NNC Lê Đình Lai |
Trong chúng ta, những người từ U70 trở lên, chắc không ai quên bài thơ thuộc dòng Văn học dân gian, khuyết danh truyền miệng, được học trong chương trình phổ thông. Đó là bài "Bài ca anh lính thú" hoặc tên khác là "Trấn thủ lưu đồn". Bài thơ như thế này:
Ba năm trấn thủ lưu đồn
Ngày thì canh điếm tối dồn việc quan
Chém tre đẵn gỗ trên ngàn
Hữu thân hữu khổ phàn nàn cùng ai
Miệng ăn măng trúc măng mai
Những giang cùng nứa lấy ai bạn cùng
Nước giếng trong con cá nó vẫy vùng.
Ba năm trấn thủ lưu đồn
Ngày thì canh điếm tối dồn việc quan
Chém tre đẵn gỗ trên ngàn
Hữu thân hữu khổ phàn nàn cùng ai
Miệng ăn măng trúc măng mai
Những giang cùng nứa lấy ai bạn cùng
Nước giếng trong con cá nó vẫy vùng.
Bài thơ học thế, biết thế thôi, chứ có ai (kể cả các thầy cô giáo) biết gì về xuất xứ, thời điểm ra đời, tác giả... của bài thơ cả. Văn học dân gian khuyết danh, truyền miệng mà.
Khoảng năm 2010 - 2012, hồi đó tôi còn hoạt động ở Trung tâm Văn hóa Người cao tuổi VN, nhân chuyến điền dã về xã Thụy Hồng, huyện Thái Thụy, Thái Bình, tôi phát hiện được một điều khá thú vị liên quan đến bài thơ trên:
Ở sân đình thờ các vị Thành hoàng làng (đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia) có một "cụ rùa" lớn, đắp bằng xi măng. Trên lưng "cụ" cõng một tấm bia đá khá lớn, có khắc một bài thơ bằng chữ Nho. Chữ Nho thì tôi một chữ bẻ làm đôi cũng không biết. Nhưng khi đọc đến phần chữ quốc ngữ thì tôi giật mình vì bài thơ này giống y trang bài “Trấn thủ lưu đồn” vừa nói ở trên. Chỉ có một vài chỗ hơi khác bài kia một chút. Nhưng cái lạ nhất, khác nhau lớn nhất lại ở ngay câu đầu tiên. Bài được học là "Ba năm trấn thủ lưu đồn" thì bài trên bia đá là "BA MƯƠI NĂM trấn thủ LƯU ĐỒN". Chữ Lưu Đồn được viết hoa chứng tỏ đây là danh từ riêng, tên địa danh chứ không phải là động từ như bài đã học. Chợt nhớ ra, nơi chúng tôi về trong chuyến điền dã này là làng LƯU ĐỒN, xã Thụy Hồng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Đang định tìm các cụ cao niên trong làng để hỏi thì tiếng còi xe giục dã. Tôi đành rời Lưu Đồn với những thắc mắc ngổn ngang:
- Tại sao bài thơ về anh lính thú ở vùng biên viễn xa xôi, lại có mặt ở vùng đồng bằng ven biển này?
- Tại sao lại là 30 năm. Ba mươi năm là cả đời người rồi còn gì?
- Bài thơ này có từ bao giờ? Tác giả của nó là ai?
- Làng Lưu Đồn này lịch sử thế nào mà lại được đưa vào thơ, khắc vào bia đá?
- ...vv... và ...vv...
Tôi thầm hẹn với mình, kiểu gì cũng phải tìm hiểu cho bằng được làm sáng tỏ những vấn đề trên.
Hẹn với lòng như thế nhưng cũng phải khoảng gần một năm sau tôi mới thu xếp quay lại Lưu Đồn được.
Đang tần ngần bên tấm bia đá thì một cụ già khoảng trên dưới 80 đi ngang qua. Tôi lễ phép chào cụ và hỏi xem cụ có thể giúp tôi đọc những dòng chữ Nho kia không?
Cụ vui vẻ nhận lời và bảo tôi chuẩn bị giấy bút.
Thú thật, đây là lần đầu tiên trong đời, tôi được nghe bài thơ đã thuộc lòng từ những năm đầu của thập niên 60 thế kỷ trước, bằng âm Hán- Việt:
Tam thập niên trấn thủ Lưu Đồn (cụ còn nhắc Lưu Đồn phải viết hoa)
Nhật tuần điếm dạ hành sự quan
Trảm trúc cứ mộc thượng lâm
Hữu thân hữu khổ bình đàm đồng ai?
Khẩu thực duẩn trúc duẩn mai
Chư mai chư trúc dĩ ai hữu bằng?
Thủy tỉnh trạm ngư đắc cung thân thượng hạ hoành!
Bài thơ không rõ thể loai: hai câu đầu là "song thất", bốn câu tiếp theo là "lục bát", câu cuối cùng là mười chữ.
Mấy ngày ở đây, tôi đã tìm hiểu cặn kẽ về địa danh Lưu Đồn và lai lịch bài thơ:
Về địa danh Lưu Đồn:
Từ giữa thế kỷ Xlll về trước, vùng này có tên là ấp Vạn An thuộc phủ Thiên Trường. Năm 1258, sau khi chiến thắng quân Nguyên lần thứ nhất, triều đình đã cử Trưởng binh Long thành là Phò mã Nguyễn Liêu công và Thái bảo Thái úy Bùi Công Bình cùng Tướng quân Dương Mãnh Đạt mang quân về ấp Vạn An, xây dưng căn cứ bí mật để thủ hiểm, đề phòng quân Nguyên sẽ sang xâm lược nước ta lần nữa. Từ đó ấp Vạn An được đổi tên là ấp Lưu Đồn. Căn cứ bí mật được gọi là Hành cung dã ngoại Lưu Đồn. Việc chọn ấp Vạn An làm căn cứ thủ hiểm chứng tỏ tầm nhìn chiến lược của Hưng Đạo vương và các vua Trần. Tầm nhìn về đánh giá bản chất kẻ thù, về vị chí chiến lược của căn cứ thủ hiểm và về ý thức, tinh thần yêu nước của dân ta trong việc giữ gìn bí mật của căn cứ là hoàn toàn đúng và chính xác.
Hành cung dã ngoại Lưu Đồn được xây dựng từ năm 1258, đảm bảo sinh hoạt cho triều đình và bộ máy chỉ huy kháng chiến, nơi đóng quân và luyện tập cho binh sĩ... to lớn như vậy, mà cho đến tận năm 1285, rồi 1288, lực lượng do thám của kẻ thù chẳng hay biết gì cả. Đến nỗi trong hai cuộc xâm lược liên tiếp (1285, 1288), giặc truy đuổi hai vua và triều đình về đến gần vùng biển Thanh Hóa thì mất hút. Thì ra ta đã dùng kế nghi binh cho chúng đuổi, còn triều đình thì quay lại, về ẩn trong căn cứ Lưu Đồn, chờ thời cơ tổ chức phản công giành thắng lợi.
Xin nói thêm một chút. Thế kỷ Xlll vùng đất huyện Thái Thụy bây giờ đang còn là vùng đầm lầy ven biển, với nhiều đảo ngoài khơi, vùng đất huyện Diêm Điền bây giờ còn chưa có, đang là biển nước mênh mông.
Ở Lưu Đồn còn có nhiều địa danh mang dấu ấn của thời kỳ lịch sử xưa như cánh đồng Chua (gọi chại ra từ cánh đồng Chúa là cánh đồng canh tác của các công chúa, tiểu thư); cánh đồng Mã sự là nơi vua Trần Nhân Tông bị ngã ngựa; cầu Gãy đánh dấu sự kiện con voi của Trần Hưng Đạo qua cầu, cầu bị gãy rơi xuông sông Hóa, không làm cách nào đưa voi lên được. Nhìn cảnh voi ứa nước mắt khi bị chìm dần trong nước thủy triều lên, Trần Hưng Đạo đã tuốt gươm chỉ xuống sông thề rằng trận này không phá được quân Nguyên, không về đến khúc sông này nữa. Những khúc xương voi trưng bày ở đền Kiếp Bạc chắc là xương của chú voi này vì khi làm thủy lợi những khúc xương này được đưa từ lòng sông Hóa lên.
Giữa làng còn có cái giếng tương truyền là hai Vua và Trần Hưng Đạo đã tắm ở giếng này. Giữa làng còn có cây đa to, tương truyền rằng các quân tướng nhà Trần, dưới gốc đa này đã thích chữ "Sát Thát" vào tay trước khi ra trận...
Có thể nói Lưu Đồn là mảnh đất thấm đẫm sự tích và chiến công, thấm đẫm văn hóa thời Trần; mảnh đất hừng hực hào khí Đông A!
Ở đền Kiếp Bạc có đôi câu đối:
"Kiếp Bạc hữu sơn giai kiếm khí
Lưu Đồn cứ địa thủ cơ đồ."
Đang tần ngần bên tấm bia đá thì một cụ già khoảng trên dưới 80 đi ngang qua. Tôi lễ phép chào cụ và hỏi xem cụ có thể giúp tôi đọc những dòng chữ Nho kia không?
Cụ vui vẻ nhận lời và bảo tôi chuẩn bị giấy bút.
Thú thật, đây là lần đầu tiên trong đời, tôi được nghe bài thơ đã thuộc lòng từ những năm đầu của thập niên 60 thế kỷ trước, bằng âm Hán- Việt:
Tam thập niên trấn thủ Lưu Đồn (cụ còn nhắc Lưu Đồn phải viết hoa)
Nhật tuần điếm dạ hành sự quan
Trảm trúc cứ mộc thượng lâm
Hữu thân hữu khổ bình đàm đồng ai?
Khẩu thực duẩn trúc duẩn mai
Chư mai chư trúc dĩ ai hữu bằng?
Thủy tỉnh trạm ngư đắc cung thân thượng hạ hoành!
Bài thơ không rõ thể loai: hai câu đầu là "song thất", bốn câu tiếp theo là "lục bát", câu cuối cùng là mười chữ.
Mấy ngày ở đây, tôi đã tìm hiểu cặn kẽ về địa danh Lưu Đồn và lai lịch bài thơ:
Về địa danh Lưu Đồn:
Từ giữa thế kỷ Xlll về trước, vùng này có tên là ấp Vạn An thuộc phủ Thiên Trường. Năm 1258, sau khi chiến thắng quân Nguyên lần thứ nhất, triều đình đã cử Trưởng binh Long thành là Phò mã Nguyễn Liêu công và Thái bảo Thái úy Bùi Công Bình cùng Tướng quân Dương Mãnh Đạt mang quân về ấp Vạn An, xây dưng căn cứ bí mật để thủ hiểm, đề phòng quân Nguyên sẽ sang xâm lược nước ta lần nữa. Từ đó ấp Vạn An được đổi tên là ấp Lưu Đồn. Căn cứ bí mật được gọi là Hành cung dã ngoại Lưu Đồn. Việc chọn ấp Vạn An làm căn cứ thủ hiểm chứng tỏ tầm nhìn chiến lược của Hưng Đạo vương và các vua Trần. Tầm nhìn về đánh giá bản chất kẻ thù, về vị chí chiến lược của căn cứ thủ hiểm và về ý thức, tinh thần yêu nước của dân ta trong việc giữ gìn bí mật của căn cứ là hoàn toàn đúng và chính xác.
Hành cung dã ngoại Lưu Đồn được xây dựng từ năm 1258, đảm bảo sinh hoạt cho triều đình và bộ máy chỉ huy kháng chiến, nơi đóng quân và luyện tập cho binh sĩ... to lớn như vậy, mà cho đến tận năm 1285, rồi 1288, lực lượng do thám của kẻ thù chẳng hay biết gì cả. Đến nỗi trong hai cuộc xâm lược liên tiếp (1285, 1288), giặc truy đuổi hai vua và triều đình về đến gần vùng biển Thanh Hóa thì mất hút. Thì ra ta đã dùng kế nghi binh cho chúng đuổi, còn triều đình thì quay lại, về ẩn trong căn cứ Lưu Đồn, chờ thời cơ tổ chức phản công giành thắng lợi.
Xin nói thêm một chút. Thế kỷ Xlll vùng đất huyện Thái Thụy bây giờ đang còn là vùng đầm lầy ven biển, với nhiều đảo ngoài khơi, vùng đất huyện Diêm Điền bây giờ còn chưa có, đang là biển nước mênh mông.
Ở Lưu Đồn còn có nhiều địa danh mang dấu ấn của thời kỳ lịch sử xưa như cánh đồng Chua (gọi chại ra từ cánh đồng Chúa là cánh đồng canh tác của các công chúa, tiểu thư); cánh đồng Mã sự là nơi vua Trần Nhân Tông bị ngã ngựa; cầu Gãy đánh dấu sự kiện con voi của Trần Hưng Đạo qua cầu, cầu bị gãy rơi xuông sông Hóa, không làm cách nào đưa voi lên được. Nhìn cảnh voi ứa nước mắt khi bị chìm dần trong nước thủy triều lên, Trần Hưng Đạo đã tuốt gươm chỉ xuống sông thề rằng trận này không phá được quân Nguyên, không về đến khúc sông này nữa. Những khúc xương voi trưng bày ở đền Kiếp Bạc chắc là xương của chú voi này vì khi làm thủy lợi những khúc xương này được đưa từ lòng sông Hóa lên.
Giữa làng còn có cái giếng tương truyền là hai Vua và Trần Hưng Đạo đã tắm ở giếng này. Giữa làng còn có cây đa to, tương truyền rằng các quân tướng nhà Trần, dưới gốc đa này đã thích chữ "Sát Thát" vào tay trước khi ra trận...
Có thể nói Lưu Đồn là mảnh đất thấm đẫm sự tích và chiến công, thấm đẫm văn hóa thời Trần; mảnh đất hừng hực hào khí Đông A!
Ở đền Kiếp Bạc có đôi câu đối:
"Kiếp Bạc hữu sơn giai kiếm khí
Lưu Đồn cứ địa thủ cơ đồ."
Như thế là trong tay chúng ta có hai bài thơ Trấn thủ lưu đồn.
Bài Trấn thủ lưu đồn ta đã biết, thuộc dòng văn học dân gian khuyết danh truyền miệng. Xin tạm quy ước gọi là bản A.
Bản "Ba mươi năm trấn thủ Lưu Đồn" bằng chữ Nho, được đọc theo quốc âm (âm Hán-Việt). Xin tạm quy ước gọi là bản B.
Ngoại trừ sự khác biệt quá lớn (Ba năm và Ba mươi năm), còn giữa bản A và bản dịch của bản B có sự khác biệt có thể chấp nhận được. Như ở câu 4:
- Bản A: Hữu thân hữu khổ phàn nàn cùng ai
- Bản dịch B: có thân có khổ nói bàn cùng ai...
Nếu bỏ qua sự khác biệt ở câu 1, và bài thơ chỉ có vậy thì khó có thể biết được bản nào có trước, bản nào có sau và càng không biết được hoàn canh, thời điểm ra đời của chúng.
Nhưng rất may! Ở bản A, các tác giả dân gian có để lại thông tin. Ta hãy đọc lại đoạn đầu của bản này:
Ngang lưng thì thắt bao vàng
Đầu đội nón dấu vai mang súng dài
Một tay thì cắp hỏa mai
Một tay cắp giáo quan sai xuống thuyền...
Lính thú thời kỳ nào mặc "quân phục" như thế? Được trang bị vũ khí như thế?
Còn bản B? Theo cụ Nguyễn Duy Cuông (Cụ già lần đầu tiên đọc bài thơ bằng âm Hán-Việt đã nói ở trên) thì bài thơ này được lấy nguyên văn trong THẦN PHẢ KÝ LƯU ĐỒN ra.
THẦN PHẢ KÝ LƯU ĐỒN là cuốn thần phả của làng Lưu Đồn, được tướng quân Nguyễn Phúc Hiền khởi ghi từ năm 1258, khi anh em ông theo cha là Trưởng binh Long thành Phò mã Nguyễn Liêu công cùng một số vị quan khác chịu mệnh triều đình về xây dựng căn cứ thủ hiểm ở ấp Vạn An (sau đổi tên là Lưu Đồn). Trong cuộc kháng chiến lần 2 (1285) và lần 3 (1288) ông phụ trách đội Long binh, Hổ binh bảo vệ Hành cung dã ngoại Lưu Đồn, đảm bảo an toàn cho Hoàng gia và bộ máy chỉ đạo kháng chiến. Sau chiến thắng lần 3 (1288) tướng quân Nguyễn Phúc Hiền được cử làm Phó sứ trong đoàn sứ bộ đi giao hòa với nhà Nguyên. Sau đó ông được phong Quốc Sư. Khi không làm quan nữa, ông đi tu ở chùa Nam Chiêu tự ở ngay làng Lưu Đồn. Ông không lập gia đình.
Nguyễn Phúc Hiền là em út trong bảy anh em trai, con của Trưởng binh Long thành và Công chúa Quỳnh Hoa. Bảy anh em trai ông đều là các võ tướng tài ba của nhà Trần. Tài giỏi, nổi tiếng nhất là anh cả Nguyễn Khoái và anh thứ hai Nguyễn Địa Lô.
Thần phả ký Lưu Đồn có thể coi như cuốn biên niên sử về ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên. Trong này ghi chép nhiều cuộc đàm đạo giữa hai Vua với Trần Hưng Đạo và các tướng bàn nhau mưu kế đánh giặc. Do sự quan trọng ấy mà ngay trang đầu đã có ghi dòng chữ TỐI MẬT CẨN TÍCH NGÔN THỆ TIỀN NHÂN! Cuốn thần phả trong một thời gian dài sau chiến thắng 1288 do Nguyễn Phúc Hiền trực tiếp bảo quản, cất giữ.
Nói dài dài một chút về Thần phả ký Lưu Đồn và người khởi ghi thần phả là tướng quân Nguyễn Phúc Hiền chính là nói về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của bản B Ba mươi năm trấn thủ Lưu Đồn.
Nguyễn Phúc Hiền là người khởi ghi Thần phả từ năm 1258. Ông ở căn cứ Lưu Đồn cho đến ngày chiến thắng qnân Nguyên lần thứ 3 (1288), tròn 30 năm. Bài thơ "Ba mươi năm trấn thủ Lưu Đồn" có trong Thần phả. Vậy phải chăng Nguyễn Phúc Hiền là tác giả bài thơ trên? Ông không nói về ông mà nói về nỗi vất vả của binh lính dưới quyền - rộng hơn là của cả dân tộc - trong suốt ba mươi năm với ba lần kháng chiến và chiến thắng bằng hình tượng văn học
Bài Trấn thủ lưu đồn ta đã biết, thuộc dòng văn học dân gian khuyết danh truyền miệng. Xin tạm quy ước gọi là bản A.
Bản "Ba mươi năm trấn thủ Lưu Đồn" bằng chữ Nho, được đọc theo quốc âm (âm Hán-Việt). Xin tạm quy ước gọi là bản B.
Ngoại trừ sự khác biệt quá lớn (Ba năm và Ba mươi năm), còn giữa bản A và bản dịch của bản B có sự khác biệt có thể chấp nhận được. Như ở câu 4:
- Bản A: Hữu thân hữu khổ phàn nàn cùng ai
- Bản dịch B: có thân có khổ nói bàn cùng ai...
Nếu bỏ qua sự khác biệt ở câu 1, và bài thơ chỉ có vậy thì khó có thể biết được bản nào có trước, bản nào có sau và càng không biết được hoàn canh, thời điểm ra đời của chúng.
Nhưng rất may! Ở bản A, các tác giả dân gian có để lại thông tin. Ta hãy đọc lại đoạn đầu của bản này:
Ngang lưng thì thắt bao vàng
Đầu đội nón dấu vai mang súng dài
Một tay thì cắp hỏa mai
Một tay cắp giáo quan sai xuống thuyền...
Lính thú thời kỳ nào mặc "quân phục" như thế? Được trang bị vũ khí như thế?
Còn bản B? Theo cụ Nguyễn Duy Cuông (Cụ già lần đầu tiên đọc bài thơ bằng âm Hán-Việt đã nói ở trên) thì bài thơ này được lấy nguyên văn trong THẦN PHẢ KÝ LƯU ĐỒN ra.
THẦN PHẢ KÝ LƯU ĐỒN là cuốn thần phả của làng Lưu Đồn, được tướng quân Nguyễn Phúc Hiền khởi ghi từ năm 1258, khi anh em ông theo cha là Trưởng binh Long thành Phò mã Nguyễn Liêu công cùng một số vị quan khác chịu mệnh triều đình về xây dựng căn cứ thủ hiểm ở ấp Vạn An (sau đổi tên là Lưu Đồn). Trong cuộc kháng chiến lần 2 (1285) và lần 3 (1288) ông phụ trách đội Long binh, Hổ binh bảo vệ Hành cung dã ngoại Lưu Đồn, đảm bảo an toàn cho Hoàng gia và bộ máy chỉ đạo kháng chiến. Sau chiến thắng lần 3 (1288) tướng quân Nguyễn Phúc Hiền được cử làm Phó sứ trong đoàn sứ bộ đi giao hòa với nhà Nguyên. Sau đó ông được phong Quốc Sư. Khi không làm quan nữa, ông đi tu ở chùa Nam Chiêu tự ở ngay làng Lưu Đồn. Ông không lập gia đình.
Nguyễn Phúc Hiền là em út trong bảy anh em trai, con của Trưởng binh Long thành và Công chúa Quỳnh Hoa. Bảy anh em trai ông đều là các võ tướng tài ba của nhà Trần. Tài giỏi, nổi tiếng nhất là anh cả Nguyễn Khoái và anh thứ hai Nguyễn Địa Lô.
Thần phả ký Lưu Đồn có thể coi như cuốn biên niên sử về ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên. Trong này ghi chép nhiều cuộc đàm đạo giữa hai Vua với Trần Hưng Đạo và các tướng bàn nhau mưu kế đánh giặc. Do sự quan trọng ấy mà ngay trang đầu đã có ghi dòng chữ TỐI MẬT CẨN TÍCH NGÔN THỆ TIỀN NHÂN! Cuốn thần phả trong một thời gian dài sau chiến thắng 1288 do Nguyễn Phúc Hiền trực tiếp bảo quản, cất giữ.
Nói dài dài một chút về Thần phả ký Lưu Đồn và người khởi ghi thần phả là tướng quân Nguyễn Phúc Hiền chính là nói về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của bản B Ba mươi năm trấn thủ Lưu Đồn.
Nguyễn Phúc Hiền là người khởi ghi Thần phả từ năm 1258. Ông ở căn cứ Lưu Đồn cho đến ngày chiến thắng qnân Nguyên lần thứ 3 (1288), tròn 30 năm. Bài thơ "Ba mươi năm trấn thủ Lưu Đồn" có trong Thần phả. Vậy phải chăng Nguyễn Phúc Hiền là tác giả bài thơ trên? Ông không nói về ông mà nói về nỗi vất vả của binh lính dưới quyền - rộng hơn là của cả dân tộc - trong suốt ba mươi năm với ba lần kháng chiến và chiến thắng bằng hình tượng văn học
- Nếu phán đoán trên là đúng thì bài thơ "Ba năm trấn thủ lưu đồn" có sau bài của N.P.Hiền hàng mấy trăm năm?
- Nguyên nhân, hoàn cảnh nào đã làm cho bài thơ biến dị đi, trở thành khuyết danh truyền miệng?
Xin nêu phát hiện về một bài thơ ra đời cách đây tròn 730 năm trong một thời kỳ lẫy lừng hiển hách của dân tộc : thời kỳ Hào khí Đông A!
Đây có thể là một trường hợp cực kỳ hi hữu trong văn học nước nhà: phải chăng chúng ta đã bước đầu lần được manh mối một bài thơ lâu nay bị cho là khuyết danh truyền miệng.
Mong rằng có sự "để mắt" vào cuộc của cơ quan chức năng chuyên ngành để trả lại tên tuổi và giá trị của bài thơ có tròn 730 tuổi.
Xin sẵn sàng chia sẻ tài liệu và trao đổi những điều biết được với các bạn
- Nguyên nhân, hoàn cảnh nào đã làm cho bài thơ biến dị đi, trở thành khuyết danh truyền miệng?
Xin nêu phát hiện về một bài thơ ra đời cách đây tròn 730 năm trong một thời kỳ lẫy lừng hiển hách của dân tộc : thời kỳ Hào khí Đông A!
Đây có thể là một trường hợp cực kỳ hi hữu trong văn học nước nhà: phải chăng chúng ta đã bước đầu lần được manh mối một bài thơ lâu nay bị cho là khuyết danh truyền miệng.
Mong rằng có sự "để mắt" vào cuộc của cơ quan chức năng chuyên ngành để trả lại tên tuổi và giá trị của bài thơ có tròn 730 tuổi.
Xin sẵn sàng chia sẻ tài liệu và trao đổi những điều biết được với các bạn
Lê Đình Lai (Hà Nội)
Số điện thoại liên lạc: 0984085297
Bài do Ts. Trần Văn Cường gửi qua Email…
Tự hào quê hương
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaBạch Đằng Viễn Chiếu Thiên Thu Nguyệt
Trả lờiXóaThụy Khi Lưu Truyền Vạn Cổ Hương .