Nhà văn Thủy Điền |
Phần 3
Năm học đầu
Ngày đầu tiên, trúng vào môn toán học, môn
nầy do trực tiếp Thầy Chủ nhiệm giảng dạy. Ông ta tên Huỳnh Tha. Hai giờ đầu
tuy nói là học toán, nhưng ông ta chỉ nói về lịch trình học cho những ngày sắp
tới. Chẳng hạn như chúng tôi phải học lại tất cả chương trình cấp 3 và thi làm
hai đợt, mỗi đợt là sáu tháng. Để lấy bằng tốt nghiệp cấp 3 và tiếp tục học
tiếp. Bởi vì lúc ấy trình độ mỗi người không đồng đều, mặc dù Họ đã qua cấp 2
có nghĩa là thành phần lớp mười, mười một và mười hai, lúc ấy tôi đang nằm ở
trình độ mười một. Trong một năm bổ túc văn hóa nầy nếu ai không tốt nghiệp sẽ
phải học lại khóa sau và khi học lại mà vẫn không tốt nghiệp buộc lòng nhà
trường phải trả về địa phương hay nói cách khác là bị sa thải không cho học
nữa. Nhìn một cách tổng quát và thiết thực đây là điều rất đúng và nhà trường
rất chiếu cố chúng tôi.
Nghe
ông nói sơ xong, tôi xoay qua khe khẽ với chị Thanh (Giờ kể lại những lời
nầy tôi không bao giờ quên, rằng tôi và chị Thanh luôn ngồi cạnh nhau ở bàn
chót suốt ba năm nơi mái trường Thủy lợi 3).
- Sao thấy chua quá hả chị ? Chị Thanh bảo.
- Thì phải ráng cố gắng, chứ biết làm sao, như Hoa
thấy kỳ tuyển sinh vừa qua có ai ngỡ mình đậu vào đây đâu, trong khi nhà trường
tổ chức thi ba ngàn thí sinh mà chỉ lấy ba trăm thí sinh, tỉ lệ một trên mười
quá hốc búa. Đặc biệt trong lần thi nầy nhà trường ưu tiên cho một số quân nhân
đang công tác, quân nhân phục viên, công nhân viên chức từ các cơ quan gởi đến
ví: dụ như tôi mà bạn còn lọt vào đây được, thì sự thể không có gì chua lắm đâu
Hoa, bạn an tâm đi. Chị Thanh có giọng nói trầm tỉnh, hiền hòa, tự tin nên tôi
rất yên lòng và quí mến.
Qua
câu chuyện nầy tự dưng tôi chợt nghĩ lại hồi tháng trước tại Long an cũng thế.
Nhà trường tổ chức thi một ngàn người nhưng chỉ lấy một trăm thí sinh mà thôi,
thành phần ưu tiên cũng thế mà mình cũng lọt vào quả thật là may mắn vô cùng.
Chúng tôi mãi ngồi chăm chú
nghe ông ta thuyết trình gần hai tiếng đồng hồ, tôi thấy anh chị chẳng ai hồ
hởi, phấn khởi vì cả, khi nghe ông bảo phải học lại hết chương trình cấp ba,
nghe sao mà ngán hơn ăn mở.
Ông hỏi ?
- Các bạn có rõ vấn đề chưa? Nếu không tôi sẽ giải
thích lại chỗ nào không rõ.
- Tất cả la to. Dạ rõ.
Tiếng Kẻng giải lao được ngân lên, kẻ thì hút thuốc,
người thì đàm đạo nhôn nhao cả hành lang lớp học. Tôi và chị Châu cùng vài chị
bạn khác xúm nhau tào lao chuyện nầy, chuyện khác, rồi áp cười rần lên như cái
chợ. Thật ra thì từ lúc nhỏ cho đến khi vào đây tôi tuy con gái nhưng tính tình
như con trai thích hoạt động và vui vẻ, còn ngồi trầm ngâm, thùy mị dường như
tôi bị bệnh từ lúc nào. Hồi ở nhà mẹ tôi thường hay rầy la và nói: Con gái phải
tề chỉnh, điềm đạm thì người ta mới thương, mới mến. Còn tôi thì ngược lại,
nhiều lúc muốn sửa chữa nhưng ngày sau thì chứng nào, tật nấy.
Năm đầu bổ túc văn hóa, có một
số anh chị rất vất vả trong đó có tôi, lý do dễ hiểu, vì đã bỏ học gần một năm
trời. Hơn nữa sức học trước đây thuộc loại bình thường cộng thêm thời gian đi
làm công nhân tại Nông trường Bộ tư lệnh Quân khu 9 Đồng tâm. May trời, đa số
chúng tôi cũng vượt qua được, chỉ rơi rớt một vài phần tử nhỏ không đáng kể.
Kết quả nầy cũng ảnh hưởng rất lớn đến chương trình thi đua của nhà trường đưa
ra. Năm ấy ngành chúng tôi được xếp vào hạng kém bởi những lý do trên. Chính vì
thế Thầy Chủ nhiệm và Ban lãnh đạo nhà trường họp bàn cần phải thay đổi Ban cán
sự mới gấp. Nhằm tổ chức lại nguồn máy chỉ đạo lớp cho hợp tình,
hợp lý hơn. Thời gian chỉ mới sáu tháng chị Thanh lớp trưởng và một số nhân sự
khác bị thay thế. Người thay thế lớp trưởng kỳ nầy là anh Hậu. Anh Hậu
là một quân nhân được cử đi học, hơn nữa anh Hậu là một đối tượng Đoàn và tôi
từ anh lính trơn được cân nhấc lên làm chị Tổ trưởng tổ 1 thay anh Hậu, đây là
một sự kiện tương đối bất ngờ khi tôi là con gái phải nhận trách nhiệm trước
mười người. Có lần tôi nói với anh Hậu trong buổi ăn trưa ở nhà bàn, anh nên
dành chức vụ nầy cho người khác.
Anh Hậu bảo:
Không được, tôi cần phải thử. Nữa lại một lần thử
nữa, trước đây sáu tháng Cô Lan bắt tôi thử, giờ lượt đến anh cũng bắt tôi thử,
trong tương lai không biết tôi còn phải thử cái gì nữa đây.
Mau quá, thời gian học trôi
qua gần một năm rồi. Tôi cứ trông ngóng bóng hình Cô Lan mãi, sao Cô không
xuống thăm mình. Muốn lên thăm Cô thì không có thời gian. Không biết Cô ta có
buồn giận gì mình không ? Hoặc có chuyện gì xảy ra mà không xuống được, tôi
luôn luôn tự hỏi?
Một ngày mùa Hè năm 1978 kết
thúc năm học thứ nhất rảnh rang tôi có đến thăm Cô, thì bật ngửa ra là Cô không
còn làm Ty Nông nghiệp Long an gần bảy tám tháng rồi. Có nghĩa là ngày
gặp tôi sau ba bốn tháng gì đó là Cô xin nghỉ việc và lập Gia đình rồi hành
nghề buôn bán Tạp hóa tại chợ Thủ thừa, nên không rảnh rỗi vào cuối tuần để
thăm tôi như hồi còn làm Công chức.Việc nầy Cô thì không có kể cho tôi nghe lý
do tại sao bây giờ Cô trở thành người bán hàng. Sở dĩ tôi biết được là nhờ anh
hàng xóm bán quán nước đối diện nhà Cô nói lại. Quả thật mỗi người, mỗi số, ai
mà biết trước được. Lúc làm Cô giáo, lúc làm người bán hàng Tạp hoá. Khi biết
được tôi cũng chẳng buồn phiền vì Cô. Mặc dù trước đó Cô có hứa với tôi, nhưng
hoàn cảnh và sự việc làm cho cuộc sống thay đổi, ai mà biết trước được.
(Còn
tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét