(Tặng: Bạn thơ Châu Thạch - Đà Nẵng)
Xuất phát từ "tiếng Trung / Hán ngữ", người Hoa họ nói ngược: từ cái nhìn thấy đầu tiên để tạo ra chữ "tượng hình"... Ví dụ: nhìn ra bãi đất vàng "hoàng thổ" thấy một con vật to (ngưu) đấy là con Bò (Hoàng Ngưu), trông xuống ao hồ (thủy) thấy một con vật to (ngưu) đấy là con trâu (Thủy Ngưu). Tiếng Hoa nói mục đích trước rồi mới hành động: "Ngã đáo Đồ Thư Quán khứ" - Tôi (vì) đến Thư Viện (nên mới) đi... Vì thế Thơ cổ Trung Hoa (Đường thi) thường diễn tả (nói) ngược so với cách diễn tả (nói) xuôi của tiếng Việt ta:
Xuất phát từ "tiếng Trung / Hán ngữ", người Hoa họ nói ngược: từ cái nhìn thấy đầu tiên để tạo ra chữ "tượng hình"... Ví dụ: nhìn ra bãi đất vàng "hoàng thổ" thấy một con vật to (ngưu) đấy là con Bò (Hoàng Ngưu), trông xuống ao hồ (thủy) thấy một con vật to (ngưu) đấy là con trâu (Thủy Ngưu). Tiếng Hoa nói mục đích trước rồi mới hành động: "Ngã đáo Đồ Thư Quán khứ" - Tôi (vì) đến Thư Viện (nên mới) đi... Vì thế Thơ cổ Trung Hoa (Đường thi) thường diễn tả (nói) ngược so với cách diễn tả (nói) xuôi của tiếng Việt ta:
Đình
xa tọa ái Phong lâm vãn
Sương diệp hồng ư nhị nguyệt hoa
(Dừng xe chiều ngắm rừng Phong thẳm
Lá đỏ hơn hoa giữa tháng hai)
Sơn hành - Đỗ Mục
Sương diệp hồng ư nhị nguyệt hoa
(Dừng xe chiều ngắm rừng Phong thẳm
Lá đỏ hơn hoa giữa tháng hai)
Sơn hành - Đỗ Mục
Bạch vân thiên tải không du du
(Mây trắng nghìn thu lởn vởn hoài)
Hoàng Hạc lâu - Thôi Hiệu
Cái
độc đáo của Thơ cổ Trung Hoa (Đường thi) là "ý tại ngôn ngoại" - ý
ngoài lời, đã được ông cha ta vận dụng khá tuyệt vời vào Thơ Việt (một
cách "nói ngược" cũng dễ gây nhầm lẫn với người không sành Thơ). Ví
dụ một câu Kiều:
"Đêm đêm Hàn thực, ngày ngày Nguyên tiêu"
Đúng ra phải là: đêm đêm Nguyên tiêu, ngày ngày Hàn thực... nhưng đó là nói xuôi, ở đây Tố Như tiên sinh nói ngược là có ý: ngày đêm nào cũng được vui như những ngày ấy.
Cách viết "Văn ngược" này được các Thi sĩ Thơ mới tiếp thu cộng thêm với tính Tượng trưng của thơ Pháp đã đưa hình tượng Thơ Việt hiện đại lên đỉnh cao, gây ấn tượng mạnh mẽ:
Ô! hay buồn vương cây Ngô đồng
Vàng rơi! vàng rơi! thu mênh mông
(Bích Khê)
"Đêm đêm Hàn thực, ngày ngày Nguyên tiêu"
Đúng ra phải là: đêm đêm Nguyên tiêu, ngày ngày Hàn thực... nhưng đó là nói xuôi, ở đây Tố Như tiên sinh nói ngược là có ý: ngày đêm nào cũng được vui như những ngày ấy.
Cách viết "Văn ngược" này được các Thi sĩ Thơ mới tiếp thu cộng thêm với tính Tượng trưng của thơ Pháp đã đưa hình tượng Thơ Việt hiện đại lên đỉnh cao, gây ấn tượng mạnh mẽ:
Ô! hay buồn vương cây Ngô đồng
Vàng rơi! vàng rơi! thu mênh mông
(Bích Khê)
Sóng
gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Tràng giang - Huy Cận
Con thuyền xuôi mái nước song song
Tràng giang - Huy Cận
Sao
trìu mến thân yêu đâu vắng cả?
Trơ vơ buồn và không biết kêu ai
Hàn Mạc Tử
Trơ vơ buồn và không biết kêu ai
Hàn Mạc Tử
Gươm
thiêng lấp lánh bên lưng nhẹ
Ngựa hí vang lừng trận gió may
Thái Can
Ngựa hí vang lừng trận gió may
Thái Can
Nhớ
ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
Quang Dũng
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
Quang Dũng
Cái
đêm hè ấy ai ra tắm
Để cả bầu trời phải tắt trăng
Để cả bầu trời phải tắt trăng
Thác
dải yếm" cởi tung hàng Cúc bướm
Thỏa đằm mình tắm suối với Người yêu
(NK)
Thỏa đằm mình tắm suối với Người yêu
(NK)
Chao
ôi, khả năng mạnh nhất của Thơ là khả năng biểu cảm. Một câu Thơ hay thường
phải đạt 4 yếu tố là "ý mới, tứ lạ, hình tượng Thơ sống động, ngôn
ngữ Thơ tinh luyện, nhạc điệu Thơ truyền cảm, có tính đột ngột tạo được ấn
tượng mạnh mẽ.
"Nghệ
thuật chỉ làm nên bài Thơ, còn Trái tim mới thành Thi sĩ "...
Thơ là Thơ là thế?!
Hà Nội
17-6-2018
Đêm xem World Cup
Đêm xem World Cup
Nguyễn Khôi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét