Ngựa mỏi vó nằm bên chuồng gợi nhớ
chốn
bụi hồng hun hút tận non xa
và
tráng sĩ còn mài gươm đêm lạnh
lời
nguyền xưa về thức suốt canh tà
Ngã Du Tử
Đọc bài thơ “Dạ Ca”của Ngã Du Tử, nếu ai còn nhớ bài thơ “Thuật Hoài” của Đặng Dung thì sẽ có một sự liên tưởng thú vị.
“Thuật
Hoài” là bài thơ tự sự của Đặng Dung khi ông đem quân giúp vua Trùng Quang Đế của
nhà Hậu Trần, nhưng do lòng người ly tán, quân binh ít ỏi, lương thực thiếu thốn
nên cuối cùng đã thất bại. Bài thơ thể hiện ý chí sắt đá của một người anh hùng
nhưng không may là không gặp thời thế, công việc chưa xong thì tuổi đã già.
THUẬT HOÀI
“Thế
sự du du nại lão hà,
Vô cùng
thiên địa nhập hàm ca.
Thời
lai đồ điếu thành công dị,
Vận
khứ anh hùng ẩm hận đa.
Trí chủ hữu hoài phù địa trục,
Tẩy
binh vô lộ vãn thiên hà.
Quốc
thù vị báo đầu tiên bạch,
Kỉ
độ long tuyền đới nguyệt ma”
Bản dịch của Phan Kế Bính:
Việc
đời bối rối tuổi già vay,
Trời
đất vô cùng một cuộc say.
Bần
tiện gặp thời lên cũng dễ,
Anh
hùng lỡ bước ngẫm càng cay.
Vai
khiêng trái đất mong phò chúa,
Giáp
gột sông trời khó vạch mây.
Thù
trả chưa xong đầu đã bạc,
Gươm
mài bóng nguyệt biết bao rày.
Từ
xa xưa có những tráng sĩ, những danh tướng chỉ để lại cho đời một vài bài thơ
mà được người đời sau ca tụng. Những bài thơ của Lý Thường Kiệt, Trần Quang Khải,
Trần Khánh Dư nằm trong trường hợp này. Lý Thường Kiệt với bài thơ “Nam Quốc
Sơn Hà” có câu “Nam quốc sơn hà Nam đế
cư”, Trần Quang Khải có “Đoạt sáo Chương
Dương độ”, Trần Khánh Dư có bài Bán
Than. Đó là những danh tướng lẩy lừng có
hùng thi để lại cho đời.
Đặng
Dung ngược lại, không phải là một danh tướng có chiến công lẩy lừng. Đặng Dung
chỉ là một vị tướng trong sử sách, ông để lại cho đời chỉ có một bài thơ duy nhất, đó là bài Thuật Hoài (hay Cảm Hoài). Với “Thuật Hoài” tên Đặng
Dung đã vào văn học sử, và người đời sau khi đọc bài thơ, không ai không thấy cảm
hoài..
Đọc
“Thuật Hoài” lòng ta sẽ cảm động thấy tác giả là một nhà ái quốc, một dũng tướng,
một tráng sĩ, mang nỗi sầu triền miên bất đắc chí. Hai câu thơ cuối đem đến cho
ta nỗi xót xa, gợi cho ta thấy hình ảnh đẹp tuyệt vời của người tráng sĩ mài
gươm dưới nguyệt.
Sở
dĩ người viết bài nầy nhắc nhiều đến ‘Thuật Hoài” của Đặng Dung vì “Dạ Ca” của
Ngã Du Tử mang đầy đủ hình ảnh của một tráng sĩ mài gươm dưới nguyệt như Thuật
Hoài của Đặng Dung mà còn hơn thế nữa, Ngã Du Tử phát họa vào bức tranh “Dạ Ca”
toàn cảnh quê hương híu hắt, đến cả nỗi sầu cũng thể hiện trong dáng nằm của
con tuấn mã.
Hãy
đọc câu thơ đầu tiên để nhìn con tuấn mã của Dạ Ca: “Ngựa mỏi vó nằm bên chuồng
gợi nhớ”.
Bây
giờ hãy mời nghe ca từ trong bài hát “Dấu Chân Địa Đàng” của Trịnh Công Sơn để
ta đồng cảm với nhà thơ Ngã Du Từ khi nhìn hình ảnh con ngựa “buông vó chùng
chân” “nằm bên chuồng gợi nhớ”:
“Ngựa
buông vó người đi chùng chân đã bao lần
Nửa
đêm đó lời ca dạ lan như ngại ngùng
Vùng
u tồi loài sâu hát lên khúc ca cuối cùng
Một
đời bỏ ngõ đêm hồng
Ngoài
trời còn dâng nước lên mắt em
...........................
Ngàn
mây xám chiều nay về đây treo lững lờ
Và
tiếng hát về ru mình trong giấc ngủ vùi
Rồi
từ đó loài sâu nửa đêm quên đi ưu phiền
để
người về hát đêm hồng
địa
đàng còn in dấu chân bước quên.”
Con
ngựa của Ngã Du Tử mỏi vó nằm bên chuồng để nghe tiếng dạ ca là tiếng ca của đêm. Con ngựa của Trịnh Công
Sơn buông vó nằm nghe “lời ca dạ lan” và nghe cả lời “loài sâu hát lên” lúc nửa
đêm. Con ngựa của Ngã Du Tử nằm bên chuồng “gợi nhớ”. Con ngựa của Trinh Công
Sơn nằm nghe hát để “ru mình trong giấc ngủ vùi”, để quên bước chân mình còn in
dấu trên địa đàng. Cả hai con ngựa đều có linh hồn, đều biết thương nhớ và đều
mang tâm sự của chủ nó. Khác chăng là con ngựa của Ngã Du Tử không nhớ những điều
viễn vông, chỉ nhớ “Chốn bụi hồng hun hút tận non xa” là nhớ những tháng ngày
oanh liệt theo chủ mình, một kỵ sĩ đi làm việc lớn chăng?
Với
câu thơ thữ hai “chốn bụi hồng hun hút tận non xa” Ngã Du Tử dời hình ảnh con
ngựa đang yếm thế, đang mỏi vó về một
qúa khứ hào hùng, lồng bức tranh bụi hồng, non xa trong bức tranh yên nghĩ, đã
nâng giá trị con ngựa, đã làm sống động hình ảnh, tạo thêm ý nghĩa cho thơ, và đưa thơ vào một hình ảnh
khác mạnh hơn, đẹp hơn, ý nghĩa cao vời hơn nứa. Đó là hình ảnh của “Cảm Hoài”,
hình ảnh người tráng sĩ mài gươm dưới nguyệt:
và tráng sĩ còn mài gươm đêm lạnh
lời nguyền xưa về thức suốt canh tà
Dạ
Ca của Ngã Du Tử khác với “Thuật Hoài”của Đặng Dung, Đặng Dung luận về chuyện đời
ở những câu thơ trên, rồi hai câu thơ cuối đột nhiên đưa hình ảnh nổi bậc, thấm
dậm nỗi đau nhức nhối của người anh hùng thất thế. Ngã Dũ Tử trong Dạ Ca không
thổ lộ tâm tư, không bình luận việc phải
trái của đời, nhà thơ chỉ vẽ một bức
tranh “Ngựa Và Người” trong bốn câu thơ đủ nói lên tất cả.
Ngã
Du Tử dùng hai câu thơ đầu, nói về ngựa để bộc lộ những hoài niệm, những nhớ
thương chất chưa trong lòng tráng sĩ. Ngã Du Tử
dùng hai câu thơ sau, nói về người để bộc lộ tư thế hiên ngang, bộc lộ
chí khí của người tráng sĩ cùng vận mạng non nước mà người chí sĩ canh cánh bên
lòng. Dạ Ca của Ngã Du Tử là một bài thơ Thuật Hoài kiểu mới, đưa tâm sự vào
tranh, đưa nỗi lòng vào trong ẩn dụ của thơ, không than van không kể lể dông
dài.
Ngã
Du Tử đặt tựa đề bài thơ là “Dạ Ca” rất hay. Dạ ca là tiếng ca của đêm, đêm ở
đây không phải chỉ là đêm để con ngựa “nằm bên chuồng gợi nhớ”, không chỉ là
đêm “tráng sĩ mài gươm”, mà còn là đêm rất dài của thời cuộc, của bóng tối trùm
lên non nước. Đêm ở đây có thể là “Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu/Một trăm năm đô
hộ giặc Tây”, nghĩa là đêm của Dạ Ca không chỉ là đêm vật lý mà còn là đêm tâm
lý của mỗi con người có tấm lòng khi dất
nước chìm trong nghịch cảnh.
Đọc Dạ Ca của Ngã Du Tử, ta nghe tiếng ca đó vọng từ ngàn năm, qua bao thế hệ. Khi tổ quốc bình an, đất nước yên vui, không có ai phải mài gươm dưới nguyệt thì tiếng ca đó vẫn tiềm ẩn trong đêm, bởi vì “Lời nguyện xưa”của cha ông chúng ta, của tổ tiên chúng ta vẫn còn “về thức suốt canh tà” để nhắc nhở mỗi chúng ta không bao giờ quên giữ nước.
Châu Thạch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét