KHÁI LƯỢC SỰ HÌNH THÀNH VÙNG ĐẤT GIAO THUỶ, XUÂN TRƯỜNG
Vùng đất hai huyện Giao Thuỷ, Xuân Trường ngày nay trước thuộc phủ Thiên Trường. Địa danh phủ Thiên Trường có từ thời Trần, nhưng vùng đất Xuân Trường ngày nay lại hình thành, chính thức có tên làng xã trên bản đồ hành chính mới từ thế kỷ XV, còn phần đất huyện Giao Thuỷ ngày nay (và phần đất phía đông, nam huyện Xuân Trường) là đất ven biển, mới được khai phá. Theo tài liệu lịch sử, gia phả, thần phả, văn bia... vùng đất Xuân Trường, Giao Thuỷ ngày nay, vào thời Trần, hầu hết chỉ là đất sa bồi, bãi lau, sú, vẹt, đầm lầy ven biển, dân cư thưa thớt. Việc khai hoang mở đất ở đây chủ yếu do dân cư các thái ấp của các vương quan nhà Trần và cư dân tự do tiến hành. Đến thế kỷ XIV - XV, nhà Lê chú trọng chính sách khuyến nông, tổ chức đắp đê trị thuỷ, khuyến khích khai hoang lập ấp đã tạo điều kiện cho việc mở đất thuận lợi và phát triển mạnh mẽ. Vùng đất ven sông, biển ở đây trở thành nơi hội tụ của hàng ngàn cư dân các vùng khác đến khai cơ lập nghiệp. Nơi được cư dân đến khai phá sớm nhất là vùng đất của huyện Xuân Trường ngày nay như làng Nhật Thi (Xuân Hy – Xuân Thuỷ hiện nay), làng Xuân Bảng (Xuân Hùng – Thị trấn huyện Xuân Trường hiện nay), làng Xuân Dương (thuộc xã Xuân Hoà ngày nay)... Trải nhiều năm lao động vất vả, gian lao, kiên cường chống thiên tai, cư dân khai khẩn đất mới ngày càng đông đúc, nhiều làng, ấp mới ra đời như Xuân Hy Thượng, Xuân Hy Hạ, Xuân Hy Hạ Tân, Hạc Châu, Lạc Nghiệp, Kiên Lao, Trà Lũ, Bình Cư (An Cư), Hành Cung, Cát Xuyên... Công cuộc khai hoang lập ấp được tiến hành liên tục, kiên trì, đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã hình thành vùng đất Xuân Trường ngày nay gồm 5 tổng: Cát Xuyên, Hành Cung, Kiên Lao, Trà Lũ, Thuỷ Nhai.
Vùng đất hai huyện Giao Thuỷ, Xuân Trường ngày nay trước thuộc phủ Thiên Trường. Địa danh phủ Thiên Trường có từ thời Trần, nhưng vùng đất Xuân Trường ngày nay lại hình thành, chính thức có tên làng xã trên bản đồ hành chính mới từ thế kỷ XV, còn phần đất huyện Giao Thuỷ ngày nay (và phần đất phía đông, nam huyện Xuân Trường) là đất ven biển, mới được khai phá. Theo tài liệu lịch sử, gia phả, thần phả, văn bia... vùng đất Xuân Trường, Giao Thuỷ ngày nay, vào thời Trần, hầu hết chỉ là đất sa bồi, bãi lau, sú, vẹt, đầm lầy ven biển, dân cư thưa thớt. Việc khai hoang mở đất ở đây chủ yếu do dân cư các thái ấp của các vương quan nhà Trần và cư dân tự do tiến hành. Đến thế kỷ XIV - XV, nhà Lê chú trọng chính sách khuyến nông, tổ chức đắp đê trị thuỷ, khuyến khích khai hoang lập ấp đã tạo điều kiện cho việc mở đất thuận lợi và phát triển mạnh mẽ. Vùng đất ven sông, biển ở đây trở thành nơi hội tụ của hàng ngàn cư dân các vùng khác đến khai cơ lập nghiệp. Nơi được cư dân đến khai phá sớm nhất là vùng đất của huyện Xuân Trường ngày nay như làng Nhật Thi (Xuân Hy – Xuân Thuỷ hiện nay), làng Xuân Bảng (Xuân Hùng – Thị trấn huyện Xuân Trường hiện nay), làng Xuân Dương (thuộc xã Xuân Hoà ngày nay)... Trải nhiều năm lao động vất vả, gian lao, kiên cường chống thiên tai, cư dân khai khẩn đất mới ngày càng đông đúc, nhiều làng, ấp mới ra đời như Xuân Hy Thượng, Xuân Hy Hạ, Xuân Hy Hạ Tân, Hạc Châu, Lạc Nghiệp, Kiên Lao, Trà Lũ, Bình Cư (An Cư), Hành Cung, Cát Xuyên... Công cuộc khai hoang lập ấp được tiến hành liên tục, kiên trì, đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã hình thành vùng đất Xuân Trường ngày nay gồm 5 tổng: Cát Xuyên, Hành Cung, Kiên Lao, Trà Lũ, Thuỷ Nhai.
Vùng đất huyện Giao Thuỷ ngày nay trước đây nối liền với đất tả ngạn sông Hồng. Đất làng Hoành Đông nối liền với làng Nguyệt Giám, làng Hoè Nha giáp với làng Dương Liễu (Kiến Xương, Thái Bình). Do quá trình vận động biến đổi tự nhiên, nhánh sông Hồng chảy ra cửa Ba Lạt ngày một rộng, đến năm 1787 thì hiện tượng “Ba Lạt phá hội” diễn ra, nhánh sông chảy qua cửa Hà Lạn bị thu hẹp dần. Vùng đất Giao Thuỷ cũng biến đổi từ tả ngạn sang hữu ngạn sông Hồng. Một vùng đất mới được hình thành do những cư dân ở Thanh Hoá, Hải Dương, Sơn Tây quai đê, lấn biển, mở đất. Các làng mới hình thành sớm ở huyện Giao Thuỷ từ ba trăm năm trước là Hoành Nha, Hoành Nhất (Hoành Đông), Hoành Nhị, Hoành Tam, Hoành Tứ, Hoành Lộ, tiếp đến Khắc Nhất, Lưỡng Nhân, Duyên Thọ, Tiên Chưởng, Sa Châu, Thanh Khiết, Đan Phượng, Văn Trì, Quất Lâm... Dần dần hình thành các tổng Hà Cát, Hoành Nha, Hoành Thu, Lạc Thiện, Quất Lâm.
Việc đặt tên làng, ấp mới khai phá ở vùng đất Xuân Trường, Giao Thuỷ thường được các cư dân mở đất lấy tên làng cũ (cựu quán) hoặc một phần tên quê cũ để đặt cho vùng đất mới. Chẳng hạn, vùng Trà Lũ do họ Trần quê làng Kim Lũ (theo gia phả Họ Trần xã Xuân Trung, huyện Xuân Trường thì Kim Lũ (tục gọi làng Lủ, thuộc Hưng Yên ngày nay. Một số bài viết trên tạp chí lại nói là thuộc Thanh Trì, Hà Nội) khai phá đầu tiên vào giữa thế kỷ XV, lấy một phần tên làng cũ đặt cho đất mới là Trà Lũ. Những vị tổ mở đất còn để lại di huấn cho con cháu câu ca dao về sự việc này, nhắc nhở con cháu không quên quê gốc:
Chữ Kim đổi lấy chữ Trà
Còn một chữ Lũ để mà làm ghi.
Còn một chữ Lũ để mà làm ghi.
Những cư dân từ vùng đất mới khai phá lại tiếp tục sự nghiệp đi khai hoang lấn biển lập các vùng đất mới lại lấy tên làng cũ đặt cho ấp mới, như làng Xuân Hy (Xuân Trường) mở thêm các vùng đất Xuân Hy Hạ Tân. Năm 1858 cụ Đặng Kim Toán đưa một số dân Xuân Trường xuống khai khẩn vùng đất mới Giao Thuỷ, đã lấy tên làng cũ, hoặc một phần tên làng cũ đặt cho các ấp mới hình thành như các ấp Phú Nhai, Thượng Phúc, Lạc Nghiệp...
QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI ĐỊA DANH HÀNH CHÍNH HUYỆN XUÂN TRƯỜNG
- Vị trí huyện Xuân Trường: Tây giáp huyện Trực Ninh, đông giáp huyện Giao Thuỷ, nam giáp huyện Hải Hậu, bắc giáp tỉnh Thái Bình (lấy sông Hồng làm ranh giới).
- Vị trí huyện Xuân Trường: Tây giáp huyện Trực Ninh, đông giáp huyện Giao Thuỷ, nam giáp huyện Hải Hậu, bắc giáp tỉnh Thái Bình (lấy sông Hồng làm ranh giới).
Huyện Xuân Trường vốn là phần đất phía bắc huyện Giao Thuỷ thuộc phủ Thiên Trường trước đây. (Phủ Thiên Trường được đặt từ thời Trần, thời thuộc Minh đổi là Phụng Hoá, thời Lê lấy lại tên Thiên Trường, thời Tự Đức đổi gọi là Xuân Trường).
Thời thuộc Pháp phủ Xuân Trường tương đương với huyện (bao gồm phần đất hai huyện Xuân Trường và Giao Thuỷ ngày nay). Năm 1934 chia phủ Xuân Trường thành hai đơn vị hành chính là phủ Xuân Trường và huyện Giao Thuỷ.
Năm 1948 theo Sắc lệnh số 148-SL ngày 25 tháng 3 năm 1948 của Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, đổi gọi phủ Xuân Trường thành huyện Xuân Trường.
- Vùng đất huyện Xuân Trường ngày nay là phần đất chủ yếu của huyện Giao Thuỷ (thuộc phủ Thiên Trường trước đây. Vùng đất huyện Giao Thuỷ ngày nay chủ yếu là vùng đất ven biển mới khai phá sau này. Các đơn vị hành chính thuộc vùng đất huyện Xuân Trường ngày nay hồi cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX bao gồm các tổng sau:
+ Tổng Cát Xuyên có 11 xã, phường: Cát Xuyên, Liêu Phú, Chuỳ Khê, Hạ Miêu, Đông An, An Phú, Lãng Lăng, Liêu Đông, Liêu Thượng, An Đạo, phường thuỷ cơ An Phú. Đầu thế kỷ XX số xã của tổng Cát Xuyên là 14 xã với các thay đổi:
- Xã An Phú chia đổi thành hai xã An Phú Giáo và An Phú Lương.
- Xã Lãng Lăng chia đổi thành hai xã Lãng Lăng Giáo và Lãng Lăng Lương.
- Bỏ các xã Liêu Phú và phường thuỷ cơ An Phú. Các xã mới ra đời là Lạc Thành, Phong Miêu, Phú Ân, Thuận Thành, Văn Phú.
Tổng Cát Xuyên xưa nay là phần đất các xã Xuân Thành, Xuân Tân, Xuân Phú.
- Xã An Phú chia đổi thành hai xã An Phú Giáo và An Phú Lương.
- Xã Lãng Lăng chia đổi thành hai xã Lãng Lăng Giáo và Lãng Lăng Lương.
- Bỏ các xã Liêu Phú và phường thuỷ cơ An Phú. Các xã mới ra đời là Lạc Thành, Phong Miêu, Phú Ân, Thuận Thành, Văn Phú.
Tổng Cát Xuyên xưa nay là phần đất các xã Xuân Thành, Xuân Tân, Xuân Phú.
+ Tổng Hành Cung có 11 xã, ấp là: Hành Cung, Quy Phú, Dũng Nhuệ, Nhương Đông, Kênh Đào, Phan Xá, Chi Phong, Ngọc Cục, Hành Hà, La Xuyên, ấp Tứ Chiếng chợ Kênh Đào.
Thời Minh Mệnh đổi tổng Hành Cung thành tổng Hành Thiện. Năm Đồng Khánh 3(1891) cắt một số làng, xóm của tổng Hành Thiện là: La Xuyên, Quy Phú, Thanh Hà, Nghĩa, Kênh Thao, Chi Phong, Phan Xá, Nhương Đông (Tương Đông) phụ sang cho huyện Vũ Tiên (Thái Bình). Đầu thế kỷ XX cắt một số ấp của các xã tổng Hành Thiện thành lập tổng Lạc Thiện. Tổng Hành Thiện thời này còn 8 xã, ấp: Dũng Trí, ấp An Hành, Hạc Châu, Hạc Lương, Hành Thiện, Ngọc Cục, Sa Cao, Thuận An. Hầu hết các xã đã đổi tên như Hành Cung thành Hành Thiện, Dũng Nhuệ thành Dũng Trí... Tổng Hành Thiện bao gồm phần đất các xã Xuân Châu, Xuân Hồng ngày nay.
Thời Minh Mệnh đổi tổng Hành Cung thành tổng Hành Thiện. Năm Đồng Khánh 3(1891) cắt một số làng, xóm của tổng Hành Thiện là: La Xuyên, Quy Phú, Thanh Hà, Nghĩa, Kênh Thao, Chi Phong, Phan Xá, Nhương Đông (Tương Đông) phụ sang cho huyện Vũ Tiên (Thái Bình). Đầu thế kỷ XX cắt một số ấp của các xã tổng Hành Thiện thành lập tổng Lạc Thiện. Tổng Hành Thiện thời này còn 8 xã, ấp: Dũng Trí, ấp An Hành, Hạc Châu, Hạc Lương, Hành Thiện, Ngọc Cục, Sa Cao, Thuận An. Hầu hết các xã đã đổi tên như Hành Cung thành Hành Thiện, Dũng Nhuệ thành Dũng Trí... Tổng Hành Thiện bao gồm phần đất các xã Xuân Châu, Xuân Hồng ngày nay.
+ Tổng Thuỷ Nhai có 13 xã, phường: Thuỷ Nhai, Trung Lễ, Hạ Linh, Trung Linh, An Cư, Phú Đường, Phú Nhai, Lục Thuỷ, Thượng Miêu, Nhật Hy, Bùi Chu, Hoành Quán, phường thuỷ cơ An Cư.
Đầu thế kỷ XX chia tách xã Phú Đường thành hai xã mới là Liên Thuỷ và Phú An; Tách xã Thuỷ Nhai thêm thôn Thuỷ Nhai Trung; Đổi tên xã Thượng Miêu thành xã Thượng Phúc; Chia xã Nhật Hy thành hai xã Nhật Hy Thượng và Xuân Bảng.
+ Tổng Trà Lũ có 8 xã, phường là: Trà Lũ, Lạc Nghiệp, Vạn Lộc, Trà Khê, Quần Cống, Hoành Vực, Chuỳ Trà, phường thuỷ cơ Trà Lũ.
Đầu thế kỷ XX đổi tên xã Hoành Vực thành xã Thọ Vực; xã Chuỳ Trà thành xã Thanh Trà (sau lại đổi Thanh Trà thành Thanh Khê); xã Quần Cống thành xã Thiên Thiện; Chia xã Trà Lũ làm Trà Lũ Đông, Trà Lũ Đoài, Trà Lũ Bắc, Trà Lũ Trung và lấy trại Nam Điền thuộc xã Trà Lũ Trung lập thành xã Nam Điền. Bỏ phường thuỷ cơ Trà Lũ.
Tổng Trà Lũ bao gồm phần đất các xã Xuân Trung, Xuân Bắc, Xuân Phương, Thọ Nghiệp ngày nay.
Đầu thế kỷ XX chia tách xã Phú Đường thành hai xã mới là Liên Thuỷ và Phú An; Tách xã Thuỷ Nhai thêm thôn Thuỷ Nhai Trung; Đổi tên xã Thượng Miêu thành xã Thượng Phúc; Chia xã Nhật Hy thành hai xã Nhật Hy Thượng và Xuân Bảng.
+ Tổng Trà Lũ có 8 xã, phường là: Trà Lũ, Lạc Nghiệp, Vạn Lộc, Trà Khê, Quần Cống, Hoành Vực, Chuỳ Trà, phường thuỷ cơ Trà Lũ.
Đầu thế kỷ XX đổi tên xã Hoành Vực thành xã Thọ Vực; xã Chuỳ Trà thành xã Thanh Trà (sau lại đổi Thanh Trà thành Thanh Khê); xã Quần Cống thành xã Thiên Thiện; Chia xã Trà Lũ làm Trà Lũ Đông, Trà Lũ Đoài, Trà Lũ Bắc, Trà Lũ Trung và lấy trại Nam Điền thuộc xã Trà Lũ Trung lập thành xã Nam Điền. Bỏ phường thuỷ cơ Trà Lũ.
Tổng Trà Lũ bao gồm phần đất các xã Xuân Trung, Xuân Bắc, Xuân Phương, Thọ Nghiệp ngày nay.
+ Tổng Kiên Lao có 8 xã là: Kiên Lao, Hội Khê, Hà Lạn, Quần Mông, Trà Hải, Cẩm Hà, Ngọc Tỉnh, Bắc Câu.
Năm 1888 thành lập huyện Hải Hậu thì năm Đồng Khánh 3(1891) cắt một nửa tổng Kiên Lao phụ vào huyện Hải Hậu. (Cụ thể là thôn Lạc Nam (do xã Quần Mông chia ra), xã Kiên Trung (tách từ xã Kiên Lao), xã Trà Trung và Trà Hạ (tách từ xã Trà Hải), xã Hội Khê (tách từ xã Hội Khê), xã Hà Quang (tách từ xã Cẩm Hà) và xã Hà Lạn).
Đầu thê kỷ XX tổng Kiên Lao có 10 xã: Kiên Lao, Bắc Câu, Hội Khê Bắc, Hội Khê Ngoại, Lạc Quần, Nghĩa Xá, Ngọc Tỉnh, Thanh Khê, Trà Thượng, Xuân Dục. Tổng Kiên Lao nay thuộc phần đất các xã Xuân Ninh, Xuân Kiên, Xuân Tiến, Xuân Hoà, thị trấn Xuân Trường.
Năm 1888 thành lập huyện Hải Hậu thì năm Đồng Khánh 3(1891) cắt một nửa tổng Kiên Lao phụ vào huyện Hải Hậu. (Cụ thể là thôn Lạc Nam (do xã Quần Mông chia ra), xã Kiên Trung (tách từ xã Kiên Lao), xã Trà Trung và Trà Hạ (tách từ xã Trà Hải), xã Hội Khê (tách từ xã Hội Khê), xã Hà Quang (tách từ xã Cẩm Hà) và xã Hà Lạn).
Đầu thê kỷ XX tổng Kiên Lao có 10 xã: Kiên Lao, Bắc Câu, Hội Khê Bắc, Hội Khê Ngoại, Lạc Quần, Nghĩa Xá, Ngọc Tỉnh, Thanh Khê, Trà Thượng, Xuân Dục. Tổng Kiên Lao nay thuộc phần đất các xã Xuân Ninh, Xuân Kiên, Xuân Tiến, Xuân Hoà, thị trấn Xuân Trường.
+ Một số thay đổi địa danh hành chính của huyện Xuân Trường từ năm 1945 đến 2005:
- Trong cách mạng, nhiều đơn vị hành chính đã bị thay đổi. Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ngày 9 – 10 – 1945 quyết nghị các thành phố, tỉnh, phủ, huyện được gọi theo tên cũ từ thời phong kiến. Huyện Xuân Trường gọi lại là phủ Xuân Trường.
- Ngày 25 – 3 – 1948 Sắc lệnh số 148-SL của Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà bỏ phủ, châu, quận. Cấp trên xã dưới tỉnh gọi là huyện. Phủ Xuân Trường lại gọi là huyện Xuân Trường. Theo báo cáo số 17535 HC/LK3 của UBKCHC LK3 tỉnh Nam Định có 9 huyện (158 xã) là Giao Thuỷ, Xuân Trường, Mỹ Lộc, Hải Hậu, Nam Trực, Ý Yên, Nghĩa Hưng, Vụ Bản, Trực Ninh.
Từ năm 1945, huyện Xuân Trường có sự điều chỉnh sát nhập nhiều xã cũ thành xã mới, huyện Xuân Trường có 19 xã:
- Nam Châu (Hạc Châu, Hạc Lương, Sa Cao, Thuận An).
- Tiên Châu (Hành Thiện, Dũng Trí, Ngọc Cục).
- Thượng Phúc (Thượng Miêu).
- Cát An (Cát Xuyên, Chuỳ Khê, An Phú, Lãng Lăng, Phú Ân).
- Tân An (Phong Miêu, Hạ Miêu, Liêu Đông, Liêu Thượng).
- Tân Trào (Văn Phú, Đông An).
- Vạn Thọ Trà (Vạn Lộc, Trà Khê, Thanh Trà, Thọ Vực)
- Xuân Thuỷ Quán (Thuỷ Nhai, Xuân Hy, Hoành Quán).
- Trà Bắc (Trà Lũ Bắc).
- Trà Phú (Trà Lũ Đông, Trà Lũ Đoài. Trà Lũ Trung, Phú Nhai).
- Xuân An (An Cư).
- Nam Điền (Nam Điền).
- Lạc Thiện Thọ (Lạc Nghiệp, Tự Lạc, Thiên Thiện, Nhân Thọ).
- Tân Dân (Ngọc Tỉnh, Bắc Câu, Trà Thượng).
- Kiên Lao (Kiên Lao).
- Xuân Lạc Nghĩa (Lạc Quần, Nghĩa Xá, Xuân Dục).
- Cộng Hoà (Hội Khê).
- Lục Liên (Lục Thuỷ, Liên Thượng).
- Ngọc Hồ (Trung Lễ, Trung Linh, Hạ Linh, Bùi Chu).
- Nam Châu (Hạc Châu, Hạc Lương, Sa Cao, Thuận An).
- Tiên Châu (Hành Thiện, Dũng Trí, Ngọc Cục).
- Thượng Phúc (Thượng Miêu).
- Cát An (Cát Xuyên, Chuỳ Khê, An Phú, Lãng Lăng, Phú Ân).
- Tân An (Phong Miêu, Hạ Miêu, Liêu Đông, Liêu Thượng).
- Tân Trào (Văn Phú, Đông An).
- Vạn Thọ Trà (Vạn Lộc, Trà Khê, Thanh Trà, Thọ Vực)
- Xuân Thuỷ Quán (Thuỷ Nhai, Xuân Hy, Hoành Quán).
- Trà Bắc (Trà Lũ Bắc).
- Trà Phú (Trà Lũ Đông, Trà Lũ Đoài. Trà Lũ Trung, Phú Nhai).
- Xuân An (An Cư).
- Nam Điền (Nam Điền).
- Lạc Thiện Thọ (Lạc Nghiệp, Tự Lạc, Thiên Thiện, Nhân Thọ).
- Tân Dân (Ngọc Tỉnh, Bắc Câu, Trà Thượng).
- Kiên Lao (Kiên Lao).
- Xuân Lạc Nghĩa (Lạc Quần, Nghĩa Xá, Xuân Dục).
- Cộng Hoà (Hội Khê).
- Lục Liên (Lục Thuỷ, Liên Thượng).
- Ngọc Hồ (Trung Lễ, Trung Linh, Hạ Linh, Bùi Chu).
Nghị định số 224-TTg của Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ngày 15 – 10 – 1952 đổi tên 19 xã của huyện Xuân Trường như sau:
Xã Nam Châu đổi là xã Xuân Châu.
Xã Tiên Châu đổi là xã Xuân Khu.
Xã Thượng Phúc đổi là xã Xuân Thượng.
Xã Cát An đổi là xã Xuân Đài.
Xã Tân An đổi là xã Xuân Thành.
Xã Tân Trào đổi là xã Xuân Tân.
Xã Vạn Thọ Trà đổi là xã Xuân Phong.
Xã Xuân Thuỷ Quán đổi là Xuân Thuỷ.
Xã Trà Bắc đổi là Xuân Bắc.
Xã Trà Phú đổi là xã Xuân Phương.
Xã Xuân An vẫn gọi là xã Xuân An.
Xã Nam Điền đổi gọi là xã Xuân Nam.
Xã Lạc Thiện Thọ đổi gọi là xã Xuân Thọ.
Xã Tân Dân đổi gọi là xã Xuân Hải.
Xã Kiên Lao đổi gọi là xã Xuân Kiên.
Xã Xuân Lạc Nghĩa đổi gọi là xã Xuân Lạc.
Xã Cộng Hoà đổi gọi là xã Xuân Hoà.
Xã Ngọc Hồ đổi gọi là xã Xuân Ngọc.
Xã Lục Liên đổi gọi là xã Xuân Liên.
Xã Nam Châu đổi là xã Xuân Châu.
Xã Tiên Châu đổi là xã Xuân Khu.
Xã Thượng Phúc đổi là xã Xuân Thượng.
Xã Cát An đổi là xã Xuân Đài.
Xã Tân An đổi là xã Xuân Thành.
Xã Tân Trào đổi là xã Xuân Tân.
Xã Vạn Thọ Trà đổi là xã Xuân Phong.
Xã Xuân Thuỷ Quán đổi là Xuân Thuỷ.
Xã Trà Bắc đổi là Xuân Bắc.
Xã Trà Phú đổi là xã Xuân Phương.
Xã Xuân An vẫn gọi là xã Xuân An.
Xã Nam Điền đổi gọi là xã Xuân Nam.
Xã Lạc Thiện Thọ đổi gọi là xã Xuân Thọ.
Xã Tân Dân đổi gọi là xã Xuân Hải.
Xã Kiên Lao đổi gọi là xã Xuân Kiên.
Xã Xuân Lạc Nghĩa đổi gọi là xã Xuân Lạc.
Xã Cộng Hoà đổi gọi là xã Xuân Hoà.
Xã Ngọc Hồ đổi gọi là xã Xuân Ngọc.
Xã Lục Liên đổi gọi là xã Xuân Liên.
Giai đoạn từ 1954 đến 1960, huyện Xuân Trường có sự điều chỉnh các xã như sau:
Sát nhập xã Xuân Liên vào xã Xuân Ngọc.
Quyết nghị số 677 QN/UB của UBHC LK3 ngày 3 – 12 – 1957 chia xã Xuân Ngọc của huyện Xuân Trường thành 2 xã mới là Xuân Ngọc và Xuân Thiện.
- Xã Xuân Ngọc (gồm các thôn Bùi Chu, Hạ Linh, Liên Thượng, Liên Hạ, Phú An, thị trấn Bùi Chu).
- Xã Xuân Thiện (gồm các thôn Đô Trang, An Phú, An Thịnh, Đồng Nê, trại Trí Thiện, trại Thất Sự).
Sát nhập xã Xuân Liên vào xã Xuân Ngọc.
Quyết nghị số 677 QN/UB của UBHC LK3 ngày 3 – 12 – 1957 chia xã Xuân Ngọc của huyện Xuân Trường thành 2 xã mới là Xuân Ngọc và Xuân Thiện.
- Xã Xuân Ngọc (gồm các thôn Bùi Chu, Hạ Linh, Liên Thượng, Liên Hạ, Phú An, thị trấn Bùi Chu).
- Xã Xuân Thiện (gồm các thôn Đô Trang, An Phú, An Thịnh, Đồng Nê, trại Trí Thiện, trại Thất Sự).
Thời kỳ sau cải cách ruộng đất, có sự điều chỉnh tách, nhập một số thôn, xã huyện Xuân Trường như sau:
- Xã Xuân Khu chia thành hai xã là Xuân Khu và Xuân Tiên.
- Xã Xuân Phương chia thành hai xã là Xuân Phương và Xuân Trung.
- Xã Xuân Lạc chia thành hai xã là Xuân Lạc và Xuân Nghĩa.
- Xã Xuân Thọ chia thành hai xã là Xuân Thọ và Xuân Nghiệp.
- Xã Xuân Hoà chia thành hai xã là Xuân Hoà và Xuân Dương.
- Xã Xuân Kiên chia thành hai xã Xuân Kiên và Xuân Tiến.
Thời kỳ này huyện Xuân Trường có 26 xã: Xuân Khu, Xuân Tiên, Xuân Thiện, Xuân Châu, Xuân Thượng, Xuân Đài, Xuân Phú, Xuân Thành, Xuân Tân, Xuân Phong, Xuân Thuỷ, Xuân Bắc, Xuân Trung, Xuân Phương, Xuân Thọ, Xuân Nghiệp, Xuân An, Xuân Nam, Xuân Hải, Xuân Kiên, Xuân Hoà, Xuân Dương, Xuân Lạc, Xuân Nghĩa, Xuân Ngọc, Xuân Tiến.
- Xã Xuân Khu chia thành hai xã là Xuân Khu và Xuân Tiên.
- Xã Xuân Phương chia thành hai xã là Xuân Phương và Xuân Trung.
- Xã Xuân Lạc chia thành hai xã là Xuân Lạc và Xuân Nghĩa.
- Xã Xuân Thọ chia thành hai xã là Xuân Thọ và Xuân Nghiệp.
- Xã Xuân Hoà chia thành hai xã là Xuân Hoà và Xuân Dương.
- Xã Xuân Kiên chia thành hai xã Xuân Kiên và Xuân Tiến.
Thời kỳ này huyện Xuân Trường có 26 xã: Xuân Khu, Xuân Tiên, Xuân Thiện, Xuân Châu, Xuân Thượng, Xuân Đài, Xuân Phú, Xuân Thành, Xuân Tân, Xuân Phong, Xuân Thuỷ, Xuân Bắc, Xuân Trung, Xuân Phương, Xuân Thọ, Xuân Nghiệp, Xuân An, Xuân Nam, Xuân Hải, Xuân Kiên, Xuân Hoà, Xuân Dương, Xuân Lạc, Xuân Nghĩa, Xuân Ngọc, Xuân Tiến.
Thời kỳ từ 1961 đến nay, huyện Xuân Trường có những sự điều chỉnh mới:
Quyết định số 174-CP ngày 11 – 12 – 1967 của Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà sát nhập huyện Xuân Trường và huyện Giao Thuỷ thành huyện Xuân Thuỷ. Các đơn vị hành chính cấp xã của huyện Xuân Trường và huyện Giao Thuỷ trước đó vẫn giữ nguyên.
Quyết định số 89-NV ngày 18 – 3 – 1968 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ thay đổi đơn vị hành chính cấp xã của huyện Xuân Thuỷ:
- Sát nhập thôn Quần Lung của xã Xuân Dương vào xã Xuân Nam.
- Sát nhập hai xã Xuân Dương và Xuân Hoà thành xã Xuân Hoà.
Hai xã này đều thuộc huyện Xuân Trường trước đó.
Quyết định số 174-CP ngày 11 – 12 – 1967 của Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà sát nhập huyện Xuân Trường và huyện Giao Thuỷ thành huyện Xuân Thuỷ. Các đơn vị hành chính cấp xã của huyện Xuân Trường và huyện Giao Thuỷ trước đó vẫn giữ nguyên.
Quyết định số 89-NV ngày 18 – 3 – 1968 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ thay đổi đơn vị hành chính cấp xã của huyện Xuân Thuỷ:
- Sát nhập thôn Quần Lung của xã Xuân Dương vào xã Xuân Nam.
- Sát nhập hai xã Xuân Dương và Xuân Hoà thành xã Xuân Hoà.
Hai xã này đều thuộc huyện Xuân Trường trước đó.
Quyết định số 164-NV ngày 28 – 3 – 1969 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ thay đổi địa giới địa danh một số xã của huyện Xuân Thuỷ, trong đó có một số đơn vị thuộc đất huyện Xuân Trường trước đó là:
- Sát nhập xã Xuân Nghĩa với xã Xuân Lạc thành xã Xuân Ninh.
- Sát nhập xã Xuân Thọ với xã Xuân Nghiệp thành xã Thọ Nghiệp.
- Sát nhập xã Xuân Khu với xã Xuân Tiên và xã Xuân Thiện thành xã Xuân Hồng.
- Sát nhập xã Xuân Nghĩa với xã Xuân Lạc thành xã Xuân Ninh.
- Sát nhập xã Xuân Thọ với xã Xuân Nghiệp thành xã Thọ Nghiệp.
- Sát nhập xã Xuân Khu với xã Xuân Tiên và xã Xuân Thiện thành xã Xuân Hồng.
Quyết định số 233-TTg ngày 21 – 8 – 1971 của Bộ trưởng Phủ Thủ tướng:
- Sát nhập thôn Xuân Bảng của xã Xuân An vào xã Xuân Hải và đổi tên xã Xuân Hải thành xã Xuân Hùng.
- Sát nhập thôn An Cư của xã Xuân An vào xã Xuân Nam và đổi tên xã Xuân Nam thành xã Xuân Vinh.
Xã Xuân An đã bị giải thể.
- Sát nhập thôn Xuân Bảng của xã Xuân An vào xã Xuân Hải và đổi tên xã Xuân Hải thành xã Xuân Hùng.
- Sát nhập thôn An Cư của xã Xuân An vào xã Xuân Nam và đổi tên xã Xuân Nam thành xã Xuân Vinh.
Xã Xuân An đã bị giải thể.
Năm 1975 hợp nhất tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh. Huyện Xuân Thuỷ thuộc tỉnh Hà Nam Ninh.
Năm 1991 chia tách tỉnh Hà Nam Ninh thành tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình. Huyện Xuân Thuỷ thuộc tỉnh Nam Hà.
Năm 1996 chia tách tỉnh Nam Hà thành tỉnh Nam Định và tỉnh Hà Nam. Huyện Xuân Thuỷ thuộc tỉnh Nam Định.
Nghị định số 19-CP ngày 16 – 2 – 1997 của Chính phủ chia tách huyện Xuân Thuỷ thành huyện Xuân Trường và huyện Giao Thuỷ. Huyện Xuân Trường có 20 xã. Địa danh địa giới các xã của huyện Xuân Trường từ đó đến năm 2002 không có gì thay đổi lớn. Danh sách các xã, xóm xủa huyện Xuân Trường như sau:
1- Xã Thọ Nghiệp gồm các thôn Lạc Nghiệp, Thổ, Đoài Cựu, Đa Cốt, Tự Lạc, Nhân Thọ, Thiên Thiện, Trà Thuỷ (thuộc tổng Trà Lũ cũ).
2- Xã Xuân Bắc gồm các xóm gọi theo thứ tự từ 1 đến 12 và làng cổ Trà Đông (thuộc tổng Trà Lũ, Thuỷ Nhai cũ).
3- Xã Xuân Châu gồm các xóm Cộng Hoà, Đinh, Lê Lợi, Đoàn Kết, Tân Dân, Phan Bội Châu, Tuần, Đại Đồng (thuộc tổng Hành Thiện cũ).
4- Xã Xuân Đài gồm các thôn Truỳ Khê, An Phú Nội, An Phú Ngoại, Lãng Lăng, Ngũ Khu (thuộc tổng Hành Thiện cũ).
5 – Xã Xuân Hoà gồm các xóm gọi theo thứ tự từ 1 đến 18 (thuộc tổng Kiên Lao cũ).
6- Xã Xuân Hồng gồm các thôn Hành Thiện, Phú Thuỷ, Hồng Thiện, xóm Chài (thuộc tổng Hành Thiện cũ).
7- Xã Xuân Hùng gồm các thôn Cấp Tứ, Xuân Bảng, Hội Khê, Ngọc Tỉnh, Bắc Câu, Trà Thượng (thuộc tổng Kiên Lao cũ).
8- Xã Xuân Kiên gồm các xóm 8. 9. 10A, 10B, 13, 14, 15, 16, 19A,19B, 19C (thuộc tổng Kiên Lao cũ).
9- Xã Xuân Ngọc gồm thôn Liêu Thượng, Bùi Chu, phố Bùi Chu, Trung Lễ, Liêu Hạ, Trung Linh, Hạ Linh, Phú An, Phố Mới (thuộc tổng Thuỷ Nhai cũ).
10- Xã Xuân Ninh gồm các thôn Nghĩa Xá, Hưng Nhân, Xuân Dục (thuộc tổng Kiên Lao cũ).
11- Xã Xuân Phong gồm các xóm gọi theo thứ tự từ 1 đến 18 (thuộc tổng Trà Lũ cũ).
12- Xã Xuân Phú gồm các xóm Trung Tiến, Cộng Hoà, Bình Minh, Quyết Thắng, Trưng Trắc, Trưng Nhị, Đoàn Kết, Hoàng Anh, Cố Gắng, La Văn Cầu, Hạnh Phúc, Đông Thượng, Tây Nam, Giải Phóng, Xuân Châu (thuộc tổng Cát Xuyên cũ).
13- Xã Xuân Phương gồm các xóm gọi theo thứ tự từ 1 đến 6 và hai xóm Nam, Bắc (thuộc tổng Trà Lũ, Thuỷ Nhai cũ).
14- Xã Xuân Tân gồm các thôn An Đạo Liêu Đông, Nam Phú (thuộc tổng Cát Xuyên cũ).
15- Xã Xuân Thành gồm các xóm gọi theo thứ tự từ 1 đến 12 (thuộc tổng Cát Xuyên cũ).
16- Xã Xuân Tiến gồm các xóm gọi theo thứ tự từ 1 đến 10 (thuộc tổng Kiên Lao cũ).
17- Xã Xuân Thuỷ gồm các xóm gọi theo thứ tự từ 1 đến 14 (thuộc tổng Thuỷ Nhai cũ).
18- Xã Xuân Thượng gồm các thôn Trung, Đoài, Bắc.
19- Xã Xuân Trung gồm các xóm gọi theo thứ tự từ 1 đến 11 (thuộc tổng Trà Lũ cũ).
20- Xã Xuân Vinh gồm các thôn An Cư, Quốc Khánh, Quang Trung, Nam Hải, Nam Hồng.
Nghị định của Chính phủ số 137/2003 ngày 14 – 11 – 2003 thành lập thị trấn Xuân Trường gồm toàn bộ diện tích và dân cư của xã Xuân Hùng và một phần diện tích và dân cư của xã Xuân Ngọc. Xã Xuân Hùng được giải thể, trở thành đất của thị trấn huyện lỵ Xuân Trường. Từ đây huyện Xuân Trường có 19 xã và 1 thị trấn.
Nhận xét:
Quá trình thay đổi địa giới, địa danh hành chính cấp xã của huyện Xuân Trường có ba trường hợp tiêu biểu:
- Một làng duy nhất kéo dài đến ngày nay, cơ bản không thay đổi địa giới mà chỉ thay đổi địa danh.
- Một làng trước đây chia thành nhiều xã ngày nay.
- Nhiều làng thuộc nhiều tổng, nhiều huyện khác nhau tạo thành một xã ngày nay.
Đặc điểm này không chỉ của Xuân Trường, mà cũng là đặc điểm chung của nhiều nơi trong quá trình biển đổi địa danh hành chính.
- Một làng duy nhất kéo dài đến ngày nay, cơ bản không thay đổi địa giới mà chỉ thay đổi địa danh.
- Một làng trước đây chia thành nhiều xã ngày nay.
- Nhiều làng thuộc nhiều tổng, nhiều huyện khác nhau tạo thành một xã ngày nay.
Đặc điểm này không chỉ của Xuân Trường, mà cũng là đặc điểm chung của nhiều nơi trong quá trình biển đổi địa danh hành chính.
(Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét