Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2018

"DÂY ME ĐẤT" / Thủy Điền (Kì 2)


Nhà văn Thủy Điền


Phần 2
Những ngày đầu

        Chiếc xe Lam vừa đậu, trả tiền, rồi vác cái túi Xách tay đi lơn tơn vào cổng trường. Cảnh tượng giống hệt cách đây hai năm trước khi tôi từ quê nhà cũng vai mang, tay xách đùm đề đi học Nông Lâm Súc, không sai một li. Tôi cười thầm trong bụng sao đời cứ trùng ngập như thế nầy. Hai bên đường vào văn phòng là những mái nhà tranh vừa mới cất, đông đúc, lao nhao tiếng người, giọng Nam cũng có, giọng Trung cũng có, giọng Bắc cũng có. Thật đúng là một đại gia đình Việt Nam.


        Bước vào văn phòng của phòng Tổ chức tôi gặp ngay một Cô người Bắc, độ ba mươi lăm tuổi, tôi trình giấy báo nhập học, Cô ta cầm Hồ sơ tôi xem qua, xem lại một hồi lâu rồi bảo.
        - Em làm thủ tục nhập học chưa?
        - Dạ thưa Cô xong rồi.
        - Bao lâu?
        - Dạ hôm qua.
        Rồi xoay lưng sang tủ Hồ sơ tìm kiếm Hồ sơ của tôi. Hồ sơ của tôi đã có sẵn trên tay Cô. Cô xem sơ sơ lại một lần nữa và bảo tốt rồi.
        - Cô bảo. Em xuống dãy nhà lá từ cổng vào, hỏi lớp nào là lớp 2D thì trình với chị lớp trưởng, chị ấy có nhiệm vụ bố trí chổ ở cho em.
Tôi cảm ơn và đi ngay xuống dãy nhà lá tìm lớp 2D. Bước vào nhà tôi hỏi ngay chị lớp trưởng? Đang ngồi lùm xùm ba bốn người, chị vọt miệng đây, đây, tôi đây bạn cần chi?: Vâng! Tôi là Thanh, lớp trưởng 2D.
        - Thưa Chị, phòng Tổ chức bảo tôi nhập hộ khẩu vào lớp 2D
        - Thế thì đây đấy bạn, đúng rồi, Chị Thanh phân cho tôi cái Giường trống đối diện cái Giường của chị, tôi cảm ơn và để đồ đạc cá nhân lên Giường. Rồi xoay qua thăm hỏi, làm quen vài người. Thoạt đầu nghe hai tiếng 2D. Tôi tự hỏi 2D là cái gì? Biết rằng danh từ nầy cũng lẩn quẩn trong ngành nghề mình bắt đầu theo học nhưng nghe hơi là lạ.
        Đến chiều ngày hôm ấy, chị em lời ra, tiếng vào thì rõ ra đó là danh từ viết tắc Khóa 2 ngành Địa chất. Rồi từ đó cái tên Địa chất nghe loáng thoáng trong tai rất hay, oai oai và khoa học.
        Qua đến ngày thứ hai, thứ ba và những ngày kế tiếp, ngoài cổng trường tôi vẫn còn thấy rải rác người tay xách, vai mang cồng kềnh từ xa đến nhập học như tôi. Có lẽ Họ ở tận tít xa. Thì ra ngày hôm kia tôi bị ông trưởng phòng Tổ chức hù dọa. Chắc là ông sợ bà con tới lề mề, việc tổ chức ban đầu gặp khó khăn. Biết thế tôi ở lại nhà thêm vài ba hôm nữa với gia đình, bạn bè rồi xuống cũng chẳng muộn. Vì tôi ở không xa trường lắm.
        Đúng thật như tôi đã dự đoán mấy ngày hôm trước, công việc tổ chức, nề nếp của những ngày mới như đội ngũ, chỗ ăn, chỗ ở gần một tuần lễ đi qua mà chẳng vào đâu cả. Chị em chưa quen nhau nhiều, hiểu nhau nhiều. Họ còn

tranh giành, hơn thua những chuyện lặt vặt, nhỏ nhen. Con nhiều cha thật khó lòng vô biên, mỗi người, mỗi tính nết khác nhau, thậm chí chưa chi mà xảy ra những cuộc xung đột đáng tiếc.
       Trong ngày thứ hai, tôi được chị Lớp trưởng phân vào Tổ 1. Tổ nầy gồm 10 người cả nam lẫn nữ, lúc ấy anh Bạch Hậu làm Tổ trưởng. Anh Hậu là một quân nhân của Quân khu 7 cử đi học, anh ta lớn hơn tôi hai tuổi, ăn nói nhỏ nhẹ, dễ thương, thật tình và là người bạn thân thiết của tôi cho đến bây giờ. Mặc dù hiện tại anh còn ở Việtnam, còn tôi đã sang ngoại quốc sống nhiều năm nay nhưng chúng tôi thỉnh thoảng hay liên lạc nhau qua Điện thoại. Tổ chúng tôi được chia làm ba nhóm, mỗi nhóm ba người chỉ có nhóm cuối cùng là bốn người. Mỗi nhóm có nhóm trưởng hẳn hoi. Thời kỳ đó ở mỗi chức vụ đều trao cho những người nào lớn tuổi, nhưng qua hình thức bầu bán dân chủ đàng hoàng, không cần biết người ấy có trình độ quản lý hay không. Tôi được phân vào nhóm 1 có anh Hậu và anh Nghiêm làm nhóm trưởng. Trong những buổi cơm nhà bàn nhóm chúng tôi thường hay ngồi chung với nhau, buổi cơm tập thể rất đơn giản: Thau cơm, thau canh, đĩa nước mấm cho ba người.
       Giữa trưa hè nắng cháy, bụng đói. Chúng tôi sức thanh niên ăn rất ngon miệng so với những buỗi cơm bình thường nơi quê nhà. Nhất là các bạn nam.
       Ăn cơm xong, anh em chúng tôi rủ nhau đi uống Cà phê, nước Mía, tán gẩu. Nghĩ nhiều lúc tuổi trẻ thật hồn nhiên, đơn giản và bình dị. Anh, chị em mới gặp nhau hôm qua, mà hôm nay đã là bạn. Sự chọn lựa trong tí tắc không suy nghĩ, đắn đo gì cả.
        Đúng một tuần lễ dài, ngày nào cũng như ngày nấy giống hệt nhau, quen thuộc như bản nhạc được hát đi, hát lại nhiều lần thật nhàm chán không thể tưởng. Có lẽ phòng Tổ chức dành thời gian nầy cho chúng tôi làm quen với nhau, thông cảm nhau, thông thạo đường đi nước bước, mọi thứ trong trường lớp như Bệnh xá, Thư viện và các Cơ quan ban ngành khác v.v… Tôi nghĩ cũng đúng, hợp lý.
        Qua tuần lễ thứ hai, anh em chúng tôi bắt đầu đi vào nề nếp rõ ràng, anh nào không chấp hành là bị khiển trách, kỷ luật ngay tức khắc. Chẳng hạn như mỗi buổi sáng chúng tôi phải thức dậy sớm để tập thể dục theo tiếng loa của Đài  Phát thanh nhà trường, làm vệ sinh cá nhân, xếp vật dụng tại chỗ và kế đến là lên lớp họp hành, ca hát, sinh hoạt đoàn thể v..v… lúc nầy nhà trường chưa nói năn vì đến việc học tập cả.
        Ban ngày của tuần lễ thứ hai, trừ ngày chúa nhật là anh em chúng tôi phải tập trung công tác lao động, dọn dẹp, vệ sinh trường ốc, nhà cửa, làm cỏ dại, đổ đá sỏi nơi nào còn lõm chõm, sửa soạn lối ra vào cho khang trang, lịch sự và trồng thêm cây xanh che mát. Ôi thôi cả ngàn công việc kể sao cho hết. Trong thời gian cùng nhau lao động cũng vui, đây là cơ hội tình bạn được thắm thiết hơn, trao đổi, thông cảm nhiều hơn. Thời điểm nầy tôi làm quen và thân thiện được vài người bạn nữa như anh Đức, Khiết, chị Ngọc, chị Châu và nhiều người khác. Những gương mặt từ bốn phương trời lạ quắc, lạ quơ. Kẻ thì đến từ thành phố Hồ chí Minh, người thì Long an, Hậu giang, Bến tre, Đồng nai.v..v… ôi thôi, các nơi trên mảnh đất miền Nam thân yêu. Chỉ thời gian ngắn ngủi thoạt đầu thế mà chẳng bao lâu đã thân nhau, khắn khít nhau như ruột thịt.
       Hai tuần lễ trôi qua như thế, anh em chúng tôi bắt đầu chán dần, ai ai cũng chờ đến ngày lên lớp học cho rồi, ai cũng mong đợi một luồng gió mới.
       Mẹ tôi ở nhà cứ trông đứng, trông ngồi sao không thấy tôi về. Nhưng vì công việc trường lớp chưa ổn định, lúc thế nầy, lúc thế khác ví dụ: Thay đổi ngành học theo sở thích, hội họp, bầu bán, Hồ sơ cần bổ sung bất thường.v..v… cũng đủ bận rộn và nhức đầu. Nếu về ngang hông thì cũng được nhưng lỡ có chuyện gì cần đến mình mà vắng mặt thì phiền phức không ít. Mẹ tôi nghĩ không biết có chuyện gì xảy ra không? Mà không thấy hình dáng tôi đâu cả. Phải chăng xa xôi! Đàng nầy nhà chỉ cách trường hai chục cây số, nên bà cũng thấy lo lo. Thật lòng thì tôi đã có dự định hẳn hoi là cuối tuần lễ thứ hai nầy dù muốn ,dù không tôi cũng quây về một chuyến, tiện thăm gia đình, bè bạn và lấy
thêm một ít đồ dùng cần thiết.
       Hôm ấy ngày thứ sáu, sau giờ lao động tập thể tôi cùng mấy chị bạn rủ nhau đi uống nước Mía cách trường khoảng một cây số, thì mẹ tôi sẵn dịp đi bổ hàng ở Tỉnh, bà tạt ngang qua trường thăm tôi, nhưng rất tiếc không có tôi ở trường, khi đi bà mang theo một giỏ đệm trái cây nào: Ổi, Cốc, Lôm chôm đồ ăn đủ thứ cho tôi vì bà ngỡ rằng tôi không về được. Tội nghiệp bà vô cùng, con mình đâu không thấy, chỉ thấy toàn con người ta. Sẵn dịp bà lấy những thứ mang theo trong giỏ bày ra mời những người bạn trong lớp cùng ăn cho vui, rồi ra về. Cũng may, khi tôi về đến các chị còn dành riêng cho tôi một ít gọi là. Còn hơn khi nhìn thấy cái giỏ đệm trống không thì chỉ biết cười trừ. Tôi nghĩ bà không chờ lâu được nữa là bởi vì công việc. Nhưng có lẽ ít, nhiều bà cũng nhìn thấy cảnh sinh hoạt trường xá, tập thể, chị em sống chung, nhộn nhịp, đoàn kết là bà yên bụng lắm rồi.
       Bốn chị em ngồi lê la ở quán nước Mía gần đến xế chiều mới về lại trường, bước vào nhà các bạn cười rần lên và nói.
        - Quà Bác đến thăm hết sạch rồi người đẹp ơi.
        - Tôi hỏi? Quà gì, Bác nào.
        - Mẹ bạn xuống thăm bạn, không gặp, về rồi, bà chờ lâu quá.
        - À há, thì ra là mẹ mình xuống thăm mình vì gần hai tuần nay chưa về, rồi mẹ tôi có nhắn nhủ vì không?
        - Không ! Bác bảo khi nào rảnh rỗi bạn về cũng được.
        - Thấy bà buồn hay vui vẻ?
        - Vui vẻ, bình thường.
        Tôi mừng thầm trong bụng, thế là mẹ mình đã hiểu được mình rồi. Thôi thì như đã định, hai ngày nữa là đến chúa nhật mình cũng phải về thôi. Bật cái giỏ đệm ra thấy mỗi thứ còn mấy quả và một số đồ ăn hàng ngày mẹ tôi đã làm sẵn đem dẹp qua một bên.
        Tiếng Kẻng cơm chiều báo hiệu, đoàn người cầm chén, đủa nối đuôi nhau tiến về nhà ăn, tôi cũng thế. Đặc biệt hôm nay tôi có mang theo một lon Gigô thịt kho và một túi nhỏ dưa mấm thái nhỏ cùng bạn bè ăn chung một bữa cho vui. Mẹ tôi làm cho một người ăn thì cả tuần chưa hết, nhưng bành ra cho một tổ ba người và mấy mâm cơm láng giềng thì chẳng đủ vào đâu. Ở nhà mẹ tôi lúc nào cũng tưởng tượng rằng con mình sẽ dành dụm, có thể ăn hai tuần mới hết. Ai ngờ! Hôm sau vẫn cơm, canh rau muống, nước mấm trở lại bình thường.
        Chiều thứ bảy, sau giờ lao động và cơm chiều xong. Tôi báo chị Thanh lớp trưởng rằng tôi về nhà, chiều mai Chúa nhật tôi sẽ có mặt trở lại. Chị đồng ý và cho tôi đi, chúc tôi về gia đình vui vẻ, tôi cám ơn và chào tạm biệt. Nhìn lại mà thương và tội nghiệp cho các bạn tôi vì ở quá xa không thể về được. Lý do tiền bạc và thời gian, mỗi lần đi và về là mất trọn hai ngày đường, thà đành ở lại còn hơn. Tôi may mắn hơn Họ là vì ở gần trường còn Họ sau nầy thỉnh thoảng tôi thấy một tháng, hoặc hai tháng mới về một lần thậm chí có các anh, chị ở tận xa như Hậu giang, Đồng nai tôi chẳng thấy về lần nào ngoại trừ vào dịp Hè hay tết Nguyên đán thật là thê thảm.
        Bước vào nhà lặng yên, phăng phắc. Mẹ tôi thì đi bổ hàng dưới Tỉnh chưa về, các em thì rong chơi mỗi đứa một nơi mà cũng chẳng biết đi đâu, chỉ có con Vện quen mùi chủ chạy lại mừng rỡ sau hai tuần xa cách, nó như muốn nói, kể lể điều gì cho tôi nghe chuyện nhà của mấy ngày qua, cứ theo sát chân hừng hực, khìu móc, hứ hả mà chẳng nên lời. Bản chất quen thường từ xưa đến nay, bất cứ dù đi đâu hể về đến nhà là tôi hay thường cầm cây Chổi quét sơ cho sạch sẽ, rồi sau đó làm gì thì làm.Vừa định lấy bộ đồ đi tắm thì mẹ tôi lại về. Bà cũng chợt hỏi như tôi?
        - Mấy em con đâu rồi Hoa?
        - Dạ không biết.
        - Con về lúc nào?
        - Vừa về trước mẹ hơn một tiếng, chẳng thấy ai ở nhà cả, à hôm kia mẹ có xuống trường thăm con, rất tiếc con đang vui cùng mấy người bạn mới vừa quen, đâu ngờ mẹ đến.
        - Không sao, sẵn đi ngang qua, tạt vào ghé thăm con một chút. Nhìn quang cảnh, sinh hoạt mẹ an tâm lắm rồi. Con về rồi bao giờ con đi?
        - Vào chiều ngày mai.
        - Thôi cũng được, đi tắm rửa đi, còn ăn cơm.
        - Dạ.
        Sau buổi cơm chiều và suốt đêm hôm đó mẹ tôi chẳng nói lời nào nữa cả. Bà xem công việc của tôi coi như ổn định và cũng kể từ ngày hôm ấy mọi việc đều trở lại bình thường như những ngày tôi đi học trường trung học Nông Lâm Súc Định tường. Bà quen cái kiểu cách hàng mấy năm qua, cứ nhiệm vụ mỗi ngày cho tiền xài và tiền xe đi học vậy thôi. Còn việc học tập là tôi phải tự lo lấy, thỉnh thoảng năm ba khi bà hỏi “Dạo nầy học hành ra sao rồi hả con“?
        - Tôi trả lời thưa mẹ tốt, thế là bà cười và không hỏi nữa.
        Trọn chiều hôm đó, tôi cũng dành thì giờ lang thang với vài người bạn cũ, như đi uống Sinh tố, ăn Chè, tâm sự rồi về ngủ, sáng dậy chuẩn bị thêm một ít đồ dùng rồi về trường. Xoay qua, xoay lại mà đã mất cả ngày, chưa giúp gì cho mẹ mình cả rồi  lại ra đi.
        Cảnh náo nhiệt của buổi chiều nội trú, kẻ chơi banh, người đánh đàn, ca hát, dọc đường tấp nập người qua, kẻ lại rất sinh động hơn hẳn nhiều lần của thời kỳ tôi học Nông Lâm Súc. Vì thời ấy không có nội trú, chỉ sáng học, trưa thực hành nông trại rồi chiều về nhà. Vừa để chiếc xách tay lên giường ngủ, chưa kịp thay bộ quần áo thì chị Thanh lớp trưởng báo cho tôi biết là ngày mai bắt đầu chuẩn bị lên lớp học văn hóa, vậy tôi cần phải chuẩn bị đầy đủ sách vở.
        Tôi trả lời.
        - Dạ cám ơn chị, nhìn sang mấy chị bạn gần bên cũng có vẻ hớn hở, tôi cũng thế, vui mừng và Họ cũng đang sung sướng trong lòng.

 (Con tiep)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét