Nhà văn Thủy Điền |
Tuổi thanh xuân, nói chung cả nam lẫn nữ ai
đều cũng có cả, cũng trải qua một khoảng hạnh phúc, vui tươi và một khoảng bất
hạnh, ngoằn ngoèo.
Qua tập Truyện dài “ Dây Me đất “ dưới đây, tôi xin kể lại một câu chuyện có
thật đã xảy ra vào thập niên tám mươi của thế kỷ trước. Nói về một cô học sinh
mà cuộc đời ví như dây Me đất. Dây Me đất là một cái tên gọi cho mọi người dễ
hiểu. Thực chất nó là một loại dây leo hoang chỉ có ở vùng Đông nam bộ và nhiều
nhất tại huyện Tân uyên tỉnh Sông bé. Phát triển rất nhanh bất chấp thời tiết
nắng mưa, có vị chua như Me. Nấu canh chua rất ngon còn trộn làm gỏi thì khỏi
chê. Loại dây nầy đã giúp biết bao người trong những lúc cơ cực. Cô học sinh
nầy cũng thế. Dù bản tính bộc trực, ngang ngạnh, mồ côi cha từ khi lên mười,
nhưng rất bản lĩnh và tự tin, chịu gian khó, khổ cực và có tình người, biết yêu
và thương hại kẻ khác trong những lúc khốn cùng. Nhất là người mẹ, người cô
giáo cũ và người tình. Biết rằng những việc cô làm sẽ mang đến những phiền toái
cho người khác, nhưng cô vẫn chấp nhận hy sinh và cuối cùng cô đã mang lại niềm
tin yêu cho mọi người. Chính vì thế, tôi viết lên những sự việc mà cô kể để ta
thấy rằng dù như thế nào ta cũng nên vì người khác một chút. Tất hẳn ta sẽ đón
nhận được sự phản hồi tốt đẹp.
CHLB
Đức tháng 08 năm 2014
Tác
giả Thủy Điền
Dây Me Đất
Phần 1
Dấu Ấn Cuộc Đời
Cuối
tháng 9 năm 1980. Sau khi ra trường, rồi được bổ nhiệm về phục vụ tại Đoàn Khảo
sát-Thiết kế, Ty Thủy lợi tỉnh Sông bé và cũng là lúc tôi chuẩn bị lên đường đi
xứ khác, một nơi mà ngay từ đầu tôi cũng chẳng biết nơi đâu. Nơi ấy bây giờ
chính là đất Đức, phương trời Âu vời vợi nghìn trùng. Nơi đây tôi đã xa cha mẹ,
anh em, bè bạn và xa cả một trời đầy kỷ niệm.
Năm 1977 vừa tròn mười tám
tuổi, một kỷ niệm tuyệt vời, khó quên đã đến trong tôi cùng một thời điểm mà
không thể ngờ được. Tôi như một kẻ Ăn mày vừa trúng lô Độc đắc. Bởi vì tôi chỉ
là một hạng người bình thường không hơn, không kém.
Cuối mùa Hè năm ấy, tôi đã may
mắn thi đỗ cùng một lúc vào hai trường trung học chuyên nghiệp. Đó là trường
trung học chuyên nghiệp Thủy lợi 3 Tiền giang và trường Sư phạm Long an. Nhận
được giấy báo đậu cách nhau vài ba ngày. Hồi ấy mừng lắm, băn khoăn đủ thứ,
lưỡng lự đứng giữa đôi đường không biết phải làm sao. Tôi còn nhớ một buổi
chiều khoảng năm, sáu giờ ngoài. Thời điểm mẹ tôi vừa đi bổ hàng từ Tỉnh về,
vội vả leo lên chiếc xa đạp, phóng nhanh ra chợ báo cho bà hay tin. Tội nghiệp,
khi nghe tôi kể, mẹ tôi đứng thẩn thờ như điến mất, rồi đôi mắt bà từ từ đẩm
ướt, tôi cũng đứng lặng người và rơi nước mắt. Hai mẹ con dường như đồng cảm,
đồng một nỗi
mừng mà xúc động. Bà nhìn tôi
trong ánh mắt nghẹn ngào không nói một lời nào cả, một lúc sau bà móc trong túi
áo bà ba hai chục đồng đưa cho tôi và bảo rằng con mời các bạn của con cùng đi
uống Sinh tố cho vui, vì những lúc ở quê nhà chiều nào đi bổ hàng về, bà thỉnh
thoảng hay thấy tôi cùng những người bạn gái thân thiết hay ngồi uống Sinh tố,
ăn Chè đầu ngõ. Tôi cám ơn và từ giã chạy đi tìm những người bạn và cùng nhau
rong chơi đây đó cho đến tối mới về. Khi về đến nhà thì mọi người đều đi ngủ,
chỉ còn lại một mình tôi trong bóng đêm lặng lẽ.
Thức trọn thâu đêm, nằm trăn
trở, không cách nào ngủ được. Tôi luôn suy nghĩ sự mừng rỡ của mẹ tôi đến rơi
nước mắt lúc ban chiều, tôi cảm động và thầm thương bà vô hạn.
Lòng mẹ nào mà không xúc động
trước cảnh tình như thế, mẹ nào mà không thương con. rồi suy nghĩ sâu xa hơn,
bà còn phải lo toan cho tôi suốt ba năm dài nơi mái trường Thủy lợi. Các em thì
còn nhỏ dại, không biết mẹ tôi phải vất vả đến dường nào.
Sáng nay khác hẳn những buổi
sáng khác, nắng chói chang, mới tám giờ mà Mặt trời đã lần xuyên qua song cửa.
Lẽ ra tôi phải thức dậy sớm mà đàng nầy thức quá trễ, gần đến mười giờ non, tôi mới vừa tỉnh giấc vì đêm
qua tôi về hơi muộn. Tuy vậy, tôi cũng không quên bổn phận của mình cần phải
làm gì cho những ngày sắp tới. Như hỏi ý kiến chỉ bảo của Mẹ tôi, các Cậu tôi
v.v… Vì họ là những người cao tuổi, kinh nghiệm chắc hẳn phải hiểu biết hơn tôi
bội phần. Bao nhiêu người tôi thăm dò ý kiến đều bảo tôi nên theo con đường Sư phạm
mà không ai khuyên bảo vì tới con đường Thủy lợi và cũng chẳng phân tích rõ cho
tôi hiểu nó xấu hay tốt, lợi hại ra sao. Tất cả cứ lặng thinh và xem như tôi
không thi đỗ vào trường Thủy lợi kỳ nầy. Có thể thời điểm ấy họ có ác cảm khi
nghe hai chữ Thủy lợi phải chăng? Cứ nghe đến nó là người ta sợ sệt cái gì đó,
cực nhọc, tay lấm chân bùn. Ngỡ là con mình con gái mà phải học đào sông, đào
kênh khổ ải lắm. Cứ khăng khăng buộc tôi phải theo ngành Sư phạm. Thoạt đầu tôi
gật đầu chấp nhận những ý kiến của gia đình và nghe theo những lời chỉ bảo ấy.
Vì nghĩ rằng có lý, bởi tất cả ai ai cũng cho là như thế. Dù gật đầu nghe theo
lời chỉ bảo của gia đình, nhưng tôi bụng dạ chẳng an tâm lúc nào cả. Một sự
việc rất đơn giản nhưng khó nghĩ quá, tôi chợt nghĩ đến người Cô giáo năm cũ và
cũng là người bạn thân thiết của tôi hồi còn học đệ nhị cấp trường trung học
Nông Lâm Súc Định tường. Bà ta tên là Nguyễn ngọc Lan lớn hơn tôi chừng mười
tuổi gì đó tốt nghiệp trường Cao đẳng Nông Lâm Mục Bảo lộc Lâm đồng về dạy môn
Canh nông tại trường Nông Lâm Súc Định Tường lúc tôi đang học lớp mười ngành
Canh nông, để hỏi thêm ý kiến xem có trùng họp với gia đình tôi không. Tôi lái
chiếc xe đạp cũ kỹ của ông tôi từ nhà lên tận Thủ thừa- Long an mất gần hai
tiếng đồng hồ.Trời trưa nắng mồ hôi nhễ nhại, thấm cả đôi vai, dọc đường nghỉ
tạm mấy lần bên quán nước vệ đường mới đến nơi. Vừa đến nơi thì thấy căn nhà lá
nhỏ, lụp xụp được khóa kín tự lúc nào. Tay cầm
chiếc xe đạp, tay gạt vội những giọt mồ hôi còn đọng trên vầng trán, mặt mài
choáng váng trong thảm não vô cùng. Thế thì đành phải quây về còn làm gì nữa
bây giờ. Suy nghĩ vài phút tôi tạt ngang sang quán nhỏ gần bên uống ly trà lạnh
để lấy lại phong độ mà đạp ngược về nhà, bằng không là xỉu mất. Anh Chủ quán
thấy tôi ngồi có vẻ buồn bã và hỏi?
- Nầy Cô tìm ai gần đây?
- Dạ thưa anh, tôi tìm Cô giáo Lan, rất tiếc là Cô ta không có
ở nhà, cửa nẻo khóa cả rồi. Anh có biết Cô ta giờ làm gì và đi đâu không? Anh
Chủ quán nhanh nhẹn trả lời.
- Đi đâu thì tôi không biết, nhưng bây giờ
Cô Lan đang làm Ty Nông nghiệp tỉnh Long an. Cô ta đi công tác đó đây thường
lắm, thỉnh thoảng một hoặc hai tuần mới về lại một lần.
- À thế ra là như vậy. Cảm ơn anh tôi
hiểu. Anh Chủ quán cũng tử tế hỏi tiếp?
- Nếu có cần gì nhắn lại, tôi nhắn hộ cho hay Cô viết vài chữ
quăng vào cửa sổ, khi Cô giáo Lan về Cô ấy sẽ rõ là ai chứ gì.
- Có
lý, ý tưởng hay. Thôi anh cảm phiền cho tôi mượn cây bút và xin một mảnh giấy
nhỏ, tôi sẽ biên vài chữ rồi nhét vào cửa sổ. Hy vọng Cô Lan tôi nhận được.
Tôi đứng dậy trả tiền ly nước
và chào tạm biệt anh Chủ quán ra về. Chiếc xe cũ kỹ lăn bánh trên con đường sỏi
đá nhấp nhô, từ Thủ thừa ra ngã ba lộ tẽ lúc trồi lên, lúc hạ thấp xuống làm
tôi ê ẩm cả mình. Về thì về thật ra không còn chút nghị lực và khí thế như hồi
lúc sáng sớm nữa. Mặt trời mỗi lúc càng lên cao, thời tiết dần dần oi bức,
trong khó thở và hóc hách vô cùng. Nhưng tôi cũng cố gắng mãi đến ba giờ chiều
mới về đến tận nhà. Vừa dựng chiếc xe đạp, bước vào nhà, ngã liền trên chiếc
Divan một cái ịt cho đã cái lưng, bụng dạ lúc nầy vừa mệt, vừa đói, thót cả
hông, mồ hôi tuông chảy như xối tắm.
Hơn một năm nay, kể từ ngày
đất nước hoàn toàn thống nhất, trường Nông Lâm Súc được giải thể để thành lập
trường Bổ túc Công Nông của tỉnh, nên Cô và tôi phải tạm chia tay như bao thầy
bạn khác. Mỗi người một nơi, ai về nhà nấy hoặc tìm một công việc khác cho
mình. Nên từ đó Cô và tôi không còn gặp nhau thường xuyên như trước và cũng
chẳng liên lạc với nhau.
Về nhà suy nghĩ mãi, Cô ta đi công tác kiểu nầy biết bao giờ mới về
và gặp. Mà đợi thì đợi đến bao lâu, còn trở lên Thủ thừa lần nữa thì vô dụng.
Cũng may, là hai hôm sau trong lúc tôi đang chờ mấy người bạn hiện đang làm
việc tại Huyện Châu thành và Thị trấn Tân hiệp cắt hộ mấy giấy tờ cần thiết để
kịp bổ túc Hồ sơ đi học cho hoàn chĩnh, thì Cô ta lại lò mò tới, thật là buồn
ngủ gặp chiếu manh, một dịp may hiếm có.
Gặp lại nhau sau những ngày xa
vắng. Hai tôi mừng vui vô siết. Tay bắt, mặt mừng
thăm hỏi đủ điều. Cô bảo tôi thôi khỏi dài dòng, vào thay bộ đồ cho lịch sự rồi
cả hai đèo nhau trên chiếc Hon-da đi Mỹ tho xuống tận trường Thủy lợi.
Nơi đây là chốn cũ, tình xưa
mà Cô và tôi đã dạy, đã học, hơn hai năm trời, biết bao nhiêu là kỷ niệm. Riêng
tôi cũng không ngờ mình trở lại mái trường nầy lần thứ hai, rõ là duyên tiền
định. Tới trường hai tôi đứng trước cổng nhìn một hồi lâu rồi kéo nhau vào quán
nước Mía chị ba Tranh ngày xưa gọi hai ly nước Mía như thuở trước. Cô mang theo
một phong bánh in mời tôi ăn. Vừa ăn, vừa uống nước Mía, vừa nhìn xung quanh
cảnh cũ hai tôi thật thú vị vô cùng. Tôi bắt đầu tâm sự hết những gì đã có và
kể hết cho Cô tôi nghe đầu đuôi câu chuyện. Cô lắng nghe và suy nghĩ một hồi
lâu rồi bảo.
- Hoa nầy, rằng Cô là một Nhà giáo, tất nhiên Cô cũng muốn em
sẽ trở thành Nhà giáo để sau nầy giảng dạy lại cho thế hệ mai sau. Xong câu nói
Cô lại ngưng và nhìn đi nơi khác.
- Tôi vừa nghe Cô nói xong câu ấy, vội vui mừng. Như thế là
hợp lý với gia đình quá đi chứ. Vậy là khỏi phải băn khoăn suy nghĩ vì nữa cả.
Mừng thầm trong bụng và trả lời một cách vui vẻ. Thưa Cô. Em cũng nghĩ thế.
- Cô im lặng một lúc lâu, rồi nói tiếp. Nhưng! Cô khuyên em
đừng nên theo nghề Nhà giáo.
Sao vậy Cô? Chính Cô vừa mới nói ra là Cô
muốn em là Nhà giáo kia mà.
- Không Cô suy nghĩ kỷ rồi, lời Cô
nói ra là có cơ sở hẳn hoi. Còn việc quyết định tương lai là việc của em. Cô
không can dự, Cô chỉ có ý kiến ngoài ra không có quyền quyết định. Em hiểu chứ
? Nếu mai nầy việc học tập có truông chảy và đúng với sở thích của em thì tốt,
còn không thì biết ăn nói thế nào đây.
- Như
vậy ý Cô muốn nói là bỏ trường Sư phạm phải không?
- Không ! Không hẳn như vậy đâu em, đây chỉ mới là bàn bạc.
- Vậy Cô nói ra cơ sở nào mà em phải theo học ngành Thủy lợi?
- Theo Cô nghĩ Miền nam mình vừa được giải phóng, đất nước đã
thống nhất, hiện tại cái gì cũng mới. Cô nói sơ chắc em hiểu chứ?
- Dạ.
- Chính ngành nghề nầy cũng mới, em có
công nhận với Cô không?
- Thưa
Cô công nhận.
- Vậy tại sao em không thử, kỹ thuật mới,
Danh từ mới, cái gì nghe cũng lạ cả. Chính Cô cũng không hiểu rõ nơi mơi ngành
nghề nầy nhà nước sẽ ứng dụng vào lĩnh vực nào. Thử đi em… ngành Giáo dục có
lúc cũng cao quí, có lúc cũng bạc bẽo lắm em à.
- Những lời Cô nói nghe cũng chí lý, suông tai, hợp tình, cái
gì mới tại sao ta không thử, có thử mới biết được cái hay, cái đẹp, cái văn
minh hiện đại, cái xấu của nó còn đứng ngoài cuộc thì làm sao biết được. Thôi
thì Cô để em suy nghĩ lại.
- Em suy nghĩ kỷ lại đi Hoa, rồi hãy quyết định, hai con đường
theo Cô con đường nào cũng tốt cả, ở đây Cô nhắc lại em nên thử một lần xem
sao.
- Cảm ơn Cô đã chỉ bảo.
Hai tôi tâm sự một mẩu chuyện như vậy mà đã mất gần một giờ đồng
hồ. Trời ngoài sân bắt đầu hạ nắng, hai hàng Me cao dầy bóng dọc theo quốc lộ
Mỹ tho-Gò công dần dần loang bóng. Hai tôi đứng dậy thăm hỏi anh chị ba Tranh
vài câu, trả tiền nước Mía rồi lên xe đi tiếp. Bước ra khỏi cửa còn đứng ngắm
ngôi trường cũ ngày xưa một lần cuối, mới bắt đầu cho xe nổ máy.
Đoạn đường vào thành phố
Mỹ tho gần bốn cây số. Hai tôi vẫn lặng im phăng phắc, không ai muốn nói một
lời nào. Cô thì như hồi tưởng lại những kỷ niệm ngày xưa, còn tôi cứ man máng
trong lòng câu nói lúc ngồi quán chị ba Tranh.“Em hãy thử„ Cái gì cũng nên thử,
có thử thì mới thấy cái hay , cái đẹp của nó. Trong tôi hiện tại thấy cũng chí
lý nhưng hơi mạo hiểm. Rồi tự hỏi? Nên hay không nên. Bỗng chiếc xe thắng lại
cái két, xe dừng ngay vườn Hoa lạc hồng. Cô hỏi?
- Hoa
em còn nhớ đây không?
- Nhớ chứ Cô. Mỹ tho chứ đâu mà không nhớ, Cô muốn làm gì ở
đây?
- Thôi ta vào quán Chè năm xưa, mình ăn một người một chén chè
Thưng rồi về cũng chẳng muộn. Em có bận việc gì không?
- Thưa không. Vào thì vào không biết họ còn bán nữa không? Hay
nghỉ từ lâu rồi. Bây giờ mọc lên nhiều quán Chè lắm Cô ạ.
- Không sao, còn thì ăn, không còn đi quán khác, thiếu gì!
Dừng xe trước ngõ, hai
tôi đi từ từ vào thì thấy vẫn còn y, bà chủ quán bây giờ thấy trẻ trung hơn bà
chủ cũ của ba năm về trước, lịch sự và chĩnh tề hơn, quán xá cũng khang trang,
lịch thiệp, sạch sẽ hơn. Ngày trước vào đây thật lòng mà nói, Chè thì ngon
thật, nhưng bàn ghế cũ quá cũng làm mất ngon. Chén Chè Thưng được bà Chủ tận
tay mang ra đón chào người khách mới, mùi cốt Dừa, lá Dứa thật thơm phức, hai
tôi vừa ăn, vừa nói chuyện thật là ngon miệng. Cô bật hỏi?
- Em
còn nhớ một chỗ hấp dẫn khác ngày trước mình hay đến ở đâu không nào ?
- Làm sao quên được, trước rạp hát Vĩnh lợi chớ đâu.
- Con nhỏ nầy nhớ day thật.
- Kỷ niệm mà cô, nhưng họ chỉ bán bắt đầu vào sáu giờ chiều
cho đến giữa khuya mà thôi.
- Sau nầy em có thường đến đây không?
- Dạ có, thỉnh thoảng đôi, ba lần.
- Thôi thời gian có hạn, rất tiếc. Khi nào có dịp về lại Mỹ
tho mình đi ăn tối một bữa để nhớ kỷ niệm của thuở nào.
Những lời nói nầy tự nhiên gợi
lại trong tôi hình ảnh cũ, ngày trước khi còn đi học và dạy hai tôi mướn một
căn nhà trọ ở gần chợ Cũ, dường như cách hai ba đêm, là đi ăn hàng một lần. Nói
ra thì thấy kỳ, Cô lớn thì không sao, còn con gái, con gủm như tôi thì ống chề.
Hai chén Chè vừa cạn, hai tôi
ra xe chạy một vòng nhỏ ngang qua thành phố Mỹ tho, rồi lướt nhanh đường Hùng
vương rẽ trái lần theo đường Nguyễn Trải một mạch trực chỉ về nhà. Dọc đường
tôi chồm đầu ra phía trước thỏ thẻ mấy câu.
- Cô à chắc em nạp Hồ sơ vào trường Thủy lợi, em nghe lời Cô.
Sự việc nầy không cần phải phân vân vì nữa, thời gian sắp hết rồi.
- Em nói vậy thì Cô mừng. Giữa khoảng đồng rộng mênh mông, gió
thổi muôn chiều, đập vào tai tiếng nghe được, tiếng không. Hai người ngồi cạnh
bên nhau mà như cách xa hàng bao cây số.
Mấy chốc là Cô đã đưa tôi về
đến nhà, tôi mời Cô vào dùng ly nước rồi về cho khỏe vì đường còn quá xa. Cô
bảo:
- Gần trọn một ngày nay mình bên nhau, cũng tạm đủ rồi. Thôi
em để Cô về, khi khác Cô sẽ xuống trường thăm em. Cô chúc em luôn gặp nhiều may
mắn trong tương lai và thành công trong môi trường mới.
- Cảm ơn Cô, thôi Cô về khỏe, em cũng chúc
Cô nhiều may mắn, mình sẽ gặp nhau vào dịp khác.
Đêm ấy tôi chờ mẹ tôi đi bổ
hàng về, cơm nước xong xuôi, nhìn bà vui vẻ, tôi bắt đầu thưa chuyện. Rằng hôm
nay tôi đã gặp và đi cùng Cô Lan trọn ngày và sẽ quyết định đi học ngành Thủy
lợi. Ngoài ra không theo ngành Sư phạm như mẹ muốn. Con xin lỗi mẹ. Bước đầu bà
không chịu, có vẻ hờn giận tôi nhiều. Thật tình mẹ tôi là một bà mẹ quê, cũng
chẳng phân biệt được ngành nghề như thế nào, hể nghe con mình nay mai làm Cô
giáo thì thích, tự hào với bà con, làng xóm đơn giản vậy thôi. Cuối cùng những
lời phân tích của tôi đã chinh phục được bà. Bà nói:
Thôi tất cả tùy con, con lớn
rồi, mẹ lúc nào cũng muốn con được thành danh, sung sướng như mọi người, chứ
đời mẹ đâu được học nhiều, lớn lên mua gánh, bán bưng vất vả trăm chiều, con
thấy đó.
- Con hiểu.
Sáng hôm sau tôi dậy
sớm, đi tìm hai người bạn cũ là Hạnh và Ngọc để lo giùm một số giấy tờ cần
thiết. Hạnh thì lo về phần cắt Lương thực và Thương nghiệp. Hạnh làm cơ quan
Tòa án nhân dân Huyện Châu thành nên quen biết rất nhiều vị Trưởng phòng, chính
vì thế mọi giấy tờ tôi nhờ đến được giải quyết một cách nhanh chóng. Còn Ngọc
là chánh thư ký văn phòng Chủ tịch UBND Thị trấn Tân hiệp nên việc cắt Hộ khẩu
cũng không gặp khó khăn. Sở dĩ tôi nhờ hai cô bạn nầy là vì trước đó tôi nghĩ
sai về anh Đức phó Chủ tịch UBND Thị trấn Tân hiệp đã có một lần thành kiến
không tốt với tôi khi anh ra lệnh buộc tôi phải thi hành nghĩa vụ Lao động một
tuần mà tôi không chấp hành mệnh lệnh với lý do lúc đó tôi đang là một Công
nhân tại Nông trường Bộ tư lệnh Quân khu 9 đồn trú tại Đồng tâm tỉnh Tiền
giang.
Giờ ngồi kể lại câu chuyện nầy
tôi phải thành thật cảm ơn và nhớ công ơn hai cô bạn trên đã hết lòng giúp đỡ
tôi trong tình hình khó khăn ấy. Hai bạn đã giúp một cách nhiệt tình và nhanh
chóng, chỉ trong vòng một tiếng đồng hồ là chúng tôi gặp nhau tại một quán Sinh
tố gần Ủy ban Thị trấn. Hai bạn trao giấy tờ cho tôi, chúc nhiều may mắn, thành
công trong học tập rồi vào Công sở làm việc tiếp tục.
Cùng ngày tôi liền đón xe đò
đi xuống trường để nạp Hồ sơ nhập học cho hoàn tất.
Cảnh người bây giờ sao đông
thế, toàn là những gương mặt xa lạ. Họ đến từ mọi miền của đất nước phải chăng
? Lớn tuổi có, trung trung có, trẻ trung có, tôi lúc ấy được xếp vào hàng trẻ
trung.
Ngày đầu vừa đến rất bỡ
ngỡ, so với vài năm trước đây khi tôi còn mặc chiếc áo màu nâu Nông Lâm Súc.
Thật ra ngôi trường nầy chẳng có gì xa lạ với tôi. Nhưng cách thức tổ chức, chỗ
học, chỗ ăn, chốn ở hoàn toàn mới mẻ. Họ tổ chức bề mặt tương đối khá chu đáo
ví dụ: Có Toán, Đội hướng dẫn những người từ xa đến, nơi nầy làm cái gì, nơi
khác làm cái chi v.v… trong rất trật tự và nề nếp.
Vào phòng Tổ chức nạp Hồ sơ,
tôi gặp ngay ông Trưởng phòng Tổ chức, ông ta tên. Lê Đình Hường giọng nói trọ
trẹ người trung, khó nghe và mấy chị người miền Bắc rặt. Thời gian sau tìm hiểu
tôi mới biết ông Trưởng phòng Tổ chức là người Quảng nam, Kỹ sư Địa chất cùng
ngành nghề với tôi sau nầy. Ông nhận Hồ sơ và bảo tôi phải có mặt tại Trường
chậm nhất là ngày mai, để dễ dàng sắp xếp chỗ ăn, chỗ ở.
- Tôi trả lời dạ và hỏi? Hồ sơ của tôi đầy đủ chưa?
- Ông lật lật, gật đầu và bảo đầy đủ rồi,
nếu có cần gì thêm tôi sẽ báo chị sau.
Chào tạm biệt rồi ra về,
vừa đi, vừa nhìn quanh thấy cũng vui và dường như có cái gì là lạ. Tôi bỗng
dưng chợt nghĩ đến câu nói của Cô Lan ngày hôm trước.”Thử đi Hoa“ Và giật mình
khi nghe ông Trưởng phòng Tổ chức bảo tôi phải có mặt vào ngày mai. Cũng may
cho tôi là nhà tôi cách trường chỉ hai chục cây số, phải tôi ở tận miền trung
hay cuối cùng đất nước thì sự thể sẽ không biết thế nào. Khi trong tay tôi hiện
tại chỉ có tập Hồ sơ đi nạp mà thôi, ngoài ra không mang theo bất cứ thứ gì
hết.
Chiều về đến nhà thì trời bắt
đầu xàm xạm tối, lòng nửa vui, nửa buồn. Vui là mọi công việc tương đối ổn thỏa
hầu như hoàn tất, buồn là không biết mẹ mình bà nói thế mà có thật vậy không ?
Tin ở bà là chuyện đương nhiên, nhưng sợ vì quá thương con mà nói thế. Cuối
cùng nghĩ đi, nghĩ lại chuyện cũng đã rồi thay đổi cũng chẳng được, cứ thế mà
làm, còn phân vân mải chẳng giải quyết được điều gì.
Ngồi lom khom, quây quần xếp
gọn ba bộ quần áo vào cái xách tay nhỏ và mấy quyển sách cũ để sáng mai chuẩn
bị lên đường cho kịp lúc. Tiếng tằng hắng quen thường của mẹ tôi dội vang ngoài
cửa, tôi vội chạy ra khuân giúp vào nhà, chưa kịp vào nhà, mẹ tôi vừa đi, vừa
hỏi?
- Hôm
Nay công việc con đến đâu rồi?
- Tôi mừng rỡ, khi không nghe bà rầy la, đổi ý và nói.
- Dạ xong xuôi tất cả rồi mẹ ạ. Con đang chuẩn bị sơ sơ một ít
hành trang cần thiết để mai lên đường, xuống đó nếu có thiếu chút ít gì tuần
sau con sẽ về bổ xung thêm. Bây giờ đâu biết cái gì cần, cái gì không.
- Thôi cũng được, mai mấy giờ con đi?
- Khoảng
bảy giờ sáng.
- Con chuẩn bị tiếp đi.
- Dạ.
Hai mẹ con ngồi ăn buổi cơm
chiều vui vẻ, người nói qua, kẻ nói lại tình cảm tràn đầy, ăn cơm xong, mẹ tôi
lấy cho ba chục đồng làm lộ phí và tiêu xài trong những ngày đầu.
(Còn Tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét