Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn tại chùa Phổ Minh (ảnh tư liệu)
Hoàng đế Trần Nhân Tông (1278 - 1293) tên húy là Trần Khâm quê ở hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường (nay thuộc phường Lộc Vượng thành phố Nam Định). Ông là con trưởng của Thánh Tông Trần Hoảng, mẹ là Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng Thái hậu, sinh ngày 7 tháng 12 năm 1258. Vua ở ngôi 15 năm (1278-1293), nh ường ngôi cho con là Anh Tông lên làm Thái Thượng hoàng 5 năm (1293-1298), xuất gia đi tu (1293-1308) và viên tịch ngày 3 tháng 11 năm Mậu Thân (1308), thọ năm mươi mốt tuổi.
Hoàng tử Trần Khâm sinh ra trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh. Với tư chất thông minh, ông đã nhanh chóng lĩnh hội đư ợc tri thức về trị quốc của Nho giáo, tinh thần nhân văn của Phật giáo. Nhà vua đã kế thừa đ ược kinh nghiệm về nội trị và ngoại giao của các tiên đế.
Nói đến vua Trần Nhân Tông, tr ước hết là nói đến ng ười anh hùng cứu dân, cứu nư ớc. Ông là một nhà chiến lược có tài chỉ huy quân sự đã đứng ra lãnh đạo quân dân Đại Việt v ượt qua mọi thử thách, đ ưa cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên tới thắng lợi huy hoàng. Thái tử Trần Khâm đư ợc vua cha truyền ngôi khi mới 21 tuổi, đúng vào thời kỳ quân Mông Cổ đánh bại Nam Tống lập ra triều Nguyên. Biết được dã tâm xâm lư ợc của kẻ thù, nhà vua đã cùng quân dân Đại Việt gấp rút chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến bảo vệ giang sơn. Vua biết chọn ng ười tài, giao cho họ những chức quan trọng. Tháng 12 năm 1282, vua lấy Thái uý Trần Quang Khải làm Thư ợng t ướng Thái sư , Đinh Củng Viên làm Hàn lâm viện Học sĩ, Trần Khánh Dư làm Phó đô T ướng quân. Tháng 10 năm 1283, Nhân Tông tiến phong Hư ng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn làm Quốc công tiết chế thống lĩnh quân đội cả nư ớc.
Vua cũng nhận rõ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân nên có sáng kiến tổ chức hai hội nghị lớn: Tháng 10 năm 1282, vua và Th ượng hoàng mở hội nghị quân sự Bình Than họp với các vư ơng hầu và bách quan bàn kế sách đánh giặc, cử các t ướng lĩnh đem quân đi trấn giữ các nơi hiểm yếu. Tháng 12 năm 1284, vua triệu tập các vị bô lão đại diện cho nhân dân cả nư ớc họp ở điện Diên Hồng để hỏi kế đánh giặc: "Các vị phụ lão đều nói đánh, muôn ng ười cùng hô một tiếng”.
Qua sự kiện trên có thể thấy vai trò đứng đầu nhà nư ớc của vua Trần Nhân Tông trong hai lần kháng chiến chống quân xâm l ược Nguyên - Mông vào năm1285 và năm 1288 là vô cùng to lớn.
Vua Trần Nhân Tông đã nhiều lần trực tiếp cầm quân đánh giặc, xông pha tới nơi hiểm yếu để động viên khích lệ t ướng sĩ. Trận Bạch Đằng giang năm 1288 đ ược coi là trận đánh bại hoàn toàn giặc Nguyên. Trong trận này khi chiến thuyền quân Nguyên vư ớng cọc, sử chép: "Hai vua đem quân tiếp đến, tung quân đánh lớn, quân Nguyên chết đuối nhiều không kể xiết, n ước sông do vậy đỏ ngầu cả".
Cũng trong kháng chiến chống Nguyên - Mông, vua Nhân Tông đã thể hiện tài năng ngoại giao kiệt xuất thực thi một chính sách đối ngoại linh hoạt, mềm dẻo có nguyên tắc trên cơ sở bảo vệ chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc, đặc biệt đối với quốc gia ngoại bang hùng mạnh luôn có dã tâm xâm lược Đại Việt là triều Nguyên Mông xứ Trung Hoa lúc bấy giờ hay các nước thân cận láng giềng. Một mặt vua giữ lễ thư ờng qua lại thăm viếng, cống nạp nh ư trư ớc. Trong khi kẻ thù thì khiêu khích, đe dọa, Nhân Tông không dứt khoát cự tuyệt mà, nhằm tranh thủ thời gian hoà hoãn để củng cố và khẩn trương xây dựng lực lư ợng. Vua tìm cách thoái thác những yêu sách xâm hại đến chủ quyền quốc gia và lợi ích của Đại Việt, như khi sứ nhà Nguyên sang dụ hàng, vua đã không trả lời mà còn bắt giam sứ giả, rồi tích cực chuẩn bị kháng chiến.
Với quân xâm l ược khi chúng giày xéo non sông thì vua thẳng tay trừng trị, với kẻ thất trận thì rộng lượng khoan hồng. Tù binh quân Nguyên thất trận đ ược cấp lương ăn và ph ương tiện về nư ớc. Ngay sau chiến thắng quân Nguyên vua Trần Nhân Tông đã cho sai đốt hết ngay tại sân chầu những báo cáo của các ông quan trung thành về bọn phản bội đi theo giặc để yên lòng những kẻ phản trắc.
Khi đất nư ớc sạch bóng quân thù, vua chú trọng đến khuyến khích sản xuất, tổ chức học hành thi cử, tuyển chọn nhân tài. Lúc yên giặc trở về kinh đô thì xuống chiếu ra lệnh đại xá cho thiên hạ. Nơi nào bị binh lửa cướp phá thì miễn tô dịch… Khi có nạn đói (1290), vua cho lấy thóc công chẩn cấp cho dân nghèo và miễn thuế lệ. Năm Quý Tỵ (1293), vua như ờng ngôi cho con là Thái tử Thuyên (tức vua Anh Tông) lên làm Thái Thượng hoàng. Năm 1299, dù xuất gia tu hành nh ưng Nhân Tông Hoàng đế vẫn luôn quan tâm tới việc n ước, việc dân. Sử chép: Vào một ngày mùa Hạ năm Kỷ Hợi, Th ượng hoàng Nhân Tông trở về kinh sư . Các quan không ai biết, vua Anh Tông thì uống rượu say, Thượng hoàng giận lắm, liền xuống chiếu cho các quan phải về Thiên Trư ờng để điểm danh. Khi vua Anh Tông dâng biểu tạ tội, Th ượng hoàng cho gọi vua vào, nói: "Trẫm còn có con khác, cũng có thể nối ngôi đ ược. Trẫm đang sống mà ngư ơi còn dám như thế, huống chi sau này?".
Năm Giáp Ngọ (1294), tháng 7 Thượng hoàng xuất gia tại am Vũ Lâm ( nay thuộc xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình). Người cho dựng am Ngự Dược, xuất gia chuyên tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) trên núi Yên Tử.
Năm Tân Sửu (1301), mùa xuân thành đạo, trở thành vị vua bụt của Đại Việt với pháp danh Điều Ngự Giác Hoàng (một trong mười pháp danh của Phật tổ). Ông sáng tác bài phú Đắc Lâm Tuyền thành đạo ca, sáng lập dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử mang sắc thái riêng của Đại Việt. Tháng 3, Điều Ngự Giác Hoàng đi thăm các nơi tìm hiểu mặt bằng tín ngưỡng trong dân chúng để chuẩn bị công cuộc giáo hóa.
Năm Quý Mão, Hưng Long thứ 11 (1303) tháng Giêng mùa xuân, Thượng hoàng đến cung Trùng Quang làm tiếu ở chùa Phổ Minh.
Thượng hoàng từ Chiêm Thành về phủ Thiên Trường nhân mở hội Vô Lượng Phật pháp, phát vàng bạc, tiền, lụa chuẩn cấp cho dân nghèo các nơi và trao cho Kinh Giới thí.
Gần khu vực Thiên Trường, Người đến thăm: chùa Vọc thôn Thành Thị, chùa Đô Quan - xã Mộc Nam, chùa Ông - xã Tượng Lĩnh thuộc trấn Sơn Nam Thượng. Chùa Huyền Đô - huyện Mỹ Lộc, chùa Dưỡng Chính - xã Yên Khánh, Ý Yên thuộc trấn Sơn Nam Hạ. Ca ngợi cảnh đẹp cố quý hương Phật Hoàng có thơ đề:
Ngắm cảnh chiều ở Thiên Trường
Tr ước xóm sau thôn tựa khói lồng
Bóng chiều d ường có lại d ường không
Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.
(Thiên Trường vãn vọng)
Năm Bính Ngọ (1306) mùa Hạ, tháng sáu Vua gả công chúa Huyền Trân cho chúa Chiêm Thành là Chế Mân. Năm Đinh Mùi (1307) đổi hai châu Ô, Lý thành châu Thuận và châu Hoá mà trước đó chúa Chiêm Thành chế Mân đem đất hai châu đó làm vật dẫn cưới nhưng người các thôn La Thuỷ, Tác Hồng, Đà Bồng không chịu theo, Vua sai Nhữ Hài đến tuyên dụ Ý đức của nhà vua để vỗ về yên dân. Nhà vua đặt mối bang giao với các nước láng giềng tạo sự hiểu biết, nhằm củng cố và mở rộng bờ cõi Đại Việt nay là vùng đất Quảng Nam, Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế.
Cuộc đời và sự nghiệp Trần Nhân Tông với những điểm nổi bật: Kiên quyết đập tan dã tâm xâm lược của quân Nguyên Mông - một đế chế mạnh nhất từ Âu sang Á; Trị vì đất nước bằng lòng khoan dung, đoàn kết toàn dân bằng hòa hợp và yêu thương. Chính điều đó đã làm cho thế giới kính phục và đề cao. Trường Đại học Harvard (Mỹ) có Viện nghiên cứu Trần Nhân Tông, viện lập ra giải thưởng Trần Nhân Tông với chủ đề: “Hòa Giải và Yêu thương”.
Không chỉ là một chính khách kiệt xuất, một hoàng đế anh minh, Trần Nhân Tông còn là một triết gia, một nhà văn hoá lớn. Trong sự nghiệp của mình, vua Nhân Tông đã để lại nhiều tr ước tác có giá trị thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như văn học, triết học, lịch sử, Phật giáo.
Văn bia tại chùa Phổ Minh vào thời Hậu Lê còn ghi về việc tạc tượng Phật “tìm gốc to, thành công rực rỡ, tô vẽ tượng sư tử trang nghiêm và tượng tòa sen”. Trong chùa hiện còn lưu giữ bức tượng Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn, tay phải khỏa trần là tay chủ lo việc đời, lo cho quốc gia Đại Việt khi đã đánh tan giặc; tay trái lo việc đạo. Ngài đã an nhiên nằm nghiêng bên phải theo thế sư tử, đưa tâm thức vào vô lượng quang chư Phật, tức trở về tính sáng tự nhiên của bản tâm mà an nhiên thị tịch vào ngày mùng 3 tháng 11 năm Mậu Thân (1308) tại am Ngoạ Vân núi Yên Tử. Sau khi người mất thi hài đã được hoả táng. Theo truyền thuyết xá lỵ của Phật Hoàng thu được 21 viên, 7 viên táng ở Yên Tử (Quảng Ninh), 7 viên táng ở chùa Phả Lại (Hải Dương) còn 7 viên đưa về quê hương Tức Mặc, vua Trần Anh Tông đưa xá lỵ của Phật Hoàng vào hòm đá quý rồi đặt vào trong tháp Phổ Minh - một công trình kiến trúc độc đáo thời Trần còn được bảo tồn cho đến ngày nay. Tháp Phổ Minh tượng trưng cho hình tượng hoa sen mọc giữa hồ sen trong tư thế vươn cao, lan tỏa tâm linh của thiền phái Trúc Lâm nhập thế độc lập và tự chủ.
Cuộc đời và sự nghiệp của Phật Hoàng Trần Nhân Tông dù làm vua, làm Thái Thượng hoàng hay nhìn qua lăng kính của một vị chân tu, Người rất quan tâm đến chốn cố hương. Chùa làng đất phật còn truyền tụng câu ca dao:
“ Dù ai tranh bá đồ vương
Trẫm xin gửi lại nắm xương chùa này”
Tại tòa thượng điện chùa Phổ Minh an trí tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn đây là một di vật tiêu biểu thời Hậu Lê (TK XVII) còn lưu giữ được. Tượng được tạc theo thế tượng phật niết bàn to như người thật, tay trái chống đầu, tay phải đặt nhẹ lên trên đầu gối, mặt hơi nghểnh lên vẻ từ bi, thư thái. Áo cà sa hở một, vạt áo, hộ tâm đều được tạo nếp gấp mềm mại. Đây là một pho tượng nhập niết bàn cổ nhất được các nhà nghiên cứu đánh giá cao.
Trần Nhân Tông, ng ười sáng lập ra Phật phái Trúc Lâm Yên Tử là một Phật phái mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam. Năm 35 tuổi, sau khi lãnh đạo quân dân Đại Việt chiến thắng cả ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, đất nước trở lại thái bình, Ngài nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông. Đến năm 41 tuổi Ngài vào núi Yên Tử xuất gia tu hành, lấy hiệu là Trúc Lâm Đại Đầu Đà, và trở thành Tổ đầu tiên của Thiền phái Trúc Lâm - Yên Tử.
Từ cuộc đời, văn thơ đến giáo lý Trúc Lâm cho thấy Trần Nhân Tông luôn nung nấu tinh thần chiến đấu mạnh mẽ, lòng dũng cảm "vô uý" (không sợ) của Thiền tông Trúc Lâm.
Trải qua mười thế kỷ tồn tại của nhà nước phong kiến tự chủ Việt Nam (từ thế kỷ X - XX), Trần Nhân Tông nổi lên là một vị vua anh minh lỗi lạc, không chỉ có công trong công cuộc bảo vệ non sông, giống nòi, trùng h ưng đất nư ớc, mà còn sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm. Với những áng văn thơ đầy xúc cảm tạo nên dấu ấn đậm nét trong văn học Việt Nam thời Lý - Trần. Nhân dịp kỉ niệm 760 năm ngày sinh của Đức vua Trần Nhân Tông (ngày 07/12/1258) và 710 năm ngày Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn (ngày mùng 3 tháng 11 năm Mậu Thân (1308)) tác giả thực hiện bài viết này như một nén nhang thơm dâng lên Người thể hiện lòng tri ân sâu sắc, truyền thống uống nước nhớ nguồn./.
Nam Định, ngày 31 tháng 10 năm 2018
Trịnh Thị Nga - Nguyễn Quỳnh Ngân
SĐT: 0989.189.179;
Email: trinhnga64@gmail.com
Ban quản lý khu di tích lịch sử - văn hóa Đền Trần - Chùa Tháp, TP. Nam Định
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét