trượng trượng tới mây nhoà
Thì treo cục đất toòng teng giữa
Cho
cái vô cùng vẫn ở hoa
Ở
giữa vô biên biển và núi, giữa đất và trời, giữa con người và vũ trụ là cái vô
cùng vô tận, may còn có cái phút chốc, cái hữu hạn bừng hoa cho ta một sát na tồn
tại, một chớp mắt trường tồn, một cục đất, cục người, cục bộ, cục cưng đeo tòng
teng cảm khoái kiếp người. Bài tứ tuyệt đọc lên thấy sướng, nhưng phân tích nó
thật là bất lực.
Mười lăm năm sau vượt biên,
nhà thơ thấy hồn mình như cành cây đứt lìa, chờ được ghép lại với gốc cũ – một
nỗi nhớ thương quê nhà đứt ruột cả câu chữ :
CÀNH
Cành
đứt lìa mong ngày ghép lại
Vào
thân hồng thuỷ ở rừng xa
Mười
lăm năm chỉ niềm mong ấy
Cháy
bỏng trên từng đốt ngón ta
Thương
nước, thương nòi, thương quê hương như rụng từng đốt tay, ai bảo những người liều
mạng sống vượt biên không yêu nước ? Nhất là với Mai Thảo, một người sống độc
thân cả đời, không mái gia đình, không quê hương, vò võ đêm trường ngồi in bóng
lên tường nhờ vầng trăng cứu độ :
KHÔNG
TIẾNG
Sớm
ra đi sớm hoa không biết
Đêm
trở về đêm cành không hay
Vầng
trăng đôi lúc tìm ra dấu
Nơi
góc tường in cái bóng gầy
Tưởng
như không ánh trăng khuya khoắt này, con người trốn khỏi căn phòng mình từ sớm
tinh mơ hoa chưa thức dậy, khi về quá khuya cành đà im ngủ không hay đã không hề
tồn tại. Cám ơn trăng khuya đã đợi kẻ tha hương, kẻ cô đơn không gia đình về
nhà mình như về quán trọ mà vẽ nên thi ảnh “ Nơi góc tường in cái bóng gầy”. Cô
đơn đến nỗi kẻ đi sớm về khuya sợ căn phòng không dám ngủ, đành ngồi đánh bạn với
vầng trăng thủy chung mà rũ bóng liêu trai. Viết đến đây, tôi lại nhớ nhà thơ
Trần Dần sống ở Hà Nội như bị giam lỏng trong căn phòng nhà mình, mấy chục năm
ngồi nguyên một chỗ, dựa lưng vào tường đến nỗi vết lưng và đầu của ông in trên
tường đen bóng một hình người tối như mực vẽ. Mai Thảo cô đơn trong tự do ở Mỹ
và Trần Dần cô đơn trong cuộc giam lỏng tại gia ai đã cô đơn hơn ai?
Mai
Thảo hay chính là hình ảnh của nỗi cô đơn, của niềm đơn độc kiếp người. Bạn bè
ông từng kể rất nhiều lần nhậu với nhau, đến một hai giờ sáng, khi phải chở ông
nhà văn say khướt về căn phòng trọ của ông, ông nài nỉ bạn chở ông đi mấy vòng
nữa, ông sợ về căn phòng đơn độc của mình lắm, sợ sự cô đơn lắm. Nhưng cuối
cùng ông phải về thôi, rượu không giúp ông thoát nỗi cô đơn, bạn bè, trăng sao,
cây cỏ không giúp ông thoát khỏi cô đơn. Về nhà mình, ông thấy cái giường mà sợ
như sợ ma quỷ, lại ngồi dựa tường đến khi gục xuống rồi thiếp đi. Lúc gần mất,
ông lại tiếc, lại giận mình sao hồi ấy xui người tình phá thai. Nếu không, ông
sẽ có một đứa con để có chỗ vịn lúc xế chiều… Cuối cùng, chỉ có câu chữ, có thơ
cho ông trút nỗi niềm cô quạnh. Chỉ có văn chương, có thi ca là có hiếu với Mai
Thảo nhất.
Chừng
như thi sĩ không còn thân xác nơi cõi thế, chỉ còn linh hồn suông từ muôn kiếp
vật vờ, mượn tiếng gà kiếp nào mà hiện hữu, mà bước qua đêm trừ tịch u u minh
minh, hay linh hồn ông vẫn còn tại vị cõi âm thăm thẳm vật vờ, tịch lặng thê
lương:
TRỪ
TỊCH
Bước
một mình qua ngưỡng cửa năm
Nhân
gian tịch mịch tiếng mưa thầm
Chợt
đầu vẳng tiếng gà lai kiếp
Báo
vẫn đêm đầy ở cõi âm
Cô
đơn hay chính là bóng đêm trùm lên tâm hồn thi nhân Mai Thảo, ông bị chữ nghĩa
và sách vở vây bủa, ngay cả sự hư hoại cũng từ bỏ ông, vì cuộc đời ông nói tóm
lại dù đã nghìn trang, đã vạn trang mà chỉ “thiếu một tờ”. Một tờ ấy là quê
hương chăng, là mái ấm gia đình chăng, là ảo ảnh hạnh phúc chăng ? “Thiếu một tờ”,
thiếu một vé vào bất tử ư ? Thơ ông chính là chiếc vé ấy, hỡi người đang nằm dưới
tấm cỏ xanh xứ người, cái ông không đem theo được chính là sự nghiệp ông, tài
năng của ông mà chúng tôi và các thế hệ mai sau sẽ gìn giữ muôn đời trong văn
chương nước Việt khổ đau, nước Việt buồn thương như chiếc kim đâm vào tim ông
buốt giá nhớ thương, hoài niệm mất ăn mất ngủ, chết rồi còn không nhắm được mắt
người ơi, nơi ông :
LẺ
MỘT
Sách
một dẫy nằm trơ trên giá
Cạnh
người thân thế cũng trơ trơ
Sách,
người hai cõi cùng hư hoại
Nơi
một ngàn chương thiếu một tờ
Ở
đời yêu cái gì thì bị cái ấy hành cho tới chết. Mấy ông bà sinh ra cốt yêu người
thôi, yêu chồng yêu vợ thôi nhưng cuối đời mới biết chồng ấy, vợ ấy, người yêu ấy…
hình như đã hành đời ta ra bã, hành đời ta tới chết vẫn chưa thoát khổ đau. Mai
Thảo sinh ra để làm và yêu văn chương và đã bị văn chương hành cho tới chết.
Ông sợ yêu, sợ lấy vợ lập gia đình sẽ làm mất thời gian, làm mình không còn là
mình nữa trong một quan niệm khá sai lầm của Jean PaulSartre : “ địa ngục là kẻ
khác”: Tha nhân là địa ngục” (L'enfre, cest les autres/Hell is other people) là
câu nói thời danh của triết gia Pháp Jean Paul Sartre:
Ta
thấy đường ta Chúa hiện hình
Vườn
ta Phật ngủ, ngõ thần linh
Sao
không, tâm thức riêng bờ cõi
Địa
ngục ngươi là, kẻ khác ơi!
Có
thể nói, thế hệ của Mai Thảo và trí thức Pháp sau chiến tranh thế giới đã bị
câu nói này của Jean Paul sartre dẫn đường
một cách sai lạc. Cái quan niệm tự do tuyệt đối này đã giam hãm mỗi cá nhân
trong địa ngục của chính mình. Phải nói ngược lại mới đúng : “Thiên đường là kẻ
khác”. Phủ nhận THA thì cái NGÃ kia sẽ biến mất, THA và NGHÃ bản thể là một,
không thể tách rời, xua đuổi một cái, cái kia liền biến mất.
“Khổ
vì trí tuệ”, người trí thức trong Mai Thảo quả là một bể khổ. Ông khổ đau vì cả
nghĩ, ngủ đi, hoặc ngu đần đi có khi mới sung sướng nổi :
CÓ
LÚC
Có
lúc nghĩ điều này điều nọ
Cảm
thấy hồn như một biển đầy
Có
khi đếch nghĩ điều chi hết
Hệt
kẻ ngu đần cũng rất hay
“đếch
nghĩ điều chi hết”, một cái “đếch” rất thi ca, rất Mai Thảo, mà cả đời ông phấn
đấu mãi nhưng “đếch” được.
Người
cô đơn đợi bạn rất thi sĩ, mở cửa phòng cả đêm, ngồi chờ mãi ngủ gật, rồi ngủ
luôn, bạn tới lúc nào không hay biết. Cám ơn “giấc ngủ đen” đã cho ông gặp bạn
trong mơ hay gặp bạn giữa nhà mình ? Nhiều khi ngủ một mình sợ đơn độc quá, cứ
mở toang cửa ra dẫu ăn trộm vào nhà cũng còn thích hơn cả đêm không có ma nào tới
:
ĐỢI
BẠN
Nửa
khuya đợi bạn từ xa tới
Cứa
mở cầu thang để sáng đèn
Bạn
tới lúc nào không biết nữa
Mưa
thả đều trên giấc ngủ đen
Quen
thức trắng, thi sĩ thèm “giấc ngủ đen” mở toang lòng ra đón xem có ai thấp
thoáng vào ra cõi trống không vô cùng tận này, xem ra mấy ai trên đời cô đơn
hơn Mai Thảo?
Mai
Thảo, thi sĩ như bị giời bỏ quên ở một quán vắng nơi tận cùng thế giới. Trong
quán rượu có tên là tịch lặng, ông không biết mình là bóng hay là hình, là hồn
hay là xác, là một người câm xin một bình lệ câm, một đêm câm rót thật đầy bóng
tối:
MỘT
MÌNH
Ngồi
tượng hình riêng một góc quầy
Tiếng
người: kia, uống cái chi đây?
Uống
ư? một ngụm chiều rơi lệ
Và
một bình đêm rót rất đầy
“Một
ngụm chiều rơi lệ” tha phương, “một bình đêm rót thật đầy” cay đắng của một con
người thân tàn ma dại, một linh hồn sắp vuốt mắt thiên di, hay là một ác mộng,
một ảo ảnh tàn phai cuộc thế buồn hơn chết.
Nhà
thơ coi căn phòng mình sống là một nhà tù ( nhà giam); mỗi ngày ông lại gạch một
gạch trên tường để biết mình còn sống, gạch đến nỗi không còn chỗ gạch nữa, thì
xin được gạch vào cuộc trôi giạt ngàn năm này để sống cũng coi như đã chết;
hình như chỉ có sự chết mới giải thoát được kiếp giam cầm này mà thôi:
MỖI
NGÀY MỘT
Mỗi
ngày một gạch mỗi ngày giam
Lên
bức tường câm cạnh chỗ nằm
Gạch
miết tới không còn chỗ gạch
Gạch
vào trôi giạt tới nghìn năm
Im
lặng quá thể, chưa chết mà sao gọi mãi chẳng hồi âm, thi sĩ bèn hú lên sự “gọi
thức” để tịch lặng nổi giông bão, cho đá cũng bay tưng như bụi mù gió cuốn :
GỌI
THỨC
Này
suối này rừng cùng tịch lặng
Đất
nín nghìn năm cũng lặng cùng
Dậy
đi! Dậy hết thành dông bão
Nhảy
dựng ngang đời thế đá tung
Mai
Thảo người sống trong mộng nhiều hơn trong đời thực. Ông quen điểm tâm bằng nỗi
đau, điểm tâm bằng tư tưởng mỗi sáng:
ĐIỂM
TÂM
Trà
đựng trong bình trí nhớ câm
Rót
nghiêng từng ngụm nỗi đau thầm
Hoà
chung cùng ngụm đau trời đất
Là
mỗi ngày ta mỗi điểm tâm
Nhà
thơ coi trời đất chỉ đáng một ngụm như ngụm trà, ngụm café mà thôi, nhưng là một
ngụm đau, một ngụm vết thương của buồn mê đơn độc, một ngụm sống và một ngụm chết,
một ngụm văn và một ngụm thơ. Và thơ ơi, xin ông một ngụm bất tử nha con người
sinh ra từ chợ Cồn, làng Quần Phương huyện Hải Hậu, Nam Định ?
Xin chào nhà thơ sống như cây
bách bệnh với “mưa tê thấp”, với ngôn từ “thân bất toại”, với “nắng ung thư” cộng
với “lục phủ hư”, chỉ còn ly rượu nuôi ông “một ngụm đời”, ngũ tạng sắp vượt
biên ra khỏi đời thi sĩ:
NGŨ
TẠNG
Mùa
đông đã tới mưa tê thấp
Lại
úng đầy thân bất toại từ
Giải
nắng ung thư mùa hạ trước
Đã
huỷ xong phần lục phủ hư
Thân
xác nhà thơ chừng như đã nằm trong quan tài, lắng nghe tiếng mưa từng hạt thả
xuống như tiếng búa thời gian đang đóng đinh quan tài dưới đáy mồ thiên thu:
MƯA
ĐÊM
Đăm
đăm cặp mắt mở mơ hồ
Ngó
trắng vô hình cái ngó khô
Đâu
đó mưa đêm từng tiếng thả
Từ
đỉnh thời gian xuống đáy mồ
Cảm
giác sống kinh hãi quá, mưa như đinh đóng quan tài nghe thê lương quá, sống với
ông chính là cuộc hành hình, là tự đưa mình vào cõi chết một cách tự nguyện, một
cái chết có vẻ ngon lành và ngoạn mục.
Sống
với chết, đêm với ngày cũng chỉ bàn tay lật qua lật lại như mái tóc rẽ ngôi:
THỚ
GÂN
Bàn
tay thu lại mặt trời lặn
Cũng
nó xòe cho nở mặt trời
Bóng
tối lồng trong đường ánh sáng
Chỉ
là mái tóc rẽ hai ngôi
Nhận
thức mọi sự vô thường, sống với chết chẳng qua giản dị như là mái tóc rẽ ngôi,
nhưng trong tình cảm, trong thi tứ thi sĩ vẫn yêu đời, mê cuộc chơi trần thế
tìm mọi cách đứng lên ngay cả khi đã nằm xuống trong một vuông đất xíu xiu của
nghĩa địa Cali :
ĐỨNG
LÊN
Mắt
đã từ lâu mù dáng người
Tai
đã từ bao lạc tiếng đời
Đứng
lên gửi lại lời xin lỗi
Của
kẻ ra về giữa cuộc chơi
Mai
Thảo ơi, thơ ông, văn ông là một lời xin lỗi vĩnh hằng của ông với bạn đọc, rằng
ông đã bỏ ra về “giữa cuộc chơi”, nhưng nếu không có văn chương ông để lại, thì
“cuộc chơi” này sao vui trọn vẹn, sao hậu thế lấy gì mà đoán ra rằng ông vẫn đứng
lên từ cõi chết, đứng lên mà tha thiết, mà dấu yêu với mọi người, như thuở ông
từng đặt tay lên cái chỗ đáng đặt của người bạn gái ông từng yêu dấu :
CHỖ
ĐẶT
Đặt
tay vào chỗ không thể đặt
Vậy
mà đặt được chẳng làm sao
Mười
năm gặp lại trên hè phố
Cười
tủm còn thương chỗ đặt nào
“Chỗ
đặt” là bài thơ tình rất hóm của Mai Thảo, người đàn bà đã dâng hiến cho ông mọi
chỗ trong người để ông “đặt tay”, ngay cả chỗ quan trọng nhất vẫn đặt tay được
“chẳng làm sao”; giờ mười năm gặp lại, vẫn thương vô cùng mọi chỗ kín đáo của
nàng dành riêng ông đặt tay. Thơ hóm, vui mà buồn đau dào dạt mãi bên trong, ấy
mới là thơ tứ tuyệt đích thực.
Đây
là bài thơ rất hay của Mai Thảo, được bạn bè khắc lên bia đá mộ ông, có vẻ bài
thơ là một nguyên lý của văn học nghệ thuật lấy cảm xúc làm căn nguyên, và sự
hiểu chỉ là thứ yếu, nhưng nếu cảm mà không có nhận (hiểu) thì cảm ấy cũng trôi
đi mất tăm mất tích. Và ông, người nằm trong nấm một cô đơn ấy, đêm đêm hồn vẫn
ngắm sao trời để may ra mới có thể hiểu được lẽ đời lẽ trời lẽ sống mà cả đời
viết văn làm thơ ông mãi mãi ngu ngơ:
KHÔNG
HIỂU
Thế
giới có triệu điều không hiểu
Càng
hiểu không ra lúc cuối đời
Chẳng
sao khi đã nằm trong đất
Đọc
ở sao trời sẽ hiểu thôi
Có
khi tìm mãi mà không hiểu, giờ nằm xuống đất rồi, thi sĩ ơi, bạn bè ơi, may ra
nhờ sao trời giải thích, nhờ giọt sương, cỏ cây giải thích sẽ hiểu sinh diệt là
cái món không thể lý giải, sống chết thường hằng chỉ tồn tại bằng cảm xúc mà
thôi.
Trong
tập thơ “Ta thấy hình ta những miếu đền”, Mai Thảo còn dành nhiều bài tặng bè bạn.
Nhìn chai rượu tây lừng lững ông lại nhớ tới “con hùm Vũ Khắc Khoan”, hùm nhậu,
hùm say, hùm viết, thơ hóm mà bát ngát tình nghĩa bằng hữu:
NHỚ
VŨ
Chai
Jack Daniels đừng lừng lững
Một
mình trên giá rượu nghênh ngang
Nhìn
chai nhớ kẻ từng yêu nó
Lại
thấy con hùm Vũ Khắc Khoan
Mai
Thảo, cũng có thể ví là con hùm tùy bút, con hùm thơ, một con hùm dễ thương dễ
sợ, con hùm của “lẽ không”, không có gì nhưng không chốn nào không có nó. Hãy
nghe con hùm Mai Thảo chúc tuổi mình:
MỪNG
TUỔI MÌNH
Một
dấu tròn vo vĩ đại tròn
Là
mày, mừng tuổi đó nghe con
Trong
không ngoài rỗng không gì hết
Không
cả không là cái số không
Nhận
ra một chữ không của nhà Phật, Mai Thảo thành sắc không không sắc, sự nghiệp
ông để lại cho hậu thế sẽ còn lưu lại mãi trong xúc cảm người đời khi đọc ông.
Ông
vừa là đóa hoa nở dưới chân tường văn học, mong hậu thế xuyên tường ông mà vươn
lên, dẫu mặc áo quỷ hồn ma vẫn muốn đưa đường vào ngôi nhà đơn độc văn chương
cho các thế nhân mai hậu :
ÁO
QUỶ
Bông
hoa kia nở dưới chân tường
Có
thấy ta về đêm đẫm sương
Áo
quỷ phất bay loà tới trước
Cho
bóng ma sau thấy lại đường
Ở
cõi vô cùng, ông vẫn gửi hồn theo con sư tử mà khóc thương rừng xưa, làng Quần
Phương xưa, bạn bè xưa, Nhị Ca xưa, Thanh Nam xưa, nước xưa “khóc chẳng thôi” dòng lệ thi ca ứa
máu.
MANHATTAN
Trọn
buổi lang thang giữa phố người
Giữa
rừng vô tuyến, ống thu lôi
Làm
thân sư tử cao ngàn trượng
Tự
thuở xa rừng khóc chẳng thôi
Mai
Thảo làm thơ vẫn mặc đồ cũ thất ngôn tứ tuyệt, tuy ông có viết nhiều bài thơ
dài trong tập, nhưng thành tựu nhất của thơ ca ông là thơ bốn chữ. Làm như ở
đâu còn nỗi cô đơn, còn người buồn thương nhớ nước là còn có ông ngồi chờ,
trong “cõi riêng buồn lại thấy ta”, lại thấy nhà thơ Mai Thảo ngồi trong căn
nhà thi ca của bạn, như một niềm bất tử của tên ông còn đồng vọng trong sự đọc,
sự xúc động của chúng ta. Xin cám ơn “ bộ đồ cũ” nhưng sinh ra toàn xúc cảm mới,
thi hứng mới cho đời như bài thơ ông viết tặng văn hào Võ Phiến:
BỘ
ĐỒ CŨ MẶC
tặng Võ Phiến
Đi
vắng từ xa trở lại nhà
Bộ
đồ cũ mặc, ấm trà pha
Tựa
lưng vào vách tường thân thuộc
Trong
cõi riêng buồn thấy lại ta
Mai
Thảo vẫn hằng sống nếu chúng ta và các thế hệ mai sau vẫn còn rung động trước
văn chương của ông, một con người cô đơn nhất cõi đời, chỉ ngửa mắt lên toan cưới
sao trời làm vợ, dù ông đã nằm dưới nấm cỏ xanh.,.
Sài
Gòn 25-6-2021
T.M.H.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét